Vì sao phải sống có đạo đức và tuân theo pháp luật GDCD 9

Tóm tắt kiến thức Lý thuyết GDCD 9 Bài 18: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật và làm bài tập trắc nghiệm GDCD 9 Bài 18 hay nhất.

Tóm tắt Lý thuyết GDCD 9 Bài 18

I. Nội dung bài học: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật

1. Khái niệm

- Sống có đạo đức là suy nghĩ, hành động theo những chuẩn mực đạo đức xã hội; biết chăm lo đến mọi người, đến công việc chung; biết giải quyết hợp lí giữa quyền lợi và nghĩa vụ; lấy lợi ích của xã hội, của dân tộc làm mục tiêu sống và kiên trì hoạt động để thực hiện mục tiêu đó.

- Tuân theo Pháp luật: Là luôn sống và hành động theo những qui định của pháp luật .

- Mối quan hệ giữa đạo đức và Pháp luật: Đạo đức là những phẩm chất bền vững của mỗi cá nhân, là động lực điều chỉnh nhận thức, thái độ và hành vi của mỗi người, trong đó có hành vi pháp luật...

- Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật là một điều kiện, một yếu tố giúp mỗi người tiến bộ không ngừng và được mọi người kính trọng.

2. Trách nhiệm của học sinh

- Thường xuyên tự kiểm tra, đánh giá hành vi của bản thân trong việc sống có đạo đức và tự giác tuân theo pháp luật

- Động viên thăm hỏi người gia neo đơn thể hiện sống có đạo đức.

3. Ý nghĩa

- Sống và làm việc có đạo đức và tuân theo pháp luật sẽ có lợi: Là trung tâm đoàn kết, phát huy được sức mạnh, trí tuệ của mọi người, đem lại lợi ích cho tập thể trong đó có lợi ích cá nhân để góp phần xây dựng đất nước.

II. Khái quát nội dung câu chuyện

*Nguyễn Hải Thoại là người sống có đạo đức và tuân theo pháp luật :

- Sống có đạo đức: Anh luôn tâm niệm phải có cái tâm, anh luôn chăm lo về v/c và tinh thần cho mọi người, sắp xếp chỗ ăn, chỗ ở; luôn quan tâm đến việc nâng cao trình độ văn hoá, mở rộng sản xuất, nâng cao uy tín của đơn vị, công ty.

- Tuân theo pháp luật: Mở rộng sản xuất theo qui định của pháp luật ; giáo dục mọi người ý thức pháp luật và kỉ luật lao động ; Thực hiện qui định nộp thuế, đóng bảo hiểm xã hội; Luôn phản đối, đấu tranh những hiện tượng làm ăn phi pháp, tiêu cực (tham nhũng, trốn lậu thuế, đánh cắp, đánh cháo nguyên vật liệu trong xây dựng).

Lý thuyết GDCD 9 Bài 18: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật

- Động cơ thôi thúc anh có suy nghĩ và hành động sáng tạo để phát triển Tổng công ty Xây dựng Thăng Long : Anh muốn tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống của công nhân; xây dựng công ty ngang tầm với sự nghiệp đổi mới của đất nước.

- Động cơ đó biểu hiện phẩm chất : Sống có đạo đức và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật

- Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật như anh Nguyễn Hải Thoại đã đem lại: Có mối quan hệ tốt đẹp với mọi người, làm cho xã hội ngày càng văn minh, giàu mạnh.

Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 18 có đáp án

Câu 1: Những hành vi nào dưới đây cho là sống có đạo đức ?

A. Giúp đỡ gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

B. Chăm sóc ông bà, cha mẹ những lúc ốm đau.

C. Tham gia hiến máu nhân đạo.

D. Cả A,B,C.

Đáp án D

Câu 2: Trong các hành vi dưới đây , hành vi nào vi phạm lối sống đạo đức ?

A. giúp kẻ xấu làm việc trái với pháp luật

B. Thăm hỏi gia đình liệt sỹ

C. Tàng trữ vận chuyển, sử dụng ma túy

D. Cả A,C

Đáp án D

Câu 3: Suy nghĩ, hành động theo những chuẩn mực đạo đức xã hội; biết chăm lo đến mọi người, đến công việc chung; biết giải quyết hợp lí giữa quyền lợi và nghĩa vụ; lấy lợi ích của xã hội, của dân tộc làm mục tiêu sống và kiên trì hoạt động để thực hiện mục tiêu đó được gọi là?

A. Sống có đạo đức.

B. Sống có kỉ luật.

C. Đạo đức.

D. Pháp luật.

Đáp án A

Câu 4: Luôn sống và hành động theo những qui định của pháp luật được gọi là?

A. Tuân theo pháp luật.

B. Pháp luật.

C. Sống có đạo đức.

D. Đạo đức.

Đáp án A

Câu 5: Các việc làm: Giúp đỡ gia đình khó khăn, ủng hộ trẻ em vùng sâu vùng sa được gọi là?

A. Sống có đạo đức.

B. Sống có kỉ luật.

C. Sống có trách nhiệm.

D. Sống có văn hóa.

Đáp án A

Câu 6: Các việc làm: Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, đèn đỏ dừng lại, chở đúng số người quy định được gọi là?

A. Tuân theo pháp luật.

B. Sống có đạo đức.

C. Sống có văn hóa.

D. Sống có trách nhiệm.

Đáp án A

Câu 7: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật có ý nghĩa là?

A. Giúp mỗi người tiến bộ không ngừng.

B. Làm được nhiều việc có ích cho mọi người.

C. Được mọi người yêu quý, kính trọng

D. Cả A,B,C.

Đáp án D

Câu 8: Các hành vi: Buôn bán chất ma túy, buôn pháo nổ, đua xe trái phép được gọi là?

A. Vi phạm pháp luật.

B. Thi hành pháp luật.

C. Thực hiện pháp luật.

D. Sử dụng pháp luật.

Đáp án A

Câu 9: Câu thành ngữ: Thương người như thể thương thân nói về?

A. Sống có đạo đức.

B. Sống có trách nhiệm.

C. Sống có kỉ luật.

D. Sống có ý thức.

Đáp án A

Câu 10: Khi gặp vụ tai nạn, X đã nhanh chóng đưa các nạn nhân đến bệnh viện để cấp cứu, việc làm đó thể hiện?

A. Sống có đạo đức.

B. Sống có kỉ luật.

C. Sống có trách nhiệm.

D. Sống có văn hóa.

Đáp án A

Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân 9 – Bài 18: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

  • Sách Giáo Khoa Giáo Dục Công Dân Lớp 9

  • Giải Giáo Dục Công Dân Lớp 9

  • Giải Giáo Dục Công Dân Lớp 9 (Ngắn Gọn)

  • Giải Vở Bài Tập Giáo Dục Công Dân Lớp 9

  • Sách Giáo Viên Giáo Dục Công Dân Lớp 9

Lời giải:

Lời giải:

– Không ăn chơi đua đòi, ăn diện.

– Ăn mặc giản dị phù hợp với hoàn cảnh.

– Biết giúp đỡ bố mẹ, gia đình, chăm sóc bố mẹ khi ốm đau.

– Sống lành mạnh, hợp pháp.

– Tham gia bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên…

Lời giải:

Đó là mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Trong đó, nếu sống có đạo đức sẽ tự giác chấp hành pháp luật và ngược lại, sống có pháp luật là sống dựa trên các giá trị đao đức căn bản.

Lời giải:

– Là điều kiện để xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội phát triển.

– Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật là lối sống lành mạnh, trong sáng, trung thực sẽ giúp mỗi cá nhân phát triển toàn diện, hoàn thiện nhân cách, sống vfa làm việc hiệu quả; cuộc sống an toàn, xã hội phát triển.

Lời giải:

– Mỗi học sinh cần thường xuyên tự kiểm tra, đánh giá, hành vi của bản thân trong việc sống có đạo đức và tự giác tuân theo pháp luật; ,

– Học tập tốt, lao động tốt;

– Rèn luyện đạo đức tốt;

– Quan hệ tốt với bạn bè, gia đình và xã hội;

– Nghiêm túc thực hiện tốt quy định của pháp luật, kỉ luật của nhà trường.

A. Thờ ơ trước khó khăn của người khác

B. Chế giễu người khuyết tật

C. Tham gia các hoạt động từ thiện

D. Nhận tiền hối lộ của người khác

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

A. Lạm dụng sức lao động của trẻ em.

B. Xử lí chất thải trước khi đổ vào nguồn nước

C. Lấy của công làm của riêng

D. Lấn chiếm vỉa hè, lòng đường

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

A. Hiếu thảo, chăm sóc, giúp đỡ cha mẹ, ông bà.

B. Giúp đỡ người già, em nhỏ.

C. Bảo vệ, giữ gìn môi trường sống.

D. Tích cực tham gia các hoạt động của lớp, của trường.

E. Chăm chỉ học tập, thực hiện tốt nhiệm vụ của người học sinh.

G. Nhặt được của rơi, đem trả người mất.

H. Tham gia các hoạt động từ thiện, nhân đạo.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A, C, E, G

Câu hỏi:

Hãy nêu nhận xét và cảm nghĩ của em về việc làm của thầy giáo Đinh Trí.

Lời giải:

Việc làm của thầy Đinh Trí vừa thể hiện tấm lòng cao thượng, biết yêu thương lo cho người dân, vừa thể hiện là người biết nhìn xa trông rộng. Đó là gương mẫu của người có tấm lòng, sống có đạo đức. Hết lòng vì Đảng, vì dân, xứng đáng với danh hiệu “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

Câu hỏi:

1/ Việc làm của người con trai có vi phạm đạo đức không? Vì sao?

2/ Vỉệc làm đó có vi phạm pháp luật không? Nếu có thì vi phạm pháp luật gì?

3/ Em có suy nghĩ gì qua trường hợp trên?

Lời giải:

1/ Việc làm của anh con trai có vi phạm đạo đức, đó thể hiện là người con bất hiếu, không có lương tâm.

2/ Việc làm đó có vi phạm pháp luật. Trước hết vi phạm pháp luật hình sự vì đã đánh đập, chửi rủa mẹ mình. Sau là không thực hiện đúng bổn phận người con.

3/ Qua bài học trên, mỗi người chúng ta hãy tự ý thức về trách nhiệm, bổn phận và thực hiện nghĩa vụ của người con.

Câu hỏi:

1/ Vì sao Lâm đang là một học sinh lại trở thành đồng bọn trong nhóm trộm cắp?

2/ Mối quan hệ giữa sống có đạo đức và tuân theo pháp luật trong trường hợp của Lâm thể hiện như thế nào ?

3/ Theo em, hành vi vô lễ, xúc phạm thầy cô giáo có phải là hành vi thiếu đạo đức và không tôn trọng pháp luật không ? Vì sao ?

Lời giải:

1/ Lâm sống xa rời tập thể, không chịu nghe lời thầy cô, bố mẹ và các bạn. Chính vì vậy mà Lâm đã trở thành đồng bọn của trộm cắp.

2/ Đó là mối quan hệ chặt chẽ trong tình huống của Lâm. Vì không tuân thủ nội quy, tôn trọng lời dạy dỗ, khuyên bảo của thầy cô, bạn bè mà Lâm đã vi phạm pháp luật.

3/ Hành vi vô lễ, xúc phạm thầy cô giáo có phải là hành vi thiếu đạo đức và không tôn trọng pháp luật. Bởi vì, đó là minh chứng của việc vô lễ, vô phép, thiếu lịch sự, không tôn sư trọng đạo và xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác.

Câu hỏi:

Em có cảm nghĩ gì trước tấm gương của bạn Nguyễn Văn Hà.

Lời giải:

Tấm gương của Hà là một tấm gương sáng đáng để học tập và noi gương. Hà bất chấp tính mạng của mình, không ngại nguy hiểm, tính mạng để mang lại sự sống cho người khác. Đó là một hành động đẹp, xóa tan đi mọi rào cản, mọi rèm pha về nếp sống của giới trẻ ngày nay.

Lời giải:

Những tấm gương em biết đó là: Học sinh giỏi Lê Thái Hoàng, Trương Quế Chi, Trương Bá Tú, Trịnh Hải Hà…

Thông qua những tấm gương đó, em nhận thấy mình cần phải cố gắng hơn nữa để ngày càng sống tốt hơn để trở thành một người sống có đạo đức và tuân theo pháp luật.

Lời giải:

Em tự lên kế hoạch trong học tập, trong rèn luyện đạo đức, văn hóa ứng xử, tham gia giao thông…

Trả lời câu hỏi trang 82 SBT GDCD 9: 1/ Theo em, bác sĩ Nguyễn Tri Thức là người như thế nào ?

2/ Những việc làm của anh đã đem lại lợi ích gì cho mọi người ?

3/ Nếu ai cũng sống và làm việc như bác sĩ Thức thì xã hội sẽ ra sao ?

Lời giải:

1/ Bác sĩ Nguyễn Tri Thức là người giỏi toàn diện cả về chuyên môn và các hoạt động xã hội khác. Vừa tài vừa đức là những điều về bác sĩ.

2/ Anh đã đi hầu hết các tỉnh ở Tây Nguyên, miền Trung, miền Tây và một vài tỉnh Bắc Trung Bộ để khám bệnh giúp những người có hoàn cảnh khó khăn có cơ hội được khám sức khỏe.

Anh chủ trương lồng ghép các nội dung giáo dục, vui chơi, vận động hiến máu và xây dựng ngân hàng máu sống giúp mọi người có thể chung tay đẩy lùi những căn bệnh khó chữa.

3/ Xã hội sẽ càng tốt đẹp hơn nếu như ai cũng có tấm lòng, cũng có ý chí, dám nghĩ dám làm như bác sĩ.