Vì sao mỹ cải tổ hệ thống an ninh

Chính quyền Mỹ vừa điền thêm hàng chục cái tên vào danh sách nghi can khủng bố và cấm bay trong nỗ lực cải tổ hệ thống an ninh sau vụ đánh bom máy bay bất thành ngày 25-12.

Vì sao mỹ cải tổ hệ thống an ninh

Kiểm tra an ninh tại sân bay ở New Jersey - Ảnh: Reuters

Hãng tin BBC dẫn lời người phát ngôn Nhà Trắng Bill Burton cho biết từ sau vụ tấn công 25-12, chính quyền Washington đã liên tục kiểm tra và cập nhật danh sách các nghi can khủng bố, chuyển hàng chục cái tên từ hệ thống Môi trường dữ liệu nhân thân khủng bố (TIDE) sang danh sách “theo dõi đặc biệt” và “cấm bay”.

Hôm nay, Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ họp với các quan chức an ninh Mỹ. “Cuộc họp sẽ bàn những biện pháp nhằm cải thiện hệ thống theo dõi và khả năng ngăn chặn từ xa các vụ tấn công khủng bố trong tương lai,” Hãng tin BBC dẫn lời một quan chức Nhà Trắng tuyên bố. Dự kiến ông Obam sẽ công bố những chi tiết trong kế hoạch cải tổ an ninh.

Hiện tại Mỹ đã áp dụng biện pháp kiểm tra toàn thân đối với các hành khách đến từ Nigeria, Yemen, Pakistan, Afghanistan, Saudi Arabia và chín quốc gia khác. Hãng tin Reuters cho biết mới đây Hội đồng quan hệ Hồi giáo - Mỹ đã cáo buộc biện pháp này là hành vi phân biệt tôn giáo, bởi hầu hết các nước trong danh sách trên đều là các quốc gia Hồi giáo.

Ngoài an ninh hàng không, tình hình an ninh tình báo Mỹ ở Afghanistan cũng đang là chủ đề nóng bỏng sau vụ đánh bom một căn cứ quân sự tại tỉnh Khost làm bảy nhân viên CIA thiệt mạng. AP đưa tin kẻ đánh bom tự sát tại căn cứ Chapman là một điệp viên "hai mang" người Jordan.

AP dẫn nguồn tin các quan chức tình báo cho biết nhân viên CIA ở Afghanistan đã mời người này đến căn cứ Chapman vì tin rằng hắn có thông tin về Ayman al-Zawahri, cánh tay phải của trùm khủng bố Osama Bin Laden.

Theo nguồn tin này, người này tên Humam Khalil Abu-Mulal al-Balawi, 36 tuổi, làm nghề bác sĩ ở Zarga, Jordan. Zarga là quê hương của thủ lĩnh Al Qaeda tại Iraq Abu Musab al-Zarqawi, đã chết. Tình báo Jordan đã bắt giữ hắn một năm trước đây và người ta tin rằng hắn đã được thuyết phục để đổi chiến tuyến.

Trong khi đó tại khu vực nóng Yemen, Đại sứ quán Mỹ chính thức mở cửa trở lại trong ngày hôm nay. CNN dẫn nguồn tin Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết chính quyền Yemen đã cam kết sẽ tăng cường an ninh cho đại sứ quán.

Theo CNN, Mỹ quyết định đóng cửa đại sứ quán cuối tuần trước sau khi có tin bốn thành viên Al Qaeda đang âm mưu đánh bom đại sứ quán. Mới đây Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã mô tả Yemen là “mối đe dọa an ninh mang tính khu vực và toàn cầu”.

Nhân quyền Việt Nam: Tại sao phương Tây và Mỹ 'mềm mỏng' với Hà Nội?

Vì sao mỹ cải tổ hệ thống an ninh
Vì sao mỹ cải tổ hệ thống an ninh

Nguồn hình ảnh, BRENDAN SMIALOWSKI/ Getty Images

Sau khi chính quyền Việt Nam tiếp tục mở các phiên tòa kéo dài nửa ngày xét xử các nhà bất đồng chính kiến với án tù nặng, một số nhà quan sát quốc tế đã chỉ ra rằng có vài nguyên nhân mấu chốt khiến Mỹ và phương Tây nhẹ tay với nhân quyền Việt Nam.

Một số nhà quan sát cho rằng "Tầm quan trọng chiến lược của Hà Nội đối với Hoa Kỳ và các đồng minh đã cho phép Đảng Cộng sản Việt Nam có nhiều không gian hơn trong việc bịt miệng những người chỉ trích."

Tầm quan trọng chiến lược của VN

Trong bài phân tích mới đây trên The Diplomat, David Hutt nhắc lại việc nhà báo Phạm Đoan Trang bị bắt tháng 10/2020 đúng vào ngày cuối cùng của cuộc thảo luận nhân quyền và tự do ngôn luận Mỹ - Việt và cho rằng việc này không khiến giới phê bình - những người từng cáo buộc các chính phủ phương Tây đã không làm gì để phản đối hồ sơ nhân quyền tồi tệ của Việt Nam - ngạc nhiên.

Bản án Phạm Đoan Trang: Ngoại giao bốn nước G7 bất bình

Từ phiên tòa Phạm Đoan Trang, VN chờ đợi gì ở Mỹ trong vấn đề nhân quyền?

Việt Nam hiện là bạn thân của phương Tây vì có chung lập trường chống lại sự xâm lược của Bắc Kinh ở Biển Đông, cũng như tầm quan trọng về kinh tế và vị trí then chốt trong chuỗi cung ứng toàn cầu của nước này, David Hutt phân tích.

Tuyên bố ngầm mà nhiều chính phủ phương Tây đưa ra là khi họ hợp tác nhiều hơn với Việt Nam, và khiến nước này ngày càng phụ thuộc vào các quan hệ kinh tế với phương tây, họ sẽ có thêm đòn bẩy để gây áp lực buộc Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) phải cải cách chính trị có chủ đích.

Vì sao mỹ cải tổ hệ thống an ninh
Vì sao mỹ cải tổ hệ thống an ninh

Nguồn hình ảnh, Other

Chụp lại hình ảnh,

Các nhà bất đồng chính kiến đã và sẽ được đưa ra xét xử từ nay đến cuối năm 2021: (từ trái qua) Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Tư, Trịnh Bá Phương, Nguyễn Thị Tâm

Nhưng cái gọi là "thay đổi thông qua thương mại" đã không hiệu quả. Khi thương mại của phương Tây với Việt Nam gia tăng, các quyền chính trị ở Việt Nam trở nên tồi tệ hơn, vẫn theo David Hutt.

Liên tiếp từ 14-16/12, Việt Nam bỏ tù 4 nhà hoạt động, trong đó có Phạm Đoan Trang, Trịnh Bá Phương, với án tù từ 6 - 10 năm.

Hiện có khoảng khoảng 170 tù nhân lương tâm hiện đang bị giam giữ tại Việt Nam, một con số cao kỷ lục trong lịch sử gần đây, theo số liệu năm 2020 của Tổ chức Ân xá Quốc tế. Trong khi Dự án 88 khẳng định rằng hiện có 217 nhà hoạt động trong tù và 306 người khác đang gặp nguy hiểm.

Vì sao mỹ cải tổ hệ thống an ninh
Vì sao mỹ cải tổ hệ thống an ninh

Nguồn hình ảnh, Vnexpress

Chụp lại hình ảnh,

Bà Phạm Đoan Trang tại phiên tòa 14/12/2021 (ảnh chụp qua màn hình)

Freedom House, trong cuộc khảo sát mới nhất về các quyền chính trị trên toàn thế giới, đã hạ bậc Việt Nam xuống 19/100, thấp thứ hai ở Đông Nam Á, sau Lào - cũng là nước cộng sản.

Phil Robertson, Phó giám đốc Châu Á của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, nói bản án dành cho Phạm Đoan Trang là " một bản cáo trạng nhức nhối... của Việt Nam độc tài. "

Trong khi đó, Bill Hayton, một cựu phóng viên tại Việt Nam và hiện đang làm việc cho Chatham House, được trích lời trong bài viết của David Hutt, nói rằng bản án tù dành cho bà Đoan Trang là 'ngón tay thối' của Bộ Công an Việt Nam cho Hoa Kỳ và những nước khác từng chỉ trích hồ sơ nhân quyền của Việt Nam."

"Ban lãnh đạo Việt Nam biết rằng họ có thể bỏ tù những nhà hoạt động như Trang vì Việt Nam đã trở thành một thành phần quan trọng trong chiến lược của các cường quốc bên ngoài ở Đông và Đông Nam Á," theo lời ông Bill Hayton.

'Mỹ ưu tiên địa chính trị hơn các giá trị khác'?

Joshua Kurlantzick, nhà nghiên cứu về Đông Nam Á ở Council on Foreign Relations (CFR), Washington, DC, nói với BBC News Tiếng Việt rằng tầm nhìn chiến lược đang là ưu tiên hàng đầu.

"Mặc dù chính quyền Hoa Kỳ, ở một mức độ nào đó, sẽ tập trung vào nhân quyền, nhưng tôi không nghĩ đó sẽ là ưu tiên trong quan hệ với Việt Nam, bởi vì các khía cạnh chiến lược của mối quan hệ Việt - Mỹ ở thời điểm này vượt trội hơn hầu hết các vấn đề khác, bao gồm cả vấn đề nhân quyền."

Phil Robertson, từ Human Rights Watch, cũng cho BBC hay rằng căng thẳng Mỹ - Trung có tác động tới cách Hoa Kỳ và Việt Nam giao thiệp.

Vì sao chính phủ VN vẫn nhìn ‘nhân quyền’ rất khác thế giới?

Án tù 9 năm cho nhà báo Phạm Đoan Trang

Hiệp hội Nhà xuất bản Quốc tế: 'Kính phục Đoan Trang, lên án chính phủ VN'

"Khi quan hệ kiểu chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng xấu đi, Việt Nam đang chơi một trò chơi khôn ngoan bằng cách thu hút đảm bảo an ninh từ Mỹ, đồng thời gạt bỏ những chỉ trích của chính phủ Mỹ về nhân quyền."

"Hoa Kỳ cần khẩn trương hành động để đảo ngược xu hướng này, và cần nói rằng nên có những cải thiện nghiêm túc đối với nhân quyền, dân chủ và quản trị tốt ngay từ bây giờ để giúp cho cả nhà nước Việt Nam và người dân Việt Nam," ông Phil Robertson cho biết quan điểm.

Còn theo David Hutt, sự xuống dốc của nhân quyền tại Việt Nam liên quan đến các chính sách cứng rắn hơn được đưa ra sau khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giành vị thế tại Đại Hội đại biểu toàn quốc năm 2016.

Chính sách này được duy trì cho tới nay - sau khi ông Trọng giành được nhiệm kỳ thứ ba tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 vào tháng Giêng.

Chụp lại video,

Phạm Đoan Trang: 'Tôi chưa bao giờ ân hận vì đã về Việt Nam'

Tuy nhiên, theo David Hutt, "quá dễ dàng để đổ lỗi cho ông Trọng, vì nếu vậy có nghĩa người ta mặc định rằng Phương Tây thực hiện phương pháp 'thay đổi thông qua thương mại' với Việt Nam từ trước năm 2016. Nhưng không phải vậy."

"Phải thừa nhận rằng trong những năm trước năm 2016, ĐCSVN bắt giữ ít nhà hoạt động hơn. Nhưng các chính sách cứng rắn của ông Trọng đã tồn tại trong Đảng rồi. Thương mại tăng với Hoa Kỳ và Châu Âu rõ ràng không ngăn cản họ thực hiện chính sách này. Và các chính phủ phương Tây cũng chỉ dựa vào những lời hứa cải cách của Hà Nội, mà không cần đợi xem điều đó có thực sự xảy ra hay không," David Hutt phân tích.

Về phía Mỹ, theo David Hutt, dù Tổng thống Biden tuyên bố chính sách đối ngoại của Mỹ dựa trên nền tảng dân chủ, nhưng lại đang thực hiện một cách tiếp cận hai hướng.

Việt Nam không được mời tham dự trong Thượng đỉnh dân chủ mới đây của Mỹ.

Nhưng cùng lúc đó, Việt Nam - nước có cùng quan điểm với Mỹ: coi Trung Quốc là đối thủ - lại tránh được bị Mỹ trừng phạt do độc tài và vi phạm nhân quyền. Trong khi các quốc gia thân với Trung Quốc hơn, như Campuchia, thì lại đang bị một loạt các lệnh trừng phạt của Mỹ.

Các giá trị là quan trọng, nhưng chúng sẽ luôn là thứ yếu trong các mối quan tâm về địa chính trị của Hoa Kỳ, theo David Hutt.

Đời sống nước Mỹ đang xáo trộn

Trong cuộc trả lời phỏng vấn BBC Tiếng Việt trước phiên tòa xét xử nhà báo bất đồng chính kiến Phạm Đoan Trang, ông David Brown, cựu nhân viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, nói rằng Mỹ hiện còn đang rối bời bởi các vấn đề nội bộ thì các nước khác có thể chờ mong gì được ở họ.

"Vai trò của Mỹ đối với vấn đề nhân quyền Việt Nam ư? Đời sống chính trị của Mỹ cũng đang xáo trộn, phần lớn là do hậu quả của bốn năm quản trị tồi tệ của những người theo chủ nghĩa Trump. Sự tôn trọng đối với các thể chế và sự lãnh đạo của Mỹ đã bị xói mòn nhiều."

"Qua lịch sử của chúng ta, người Mỹ đã tự hào về việc trở thành tấm gương tốt. Điều đó bây giờ rất khó thực hiện. Cho đến khi Mỹ có thể tự điều chỉnh lại la bàn đạo đức của mình, không thể mong đợi họ gây ảnh hưởng như đã từng đối với các vấn đề thế giới. Tôi đã thất vọng vô cùng khi nhìn vào những thách thức do biến đổi khí hậu, do các hệ tư tưởng dân túy và do đại dịch hiện nay gây ra," cựu nhân viên ngoại giao Mỹ tại Việt Nam, David Brown, nói.

Giáo sư về quan hệ quốc tế Robert Sutter, từ Elliott School of International Affairs, Đại học George Washington, Hoa Kỳ, nói với BBC News Tiếng Việt hôm 17/11/2021 rằng nhân quyền vẫn là quan tâm của chính phủ Joe Biden.

"Ông Biden và đảng Dân chủ của ông rất quan tâm đến nhân quyền và dân chủ. Tuy nhiên, ông Biden cũng muốn mối quan hệ với Việt Nam tiến xa hơn vì họ có nhiều điểm chung. Vấn đề nhân quyền là quan trọng đối với chính quyền hiện nay nhưng nó không phải là trở ngại lớn để tăng cường quan hệ với Việt Nam."

Quan điểm về nhân quyền của Việt Nam

Vì sao mỹ cải tổ hệ thống an ninh
Vì sao mỹ cải tổ hệ thống an ninh

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Thu tuong VN Pham Minh Chinh

Đầu tháng 12/2021, các báo VN đăng lời phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu quan điểm về nhân quyền như sau:

"Nhân quyền lớn nhất ở Việt Nam là lo cho 100 triệu dân ấm no và hạnh phúc, dân chủ, cuộc sống bình yên, an ninh, an toàn, an dân, đó là điều quan trọng nhất, phát huy tối đa yếu tố con người.

Đồng thời giữ vững ổn định chính trị. Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, không hy sinh an sinh xã hội, môi trường, tiến bộ và công bằng xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần."

Hôm cuối tháng 10/2021, khi nói chuyện với cộng đồng Việt tại Anh trong chuyến thăm đến Scotland dự hội nghị COP26, ông Chính nói:

"Nhân quyền lớn nhất là chúng ta ổn định chính trị. Để bảo vệ nhân quyền thì phải có pháp quyền, và chúng ta đang nỗ lực xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN."