5 ví dụ về quan hệ cạnh tranh cùng loài

Các sinh vật cùng loài sống gần nhau, liên hệ với nhau, hình thành nên nhóm cá thể. Ví dụ : nhóm cây thông, nhóm cây bạch đàn, đàn kiến, bầy trâu.... Các sinh vật trong một nhóm thường hỗ trợ hoặc cạnh tranh lẫn nhau.

Các sinh vật cùng loài sống gần nhau, liên hệ với nhau, hình thành nên nhóm cá thể. Ví dụ : nhóm cây thông, nhóm cây bạch đàn, đàn kiến, bầy trâu....

Các sinh vật trong một nhóm thường hỗ trợ hoặc cạnh tranh lẫn nhau.

- Khi có gió bão, thực vật sống chụm thành nhóm có tác dụng giảm bớt sức thổi của gió, làm cây không bị đổ.

- Động vật sống thành bầy đàn có lợi trong việc tìm kiếm được nhiều thức ăn hơn, phát hiện kẻ thù nhanh hơn và tự vệ tốt hơn.

- Gặp điều kiện bất lợi (ví dụ : môi trường sống thiếu thức ăn hoặc nơi ở chật chội, số lượng cá thể tăng quá cao, con đực tranh giành nhau con cái) các cá thể trong nhóm cạnh tranh nhau gay gắt, dẫn tới một số cá thể phải tách ra khỏi nhóm.

Sơ đồ tư duy Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh vật:

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 9 - Xem ngay

I. QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH QUẦN THỂ

1. Khái niệm

- Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới.

2. Quá trình hình thành quần thể

- Sự phát tán của một số cá thể cùng loài tới một môi trường sống mới.

- Dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên, các cá thể không thích nghi sẽ bị tiêu diệt hoặc phải di cư đi nơi khác. Các cá thể còn lại thích nghi dần với điều kiện sống.

- Giữa các cá thể cùng loài hình thành những mối quan hệ sinh thái và dần dần hình thành quần thể ổn định, thích nghi với điều kiện ngoại cảnh.

II. QUAN HỆ GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ

1. Quan hệ hỗ trợ

- Là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống như: tìm thức ăn, chống kẻ thù, sinh sản…

- Ví dụ: Các cây thông nhựa liền rễ nhau → Cây sinh trưởng nhanh và khả năng chịu hạn tốt hơn; Chó rừng hỗ trợ nhau trong đàn → Bắt mồi và tự vệ tốt hơn.

- Ý nghĩa: Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định, khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường, làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể.

2. Quan hệ cạnh tranh

- Nguyên nhân: Cạnh tranh xuất hiện khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể.

- Các hình thức cạnh tranh:

+ Cạnh tranh giành nguồn sống như nơi ở, ánh sáng, thức ăn… giữa các cá thể cùng một quần thể.

+ Cạnh tranh giữa các con đực tranh giành con cái trong đàn hoặc ngược lại.

- Ý nghĩa: Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể.

- Ví dụ:

+ Hiện tượng tự tỉa thưa ở thực vật.

+ Khi thiếu thức ăn một số động vật ăn thịt lẫn nhau.

+ Cá mập con khi mới nở ra, sử dụng ngay các trứng chưa nở làm thức ăn.


Page 2

5 ví dụ về quan hệ cạnh tranh cùng loài

SureLRN

5 ví dụ về quan hệ cạnh tranh cùng loài

5 ví dụ về quan hệ cạnh tranh cùng loài

Lê Jelar

- Ví dụ về quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể: tập hợp các cây tre ở bờ đê; đàn ong cùng lấy mật để nuôi ong chúa; đàn chim cùng di cư về phương bắc,…

- Ví dụ về quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể: sư tử đực cạnh tranh con cái để giao phối; con cò trong đàn cạnh tranh với nhau giành nơi thuận lợi để làm tổ

- Quan hệ hỗ trợ hay cạnh tranh trong quần thể là các đặc điểm thích nghi của sinh vật với môi trường sống, đảm bảo sự tồn tại và phát triển ổn định:

+ Quan hệ hỗ trợ đảm bảo cho quần thể tồn tại một cách ổn định và khai thác được tối ưu nguồn sống của môi trường, tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể tốt hơn.

+ Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể, nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố của các cá thể duy trì ở mức phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển.

0 Trả lời 07:54 02/03

  • 5 ví dụ về quan hệ cạnh tranh cùng loài

    Cô Độc

    Mình thấy trong bài Giải bài tập SGK Sinh học 12 bài 36 có đáp án ạ

    Trả lời hay

    1 Trả lời 07:54 02/03

    • 5 ví dụ về quan hệ cạnh tranh cùng loài

      Gà Bông

      Ví dụ về hỗ trợ và cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.

      - Ví dụ về hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể: hỗ trợ kiếm thức ăn giữa các cá thể trong đàn kiến. ong,... hỗ trợ nhau tìm đường di cư trong đàn chim di cư,...

      - Ví dụ về cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể: các con hổ, báo cạnh tranh nhau giành nơi ở, kết quả dẫn đến hình thành khu vực sinh sống của từng cặp hổ báo bố mẹ. Cá mập khi thiếu thức ăn chúng cạnh tranh nhau và dẫn tới cá lớn ăn thịt cá bé (ăn thịt chính đồng loại của mình), cá con nở ra trước ăn phôi non hay trứng còn chưa nở.

      Ý nghĩa quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh trong quần thể:

      - Quan hệ hỗ trợ mang lại lợi ích cho các cá thể, các cá thể khai thác được tối ưu nguồn sống của môi trường, các con non được bố mẹ chăm sóc tốt hơn, chống chọi với điều kiện bất lợi của tự nhiên và tự vệ tránh kẻ thù tốt hơn... Nhờ đó mà khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể tốt hơn.

      - Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố của các cá thế trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp giúp cho loài phát triển ổn định. Cạnh tranh giữa các cá thể dẫn tới sự thắng thế của các cá thể khoẻ và đào thải các cá thể yếu, nên thúc đẩy quá trình CLTN.

      0 Trả lời 07:53 02/03