Video bài giảng khoảng cách lớp 11

Tips: Để học hiệu quả bài giảng: [Hình không gian 11] Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau lớp 11 bạn hãy tập trung và dừng video để làm bài tập minh họa nhé. Chúc bạn học tốt tại Baigiang365.vn

A. Bài giảng

B. Câu hỏi

Cho hình chóp $A.BCD$ có cạnh $AC \bot \left( {BCD} \right)$ và $BCD$ là tam giác đều cạnh bằng $a$. Biết $AC = a\sqrt 2 $ và $M$ là trung điểm của $BD$. Khoảng cách từ $C$ đến đường thẳng $AM$ bằng

a. $a\sqrt {\dfrac{2}{3}} $.
b. $a\sqrt {\dfrac{6}{{11}}} $.
c. $a\sqrt {\dfrac{7}{5}} $.
d. $a\sqrt {\dfrac{4}{7}} $.

Cho hình hộp chữ nhật $ABCD.ABCD$ có đáy $ABCD$ là hình vuông cạnh \(a\sqrt 2 \), $AA = 2a$. Tính khoảng cách $d$ giữa hai đường thẳng $BD$ và $CD$.

a. $d = a\sqrt 2 .$
b. $d = 2a.$
c. $d = \dfrac{{2a\sqrt 5 }}{5}.$
d. $d = \dfrac{{a\sqrt 5 }}{5}.$

Cho hình chóp $S.ABC$ có đáy $ABC$ là tam giác vuông cân tại $A,$ tam giác $SBC$ là tam giác đều cạnh $a$ và nằm trong mặt phẳng vuông góc với đáy. Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng $SA$ và $BC.$

a. $d = \dfrac{{a\sqrt 3 }}{2}.$
b. $d = \dfrac{{a\sqrt 3 }}{4}.$
c. $d = \dfrac{{3a\sqrt 3 }}{8}.$
d. $d = a\sqrt 3 .$

C. Lời giải

Phương pháp giải

Dựng hình chiếu của \(C\) trên \(AM\).

Tính khoảng cách dựa vào hệ thức giữa cạnh và đường cao trong tam giác vuông.

Đáp án chi tiết:

Video bài giảng khoảng cách lớp 11

Dựng $CH \bot AM \Rightarrow d\left( {C,AM} \right) = CH$ .

Vì $\Delta BCD$ là tam giác đều cạnh $a$ và $M$ là trung điểm của $BD$ nên dễ tính được $CM = \dfrac{{a\sqrt 3 }}{2}$.

Xét $\Delta ACM$ vuông tại $C$ có $CH$ là đường cao, ta có:

$\begin{array}{l}\dfrac{1}{{C{H^2}}} = \dfrac{1}{{C{A^2}}} + \dfrac{1}{{C{M^2}}} = \dfrac{1}{{2{a^2}}} + \dfrac{1}{{\dfrac{{3{a^2}}}{4}}} = \dfrac{{11}}{{6{a^2}}}\\ \Rightarrow C{H^2} = \dfrac{{6{a^2}}}{{11}} \Rightarrow CH = a\sqrt {\dfrac{6}{{11}}} \end{array}$

Đáp án cần chọn là: b

Phương pháp giải

Dựa vào phương pháp xác định mặt phẳng chứa đường thẳng này và song song với đường thẳng kia đưa về tính khoảng cách từ một điểm đến một mặt phẳng

Đáp án chi tiết:

Video bài giảng khoảng cách lớp 11

Gọi $I$ là điểm đối xứng của $A$ qua $D$,

suy ra $BCID$ là hình bình hành nên $BD//CI$

Do đó \(d\left( {BD;CD} \right) = d\left( {BD;\left( {CDI} \right)} \right) = d\left( {D;\left( {CDI} \right)} \right).\)

Kẻ \(DE \bot CI\) tại \(E\), kẻ $DK \bot DE\,\,\left( 1 \right)$ ta có:

\(\left\{ \begin{array}{l}CI \bot DE\\CI \bot DD\end{array} \right. \Rightarrow CI \bot \left( {DDE} \right) \Rightarrow CI \bot DK\,\,\left( 2 \right)\)

Từ (1) và (2) \( \Rightarrow DK \bot \left( {CDI} \right) \)

\(\Rightarrow d\left( {D;\left( {CDI} \right)} \right) = DK.\)

Xét tam giác $IAC$, ta có $DE // AC$ (do cùng vuông góc với $CI$) và có $D$ là trung điểm của $AI$ nên suy ra $DE$ là đường trung bình của tam giác $ACI$. Suy ra \(DE = \dfrac{1}{2}AC = \dfrac{{a\sqrt 2 }}{{\sqrt 2 }} = a.\)

Tam giác vuông $DDE$, có $DK = \dfrac{{DD.DE}}{{\sqrt {D'{D^2} + D{E^2}} }} = \dfrac{{2a.a}}{{\sqrt {4{a^2} + {a^2}} }} = \dfrac{{2a\sqrt 5 }}{5}.$

Đáp án cần chọn là: c

Phương pháp giải

Dựa vào cách xác định mặt phẳng chứa đường thẳng này và vuông góc với đường thẳng còn lại.

Đáp án chi tiết:

Video bài giảng khoảng cách lớp 11

Gọi $H$ là trung điểm của $BC$ khi đó $SH \bot BC$.

Mặt khác $\left( {SBC} \right) \bot \left( {ABC} \right)$ do đó $SH \bot \left( {ABC} \right)$.

Ta có $SH = \dfrac{{a\sqrt 3 }}{2}$ và $AB = AC = \dfrac{a}{{\sqrt 2 }};AH = \dfrac{{BC}}{2} = \dfrac{a}{2}$.

Do $\left\{ \begin{array}{l}BC \bot AH\\BC \bot SH\end{array} \right. \Rightarrow BC \bot \left( {SHA} \right).$

Dựng $HK \bot SA$ khi đó $HK$ là đoạn vuông góc chung của $BC$ và $SA$.

Lại có $HK = \dfrac{{SH.AH}}{{\sqrt {S{H^2} + H{A^2}} }} = \dfrac{{a\sqrt 3 }}{4}$. Vậy $d\left( {SA;BC} \right) = \dfrac{{a\sqrt 3 }}{4}.$

Đáp án cần chọn là: b

Chúc mừng bạn đã hoàn thành bài học: [Hình không gian 11] Tính khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau lớp 11


THẦY NGÂN KỲ _ Khoảng cách từ một điểm đến một mặt phẳng Phần 2 Xem chi tiết

Thầy Ngân Kỳ_Khoảng cách từ một điểm đến mặt phẳng Phần 1 Xem chi tiết

Giải bài 7 trang 120 (Khoảng cách) SGK Hình học 11 Xem chi tiết

Khoảng Cách Điểm Đến Mặt Phẳng (P1)- Thầy Nguyễn Quốc Chí Tuyensinh247 Xem chi tiết

Siêu Công Thức Tính Khoảng Cách Hai Đường Chéo Nhau (Không cần kẻ đường phụ) Xem chi tiết

Giải Trắc Nghiệm Khoảng Cách Hình Không Gian Thầy Nguyễn Quốc Chí Xem chi tiết

[ĐTN] BÍ KÍP TÍNH KHOẢNG CÁCH TỪ MỘT ĐIỂM TỚI MỘT MẶT PHẲNG Xem chi tiết

Khoảng cách giữa hai đường thẳng chéo nhau Thầy Phạm Quốc Vượng Xem chi tiết

[ĐTN] VIDEO KHOẢNG CÁCH GIỮA HAI ĐƯỜNG CHÉO NHAU Xem chi tiết

Khoảng cách từ một điểm đến một mặt phẳng P2- thầy Phạm Quốc Vượng Xem chi tiết