Van xả khí thường nằm ở đâu trên mạng lưới cấp nước?

Các chủ đề trước chúng ta đã tìm hiểu về “các công trình, thiết bị trên mạng lưới cấp nước”, “quy trình nghiệm thu bàn giao mạng lưới cấp nước”. Tiếp theo đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu công việc cụ thể của cán bộ chuyên viên vận hành và quản lý mạng lưới cấp nước nhé! Nhiệm vụ của họ là gì? Họ phải làm gì để đảm bảo mạng lưới vận hành tốt, ít bị tổn thất nước? Hãy cùng theo dõi nhé!

Việc vận hành, quản lý mạng lưới cấp nước cho một khu vực thường sẽ do một nhóm chuyên viên phụ trách. Và họ sẽ có trách nhiệm thực hiện các công việc cụ thể như:

Van xả khí thường nằm ở đâu trên mạng lưới cấp nước?

  • Quản lý mạng lưới đường ống cấp nước: kiểm tra, bảo dưỡng theo định kỳ đã định sẵn.
  • Phát hiện kịp thời các thiết bị, công trình bị hư hao, không đáp ứng được điều kiện vận hành bình thường, hoặc có thể có hại đối với chất lượng nước. Sau đó phải lên phương án và tiến hành khắc phục.
  • Giữ mạng lưới đường ống cấp nước có trạng thái vận hành tối ưu nhất có thể.
  • Kiểm tra chất lượng nước định kỳ, đặc biệt là hàm lượng Clo dư. Thông thường mỗi tháng người ta phải tiến hành kiểm tra lượng clo dư một lần.
  • Kiểm tra đối tượng sử dụng nước. VD: Kiểm tra đồng hồ đo lưu lượng các hộ gia đình trong khu dân cư. Một số hộ gia đình thường xuyên sử dụng biện pháp làm đồng hồ nước quay chậm hoặc không quay để ăn cắp nước.
  • Phát hiện chỗ rò rỉ hư hại, tiến hành đóng van chặn nút phía trước chỗ rò rỉ và khắc phục sửa chữa nhanh chóng.

Như vậy, công việc chính của các chuyên viên vận hành quản lý mạng lưới cấp nước gồm 2 phần. Đó là: Quản lý, bảo quản mạng lưới và vận hành – sửa chữa.

Ngoài nhiệm vụ chung nhất là thường xuyên, định kỳ kiểm tra tình trạng của đường ống, thiết bị, công trình trên mạng lưới. Cán bộ quản lý còn thực hiện một số công việc như:

  • Theo dõi, quan sát chế độ làm việc của mạng lưới cấp nước bằng  cách: đo áp suất và xây dựng biểu đồ áp suất của từng vị trí, thời điểm. Các vị trí cần chú trọng theo dõi áp suất như vị trí đầu mạng lưới, các nút giao, vị trí cuối của mạng lưới. Từ kết quả đo đạc, chuyên viên vận hành phải đánh giá sự phân phối về lưu lượng, áp suất nước trong mạng lưới(chênh lệch các nhánh với nhau, giữa điểm gần nguồn hơn và xa đầu nguồn,…) Bên cạnh đó, các khung thời gian trong một ngày cũng sẽ có biến động về áp suất trong đường ống. Cụ thể, giờ chiều đến tối sẽ có lượng nước được tiêu thụ cao ở khu dân cư khiến áp suất giảm. Như vậy, nhân viên vận hành sẽ phải tăng công suất máy bơm để đảm bảo nhu cầu sử dụng.
  • Đảm bảo vệ sinh, chất lượng nước. Chuyên viên vận hành sẽ phải kiểm tra chất lượng nước định kỳ; kiểm tra các đường ống, thiết bị không còn đủ yêu cầu chất lượng, có thể gây ảnh hưởng chất lượng nước. Thông thường, người ta sẽ kiểm tra chất lượng nước ngay từ đầu vào của mạng lưới. Bên cạnh đó, người vận hành cũng phải thường xuyên xúc rửa bể chứa, máy bơm để đảm bảo chất lượng nước, và khả năng vận hành an toàn của mạng lưới.

VD: Bảng theo dõi định kỳ trong quản lý mạng cấp nước khu dân cư

 
STT Tên công việc Nội dung công việc Chu kỳ
1 Quan sát dọc mạng lưới và các thiết bị nằm trong mạng lưới Đi dọc theo từng tuyến để kiểm tra tình trạng của mạng lưới và các thiết bị nằm trên mạng lưới như các nắp hố van, hố thăm, họng chữa cháy, van xả khí .v.v. Phát hiện các chỗ hư hỏng sụt lỡ, rò rỉ và các sự cố khác 2 tháng 1 lần
2 Quan sát tình trạng kỹ thuật của ống luồn (Xiphông) Kiểm tra việc rò rỉ của ống luồn qua sông bằng đồng hồ đo nước hoặc bằng các phương tiện khác 1 năm 1 lần
3 Quan sát các đường ống ngầm ngang đường Quan sát các chỗ đường ống chuyển tiếp cắt ngang nằm trong tuynen đặt dưới đường sắt và các thiết bị đặt trong đó 1 năm 1 lần
4 Quan sát kỹ thuật các đường ống vào nhà Xác định tình trạng kỹ thuật của đường ống dẫn nước vào công trình như : van, hố van, ống dẫn, đồng hồ đo nước, các van vòi nhỏ…. Kiểm tra tình hình cấp nước cho công trình và hiện trạng rò rỉ ở mạng lưới bên trong 1 đến 2 năm 1 lần
5 Quan sát và kiểm tra các bộ phận phân phối nước đường phố Quan sát và điều chỉnh sự làm việc của các bộ phận phân phối nước ở đường phố Hàng tháng
6 Nghiên cứu chế độ làm việc của mạng lưới ống dẫn nước Phát hiện việc phân bố áp lực tự do trên mạng lưới ống dẫn nước của thành phố bằng áp kế đặt tại các điểm kiểm tra 2 đến 3 tháng 1 lần
7 Thau rửa mạng lưới 1. Rửa các đoạn ống cụt

2. Rửa các đoạn ống vòng

Tùy thuộc điều kiện từng nơi, tối thiểu 5 năm 1 lần
8 Kiểm tra nước dự trữ trong các bể chứa nước ngầm Kiểm tra nước dự trữ trong các bể chứa và nước dự phòng chữa cháy Thường xuyên
9 Thau rửa, sát trùng bể chứa và đài chứa Thau rửa sát trùng 1 năm 1 lần

Tuấn Hưng Phát chuyên nhập khẩu và phân phối trực tiếp các loại van công nghiệp – vật tư đường ống ứng dụng cho hệ thống cấp nước, mạng lưới cấp nước. Liên hệ Hotline ngay để nhận báo giá van bướm, van cổng, van bi, đồng hồ nước, lọc y,… ưu đãi nhất.

Nhiệm vụ này bao gồm công tác sửa chữa do hư hại đột xuất và sửa chữa thay thế theo định kỳ đã định sẵn.

Van xả khí thường nằm ở đâu trên mạng lưới cấp nước?

  • Khi có sự cố trên mạng lưới, người vận hành sẽ xác định vị trí bị rò rỉ, thực hiện đóng van chặn tại các nút phía trước(mạng lưới cụt) và hai đầu(mạng lưới vòng) điểm bị hư hại. Sau đó sẽ thực hiện các biện pháp sửa chữa, thay thế cần thiết.
  • Sửa chữa theo định kỳ chủ yếu là việc định kỳ bảo dưỡng, thay thế đường ống và các thiết bị. Các thiết bị van, bơm,… được định kỳ bảo dưỡng, vệ sinh, thêm dầu bôi trơn,… Đồng thời, cách một khoảng thời gian, hệ thống sẽ được thay thế đồng loạt các thiết bị, đường ống căn cứ theo dữ liệu theo dõi, bảo dưỡng. Công tác bảo dưỡng định kỳ được gọi là sửa chữa nhỏ, và sửa chữa thay thế theo chu kỳ được gọi là sửa chữa lớn. Việc này tương tự như bảo dưỡng và đại tu xe máy – ô tô của chúng ta.

Như vậy, việc vận hành và quản lý mạng lưới cấp nước cực kỳ quan trọng trong việc đảm bảo cung cấp nước sử dụng thường xuyên liên tục. Mỗi khi tạm ngừng cấp nước để khắc phục sự cố cần nhanh chóng để đảm bảo không ảnh hưởng quá nhiều đến sinh hoạt, sản xuất. Đồng thời, việc quản lý mạng lưới cấp nước cẩn thận cũng sẽ đảm bảo chất lượng nguồn nước hợp vệ sinh; giảm thiểu tối đa sự hao hụt nguồn nước, giảm chi phí trong việc sửa chữa. Sau bài viết, Chúng tôi hy vọng, mỗi người dùng sẽ chân quý dòng nước hơn nữa, có tinh thần tiết kiệm nguồn tài nguyên quý giá này. Cảm ơn Quý Bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi. Bài viết kỳ tiếp theo: Quy trình xúc rửa, khử trùng đường ống, bể chứa mạng lưới cấp nước. Mời Quý Vị đón đọc!

Tuấn Hưng Phát được thành lập ngày 05/03/2009, hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu và phân phối trực tiếp van công nghiệp - vật tư đường ống. Chúng tôi cam kết mang lại những thông tin sản phẩm, những chia sẻ kiến thức thực tế về van công nghiệp cũng như các ngành liên quan một cách chính xác, chi tiết nhất. Nếu Quý Vị cần hỗ trợ, hãy gọi ngay Hotline. Các chuyên viên hỗ trợ Khách Hàng của THP Valve sẽ trực máy 24/7, luôn sẵn sàng phục vụ Quý Vị.

  • Sơn La: Dân bức xúc vì đồng hồ nước quay do “khí”

(Xây dựng) - Giải thích về hiện tượng đồng hồ nước quay do khí tại địa bàn TP Sơn La, ông Lê Văn Thịnh, chuyên gia xây dựng khuyến nghị, nhà máy cấp nước cần lắp đặt ít nhất 1 van xả khí ở điểm cao nhất chỗ gãy góc để đảm bảo trong đường ống không có khí khi dừng bơm nước.

Van xả khí thường nằm ở đâu trên mạng lưới cấp nước?

Một hộ dân phải trữ nước mưa trong thùng phi dùng để đỡ tiền nước.

-PV: Ông lý giải thế nào về hiện tượng đồng hồ nước quay do khí tại địa bàn Sơn La?

-Ông Lê Văn Thịnh: Đối với Sơn La có địa hình phức tạp, cao độ các hộ dùng nước là khác nhau và đường ống dịch vụ thông thường là mạng cụt, vì vậy rất hay xảy ra tình trạng như phóng viên đã trao đổi. Do đó, đối với 1 nhánh cấp nước trên địa bàn này phải lắp đặt ít nhất 1 van xả khí ở điểm cao nhất chỗ gãy góc, tức là chỗ làm thay đổi hướng dòng chảy, thì mới đảm bảo trong đường ống không có khí khi dừng bơm.

-PV: Việc bơm nước gián đoạn, không liên tục trong ngày có làm sinh ra khí trong đường ống dẫn nước không, thưa ông?

-Ông Lê Văn Thịnh: Việc bơm nước gián đoạn, không liên tục trong ngày chính là nguyên nhân làm sinh ra khí trong đường ống dẫn nước, đặc biệt là đường ống phân phối và dịch vụ.

Van xả khí thường nằm ở đâu trên mạng lưới cấp nước?

Một van xả khí được lắp đặt ở điểm cao nhất chỗ gãy góc trên hệ thống đường ống cấp nước tại TP.Sơn La.

-PV: Người dân ở những khu vực cao của TP Sơn La có thói quen khóa van lại khi hết giờ bơm nước và chỉ mở van sau giờ bơm nước 15-20 phút? Cách làm này có khắc phục triệt để tình trạng đồng hồ nước quay do khí?

-Ông Lê Văn Thịnh: Căn cứ vào mục 7 điều 2.8 QCVN 07:2010 quy chuẩn hạ tầng kỹ thuật đô thị và điều 8.10 và 8.11 TCVN 33:2006 tiêu chuẩn thiết kế đường ống và mạng lưới cấp nước thì van xả khí phải được lắp đặt ở phần trên của đoạn ống điểm cao gãy góc của đường ống theo phương trắc dọc. Vì vậy, đối với đường ống truyền dẫn và ống phân phối thì phải lắp van xả khí ở vị trí cao nhất trên đường ống không quy định về khoảng cách mà phải lắp trên các đoạn ống cao gãy góc theo phương trắc dọc.

Giải pháp của người dân chỉ là giải pháp tạm thời. Ở những khu vực có địa hình phức tạp, cao xa, việc cấp nước không liên tục do phải trung chuyển và tăng áp nhiều lần sẽ sinh khí nhiều hơn các khu vực khác. Do vậy, tại mỗi ống nhánh trong khu vực này cần phải lắp đặt 1 van xả khí là giải pháp triệt để khắc phục tình trạng trên.

 -PV: Xin cảm ơn ông!

Thanh Nga (thực hiện)

Theo