Vì sao nước mắm có nitrosamine

Để tạo nên một món ăn ngon, không thể phủ nhận các loại gia vị như nước mắm, mắm tôm, muối... có vai trò rất lớn trong việc quyết định hương vị. Thậm chí trong một mâm cơm giản đơn ngày hè với các món luộc, một bát nước chấm cũng giúp cho bữa cơm thêm phần đậm đà, tinh tế.

Tuy nhiên khi bản thân ta quá lạm dụng hoặc quá sơ sài trong công đoạn lựa chọn thì những loại nước chấm này có thể trở thành nguồn gốc của bệnh tật, bao gồm cả ung thư.

3 loại nước chấm người Việt thường dùng có thể tiềm ẩn nguy cơ ung thư

1. Mắm tôm không rõ nguồn gốc

Mắm tôm là một trong những loại gia vị vô cùng đặc biệt của người Việt Nam, dùng chấm đậu phụ rán, chấm nội tạng đều đem lại hương vị rất ngon. Tuy nhiên, từ trước đến nay mắm tôm vẫn là loại gia vị gây tranh cãi vì quy trình sản xuất rất khó kiểm soát.

Mắm tôm thường được chế biến từ moi biển hay còn gọi là con ruốc, con khuyết. Quá trình chế biến mắm tôm khá phức tạp: Moi tươi sẽ được chà nát rồi trộn với một lượng muối vừa đủ, sau đó được cho vào các vại hoặc lu rồi đem phơi nắng. Trong quá trình phơi, người ta sẽ dùng dụng cụ bằng tre hoặc gỗ để khuấy đều thường xuyên cho mắm chín đều. Cứ làm như thế trong khoảng 8 tháng đến một năm thì mới có thể sử dụng.

Vì sao nước mắm có nitrosamine

Mắm tôm thường được chế biến từ moi biển hay còn gọi là con ruốc, con khuyết.

Nếu mắm tôm đảm bảo chất lượng, có nhãn mác, có cơ sở sản xuất, hạn sử dụng rõ ràng… thì chúng ta có thể yên tâm. Tuy nhiên nếu mắm tôm được sản xuất với quy trình bẩn thì dễ bị nhiễm vi sinh vật, vi khuẩn gây bệnh mà mắt thường không nhìn thấy được, chẳng hạn như vi khuẩn ecoli gây bệnh đường ruột, vi khuẩn salmonella gây thương hàn, vi khuẩn gây bệnh tả hoặc ngộ độc thực phẩm.

Ngoài ra, theo tờ Aboluowang (Trung Quốc), thời gian để chế biến mắm tôm rất dài, hơn nữa nguyên liệu chính của mắm tôm là muối nên có thể tạo ra nhiều nitrit. Đáng nói, nitrit có thể làm tăng nguy cơ ung thư nếu tiêu thụ một lượng lớn trong thời gian dài.

2. Nước mắm không đảm bảo, chứa chất phụ gia

Còn nhớ vào cuối năm 2020, Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ra quyết định phạt hành chính với 3 doanh nghiệp vì hành vi sử dụng nguyên liệu là hóa chất để sản xuất nước mắm.

Cụ thể, loại phụ gia đã được 3 doanh nghiệp trên sử dụng để sản xuất nước mắm là soda công nghiệp (Na2CO3). Na2CO3 là hóa chất công nghiệp có tính chất tẩy rửa, dệt nhuộm, xà phòng.

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội): “Việc dùng Na2CO3 trong nước mắm là trái phép và sai quy định. Người dùng nước mắm có hóa chất này dễ bị nhiễm độc và gây ra hàng loạt các tác động có hại cho sức khỏe. Bởi đã là hóa chất độc hại thì khi vào cơ thể sẽ khiến con người bị nhiễm bệnh, trong đó có các bệnh về tim, gan, thận, thần kinh, não, thậm chí là ung thư nếu sử dụng trong thời gian dài".

Vì sao nước mắm có nitrosamine


Ngoài ra, đã có nhiều nghiên cứu chứng minh việc sử dụng các loại thực phẩm ướp muối, hay ngâm muối như cá muối có hàm lượng nitrosamin cao. Đặc biệt, các nhà khoa học Nhật Bản cũng ghi nhận việc tiêu thụ nước mắm (chứa hàm lượng nitrosamin cao) liên quan đến ung thư dạ dày.

Theo các chuyên gia, tốt nhất chỉ nên sử dụng nước mắm lên men tự nhiên và không có hóa chất bổ sung.

3. Gia vị muối tiêu trong mâm cơm

Ngoài nước mắm và mắm tôm, nhiều người Việt thích sử dụng một bát muối tiêu để chấm các thực phẩm như trứng, thịt gà, hay là hoa quả. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rằng: Trung bình một người Việt Nam trưởng thành tiêu thụ 9,4g muối mỗi ngày, gấp hai lần so với khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới.

Ăn mặn chính là thủ phạm đe dọa sức khỏe của dạ dày. Đã từng có nghiên cứu cho thấy đồ ăn thừa muối làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng, tăng nguy cơ ung thư dạ dày do phá hủy lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày và tăng sự phát triển của vi khuẩn Helicobacter pylori.

Vì sao nước mắm có nitrosamine


Theo TS. Đỗ Thị Phương Hà (Viện Dinh dưỡng Quốc gia), người Việt từ lâu đã giữ thói quen đặt một bát gia vị như mắm, muối, xì dầu, bột canh... trên mâm cơm. Chính thói quen này đã góp phần khiến chúng ta tăng đáng kể lượng muối ăn vào hàng ngày. Kết quả là làm tăng cao nguy cơ mắc huyết áp cao, đột quỵ, tai biến mạch máu não...

Để hạn chế lượng muối ăn, mọi người cần tập thói quen không để bát chấm, gia vị trên mâm cơm. Thay vào đó, bạn có thể dùng các gia vị khác như chanh, tỏi, tiêu, ớt… để tăng cảm giác ngon miệng. Nếu vẫn muốn chấm đồ ăn, bạn nên chấm nhẹ nhàng, không nên chấm quá sâu thực phẩm để hạn chế độ mặn.

Theo Trí Thức Trẻ

Xem link gốc Ẩn link gốc http://ttvn.toquoc.vn/day-la-3-loai-nuoc-cham-vo-cung-nguy-hiem-nhieu-nguoi-van-vo-tinh-an-neu-khong-can-trong-thi-benh-ung-thu-co-the-tim-den-gia-dinh-ban-222021211193725835.htm

Có rất nhiều giải thích về nguyên nhân của bệnh như do ô nhiễm môi trường, ô nhiễm độc thực phẩm,… Sự phát triển của nền kinh tế nên người dân rất quan tâm đến sức khỏe đã làm tăng thêm việc phát hiện và chẩn đoán bệnh ung thư.

Vấn đề dinh dưỡng là một yếu tố quan trọng có liên quan chặt chẽ đến sự phát sinh và phát triển của bệnh ung thư, chiếm khoảng 35% các nguyên nhân gây bệnh ung thư, trong khi vai trò của các loại thuốc chỉ chiếm khoảng 30%. Nhiều bệnh ung thư có liên quan đến dinh dưỡng như ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư gan, ung thư đại trực tràng, ung thư vòm họng, ung thư vú…

Mối liên quan giữa bệnh ung thư và dinh dưỡng được thể hiện trước hết là sự có mặt của các chất gây ung thư có trong các loại thực phẩm, thức ăn, đồ uống. Bên cạnh đó, còn liên quan đến sinh bệnh học ung thư của thực phẩm như vitamin, chất xơ. Đây là những chất cũng vừa có vai trò làm giảm nguy cơ gây bệnh đồng thời vừa là tác nhân thúc đẩy sự phát sinh phát triển của bệnh do sự mất cân đối trong khẩu phần ăn. Các chất gây ung thư có trong thực phẩm bao gồm:

Nitrosamin

Nitrosamine và các hợp chất N-nitroso khác, là những chất thường có mặt trong thực phẩm với một lượng nhỏ và chúng có thể gây ung thư thực nghiệm trên động vật. Đây là những chất thường có trong các chất bảo quản thịt, cá và các thực phẩm được chế biến, trong dưa cà và nhất là các loại thực phẩm ướp muối, hay ngâm muối như cá muối, có hàm lượng nitrosamine cao cho nên khi sử dụng nhiều thức ăn có chứa nitrit và nitrat có thể gây ra ung thư thực quản, ung thư dạ dày.

Vì sao nước mắm có nitrosamine

Chất vàng ô được dùng ở diện hẹp và thường dùng trong thức ăn chăn nuôi của gà công nghiệp (Ảnh minh họa)

Theo các nhà nghiên cứu về bệnh ung thư kết luận rằng các nước thuộc khu vực Đông Nam Á thường sử dụng các loại thực phẩm này cho nên có liên quan đến sinh bệnh ung thư vòm họng đồng thời còn cho rằng nước mắm là thực phẩm chứa hàm lượng nitrosamine cao nên nước mắm có liên quan đến bệnh ung thư dạ dày.

Aflatoxin

Aflatoxin được sinh ra từ nấm mốc Aspergillus flavus, đây là một trong những chất gây ra bệnh ung thư gan, là bệnh phổ biến ở các nước nhiệt đới. Loại nấm mốc này thường có trong các ngũ cốc, thực phẩm bị mốc cho nên khi sử dụng các thực phẩm này sẽ là tác nhân gây nên bệnh ung thư gan.

Chất phụ gia và các chất gây bệnh khác có trong thực phẩm

Một số phẩm màu dùng để tạo màu sắc cho thực phẩm trở nên hấp dẫn hơn và làm tăng khả năng ngon miệng hơn khi ăn nhưng đó lại là các chất vô cùng độc hại.

Các nhà khoa học phương Tây cho rằng khi sử dụng phẩm màu để nhuộm thực phẩm có thể gây ra ung thư, như chất paradimethyl amino benzene dùng để tạo màu vàng cho bơ là có khả năng gây bệnh ung thư gan. Do đó, việc sử dụng phẩm màu để nhuộm thức ăn cũng như các chất phụ gia phải được ngành chức năng tăng cường kiểm tra để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nhất là trong dịp lễ Tết.

Hiện nay, ở nước ta việc sử dụng phẩm màu công nghiệp trong chế biến thức ăn vẫn còn cho nên sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người tiêu dùng và đây cũng là một trong những tác nhân gây ung thư.

Để phòng tránh bệnh ung thư chúng ta nên dùng phẩm màu từ trong thiên nhiên như nghệ, lá cẩm, gấc... trong chế biến thức ăn.

Do dư lượng thuốc trừ sâu

Trong một số nghiên cứu khác về mối liên quan giữa bệnh ung thư và dinh dưỡng, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng tác nhân gây bệnh ung thư còn do các thực phẩm có chứa dư lượng thuốc trừ sâu, ngoài việc có thể gây ra ngộ độc cấp tính nó còn có khả năng gây bệnh ung thư. Do vậy, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu thụ rau sạch hiện nay cần được xã hội và các ngành chức năng về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm quan tâm.

Nấu nướng và bảo quản thực phẩm

Do khoái khẩu cho nên trong một số cách chế biến thức ăn và bảo quản thực phẩm cũng có thể tạo ra chất có tác dụng gây bệnh ung thư như khi ăn thức ăn hun khói vì trong loại thức ăn này có thể bị nhiễm benzopyren, đây là một chất gây ung thư trên thực nghiệm hay món thịt nướng cũng là món khoái khẩu cũng có thể gây nên bệnh ung thư vú.

Vì sao nước mắm có nitrosamine

Ăn thịt nướng thường xuyên, không đúng cách rất dễ mắc ung thư

Khi nướng thịt trực tiếp ở nhiệt độ cao có thể tạo ra một số sản phẩm có khả năng đột biến gen như dioxin, hydro-cacbon thơm đa vòng,… là những tác nhân gây nên bệnh ung thư.

Chế độ ăn với chất béo và thịt

Theo nghiên cứu của các chuyên gia trên thế giới đã cho thấy có mối liên quan giữa bệnh ung thư đại trực tràng, ung thư vú với chế độ ăn nhiều mỡ, thịt động vật. Chế độ ăn nhiều mỡ, thịt động vật gây bệnh ung thư là do tăng tiết nhiều axit mật và chất ức chế quá trình biệt hóa của các tế bào niêm mạc ruột.

Sử dụng hoa quả và rau xanh để dự phòng bệnh ung thư

Hoa quả và rau xanh là những thực phẩm chứa nhiều vitamin và chất xơ, trong đó chất xơ có tác dụng làm hạn chế bệnh ung thư do tác dụng đẩy nhanh quá trình lưu thông ở ống tiêu hóa, giảm thời gian tiếp xúc của các chất gây ung thư với niêm mạc ruột. Mặt khác chất xơ còn có tác dụng gắn kết và cố định các chất gây ung thư để bài tiết theo phân ra ngoài.

Vì sao nước mắm có nitrosamine

Hoa quả và rau xanh là những thực phẩm giúp phòng ngừa ung thư hiệu quả (ảnh minh họa)

Các loại vitamin A, C, E có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư biểu mô, ung thư dạ dày, ung thư thực quản, ung thư phổi,… Đặc biệt các loại rau thơm và rau gia vị với các thành phần như carotene, vitamin C có tác dụng chống oxy hóa, đồng thời tinh dầu ngoài tác dụng kích thích tiêu hóa, còn làm hạn chế và ngăn cản sự phát triển của tế bào ung thư./.

Bs Hồ Văn Cưng