Vì sao phải ăn uống đa dạng các loại thực phẩm

Có nhiều lời khuyên cho rằng cách lành mạnh nhất để cho sức khỏe chúng ta tốt nhất đó là nên bổ sung đa dạng các loại thực phẩm. Bằng cách bổ sung nhiều loại thực phẩm chúng ta sẽ có tất cả chất mà cơ thể chúng ta cần. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu gần đây cho thấy việc bổ sung đa dạng các thực phẩm không phải là lựa chọn tốt nhất, vì nhiều người định nghĩa sai về khái niệm đa dạng thực phẩm, theo Time.

Trong các nghiên cứu trước đây cho thấy ý tưởng chế độ ăn uống đa dạng sẽ dẫn đến kết quả sức khỏe tốt, đặc biệt là giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như béo phì, bệnh tim và tiểu đường. Nhưng trên thực tế, theo một số nghiên cứu mới nhất của Ủy ban AHA được xem xét cho thấy chế độ ăn uống đa dạng chưa chắc là tốt nhất. Đó là bởi vì các nghiên cứu hiện tại đã xác định khái niệm sự đa dạng thực phẩm theo những cách khác nhau nên nhiều người hiểu về sự đa dạng thực phẩm cũng khác nhau.

Vì sao phải ăn uống đa dạng các loại thực phẩm

Đa dạng thực phẩm chính là chúng ta nên lưu ý vào chất lượng của chế độ ăn uống chứ không phải càng nhiều loại thực phẩm càng tốt. Ảnh: Internet

Theo tác giả chính Marcia de Oliveira Otto, Trường Y tế công cộng UT ở Houston, cho biết để đo lường sự đa dạng thực phẩm, hầu hết các nghiên cứu trước đây đều hỏi mọi người về số lượng thực phẩm khác nhau mà họ ăn, từ bữa ăn nhẹ đến bữa ăn chính, kể cả các thực phẩm tươi sống mà họ sử dụng. Tuy nhiên, theo nghiên cứu này họ lại tham khảo về số lượng thực phẩm trong từng bữa ăn mà không chú ý đến việc thức ăn đó là loại thức ăn ra sao. Vì trong nghiên cứu về sự đa dạng thực phẩm có khả năng xảy ra xu hướng một số người ăn nhiều thực phẩm không lành mạnh như bánh ngọt, những loại đồ ngọt đã qua chế biến nhiều hơn người ăn các loại rau quả.

Do sử dụng các định nghĩa khác nhau về sự đa dạng thực phẩm nên các nghiên cứu về lợi ích của việc sử dụng nhiều thực phẩm sẽ  làm giảm nguy cơ béo phì hoặc bệnh tim là chưa chính xác lắm. Tuy nhiên, khi các nghiên cứu tập trung vào chất lượng của chế độ ăn, chẳng hạn như thực phẩm đó có chất béo lành mạnh hay không, việc bổ sung số lượng rau quả và sử dụng có giới hạn lượng thịt và sữa thì việc nghiên cứu lại cho kết quả chính xác hơn.

Chính vì thế, định nghĩa đúng đắn cho việc bổ sung đa dạng thực phẩm để sức khỏe tốt hơn chính là chúng ta nên lưu ý vào chất lượng của chế độ ăn uống chứ không phải càng nhiều loại thực phẩm càng tốt. Điều này có nghĩa là chúng ta nên tăng cường sử dụng những loại thực phẩm như rau quả, trái cây, dầu thực vật,… giảm thịt đỏ và thức ăn có đường.

Tại sao chúng ta nên ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn

Tại sao chúng ta nên ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món ăn.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Hàng ngày, em có được ăn nhiềumón ăn không? Những món ăn có đủ các chất dinh dưỡng không? Nếu ăn nhiều những chất dinh dưỡng thì cơ thể sẽ ra sao?

+Chúng ta cần phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món.

+Vì không có một thức ăn nào có thể cung cấp đầy đủ các chất cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể. Thay đổi món ăn để tạo cảm giác ngon miệng và cung cấp đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

+Không đảm bảo đủ chất, mỗi loại thức ăn chỉ cung cấp một số chất, và chúng ta cảm thấy mệt mỏi, chán ăn.

Họ và tên: Nguyễn Thị Kim Hồng – Lớp ĐHLT Huế - Khóa 7 năm 2009 – 2010Đề tài: Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn?Nội dung trình bày: Mục tiêu: Giải thích được lý do tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn.Nói tên nhóm thức ăn cần ăn đủ, ăn vừa phải, ăn có mức độ, ăn ít và ăn hạn chế. 1. Tại sao cần phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn?Mỗi ngày nên ăn đủ 15 đến 20 loại thực phẩm khác nhau, càng đa dạng càng có có lợi cho sức khoẻ. Như vậy, chế biến món ăn hỗn hợp vừa cung cấp được nhiều chất dinh dưỡng, lại vừa bảo toàn được các chất dinh dưỡng trong thực phẩm, tiết kiệm chất đốt và đem tới cho chúng ta món ăn ngon miệng. Chúng ta ai cũng biết “có thực mới vực được đạo”. Kể từ khi có loài người, con người ta phải ăn để tồn tại. Nhưng ăn thế nào để tồn tại với một cơ thể khoẻ mạnh, trạng thái tinh thần thoải mái thì tồn tại mới có ý nghĩa.Mỗi ngày, cơ thể con người cần cung cấp khoảng 60 chất dinh dưỡng. Chúng được lấy từ thức ăn trong bữa ăn hàng ngày. Mỗi thực phẩm đều cung cấp một hay nhiều chất dinh dưỡng hoặc các chất chức năng, tuy nhiên, dù có hoàn thiện tới đâu thì thực phẩm đó cũng không thể chứa đủ các chất dinh dưỡng. Chính vì vậy, việc phối hợp các thực phẩm là rất cần thiết. KL: Nếu người ta ăn vào một số lượng hợp lý thì sẽ đảm bảo sức khỏe về mặt dinh dưỡng. Người ta đã thấy khi con người ăn vào thiếu hoặc quá thừa các chất dinh dưỡng nói trên đều có thể gây bệnh hoặc gây ra những ảnh hưởng bất lợi cho sức khỏe. Không có một loại lương thực, thực phẩm nào chứa được đầy đủ tất cả các chất dinh dưỡng nêu trên cho nên cần phải ăn nhiều loại thực phẩm trong để đảm bảo cung cấp các chất dinh dưỡng khác nhau. Trong một bữa ăn, sự đa dạng về thực phẩm là rất cần thiết, nhưng người ta cũng không thể ăn quá nhiều loại thực phẩm trong một bữa, hay thậm chí trong 1 ngày. Thay đổi thường xuyên các loại thực phẩm hàng ngày là điều cần luôn được chú ý. Hơn thế nữa, khi chúng ta chọn lựa, chế biến thức ăn một cách đa dạng thành các món ăn khác nhau sẽ tạo ra cảm giác ngon miệng hơn và dẫn tới kết quả là các chất dinh dưỡng được ăn vào một cách cân đối. Chính cách ăn uống đa dạng làm cho cơ thể tiếp nhận đầy đủ các chất dinh dưỡng và tạo ra mối tương quan hợp lý các chất dinh dưỡng ăn vào. Sự cân đối, đủ chất dinh dưỡng trong một tỷ lệ hợp lý là đặc tính quan trọng của cách ăn uống hợp khoa học. Ngày nay, khoa học dinh dưỡng đang tiếp tục khám phá vai trò sinh học của các thành phần không phải là chất dinh dưỡng trong khẩu phần. Ngay cả những chất không phải chất dinh dưỡng cũng có những vai trò nhất định mà cho đến nay, chúng ta vẫn còn chưa hiểu biết đầy đủ. Ví dụ như các polyphenol nguồn gốc thực vật có chứa nhiều hợp chất khác nhau trong đó có các bioflavonoid. Nhiều bioflavonoid có tác dụng chống oxy hoá, giảm nguy cơ bệnh tim mạch và ung thư. Hoặc các caroten không phải là tiền chất của vitamin A lại có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh đục nhân mắt ở người già. 2. Nhóm thức ăn cần ăn đủ, ăn vừa phải, ăn có mức độ, ăn ít và ăn hạn chế. Mỗi bữa ăn muốn cung cấp đủ năng lượng, các acid amin, vitamin và các chất khoáng thì nên ăn đủ cả 4 nhóm thức ăn mỗi bữa. Các nhóm đó như sau: nhóm chất bột là nguồn cung cấp năng lượng chính cho bữa ăn (được lấy chủ yếu từ ngũ cốc); nhóm chất đạm cung cấp các nguyên liệu để xây dựng cơ thể và có vai trò quan trọng trong chuyển hoá; nhóm dầu, mỡ hay bơ giúp cơ thể hoà tan được một số vitamin như A, D, E, K và cuối cùng là nhóm cung cấp vitamin và muối khoáng (từ rau, củ và quả chín). Có ăn đủ 4 nhóm thực phẩm mới có thể giúp cơ thể vừa đưa được các chất dinh dưỡng vào, vừa hấp thu, sử dụng và đào thải tốt nhất các chất không cần thiết ra khỏi cơ thểKL: Hàng ngày, mỗi người cần ăn một lượng lương thực - thực phẩm(LT-TP) nhằm thực hiện các chức năng cơ bản là duy trì sự sống và kiến tạo, xây dựng và bảo vệ cho các cơ quan của cơ thể hoạt động bình thường. Người ta đã biết rằng cơ thể con người được tạo lên bởi hàng ngàn các chất khác nhau. Khoa học đã chứng minh rằng hầu hết chúng có thể được tạo lên do sự thay thế lẫn nhau, nhưng có những chất mà cơ thể không thể tự tạo ra được: đó là những chất cần thiết cho quá trình xây dựng, tái tạo và bảo vệ cơ thể mà con người ta bắt buộc phải lấy từ thức ăn - người ta gọi là các chất dinh dưỡng. Chúng bao gồm: protein - còn gọi là chất đạm, các chất đường bột, các chất béo từ dầu mỡ, các chất sợi xơ từ rau quả, các loại vitamin, chất khóang và nước. Tất cả các chất dinh dưỡng đó đều cần thiết cho sự sống và phát triển của cơ thể. Khi con người ăn uống đa dạng thì chẳng những cơ thể có cơ hội tiếp nhận các chất dinh dưỡng theo tương quan tỷ lệ hợp lý mà còn có thể tiếp nhận các chất không phải chất dinh dưỡng có vai trò làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính khác. Ngòai việc bữa ăn cần đảm bảo đủ về số lượng và cân đối về chất lượng, đảm bảo hợp vệ sinh còn cần đảm bảo nguồn nước sạch và được sống trong môi trường hợp vệ sinh. 1.4 nhóm thức ăn

GNO - Chuyện gì xảy ra cho cơ thể khi mỗi ngày chúng ta đều ăn cùng một món điểm tâm hay cùng một món ăn trưa?

- Điều này có thể gây hại cho sức khỏe của chúng ta ở nhiều phương diện. Cụ thể là:

1 - Cơ thể thiếu dưỡng chất

Cơ thể chúng ta cần rất nhiều loại chất dinh dưỡng khác nhau (từ dinh dưỡng đa lượng cho tới vi lượng). Ăn đa dạng các loại thực phẩm, đặc biệt là rau củ quả sẽ giúp đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể - theo chuyên gia dinh dưỡng Wesley Delbridge, người phát ngôn Viện Dinh dưỡng và Chế độ ăn Hoa Kỳ.

Nên hấp thu các thực phẩm đa dạng sắc màu và các loại rau củ quả đông lạnh cũng nhiều dinh dưỡng như các loại thực phẩm tươi khi chưa bị hư hỏng.

2 - Nguy hại cho sức khỏe đường ruột

Ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau tạo ra môi trường vi khuẩn đường ruột cần thiết để tăng trưởng các lợi khuẩn, giúp thúc đẩy hệ miễn dịch và cải thiện tiêu hóa.

Các thực phẩm lên men như sữa chua cung cấp các probiotic cho cơ thể.

Rau củ quả cung cấp chất xơ và nguyên liệu sản xuất ra probiotic, tạo môi trường đường ruột khỏe mạnh.

Vì sao phải ăn uống đa dạng các loại thực phẩm
Nên hấp thu các thực phẩm đa dạng sắc màu và các loại rau củ quả đông lạnh

cũng nhiều dinh dưỡng như các loại thực phẩm tươi khi chưa bị hư hỏng

3 - Ảnh hưởng đến hiệu quả giảm cân

Một nghiên cứu gần đây phát hành trên tạp chí PLOS One cho thấy, càng ăn đa dạng các loại thực phẩm càng hỗ trợ cho quá trình giảm cân được diễn ra nhanh hơn, so với chỉ ăn một số loại thực phẩm nhất định.

4 - Ảnh hưởng đến tuổi thọ

Nghiên cứu mới đây phát hành trên tạp chí Dịch tễ học Thế giới theo dõi tình trạng sức khỏe của hơn 50.000 người nữ cho thấy: Người ăn đa dạng các loại thực phẩm có xu hướng sống thọ hơn người chỉ ăn những món giống nhau ngày này qua ngày khác.

5 - Gây ra tình trạng chán ăn

Thức ăn phải mang đến niềm vui. Thay đổi thường xuyên danh sách thực phẩm, tạo ra các thực đơn mới và công thức chế biến mới giúp mang lại cho chúng ta niềm vui và cảm giác tích cực với thức ăn; nhất là các thành viên nhỏ tuổi và người cao tuổi trong gia đình.

6 - Ảnh hưởng xấu đến trao đổi chất trong cơ thể

Nghiên cứu phát hành năm 2015 trên tạp chí Dinh dưỡng gợi ý, người có chế độ ăn đa dạng các loại thực phẩm có nguy cơ mắc bệnh chuyển hóa thấp hơn - sự kết hợp của các yếu tố không lành mạnh dẫn đến bệnh tiểu đường và tim mạch.

Ăn đa dạng các loại thực phẩm giúp giảm cholesterol, giảm mỡ bụng và giảm huyết áp cao.

7 - Thừa một số dưỡng chất

Nếu bạn tiêu thụ quá nhiều một số loại thực phẩm nhất định, điều này cũng gây hại cho sức khỏe. Ví dụ, quá nhiều nghệ có thể can thiệp tới đông máu, chức năng gan.

Bên cạnh đó, bạn cũng có nguy cơ hấp thu quá mức một số độc tố nào đó. Nếu ăn cá mỗi ngày, nhiễm độc thủy ngân có thể là một mối quan ngại; đặc biệt là các loài cá ăn thịt như cá ngừ nếu bạn là người có thể trọng nhỏ bé.

8 - Hệ miễn dịch bị đe dọa

Dinh dưỡng tăng cường từ chế độ ăn đa dạng có thể giúp thúc đẩy hệ miễn dịch, theo tạp chí Dinh dưỡng Anh quốc.

Sự đa dạng này giúp chống lại các loại viêm nhiễm, người có chế độ ăn “nghèo nàn” thường có hệ miễn dịch yếu hơn.

9 - Thiếu năng lượng

Theo tạp chí Dinh dưỡng Hoa Kỳ, người nữ ăn những món giống nhau mỗi ngày sẽ “bị quen” và dẫn đến sụt giảm năng lượng.

10 - Rối loạn ăn uống

Chứng kén ăn hay “rối loạn về giới hạn và từ chối thức ăn” là tình trạng “kiên quyết không chịu ăn một số loại thức ăn nào đó hay từ chối loại thức ăn nào đó do phản ứng tiêu cực với màu sắc, mùi vị và hình dạng thức ăn”.

Hậu quả của rối loạn này là suy dinh dưỡng, thể trọng kém.

11 - Tăng nguy cơ ung thư

Bữa ăn toàn các loại thịt nguội hay thịt đông lạnh nhanh chóng đưa bạn đến nguy cơ cao với ung thư thực quản và ung thư ruột - dạ dày, các chuyên gia cảnh báo.

Nitrate có mặt trong thức ăn chế biến công nghiệp có liên quan đến các loại ung thư này.

Huệ Trần
(theo Reader’s Digest)