Viêm kết mạc cấp khác là gì

Viêm kết mạc cấp tính là bệnh về mắt có thể liên quan đến một số bệnh lý như giảm thị lực, nhạy cảm với ánh sáng, chảy nước mắt hay mất thị lực do kết mạc co rút. Khi viêm cấp tính, các mạch máu ở kết mạc sung huyết làm cho kết mạc phù và đỏ, vì vậy người ta thường gọi viêm kết mạc cấp là đau mắt đỏ.

Viêm kết mạc cấp khác là gì

Ảnh minh họa

Viêm kết mạc cấp tính rất dễ lây với mức độ tấn công trong nội bộ gia đình lên đến 50%. Viêm kết mạc xảy ra do virus, vi khuẩn nên có khả năng lây lan cao thậm chí bùng phát thành dịch. Con đường lây nhiễm viêm kết mạc chủ yếu là tiếp xúc trực tiếp với ghèn, gỉ mắt của người bệnh hay dịch tiết ở mắt, qua các vật dụng trung gian như khăn mặt, kính, chậu rửa mặt… Bệnh cũng lây qua đường hơi thở và đường nước bọt như khi nói chuyện gân, ho, hôn… Do vậy, cần cách ly người bệnh đau mắt đỏ và có các biện pháp dự phòng để hạn chế nguy cơ lây nhiễm như đeo khẩu trang khi tiếp xúc với bệnh nhân, rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng sát khuẩn, không dùng chung các vật dụng cá nhân… Khoảng 35–50% bệnh nhân phát triển các biến chứng. Không giống như viêm kết mạc do vi khuẩn, viêm kết mạc cấp tính có thể gây ra các bệnh lý nguy hiểm như:  Giảm thị lực hoặc độ nhạy ánh sáng do thâm nhiễm dưới biểu mô dai dẳng (giác mạc viêm tích tụ); chảy nước mắt mãn tính (chảy nước mắt quá mức) từ các vấn đề thoát lệ đạo; mất thị lực do kết mạc co rút và kết mạc bị dính một phần hay toàn phần (sẹo kết mạc).

1. Nguyên nhân của viêm kết mạc cấp tính

– Viêm kết mạc cấp tiết tố mủ do vi khuẩn: thường gặp do lậu cầu (Neisseria Gonorrhoeae), hiếm gặp do não mô cầu (Neisseria Menigitidis).

– Viêm kết mạc cấp tiết tố màng do vi khuẩn: thường gặp do vi khuẩn bạch hầu (C. Dipptheria) và liên cầu ( Streptococcus Pyogene), phế cầu.

– Viêm kết mạc do virus: do virus Adeno virus, Entero virus…

2. Triệu chứng của bệnh viêm kết mạc cấp tính

Bệnh viêm kết mạc cấp tính thường có các triệu chứng điển hình như: cộm xốn, ngứa mắt, sưng đỏ mí và kết mạc, chảy rỉ ghèn và nước mắt, nhất là vào buổi sáng ghèn làm dính chặt lông mi rất khó mở mắt khiến người bệnh khó chịu, phải thường xuyên dụi mắt.

Một số trường hợp viêm kết mạc cấp do virus sẽ bị nổi hạch trước tai sưng và đau. Nếu nguyên nhân là vi trùng thì ghèn thường có màu vàng đặc như mủ còn do virus thì thường trắng trong, dai kéo thành sợi. Một số có thể kèm theo các triệu chứng viêm đường hô hấp như ho, sốt, sổ mũi, khò khè.

Bình thường bệnh sẽ giảm dần và hết sau 5-7 ngày. Nếu bị biến chứng viêm giác mạc (lòng đen) sẽ có biểu hiện chảy nước mắt, nhìn mờ, chói mắt khi nhìn ra ánh sáng. Trường hợp này nếu không được điều trị đúng và kịp thời có thể gây loét giác mạc rất nguy hiểm và ảnh hưởng tới thị lực lâu dài.

Một số trường hợp tiến triển nặng, các sợi Fibrin trong dịch tiết của kết mạc sẽ kết hợp với tế bào viêm và vi khuẩn tạo thành một màng giả bám chặt ở mặt trong kết mạc, gây sưng húp mi mắt, loét trợt biểu mô giác mạc rất nguy hiểm. Có thể kèm theo xuất huyết kết mạc và chảy nước mắt lẫn máu hồng.

3. Cách phòng ngừa bệnh viêm kết mạc cấp tính

– Để phòng bệnh, cần giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân.

– Rửa tay thường xuyên với xà phòng, đặc biệt sau khi tiếp xúc với người bệnh.

– Dùng riêng khăn, chậu rửa mặt khi bị bệnh để tránh lây lan sang người khác.

– Tránh chạm vào mắt không bị nhiễm sau khi đã chạm vào mắt bị nhiễm.

– Khi đi đường bụi phải đeo kính, tra nước muối sinh lý để rửa mắt, rửa tay xà phòng thường xuyên.

– Không tự ý mua thuốc tra nhỏ hoặc dùng thuốc của người khác tra nhỏ khi bị bệnh. Không tự đắp lá trầu, lá dâu vào mắt… vì có thể gây nhiễm trùng nặng thêm.

- Đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị khi có các triệu chứng của bệnh viêm kết mạc cấp tính.

CN. Vũ Văn Trình (t/h)

Viêm kết giác mạc là một bệnh truyền nhiễm cấp tính gây tổn thương trực tiếp tới kết mạc là màng trong suốt màng phủ sau hai mi và phủ trước lòng trắng mắt. Viêm kết giác mạc cấp tính còn có tên gọi khác là đau mắt đỏ.

Bệnh này là một bệnh đơn giản và dễ điều trị nhưng nếu không điều trị kịp thời và dùng thuốc đúng chỉ định, có thể sẽ dẫn tới tình trạng mù lòa do biến chứng lên giác mạc.

 Viêm kết giác mạc là gì?

Viêm kết giác mạc là một bệnh rất thường gặp khi bệnh nhân đến khám chuyên khoa mắt. Là tình trạng viêm của kết mạc, lớp màng trong suốt phủ lên lòng trắng của mắt và phủ phía sau sụn mi, làm các mạch máu dãn nở, làm xuất hiện các triệu chứng: đỏ, ghèn, cộm, xốn…

Triệu chứng:

Bệnh xuất hiện lúc đầu ở một mắt, sau đó lan sang mắt còn lại trong một vài ngày. Mi mắt sưng đau. Có ghèn trong hoặc đục như mủ. Có thể màng giả ở kết mạc sụn mi. Đỏ mắt, ngứa, cộm xốn. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh, có thể có các triệu chứng đặc trưng như:

Đau mắt đỏ do vi khuẩn kèm theo đổ nhiều ghèn (rỉ) màu xanh, vàng dính.

Trường hợp do virus thường chảy nước mắt nhiều, bệnh nhân rất nhạy cảm với ánh sáng, nổi hạch ngay trước tai, sốt nhẹ, kèm theo triệu chứng viêm mũi họng.

Đau mắt đỏ do dị ứng mắt ngứa dữ dội, kèm ghèn trong dính, có thể có tiền căn hoặc đang có biểu hiện của dị ứng: chàm da, hen phế quản, dị ứng thức ăn, thuốc…

Viêm kết mạc cấp khác là gì

Nguyên nhân

  • Viêm bờ mi.
  • Viêm kết giác mạc do dị ứng, thường không lây nhiễm.
  • Viêm kết giác mạc cấp tiết tố mủ do vi khuẩn: thường gặp do lậu cầu (Neisseria Gonorrhoeae), hiếm gặp do não cầu (Neisseria Menigitidis).
  • Viêm kết giác mạc cấp tiết tố màng do vi khuẩn: thường gặp do vi khuẩn bạch hầu (Dipptheria) và liên cầu (Streptococcus Pyogene), phế cầu,…
  • Viêm kết giác mạc do virus: do virus Adeno virus, Entero virus.

Viêm kết mạc cấp khác là gì

Lây truyền qua:

  • Tiếp xúc trực tiếp với chất tiết, rỉ mắt của người bệnh như bắt tay, cầm, nắm, chạm vào những vật dụng đã nhiễm nguồn bệnh (tay nắm cửa, điện thoại, đồ dùng cá nhân, khăn mặt, gối …).
  • Lây lan qua không khí (hạt khí dung) hay các con vật trung gian truyền bệnh như ruồi.
  • Sử dụng nguồn nước đã bị nhiễm bẩn.
  • Điều trị bệnh viêm kết giác mạc
  • Dùng thuốc: kháng sinh, kháng viêm. Nước mắt nhân tạo (thường viêm kết giác mạc gây ra tình trạng khô mắt gây triệu chứng của bệnh nặng nề hơn).
  • Có thể có thêm thuốc đặc trị khác tùy trường hợp cụ thể, phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và tình trạng mắt lúc thăm khám.

Viêm kết mạc cấp khác là gì

Chăm sóc mắt:

  • Rửa sạch tay trước và sau khi tiếp xúc với mắt.
  • Lau mắt bằng gạc y tế hoặc khăn cá nhân sạch (giặt bằng xà phòng và phơi chỗ có nắng).
  • Tránh để chất tiết từ mắt tiếp xúc với người lành vì dễ lây lan thành dịch trong trường hợp viêm kết mạc do virus.
  • Tái khám ngay khi có các triệu chứng nặng của bệnh: Nhìn mờ, mắt đau nhức nhiều, sợ ánh sáng.     

Phòng ngừa bệnh viêm kết giác mạc

  • Vệ sinh tốt là cách tốt nhất để kiểm soát lây lan viêm kết giác mạc.
  • Không dụi mắt bằng tay.
  • Rửa tay kỹ và thường xuyên với nước ấm, điều này rất quan trọng.
  • Lau rửa mắt 2 lần một ngày bằng khăn giấy hoặc cotton ẩm, sau đó vứt ngay.
  • Giặt ga giường, vỏ gối, khăn tắm trong nước tẩy và ấm.
  • Tránh dùng chung các vật dụng như khăn mặt, chậu rửa.
  • Rửa tay sau khi tra thuốc mắt.
  • Không tra vào mắt lành thuốc nhỏ của mắt đang bị nhiễm khuẩn.

Hãy đến gặp bác sĩ nếu có những triệu chứng trên mắt như sưng, đỏ, nhìn mờ… Không tự ý dùng thuốc nhỏ mắt khi chưa có chỉ định của bác sỹ. Chăm sóc mắt hàng ngày để có đôi mắt khỏe.

Dịch vụ khám sức khỏe liên quan

  • Gói Tầm soát Bệnh lý về Mắt.

Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Khoa Mắt Bệnh viện Quốc tế City

Số 3, đường 17A, P. Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP.HCM.

ĐT: (8428) 6280 3333 (Máy nhánh 8180) để gặp nhân viên tư vấn.

Website: www.cih.com.vn.

Fanpage: https://www.facebook.com/BenhVienQuocTeCity