Vì sao trẻ nhỏ

Thuốc thường được sử dụng ở người lớn để giảm buồn nôn và nôn thường ít được sử dụng ở trẻ em vì hiệu quả của việc điều trị không được chứng minh và vì những thuốc này có nguy cơ gây ra các phản ứng phụ và làm che lấp bệnh nền. Tuy nhiên, nếu buồn nôn hoặc nôn nghiêm trọng hoặc liên tục, thuốc chống nôn có thể được sử dụng một cách cẩn thận ở trẻ> 2 tuổi. Thuốc được sử dụng bao gồm

  • Promethazine: Đối với trẻ> 2 tuổi, 0,25 đến 1 mg/kg (tối đa 25 mg) uống, tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch, hoặc đặt hậu môn mỗi 4 đến 6 giờ

  • Prochlorperazine: Đối với trẻ> 2 tuổi và cân nặng từ 9 đến 13 kg, 2,5 mg uống mỗi 12-24 giờ; đối với trẻ từ 13 đến 18 kg, 2,5 mguống mỗi 8-12 giờ; đối với trẻ từ 18 đến 39 kg, 2,5 mg uống mỗi 8 giờ; đối với những người> 39 kg, 5 đến 10 mg sau mỗi 6 đến 8 giờ

  • Metoclopramide: 0.1 mg/kg uống hoặc tiêm tĩnh mạch mỗi 6 h (tối đa 10 mg/liều)

  • Ondansetron: 0,15 mg/kg (tối đa 8 mg) tiêm tĩnh mạch mỗi 8 h hoặc, nếu sử dụng dạng uống, trẻ em từ 2 đến 4 tuổi, 2 mg mỗi 8 giờ; đối với trẻ từ 4 đến 11 tuổi, 4 mg mỗi 8 giờ; đối với người 12 tuổi, 8 mg mỗi 8 giờ

Promethazine là một thuốc ức chế thụ thể H1 (kháng histamine) bằng cách ức chế đáp ứng của trung tâm nôn với các kích thích ngoại vi. Tác dụng bất lợi phổ biến nhất là ức chế hô hấp và an thần; thuốc chống chỉ định ở trẻ <2>

Prochlorperazine là chất ức chế thụ thể dopamine yếu, làm giảm vùng kích hoạt của các thụ thể hóa học. Cử động bất thường không ngừng và loạn trương lực cơ là những tác dụng phụ thường gặp nhất, xảy ra ở 44% bệnh nhân.

Metoclopramide là một chất đối kháng thụ thể dopamine, hoạt động cả ở giữa và ngoại vi bằng cách tăng vận động dạ dày và giảm xung động afferent đến vùng kích hoạt hóa học. Akathisia và dystonia xảy ra ở 25% trẻ em.

Ondansetron là một serotonin có chọn lọc (5-HT3) thụ thể ngăn chặn sự bắt đầu của phản xạ nôn ở ngoại biên. Một liều duy nhất của ondansetron là an toàn và hiệu quả ở trẻ bị viêm dạ dày ruột cấp tính và không đáp ứng với liệu pháp bù nước uống Bù dịch đường uống (ORT). Bằng cách tạo điều kiện cho ORT, thuốc này có thể ngăn ngừa sự cần thiết của dịch truyền tĩnh mạch hoặc, ở trẻ uống nước tiểu, có thể giúp ngăn ngừa bệnh viện. Thông thường, chỉ dùng một liều duy nhất vì liều lặp đi lặp lại có thể gây ra tiêu chảy liên tục.

Ợ hơi, nấc cụt, nôn trớ,… là những tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, khá nhiều bà mẹ cảm thấy bất an, lo lắng khi bé ợ hơi quá nhiều. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng này? Làm sao để phòng tránh, cải thiện chứng ợ hơi nhiều ở trẻ em hiệu quả và an toàn nhất? 

Tuy là tình trạng phổ biến nhưng không phải mẹ nào cũng biết ợ hơi nhiều ở trẻ em là gì và dấu hiệu nào cho thấy trẻ đang bị ợ hơi nhiều và liên tục.

Ợ hơi nhiều ở trẻ em là gì? 

Ợ hơi là quá trình giải phóng không khí trong dạ dày ra ngoài thông qua đường miệng. Và tình trạng này thường xảy ra ở trẻ em. Đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi nhiều hơn là người lớn. Theo đó, khi bé bú nhanh hoặc khóc nhiều thì sẽ vô tình nuốt nhiều không khí vào bụng, gây đầy hơi và ợ, kèm theo đó là cảm giác chướng bụng, khó chịu, dẫn đến biếng ăn, bỏ bú. Nếu tình trạng này kéo dài có thể gây nên sự thiếu hụt dinh dưỡng trầm trọng cho bé. 

Dấu hiệu của ợ hơi nhiều ở trẻ em

Không khó để nhận biết tình trạng ợ hơi ở trẻ em thông qua các dấu hiệu sau:

  • Sau 1 – 2 giờ bú/ ăn, bụng bé vẫn căng tròn.
  • Sờ vào bụng bé có cảm giác căng cứng. Vỗ nhẹ vào bụng thì nghe âm thanh như tiếng trống gõ.
  • Bé ợ liên tục (bao gồm ợ hơi, ợ chua, ợ nóng) sau khi bú/ ăn.
  • Bé khó chịu, quấy khóc nhiều sau khi bú/ ăn.
  • Bé bỏ bú, biếng ăn.
  • Gặp khó khăn khi đi tiêu (táo bón hoặc tiêu chảy).
  • Không “đánh rắm” như bình thường.

Vì sao trẻ nhỏ

Ợ hơi nhiều ở trẻ em và nôn trớ là tình trạng phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Sở dĩ trẻ em ợ hơi liên tục, ợ hơi nhiều hơn người lớn là do hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh và còn non yếu. Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác gây ra tình trạng này, có thể kể đến như: 

Đây là nguyên chính gây ợ hơi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi, đang trong giai đoạn ăn dặm. Theo đó, khi bé bú hoặc quá trình ăn cháo/ bột, bé có thể hít và nuốt nhiều không khí vào trong dạ dày. Và sau khi bú/ ăn xong, bé sẽ trong tình trạng đầy hơi và ợ liên tục để đẩy không khí trong dạ dày ra ngoài. 

Vì còn nhỏ nên bé chưa ý thức và cảm nhận được cảm giác no. Bên cạnh đó, một số mẹ mắc sai lầm là ép con ăn/ bú quá nhiều và khoảng cách giữa các cữ bú/ bữa ăn quá gần nhau khiến lượng sữa và thức ăn nhiều hơn “sức chứa” của dạ dày. Lượng thức ăn này chưa kịp tiêu hóa thì bé đã được mẹ tiếp tục cho bú/ ăn chính là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay bị ợ hơi, thậm chí là nôn trớ. 

Vì sao trẻ nhỏ

Ăn quá nhiều có thể khiến ợ hơi nhiều ở trẻ em, đầy hơi hoặc trướng bụng

Bên cạnh việc ép bé bú/ ăn quá nhiều, một số mẹ còn cho bé ăn dặm quá sớm (trước 5 tháng tuổi) hoặc chia khẩu phần ăn dặm không hợp lý (nhiều tinh bột). Ngoài ra, việc cho bé ăn những thức ăn mà bé chưa có khả năng nhai, nuốt cũng như không đủ men để tiêu hóa sẽ khiến thức ăn bị “ứ đọng” trong đường ruột, gây trướng bụng và ợ hơi nhiều lần.

Ợ hơi ở trẻ sơ sinh có thể xảy ra khi bé bị dị ứng với những thành phần có trong sữa mẹ hoặc sữa công thức. Tương tự, ợ hơi ở trẻ nhỏ cũng có thể do bé bị dị ứng thức ăn hoặc ngộ độc thực phẩm. Đi kèm với ợ hơi, bé có thể bị nôn ói, tiêu chảy, quấy khóc, mệt mỏi,… Mẹ cần theo dõi sát sao để cho bé đi viện kịp thời. 

Một số trẻ buộc phải dùng kháng sinh và liên tục trong 14 ngày trong quá trình điều trị bệnh có thể gặp biến chứng ợ hơi, nôn ói, đi ngoài nhiều lần do thành phần của thuốc làm suy giảm những lợi khuẩn trong đường ruột. 

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị ợ hơi có thể kèm theo đầy bụng, nôn trớ, không chỉ khiến bé khó chịu, mệt mỏi mà còn ảnh hưởng đến hoạt động bú/ ăn và quá trình phát triển của bé. Do đó, mẹ cần trang bị kiến thức và áp dụng các cách phòng tránh cũng như cải thiện tình trạng hiệu quả bằng những biện pháp sau.

Tư thế cho bú đóng vai trò quan trọng trong việc giúp bé bú no và tránh được những sự cố sặc, ho trong khi bú và nôn trớ sau khi bú. Nhưng như thế nào là đúng tư thế? Theo đó, khi cho bé bú, mẹ hãy giữ đầu bé cao hơn dạ dày để giúp sữa dễ dàng chảy xuống dạ dày, còn không khí hít vào sẽ nằm ở bên trên, có thể đẩy ra ngoài qua đường miệng hiệu quả hơn.

Vì sao trẻ nhỏ

Cho bé bú đúng tư thế để bé được bú no và tránh bị ợ hơi, nôn trớ sau khi bú xong

Ngoài ra, hãy điều chỉnh làm sao để miệng bé ngậm vừa núm vú, không hở quá nhiều để tránh hít phải khí thừa. Nếu là bú bình thì canh chỉnh độ dốc của bình vừa phải, mực sữa trong bình luôn ngập núm vú. Bằng những cách này, bé sẽ tránh nuốt phải không khí vào trong bụng, gây đầy bụng và ợ hơi. 

Sau khi bé bú/ ăn khoảng 20 phút, mẹ hãy thực hiện vỗ ợ hơi cho bé bằng những cách sau:

  • Bồng bé lên và tựa đầu bé vào vai mẹ. Sau đó dùng tay xoa nhẹ lưng bé theo chiều từ dưới xương sống lên trên cổ để giúp đẩy không khí từ trong bụng lên trên và ra ngoài dễ dàng.
  • Đặt bé nằm hoặc ngồi (nếu bé biết ngồi) trên đùi mẹ. Một tay giữ nhẹ cằm bé, một tay xoa và vỗ nhẹ lưng bé đến khi thấy bé ợ là được. 

Đặt bé nằm ngửa, cầm nhẹ hai chân bé và cho cử động như động tác đạp xe. Hoặc cũng có thể là kéo nhẹ chân bé lên trên ngực rồi hạ xuống dưới. Hành động này cũng sẽ giúp bé dễ dàng đẩy được lượng hơi đầy trong bụng ra ngoài dễ dàng. Tuy nhiên, chỉ áp dụng nếu bé vui vẻ và chịu hợp tác. Nếu bé khó chịu và giãy giụa, mẹ nên dừng để tránh làm đau bé. 

Massage bụng mang đến nhiều lợi ích, vừa giúp bé dễ dàng ợ hơi, vừa có lợi cho hoạt động tiêu hóa và đi ngoài. Theo đó, sau khi bé bú/ ăn 20 phút, mẹ hãy dùng các ngón tay của mình để nhẹ nhàng massage bụng bé theo chiều kim đồng hồ và từ trong rốn ra ngoài bụng. Có thể thoa một xíu dầu tràm vào tay mẹ để vừa tránh ma sát (vì da bé nhạy cảm, rất dễ bị tổn thương), vừa gia tăng hiệu quả vì dầu tràm rất tốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. 

Vì sao trẻ nhỏ

Massage bụng nhẹ nhàng là cách phòng tránh ợ hơi nhiều ở trẻ em

Ợ hơi nhiều ở trẻ em có thể khiến bé mệt mỏi, khó chịu, quấy khóc và cáu bẩn. Để bé dễ chịu hơn, hãy nhúng khăn sạch vào nước ấm rồi chườm lên bụng bé. Dưới sức nóng của nước và sức nặng của khăn ướt, chứng đầy hơi sẽ được cải thiện và bé cũng cảm thấy bớt đau tức bụng, khó chịu. Lưu ý là khăn được nhúng vào nước có độ ấm vừa phải, không quá nóng để tránh làm bỏng. 

Thể tích dạ dày và chiều dài ruột của bé sẽ khác nhau ở từng giai đoạn, từng độ tuổi. Vì thế, tùy tuổi của con mà mẹ cung cấp các bữa ăn hợp lý. Nhưng nhìn chung, nên chia thành 6 – 8 bữa/ngày và mỗi lần ăn vừa phải để vừa cung cấp đủ chất dinh dưỡng và nhu cầu năng lượng, vừa tránh tình trạng ăn một lúc quá nhiều khiến thức ăn khó tiêu hóa, gây đầy bụng, ợ hơi, nôn ói. 

Với những bé có cơ địa dị ứng, nên thận trọng khi chọn sữa và thực phẩm để tránh gây dị ứng thức ăn, ngộ độc thực phẩm. Bởi vì điều này không chỉ khiến bé ợ, nôn, tiêu chảy mà còn đặc biệt nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng. 

Quá trình nuôi con và chăm con, bất kỳ sự cố nào về sức khỏe của con cũng sẽ khiến bố mẹ cảm thấy lo lắng. Và tình trạng ợ hơi nhiều ở trẻ em cũng không ngoại lệ. Trong một số trường hợp, bố mẹ không biết ợ hơi ở trẻ sơ sinh là gì và làm sao để cải thiện nếu bé bị ợ hơi quá nhiều, liên tục, kèm theo những biểu hiện mệt mỏi, quấy khóc, bỏ bú, biếng ăn,… thì cần được đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám và điều trị.

Khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc là địa chỉ khám nhi uy tín được đông đảo khách hàng tin tưởng lựa chọn. Khoa quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện hàng đầu như Nhi Trung ương, Bạch Mai, Xanh Pôn…Chính vì vậy, cha mẹ hoàn toàn có thể yên tâm khi lựa chọn Hồng Ngọc.

Bên cạnh đó, quy trình khám nhanh chóng, không chờ đợi lâu, phong cách phục vụ chuyên nghiệp, tận tình cũng là những điểm cộng của khoa Nhi Hồng Ngọc

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Thông tin liên hệ:

Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội

Tel: 024 3927 5568 / 024 7300 8866