Chất liệu pe là gì

Polyethylen (tiếng Anh: polyethylene hay polyethene; viết tắt: PE), là một nhựa nhiệt dẻo (thermoplastic) được sử dụng rất phổ biến trên thế giới (hàng năm tiêu thụ trên 60 triệu tấn) để làm ra các sản phẩm như ống nhựa, mút cứng, túi nhựa.... Công thức tổng quát của nó là (̵C2H4)̵.

Chất liệu pe là gì
Polyethylen

Skeletal formula of a polyethylene monomer

Chất liệu pe là gì

Mô hình dạng đặc của polyethylene

Chất liệu pe là gì

Một mẫu polyethylene tinh luyện

Danh pháp IUPACPolyethene or Poly(methylene)Tên khácPolytheneNhận dạngSố CAS9002-88-4KEGGC19503MeSHPolyethylene

Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).

Tham khảo hộp thông tin

Polyethylen là một hợp chất hữu cơ (poly) gồm nhiều nhóm ethylen CH2-CH2 liên kết với nhau bằng các liên kết hydro nội phân tử.

Polyethylen được điều chế bằng phản ứng trùng hợp các monomer ethylen (C2H4).

n
Chất liệu pe là gì
Chất liệu pe là gì

Polyethylen có màu trắng, hơi trong, không dẫn điện và không dẫn nhiệt, không cho nước và khí thấm qua.

Tùy thuộc vào loại PE mà chúng có nhiệt độ hóa thủy tinh Tg ≈ -100 ℃ và nhiệt độ nóng chảy Tm ≈ 120 ℃.

Ở nhiệt độ cao hơn 70 ℃ PE hòa tan kém trong các dung môi như toluen, xylen, amylacetat, trichloroethylen, dầu thông. dầu khoáng,… Dù ở nhiệt độ cao, PE cũng không thể hòa tan trong nước, trong các loại rượu béo, aceton, ether ethylic, glycerin và các loại dầu thảo mộc.

 

Ống nhựa bằng polyethylen. Lớp ngoài màu trắng PVC được ép đùn để giảm nhiệt, được gọi là Acu-Therm.

 

Một túi nhựa làm từ polyethylen

Do các tính chất trên, polyethylen được dùng bọc dây điện, bọc hàng, ruột đệm, chai lọ, chế tạo thiết bị trong ngành sản xuất hóa học.

Nhựa HDPE với đặc tính độ bền vật liệu vượt trội dần được ứng dụng nhiều trong cấp thoát nước, ống chịu nhiệt & hóa chất. Ngoài ra ở các nước phương Tây, ống HDPE đã được áp dụng làm ống bắn pháo hoa[1]

Dựa vào khối lượng phân tử, tỷ trọng, độ kết tinh và mức độ khâu mạch mà PE được chia thành tám loại:

  • VLDPE (PE tỷ trọng rất thấp)
  • LDPE (PE tỷ trọng thấp)
  • LLDPE (PE tỷ trọng thấp mạch thẳng)
  • MDPE (PE tỷ trọng trung bình)
 
  • HDPE (PE tỷ trọng cao)
  • UHMWPE (PE có khối lượng phân tử cực cao)
  • PEX hay XLPE (PE khâu mạch)
  • HDXLPE (PE khâu mạch tỷ trọng cao)
 

VLDPE

Là một polyme chủ yếu là mạch thẳng, còn các mạch nhánh rất ngắn.

  • Tỷ trọng: 0,880 - 0,915 g/cm³
  • Được chế tạo nhờ quá trình trùng hợp triệt để dưới áp suất cao.
  • Là chất vô định hình có độ mềm dẻo tuyệt đối, độ dai rất tốt, căng và tăng khả năng bảo vệ môi trường, mở rộng khả năng hỗn hợp với nguyên liệu chất dẻo mềm khác như PVC, EVA để thay đổi tính năng của nó.
  • Dùng để sản xuất màng co, màng căng, găng tay bảo hộ, tham gia quá trình biến đổi các loại chất dẻo khác, màng công nghiệp, màng nhiều lớp.

LDPE

  • Tỷ trọng: 0,910–0,925 g/cm³
  • Nhiệt độ hóa thủy tinh Tg ≈ 110 ℃

LLDPE

  • Tỷ trọng: 0,915–0,925 g/cm³

MDPE

  • Tỷ trọng: 0,926–0,940 g/cm³

HDPE

Ngược với LDPE, HDPE được sản xuất đưới áp suất thấp với các hệ xúc tác như crom/silic catalysts, Ziegler-Natta hay metanloxen (metallocene).

  • Tỷ trọng: 0,941–0,965 g/cm³

UHMWPE

Là loại PE có khối lượng phân tử trung bình cỡ hàng triệu (từ 3,1 đến 5,67 triệu). UHMWPE rất cứng nên được ứng dụng làm sợi và lớp lót thùng đạn.

  • Tỷ trọng: 0,935–0,940 g/cm³.
  • Nhiệt độ nóng chảy Tm ≈ 130 ℃

PEX hay XLPE

Được chế tạo bằng cách cho thêm các peoxit hữu cơ (ví dụ: dicumyl peoxit,…) vào PE trong quá trình gia công. Các phương pháp khâu mạch PE tốt nhất là phương pháp đúc quay (rotational molding) và bức xạ hồng ngoại (irradiation).

PEX được ứng dụng làm màng nhựa, ống, dây và cáp điện.

  1. ^ “HDPE và pháo hoa” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 29 tháng 7 năm 2016. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2016.

  •  Cổng thông tin Hóa học

  •   Phương tiện liên quan tới Polyethylene tại Wikimedia Commons
  • Jean-Michel Charier: Polymeric materials and processing: plastics, elastomer and composites, Nhà xuất bản Hanser, München -Viên-New York, 1991.
  • Polyethylene (chemical compound) tại Encyclopædia Britannica (tiếng Anh)
  • Polythene's story: The accidental birth of plastic bags
  • Polythene Technical Properties & Applications
  • Article describing the discovery of Sphingomonas as a biodegrader of plastic bags Lưu trữ 2012-11-05 tại Wayback Machine Kawawada, Karen, Waterloo Region Record (ngày 22 tháng 5 năm 2008).

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Polyethylen&oldid=68627803”

Vải thun PE và vải thun poly là 2 chất liệu vải được sử dụng rất phổ biến hiện nay. Vậy thun PE là gì? PE và poly cái nào tốt hơn? Cùng tìm hiểu sau đây nhé

Thật ra pe và poly đều làm bằng sợi tổng hợp có nguồn gốc từ dầu mỏ, tuy nhiên cấu trúc của sợi poly là sợi dài còn sợi PE là sợi ngắn nên chất lượng và giá thành cũng khác nhau đôi chút. Nếu như các bạn đang thắc mắc không biết thun PE là gì? PE và Poly cái nào tốt hơn? Thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây nhé.

Tóm tắt:

1. Vải PE là gì? 1.1 Đặc điểm 1.2 Cách nhận biết 2. PE và Poly cái nào tốt? 2.1 Điểm giống nhau 2.2 Điểm khác nhau 3. Vải PE và poly giá bao nhiêu? 3.1 Giá vải PE 3.2 Giá vải Poly 4. Cách bảo quản

Chất liệu pe là gì

Chất liệu PE may áo thun thời trang

1. Thun PE là gì?

Vải PE(còn được gọi là: Vải SU,SU Fa) là chất liệu vải được dệt từ 100% sợi Polyester nhân tạo, có nguồn gốc từ dầu mỏ. Để tạo ra chất liệu dệt vải mới này, các nhà khoa học đã tiến hành nhiều phản ứng hóa học khác nhau giữa Acid và rượu, trong phản ứng này, hai hoặc nhiều phân tử kết hợp với nhau để tạo ra một phân tử lớn có cấu trúc lặp đi lặp lại trong suốt chiều dài, tạo thành cấu trúc sợi polyester hoàn chỉnh. Về cơ bản thì sợi thun PE khá thô và nóng, vì thế, khi dệt vải người ta pha thêm 3-5% sợi spandex để tăng thêm độ đàn hồi và mềm mại cho vải.

1.1 Đặc điểm của vải PE 

  • Giá thành rẻ, màu sắc hình in trên vải đẹp nên được sử dụng rất phổ biến để may quần áo thời trang, đồ thể thao.
  • Vải PE có nhiều đặc điểm nổi bật như: Bề mặt vải sáng bóng, sờ tay vào sẽ có cảm giác mềm mại dễ chịu.
  • Vải có lông nhỏ trên bề mặt vải, có khả năng đàn hồi, chống nhăn, chống co rút, bám bẩn cực kỳ tốt
  • Vải thun PE có khả năng cầm màu rất tốt nên các nhà sản xuất, in ấn rất yêu thích sử dụng loại vải này.
  • Đồng thời, vải PE cũng có khả năng thoát ẩm tốt, mau khô, phù hợp sử dụng để may quần áo thể thao.
  • Khả năng chống nước của vải PE rất tốt, có khả năng hấm thụ dầu, chống cháy nên còn được sử dụng để may đồ bảo hộ.

Chất liệu pe là gì

Vải PE có nhiều màu sắc chọn lựa

1.2 Cách nhận biết vải thun PE 

Nhìn sơ qua vải PE rất giống các loại vải cotton khác nên nó còn được gọi là vải giả cotton. Dưới đây là một số đặc điểm để bạn nhận biết:

  • Nhận biết bằng cảm giác: Vải PE 100% có bề mặt trơn bóng, soi kỹ sẽ thấy có lông nhỏ trên bề mặt, sờ vào có cảm giác hơi nóng, vải không bị nhăn khi vò nhẹ.
  • Nhận biết bằng lửa: Thử đốt một mẫu nhỏ vải PE thì bắt lửa kém, cháy yếu, mụi than vón cục, có mùi khét của nhựa cháy, tro không tan.
  • Nhận biết bằng nước: Thử nhỏ một vài giọt nước lên bề mặt vải, nếu như nước thấm chậm hoặc không thấm, vò nhẹ không nhàu thì đúng là vải PE.

2. Vải thun PE và poly cái nào tốt hơn

Nếu như ai đó nói rằng vải thun poly tốt hơn vải PE thì cũng không phải hoàn toàn đúng, bởi vì 2 loại vải này chỉ giống nhau về chất liệu(đều là sợi nylon) nhưng khác nhau về chiều dài sợi và cách dệt. Hãy cùng đồng phục Song Phú tìm hiểu rõ hơn về điểm giống nhau và khác nhau giữa 2 loại vải này, từ đó giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về 2 loại vải này.

>>> Xem thêm: Vải thun poly là gì?

2.1 Điểm giống nhau

Vải thun PE và poly có rất nhiều điểm giống nhau, vì cả hai loại này đều có nguồn gốc từ sợi nylon nhân tạo, có nguồn gốc từ dầu mỏ và đều mang đặc tính của sợi nylon như: Độ bền cao, sáng bóng, chống thấm nước, ít bị co rút, chống bám bẩn, vi khuẩn,... Rất phù hợp sử dụng để may quần áo thời trang, đồ thể thao, đồng phục. Dưới đây là một số đặc điểm của chúng:

  • Thấm hút mồ hôi kém: Cả 2 loại vải này đều làm từ sợi nylon nên đều thấm hút mồ hôi kém. Tuy nhiên, vải lại có khả năng thoát ẩm và nhanh khô.
  • Độ bền cao: Độ bền của 2 loại vải này rất cao, có khả năng cầm màu rất tốt, hình in, thêu trên vải luôn rất nổi bật.
  • Chống bám bẩn tốt: Có khả năng chống bám bẩn, khán khuẩn, chống nấm mốc rất tốt, phù hợp sử dụng để may đồ bảo hộ lao động.

Chất liệu pe là gì

Điểm giống nhau của vải PE và poly

2.1 Điểm khác nhau

Tuy cả 2 loại vải này đều có những đặc tính của sợi nylon, nhưng chúng vẫn có một số điểm khác nhau như:

  • Cấu trúc sợi dệt: Cấu trúc của vải poly là từ sợi sơ dài, trong khi đó vải PE được tạo thành từ sợi sơ ngắn, dẫn đến độ bền và mềm mại của vải Poly cao hơn vải PE. 
  • Giá bán: Vải poly có giá thành cao hơn PE một chút, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giá bán, nhưng rõ nét nhất là ở công đoạn dệt vải. Cả 2 loại vải đều sử dụng những sợi filament giống nhau, nhưng vải poly mất nhiều công đoạn dệt hơn, dẫn đến chi phí sản xuất cũng tăng theo.
  • Độ bền của vải: Chỉ cần để ý một chút thì vải PE sử dụng một thời gian sẽ bị đổ lông, đó là do sợi filament bị đứt trong quá trình sử dụng, nhất là ở các vị trí bị ma sát nhiều. Ngược lại, vải thun Poly hầu như không bị hiện tượng đổ lông, bởi vì vải được dệt từ sợi filament dài vô tận. Tuy nhiên, các vết xước trên vải poly sẽ nặng hơn vết xước trên vải thun PE.
  • Độ mềm mại: Do cấu trúc sợi và cách dệt của 2 loại vải khác nhau, nên vải poly mặc sẽ có cảm giác sáng bóng, mềm mại, mát mẻ hơn so với vải PE.

Chất liệu pe là gì

Cách nhận biết PE và poly

3. Vải thun PE và poly giá bao nhiêu?

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều cửa hàng bán vải thun PE và vải thun poly giá rẻ. Dưới đây là bảng giá bán do chúng tôi tổng kết lại, giá bán có thể giao động một chút theo mùa vụ:

Chất liệu pe là gì

Cửa hàng bán vải thun

3.1 Giá bán vải thun PE

Giá vải Thun Su In 3D - Chuyển Nhiệt - Trọng lượng: 2m5, Khổ vải 1m7

  • Màu Trắng: 68.000/kg
  • Màu Nhạt: 71.000/kg
  • Màu Đậm: 73.000/kg

Giá vải Thun Su Pha - Trọng lượng: 2m5, khổ 1m7

  • Màu Trắng: 65.000/kg
  • Màu Nhạt: 67.000/kg
  • Màu Đậm: 69.000/kg

Giá vải Thun PE 4 Chiều - Trọng lượng 2m8, khổ 1m7, Hàng sạch lông, y chang Tixi

  • Màu Nhạt: 66.000/kg
  • Màu Trung: 67.000/kg
  • Màu Đậm: 70.000/kg
  • Màu Đặc Biệt:72.000/kg - Màu Muối Tiêu: 73.000/kg

Giá vải Thun Cá Sấu PE - Trọng lượng 1m6, khổ 2m2, căng kim - Giá nguyên mẻ 16 cây:

  • Màu Nhạt: 67.000/kg
  • Màu Trung: 69.000/kg
  • Màu Đậm: 70.000/kg
  • Màu Đặc Biệt:72.000/kg
  • Màu Muối Tiêu: 74.000/kg

Giá vải vảy Cá PE - Da Cá PE - Trọng lượng 2m và khổ vải 1m7

  • Màu Trắng: 59.000/kg
  • Màu Nhạt: 60.000/kg
  • Màu Trung: 61.000/kg
  • Màu Đậm: 62.000/kg
  • Màu Đặc Biệt(màu Ya, Két, Bích): 63.000/kg

3.2 Giá bán vải thun poly

Giá vải Thun Cá Sấu Poly - Trọng lượng 1.8m căng kim, khổ vải 2m2

  • Màu Nhạt: 70.000/kg
  • Màu Đậm: 75.000/kg
  • Màu Đặc Biệt:79.000/kg

Giá vải Thun poly - Trọng lượng: 2m5/kg, khổ 1m7

  • Màu Trắng: 65.000/kg
  • Màu Nhạt: 67.000/kg
  • Màu Đậm: 69.000/kg

4. Cách bảo quản

Thật ra vải thun PE và Poly có độ bền rất cao, ít bị tác động bởi điều kiện thông thường. Dưới đây là một số lưu ý nhỏ khi sử dụng sản phẩm làm từ những loại vải này:

  • Tuy vải có độ bền cao ở nhiệt độ thông thường, nhưng khi giặt quần áo may bằng vải này ở nhiệt độ cao trên 30 độ C thì vải rất dễ bị mất khả năng co giãn, ảnh hưởng đến dáng quần áo.
  • Vải PE và poly rất ít nhăn, hoàn toàn không cần ủi sau khi phơi khô, tuy nhiên, khi ủi ở nhiệt độ trên 180 độ C thì vải sẽ bị mất khả năng đàn hồi, làm cho vải cứng, dễ bị hỏng. Tốt nhất là không cần ủi nhiều, có ủi thì chọn nhiệt độ dưới 180 độ C.
  • Ngoài ra, không nên giặt chúng bằng chất tẩy rửa mạnh, hạn chế phơi ngoài nắng gắt, giặt ngay sau khi sử dụng để tránh lưu lại mồ hôi.

Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên đây của đồng phục Song Phú đã có thể giúp bạn dễ dàng hiểu được vải thun PE là gì? PE và Poly cái nào tốt hơn rồi phải không nào. Nếu như các bạn còn có thắc mắc gì liên quán đến các loại vải thun thì hãy liên hệ ngay với Song Phú hoặc comment bên dưới để chúng tôi giúp bạn giải đáp thắc mắc nhé.

Chất liệu pe là gì

[Xêm thêm]  Bảng màu & chất vải vải thun Cá sấu, Cotton, thun Mè, Thun lạnh

[Xem thêm]  Bảng size áo thun Nam, Nữ, trẻ em

[Xem thêm]  Bộ sưu tập mẫu áo thun đồng phục đẹp