Vì sao phải tăng cường pháp chế trong hành chính nhà nước

Nói đến pháp chế là nói đến sự triệt để tôn trọng pháp luật và thực hiện pháp luật của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân.

Vì sao phải tăng cường pháp chế trong hành chính nhà nước
Nói đến pháp chế là nói đến sự triệt để tôn trọng pháp luật và thực hiện pháp luật của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân. Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản nhất của quản lý hành chính Nhà nước. Và, pháp chế trong quản lý hành chính Nhà nước được hiểu là trật tự pháp luật nhằm bảo vệ và phát triển quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, củng cố và duy trì địa vị pháp lý hành chính của các cơ quan Nhà nước và các tổ chức xã hội.

Đảm bảo pháp chế là tổng thể các biện pháp, phương tiện có tính tổ chức – pháp lý do các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và công dân áp dụng nhằm thực hiện chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của các cơ quan Nhà nước và các tổ chức ấy cũng như việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân.

Đảm bảo pháp chế được hiểu như là những điều kiện, những phương tiện và những khả năng hiện thực trên thực tế đối với pháp luật hiện hành nhằm xây dựng và củng cố chính quyền của dân, do dân, vì dân, bảo vệ các quyền và nghĩa vụ của công dân trên tất cả các mặt của đời sống xã hội.

Bảo đảm pháp chế trong quản lý hành chính Nhà nước suy cho cùng là hoạt động thực thi pháp luật ngày càng có hiệu quả trong thực tế. Yêu cầu bảo đảm pháp chế trong quản lý hành chính Nhà nước là:

– Các yêu cầu chung:

+ Đảm bảo về chính trị: Đường lối và cương lĩnh của Đảng cộng sản Việt Nam phải thể hiện sự tiên phong, định hướng trong hoạt động xây dựng pháp luật. Pháp chế chỉ có thể đạt được nếu chúng ta có nền tảng chính trị ổn định.

+ Đảm bảo về kinh tế: Nền kinh tế phải ổn định và phát triển.

+ Đảm bảo về pháp lý: Pháp chế sẽ chỉ được bảo đảm khi pháp luật tốt. Nghĩa là hệ thống pháp luật đó đảm bảo thống nhất, đồng bộ;

– Các yêu cầu cụ thể:

+ Hoạt động đảm bảo pháp chế phải diễn ra trên cơ sở các quy định của pháp luật.

Xem thêm: Khái niệm và các phương pháp quản lý hành chính nhà nước

+ Hoạt động đảm bảo phải thực hiện một cách thường xuyên, tránh tình trạng có vi phạm mới thực hiện. Như vậy, vừa nhằm mục đích ngăn chặn các vi phạm, các thiếu sót, xử lý và khắc phục các thiếu sót trong quản lý hành chính.

+ Các biện pháp bảo đảm pháp chế phải được phối hợp với nhau vì mỗi biện pháp chỉ tác động tới một đối tượng nhất định trong một thời hạn nhất định.

Vì sao phải tăng cường pháp chế trong hành chính nhà nước

>>> Lut sư tư vn pháp lut trc tuyến qua tng đài: 1900.6568

Để bảo đảm pháp chế trong quản lý hành chính Nhà nước thì cần phải có các phương thức, biện pháp đảm bảo. Đó chính là các hình thức thực hiện chức năng, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân. Các biện pháp pháp lý đảm bảo pháp chế trong trong quản lý hành chính Nhà nước bao gồm:

+ Hoạt động giám sát của cơ quan quyền lực Nhà nước.

+ Hoạt động kiểm tra của các cơ quan hành chính Nhà nước.

+ Hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân.

Xem thêm: Quản lý hành chính nhà nước là gì? Đặc điểm quản lý hành chính nhà nước?

Hoạt  động của Thanh tra Nhà nước và Thanh tra nhân dân.

+ Hoạt động kiểm tra của các tổ chức xã hội (kiểm tra xã hội).

+ Hoạt động khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:

– Nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong quản lý hành chính nhà nước

– Các yêu cầu đối với việc đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước

– Địa vị pháp lý của cơ quan quản lý hành chính nhà nước

Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568  hoặc gửi thư về địa chỉ email: .

Xem thêm: Cơ quan hành chính nhà nước – Chủ thể quản lý hành chính nhà nước quan trọng nhất

——————————————————–

THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:

– Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại

– Tư vấn luật miễn phí qua điện thoại

– Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại

Điều 12 Hiến pháp 1992 khẳng định: “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa“. 

Để quản lý xã hội, Nhà nước sử dụng tổng hợp các phương thức, các công cụ khác nhau: giáo dục, thuyết phục, văn hóa, nghệ thuật… Nhưng phương thức quản lý cơ bản, bao trùm nhất phải là quản lý bằng pháp luật tức là thiết lập nền pháp chế xã hội chủ nghĩa 

Pháp chế xã hội chủ nghĩa là phương thức quản lý của nhà nước đối với xã hội, biểu hiện ở việc thực hiện nghiêm chỉnh và triệt để trong hoạt động của các cơ quan nhà nước của cán bộ, công chức nhà nước các cấp, của các tổ chức xã hội, các tổ chức kinh tế, của mọi công dân đối với pháp luật được nhà nước ban hành. 

Như vậy, pháp chế biểu hiện trên các mặt cơ bản sau: 

– Trước hết pháp chế là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Pháp chế đòi hỏi việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước phải thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Mọi cán bộ, công chức nhà nước phải tôn trọng pháp luật nghiêm chỉnh và triệt để khi thực hành công vụ, nhiệm vụ. Cán bộ, công chức chỉ được thực hiện những việc mà pháp luật quy định. 

– Pháp chế cũng là nguyên tắc hoạt động để thực hiện vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đối với xã hội. Vai trò lãnh đạo của Đảng không nằm ngoài khuôn khổ của các nguyên tắc pháp chế. Điều 4 Hiến pháp 1992 cũng đã xác định: “mọi tổ chức Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”. Pháp chế cũng là nguyên tắc hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội trong quá trình tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội. 

– Pháp chế là nguyên tắc xử sự của công dân. Điều đó đòi hỏi mọi công dân tôn trọng pháp luật nghiêm chỉnh và triệt để trong sinh hoạt hàng ngày, khi thực hiện các hoạt động kinh doanh thương mại, khi tham gia vào các công việc của Nhà nước. Công dân và các chủ thể không phải là cán bộ, công chức có quyền thực hiện những việc mà pháp luật không cấm. 

Để thiết lập và tăng cường pháp chế trong xã hội, cần thực hiện đồng thời nhiều biện pháp cụ thể trên hai lĩnh vực cơ bản.

Một là, Nhà nước phải xây dựng và ban hành một hệ thống pháp luật đầy đủ hoàn chỉnh. 

Hai là, phải có cơ chế và biện pháp đảm bảo pháp luật đó được thực hiện nghiêm chỉnh và triệt để. 

Thiếu một trong hai điều kiện đó đều không thể thiết lập được nền pháp chế trong xã hội. 

Đặc điểm của pháp chế xã hội chủ nghĩa của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Đặc điểm của pháp chế xã hội chủ nghĩa là tính thống nhất cao của nó. Tính thống nhất đó biểu hiện trước hết ở sự thống nhất chặt chẽ, sự phối hợp nhịp nhàng giữa các quy phạm pháp luật, giữa các văn bản pháp luật với nhau cũng như ở tính thống nhất, đồng bộ của toàn bộ hệ thống pháp luật. Điều đó đòi hỏi các cơ quan nhà nước các cấp phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định trong hoạt động lập pháp, lập quy. 

Tính thống nhất của pháp chế xã hội chủ nghĩa còn thể hiện ở việc thực hiện thống nhất mọi pháp luật đã ban hành trong phạm vi cả nước. Trong nhà nước ta không thể chấp nhận tình trạng pháp chế ở địa phương này khác với pháp chế ở địa phương khác, cùng một văn bản pháp luật nhưng lại được mỗi nơi, mỗi cấp, mỗi ngành áp dụng khác nhau. Đứng trên quan điểm pháp chế thì mọi văn bản pháp luật đang có hiệu lực phải được mọi người thực hiện. Không một địa phương nào, một ngành nào được phép tuyên bố không thực hiện những văn bản đó với bất kỳ lý do nào, nếu cơ quan có thẩm quyền chưa tuyên bố hủy bỏ nó. 

Vì vậy, xem xét thực trạng, trình độ xây dựng ban hành pháp luật của nhà nước và thực trạng, trình độ thực hiện pháp luật đó trong xã hội là tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá thực trạng của pháp chế của Nhà nước ta hiện nay.

 Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa đối với Nhà nước Việt Nam 

Những thành tựu trong công cuộc đổi mới ở đất nước đã đưa nước ta đứng trước thời kỳ phát triển mới với những yêu cầu và thách thức mới. Trong đó, như Đảng ta nhận định, hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước, trình độ, năng lực của bộ máy nhà nước và đi liền với nó là thực trạng của nền pháp chế hiện nay đang không theo kịp với những thành tựu đổi mới nền kinh tế trở thành yếu tố kìm hãm sự phát triển tiếp tục của nền kinh tế.

Vì vậy, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa đang là một yêu cầu cấp bách đối với đất nước ta hiện nay, gắn liền với việc hoàn thiện một bước bộ máy nhà nước mà trọng tâm là cải cách nền hành chính quốc gia. Nói cách khác, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa ở Nhà nước ta hiện nay không phải chỉ là những vấn đề liên quan đến pháp luật và thực hiện pháp luật, mà trước hết nó phải đi liền với việc hoàn thiện, cải tổ bộ máy nhà nước bao gồm cả hệ thống lập pháp, hệ thống hành pháp và hệ thống tư pháp. Trong đó, những đòi hỏi cấp bách và được coi là những biện pháp quan trọng nhất để tăng cường pháp chế là: 

– Xây dựng một hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ và dần hoàn thiện làm cơ sở cho việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước tinh giản, gọn nhẹ có hiệu lực, đủ trình độ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công cuộc đổi mới. Đặc biệt, pháp luật đó phải tạo cơ sở xây dựng một bộ máy hành chính lành mạnh với các thủ tục hành chính đơn giản, xóa bỏ những thủ tục rườm rà, tạo cơ hội cho các hành vi quan liêu, tham nhũng. Đồng thời, phải xác định rõ trách nhiệm quyền hạn của từng cơ quan nhà nước, của cán bộ, công chức nhà nước để trên cơ sở đó mỗi cá nhân thực hiện đúng phạm vi thẩm quyền được giao. 

– Xây dựng và bổ sung đầy đủ các quy phạm pháp luật bảo đảm cho công dân Việt Nam được pháp luật ghi nhận đầy đủ quyền làm chủ của 

mình, thực thi trong thực tế các quyền đã được Hiến pháp ghi nhận đúng với tư cách của một công dân trong một “Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”, theo nguyên tắc: “công dân được làm mọi việc mà pháp luật không cấm”. 

– Một lĩnh vực hết sức quan trọng khác là xây dựng một hệ thống pháp luật về kinh tế phù hợp với nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà Đảng đã xác định. Hệ thống pháp luật đó phải tạo nên một khung pháp lý vừa bảo đảm cho hoạt động kinh doanh tự do, vừa bảo đảm được vai trò điều tiết, quản lý của Nhà nước một cách thích hợp. 

– Trong lĩnh vực thực hiện pháp luật, vấn đề có ý nghĩa quan trọng là nâng cao trình độ nhận thức pháp luật và ý thức pháp luật của mọi công dân cũng như của cán bộ, công chức nhà nước. Điều đó bao gồm cả việc nâng cao nhận thức về bản chất, vai trò của pháp luật của Nhà nước dân chủ của ta, cũng như nâng cao hiểu biết về các quy định pháp luật cụ thể để bảo đảm rằng bất kỳ ai, hoạt động trên lĩnh vực nào cũng phải biết rõ các quyền và nghĩa vụ của mình được pháp luật quy định trên lĩnh vực đó như thế nào.

Đồng thời, cơ quan nhà nước cũng như các tổ chức xã hội phải thực hiện việc tuyên truyền, giáo dục để hình thành và nâng cao ý thức pháp luật, kiên quyết đấu tranh để dần gạt bỏ những tàn dư của ý thức pháp luật cũ. Ý thức pháp luật của các chủ thể trong xã hội ngày nay phải thích ứng với những điều kiện của nền kinh tế, của xã hội Việt Nam trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế đồng thời với việc xây dựng nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc. 

– Nói đến pháp luật là phải nói đến sự cưỡng chế của Nhà nước đối với người vi phạm pháp luật. Pháp luật phải tạo cơ sở cho việc xử lý nghiêm minh đối với mọi hành vi vi phạm pháp luật. Không thể để bất cứ hành vi vi phạm pháp luật nào mà không bị xử lý theo đúng pháp luật. 

Thiết lập nền pháp chế xã hội chủ nghĩa là thiết lập một xã hội mà pháp luật là tiêu chuẩn cao nhất việc quản lý xã hội, điều đó cũng có nghĩa là xây dựng một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.