Uống thuốc cao huyết áp có tác dụng phụ gì

Tăng huyết áp có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho tim, thận, não,... Vì thế để kiểm soát bệnh lý này người bệnh sẽ phải dùng thuốc hạ huyết áp. Tuy nhiên, rất nhiều người sau một thời gian dùng thuốc đã đạt được dưới huyết áp mục tiêu nên họ sẽ băn khoăn có nên dùng thuốc tiếp hay không. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời được băn khoăn khi nào dừng uống thuốc hạ huyết áp.

1. Thông tin cần biết về bệnh tăng huyết áp

1.1. Tại sao bị bệnh tăng huyết áp

- Bệnh tăng huyết áp xảy ra là do sự tác động của các yếu tố:

+ Độ nhớt máu: độ nhớt máu tăng theo tuổi tác và trở thành yếu tố làm tăng nguy cơ bị tăng huyết áp cùng với một số bệnh lý như đột quỵ, tim mạch. Đây là lý do vì sao người già dễ bị huyết áp cao.

+ Độ giãn nở của mạch máu: huyết áp cũng chịu tác động của sự co giãn của mạch. Người bị cường giao cảm, hút thuốc, uống nhiều rượu, mỡ máu cao sẽ bị giảm hoặc mất tính đàn hồi của mạch máu, khi thành mạch cứng thì huyết áp sẽ tăng lên.

Tăng huyết áp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

+ Nhịp tim tăng: bản thân chỉ số huyết áp có mối quan hệ tỉ lệ thuận với cung lượng tim, cung lượng tim thì tỉ lệ với tần số tim. Vì thế nên có tỉ lệ thuận giữa nhịp tim và huyết áp. Nếu huyết áp giảm nhịp tim giảm, huyết áp tăng nhịp tim tăng.

+ Độ trơn láng của lòng mạch: lòng mạch càng thông thoáng thì máu càng dễ lưu thông và đó là điều kiện để duy trì chỉ số huyết áp bình thường. Nếu mỡ máu cao, béo phì sẽ khiến cho lòng mạch bị hẹp lại và áp lực của dòng máu tăng, gây ra cao huyết áp.

+ Thể tích tuần hoàn máu: những người ăn mặn thường uống nhiều nước và khiến cho nước đi vào máu nhiều hơn nên tăng thể tích tuần hoàn, áp lực trong máu tăng nên huyết áp tăng.

1.2. Người bị bệnh tăng huyết áp có triệu chứng và biến chứng gì

Triệu chứng ở những người tăng huyết áp tương đối nghèo nàn, thường là: hồi hộp, nhức đầu, khó thở, đau ngực,... Thậm chí có những trường hợp không có triệu chứng khác thường nào.

Điều đáng nói là tăng huyết áp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: mù lòa, xuất huyết não, đau thắt ngực, rối loạn tiền đình, suy thận,... Nguy cơ biến chứng xảy ra ở trường hợp bệnh nhân không điều trị hoặc điều trị tăng huyết áp không đúng cách. Đây cũng chính là lý do khiến cho việc điều trị tăng huyết áp chỉ hướng đến mục tiêu là loại bỏ yếu tố nguy cơ đồng thời kiểm soát mức huyết áp để đề phòng biến chứng.

2. Giải đáp băn khoăn khi nào dừng uống thuốc hạ huyết áp

2.1. Điều trị bệnh tăng huyết áp bằng thuốc

Trước khi tìm hiểu khi nào dừng uống thuốc hạ huyết áp chúng ta nên biết về phương pháp điều trị bệnh lý này bằng thuốc. Đối với bệnh nhân bị cao huyết áp, có 3 cách để chọn lựa thuốc điều trị ban đầu là:

Dùng thuốc hạ huyết áp giúp kiểm soát bệnh và ngăn ngừa nguy cơ biến chứng

- Tăng huyết áp chưa có biến chứng: dùng thuốc chẹn thụ thể beta giao cảm, thuốc lợi tiểu.

- Người bị tăng huyết áp kèm đái tháo đường týp 2 và có protein niệu: sử dụng thuốc ức chế men chuyển. Nếu bị suy tim sẽ phải dùng thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế men chuyển. Với bệnh nhân tăng huyết áp tâm thu đơn độc cần dùng thuốc chẹn kênh calci, thuốc lợi tiểu. Bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cần sử dụng thuốc chẹn beta giao cảm.

- Chỉ định đặc biệt cho một số loại thuốc: bác sĩ sẽ bắt đầu bằng loại thuốc có tác dụng kéo dài, liều thấp và chỉ dùng một liều duy nhất/ngày sau đó sẽ điều chỉnh liều lượng thuốc để có kết quả tối ưu. Trong trường hợp chưa đạt được mục đích điều trị mà xảy ra tác dụng phụ hay thuốc không đáp ứng, bác sĩ sẽ thay nhóm thuốc khác.

Việc dùng thuốc hạ huyết áp sẽ được bác sĩ cân nhắc dựa trên mức độ bệnh ở từng bệnh nhân và bệnh lý đi kèm. Tuy nhiên, nguyên tắc dùng thuốc hạ huyết áp bắt buộc phải tuân thủ đấy là:

+ Bắt đầu bằng liều thấp để huyết áp không hạ quá nhanh sau đó dùng nhiều và dùng những thuốc có tác dụng kéo dài để thuốc duy trì tác dụng liên tục trong 24 giờ chỉ với một liều duy nhất/ ngày.

+ Kết hợp thuốc với liều thấp để giảm thiểu tác dụng phụ và đạt hiệu quả trị bệnh tốt hơn.

+ Một số loại thuốc hạ huyết áp có thể làm tụt huyết áp tư thế đứng (chủ yếu ở liều đầu sử dụng) nên trước khi dùng thuốc cần đọc kỹ hướng dẫn và trước khi chuyển từ tư thế nằm sang đứng hãy ngồi dậy khoảng 5 - 10 phút. Một số loại thuốc nếu dừng thuốc đột ngột có thể gây ra tác dụng phản hồi cần giảm liều dần chứ không dừng đột ngột.

2.2. Đến khi nào thì được dừng uống thuốc hạ huyết áp

Muốn biết khi nào dừng uống thuốc hạ huyết áp người bệnh cần hiểu được mục đích của việc dùng thuốc uống điều trị bệnh lý này là gì. Đến nay, việc dùng thuốc uống trong điều trị tăng huyết áp đều nhằm phòng ngừa lâu dài các biến chứng do bệnh gây ra, chống tái phát và ngăn ngừa bệnh tiến triển. Vì thế, điều trị bệnh tăng huyết áp được xem là một quá trình lâu dài, có khi phải suốt đời.

Người bệnh nên gặp bác sĩ để được giải đáp cặn kẽ khi nào dừng uống thuốc hạ huyết áp

Thực tế cho thấy rất nhiều bệnh nhân không cần tìm hiểu khi nào dừng uống thuốc hạ huyết áp, thấy huyết áp trở về mức bình thường liền ngưng hoặc dùng thuốc không đều đặn và khi huyết áp tăng mới lại lấy thuốc ra dùng. Việc làm này sẽ khiến cho mục tiêu điều trị ban đầu không đạt được, nguy cơ biến chứng tăng lên.

Thuốc hạ huyết áp được bác sĩ kê cho từng người dựa trên tình trạng bệnh của họ. Nếu trong quá trình dùng thuốc người bệnh thấy có tác dụng phụ thì cần thông báo với bác sĩ để có hướng xử trí. Khi nào dừng thuốc uống hạ huyết áp là do bác sĩ chỉ định chứ bệnh nhân không được phép tự ý dừng thuốc theo ý mình.

Trường hợp được bác sĩ cân nhắc ngưng dùng hoặc giảm liều dùng thuốc hạ huyết áp là khi bệnh nhân đã dùng thuốc hạ huyết áp và bệnh được kiểm soát tốt ít nhất trong 1 năm. Trong đó, có khoảng 40% bệnh nhân không dùng lại thuốc trong một năm sau khi đã ngừng thuốc và khoảng 25% bệnh nhân không điều trị lại sau hai năm ngưng dùng thuốc.

Nhìn chung câu trả lời cho khi nào dừng uống thuốc hạ huyết áp gần như là không có triển vọng dừng. Đặc biệt, những người cao tuổi bị tăng huyết áp có thể gây ra những hệ quả xấu cho tim mạch nên càng không nên ngưng thuốc. Hầu hết các trường hợp bị tăng huyết áp sẽ phải dùng thuốc suốt đời để huyết áp được kiểm soát tốt nhất và ngăn ngừa các biến chứng xấu có thể xảy ra.

Một lần nữa chúng tôi xin nhắc lại rằng nếu bạn đang băn khoăn khi nào dừng uống thuốc hạ huyết áp, hãy đến gặp bác sĩ điều trị cho bạn để chia sẻ về điều ấy để có được lời khuyên xác đáng. Nếu cần thêm bất kỳ sự hỗ trợ y tế nào, đừng quên tổng đài của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC 1900 56 56 56 luôn sẵn sàng đồng hành để bảo vệ sức khỏe cho bạn đúng cách và nhanh chóng.

Thuốc huyết áp cao được dùng để điều trị kiểm soát huyết áp ở những bệnh nhân mắc bệnh lý này. Trong quá trình dùng thuốc, rất nhiều bệnh nhân khi thấy huyết áp đã ổn định liền dừng thuốc mà không biết tác hại khi tự ý ngừng uống thuốc huyết áp cao. Vậy những tác hại ấy là gì, dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ về điều ấy.

1. Khi nào bệnh nhân bị bệnh huyết áp cao phải điều trị bằng thuốc ?

Đối với bệnh nhân bị cao huyết áp, việc dùng thuốc hay không phụ thuộc rất nhiều vào chỉ số huyết áp và nguy cơ tiến triển các bệnh lý như: đột quỵ, đau tim. Để đưa ra quyết định về việc điều trị này bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân làm một số xét nghiệm cần thiết. Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, bệnh nhân cao huyết áp còn được khuyến cáo phải thay đổi lối sống sao cho lành mạnh thì mới kiểm soát bệnh hiệu quả.

Bệnh nhân bị cao huyết áp phải uống thuốc để điều trị kiểm soát bệnh

Cụ thể về hướng điều trị đối với người bị tăng huyết áp như sau:

- Huyết áp trên 140/90mmHg nhưng nguy cơ mắc các bệnh lý khác thấp thì thường sẽ được bác sĩ khuyên nên thay đổi trong lối sống.

- Huyết áp trên 140/90mmHg và có nguy cơ cao với các bệnh lý khác thường sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc giảm huyết áp kết hợp cùng thay đổi lối sống.

Mục đích của việc dùng thuốc uống điều trị tăng huyết áp là duy trì huyết áp ở mức tối ưu đồng thời ngăn ngừa biến chứng do bệnh gây ra. Vì thế, việc điều trị huyết áp cao là lâu dài và cả đời.

2. Những tác hại khi tự ý ngừng uống thuốc huyết áp điều trị huyết áp cao

2.1. Vì sao bệnh nhân cao huyết áp lại tự ý dừng uống thuốc

Bệnh tăng huyết áp diễn biến thầm lặng, là bệnh mãn tính ít khi thể hiện triệu chứng nên khó phát hiện và dễ biến chứng nếu việc điều trị không kịp thời, thường xuyên và đầy đủ. Thêm vào đó, việc điều trị bệnh lý này là một quá trình lâu dài, bệnh nhân phải uống thuốc trị huyết áp suốt đời, giống như phải “sống chung với lũ”.

Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy có rất nhiều bệnh nhân không nghĩ đến tác hại khi tự ý ngừng uống thuốc huyết áp nên chủ động dừng điều trị bằng thuốc. Họ làm như vậy là bởi:

- Thấy huyết áp đã trở về bình thường, cơ thể không có triệu chứng gì bất thường nên cho rằng bệnh đã ổn.

- Lo sợ uống thuốc trong thời gian dài sẽ gặp phải các tác dụng phụ do thuốc gây ra.

- Thấy bất tiện, phiền phức khi ngày nào cũng phải uống thuốc.

2.2. Những tác hại của việc tự ý dừng uống thuốc huyết áp cao

Ở nước ta, huyết áp cao là một bệnh lý phổ biến, tỷ lệ người mắc bệnh chiếm khoảng 50% dân số. Có rất nhiều bệnh nhân sau khi dùng thuốc điều trị huyết áp một thời gian thì huyết áp ổn định trở lại, tái khám cho thấy kết quả tốt. Tuy nhiên, những trường hợp này vẫn chưa được bác sĩ dừng điều trị.

Rất nhiều bệnh nhân không biết tác hại khi tự ý ngừng uống thuốc huyết áp cao nên cứ tự động ngưng dùng thuốc vì những lý do phổ biến như đã nói ở trên. Hậu quả là 80% trong số đó gặp phải các biến chứng nguy hiểm, nhất là tai biến mạch máu não và đột quỵ.

Một trong các tác hại khi tự ý ngừng uống thuốc huyết áp cao là huyết áp tăng trở lại gây thiếu máu não

Người bệnh cần hiểu rằng, sở dĩ trong quá trình điều trị huyết áp cao bằng thuốc, trị số huyết áp trở về như bình thường là nhờ có sự tác động của việc uống thuốc đều đặn hàng ngày. Mắc bệnh cao huyết áp lâu ngày khiến cho khả năng đàn hồi của thành mạch máu kém đi. Nếu dừng uống thuốc huyết áp một cách đột ngột khiến cho huyết áp bỗng nhiên tăng trở lại, thậm chí còn tăng cao hơn trước rất dễ làm vỡ thành mạch, gây ra tình trạng xuất huyết và một loạt các biến chứng nguy hại trực tiếp đến tính mạng người bệnh.

Các biến chứng ấy bao gồm:

- Nhồi máu cơ tim

Tăng huyết áp chính là nguyên nhân hình thành mảng xơ vữa động mạch. Khi các mảng này bị nứt, vỡ thì lòng động mạch vành sẽ hình thành huyết khối khiến cho động mạch vành bị tắc và hậu quả chính là tình trạng nhồi máu cơ tim. Bệnh nhồi máu cơ tim có thể gây hoại tử cơ tim khi không được điều trị kịp thời và dẫn đến tử vong.

- Suy tim

Hầu hết bệnh nhân bị cao huyết áp trong thời gian dài sẽ phì đại cơ tim, phì đại thất trái vì áp lực máu ngoại vi tim trái tăng để đẩy máu vào động mạch chủ. Nếu không phát hiện và điều trị ngay sẽ gây suy tim trái và suy toàn bộ tim.

- Xuất huyết não

Đây là tác hại khi tự ý ngừng thuốc huyết áp cao mà không phải ai cũng biết. Nó chính là hậu quả của việc dừng thuốc làm cho huyết áp tăng trở lại một cách đột ngột khiến cho mạch máu não không chịu nổi áp lực cao nên bị vỡ và sinh ra xuất huyết não, liệt nửa hoặc toàn bộ người, nặng nhất có thể tử vong.

- Nhũn não

Bệnh cao huyết áp khiến cho mạch máu nuôi não bị hẹp đi, nếu mảng xơ vữa bị nứt hoặc vỡ sẽ hình thành cục máu đông khiến cho mạch máu não bị tắc và 1 vùng não bị chết đi nên gọi là nhũn não.

- Thiếu máu não

Động mạch não, động mạch cảnh ở những người bị cao huyết áp bị hẹp nên máu bơm lên não không đủ. Hệ lụy của nó chính là hiện tượng hoa mắt, chóng mặt, thậm chí có khi còn bất tỉnh.

Bệnh nhân cần trao đổi với bác sĩ để biết chính xác mình có được dừng thuốc trị cao huyết áp hay không

Ngoài những tác hại khi tự ý ngừng uống thuốc huyết áp cao trên đây thì người bệnh cũng có thể gặp một số hậu quả khác như: biến chứng mạch ngoại vị, biến chứng về mắt, biến chứng về thận,...

2.3. Cảnh báo về việc dừng thuốc trị huyết áp cao

Như vậy có thể thấy việc tự ý dừng uống thuốc điều trị huyết áp cao sẽ khiến người bệnh phải đối mặt với rất nhiều hậu quả khó lường. Muốn tránh điều ấy, tốt nhất người bệnh cần phải hỏi bác sĩ về việc mình có được dừng uống thuốc hay không và chỉ được phép dừng khi đã có sự đồng ý của bác sĩ điều trị.

Bên cạnh đó, người bị cao huyết áp cũng cần tuân thủ những nguyên tắc sau:

- Không tự ý đổi loại thuốc, dùng thuốc quá liều bác sĩ chỉ định.

- Dùng thuốc đều đặn theo đúng y lệnh của bác sĩ.

- Điều chỉnh chế độ ăn uống, vận động và luyện tập phù hợp với sức khỏe.

- Xây dựng một lối sống và sinh hoạt thực sự lành mạnh.

Những tác hại khi tự ý ngừng uống thuốc huyết áp là vô cùng nguy hiểm vì thế một lần nữa xin nhắc lại, bệnh nhân cao huyết áp phải tuân thủ nghiêm túc chỉ định của bác sĩ và tuyệt đối không tự dừng thuốc. Mọi sự giúp đỡ về y tế khi cần để đối phó với bệnh lý này bạn đọc có thể gọi ngay tới tổng đài 1900 56 56 56, chuyên viên y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ nhanh chóng có mặt để hỗ trợ chính xác và tận tình.