Ăn tiết canh dê có tốt không

Thời gian gần đây, có rất nhiều lời cảnh báo về tác hại của việc ăn tiết canh. Thực tế cho thấy có hàng trăm, hàng ngàn bệnh nhân phải nhập viện do thói quen ăn tiết canh. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người đặt ra câu hỏi ăn tiết canh có tốt không. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ là lời cảnh tỉnh với tiết canh - món ăn khiến "đường từ bữa cơm đến nghĩa địa" ngắn hơn bao giờ hết. 

Tiết canh là gì? 

Tiết canh thực chất là món ăn được làm từ máu sống của các loài động vật, gia cầm như: Lợn, bò, thỏ, gà, vịt,... Máu được chắt ra bát, thau ngay sau khi giết mổ, để đông và trộn chung với các loại nội tạng và thịt để tạo ra hương vị thơm ngon hơn, kết cấu dai, giòn tạo cảm giác vui miệng cho thực khách. 

Đối với người dân Việt Nam, đây mà món ngon đặc sản, là thức quà cổ truyền. Tuy nhiên, đối với người nước ngoài, đây lại là nỗi ám ảnh về việc gieo rắc bệnh tật do không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. 

Ăn tiết canh dê có tốt không
Ăn tiết canh có tốt không? Câu trả lời là "Không" 

Những quan niệm sai lầm về tiết canh 

Đến nay, vẫn còn rất nhiều người tin rằng tiết canh mang lại nhiều tác dụng tuyệt vời. Nhưng trên thực tế, đây chỉ là những quan niệm sai lầm được truyền miệng từ thế hệ này sang thế hệ khác: 

  • Tiết canh là dấu hiệu của sự may mắn, thịnh vượng vào đầu tháng, đầu năm. 

  • Ăn tiết canh có tác dụng bổ máu, chữa lành vết thương. 

  • Ăn tiết canh ức chế quá trình lão hóa, mang lại làn da hồng hào, tươi trẻ. 

  • Tiết canh có tác dụng tăng cường sinh lực cho các quý ông. 

Người xưa từng nói: "Bệnh từ mồm mà ra". Đến nay, vẫn chưa có một nghiên cứu nào chứng minh về những tác dụng trên của món tiết canh. Nhiều người ăn tiết canh dù chưa thấy tác dụng thần kỳ đâu mà đã phải đối mặt với vô vàn bệnh tật nguy hiểm. Những căn bệnh ấy có thể kể đến như: 

Tiết canh gây rối loạn tiêu hóa 

Đây là triệu chứng nhẹ nhất của việc ngộ độc thực phẩm do ăn tiết canh không hợp vệ sinh. Chỉ cần tiết canh trong quá trình giết mổ có lẫn tạp chất như: Bụi bẩn, lông, phân động vật hoặc vi khuẩn, vi trùng cũng có thể gây rối loạn tiêu hóa. Người bệnh bị rối loạn tiêu hóa sẽ có các biểu hiện như: Đau bụng dữ dội, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, người mệt mỏi, mất nước, sốt cao,... 

Ăn tiết canh dê có tốt không
Ăn tiết canh nhiễm khuẩn có thể gây rối loạn tiêu hóa 

Bệnh sán lợn gạo do ăn tiết canh

Sán lợn gạo là bệnh lý được hình thành do sán dây đi vào cơ thể và trưởng thành trong các bó cơ và niêm mạc ruột của con người. Với những con sán già, đốt của chúng sẽ tự rụng và đi ra ngoài theo đường hậu môn. Vì vậy, nhiều người mắc bệnh đều phát hiện trong phân có lẫn các đoạn dây nhỏ, mềm, đầu tròn thì đây chính là các đốt của sán lợn. 

Người ăn tiết canh mắc sán lợn gạo chủ yếu do khâu chọn lọc thực phẩm không chuẩn xác, những con lợn mắc bệnh có rất nhiều sán lợn trú ngụ trong gân, mỡ, thịt nạc vai,... 

Người bệnh chỉ có thể phát hiện cơ thể mắc bệnh sau vài tháng ăn tiết canh. Hơn nữa, các dấu hiệu của bệnh cũng không rõ ràng, bao gồm: Đau bụng, đau vùng túi mật, mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ,... nên rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý về đường tiêu hóa khác. 

Ăn tiết canh dê có tốt không
Hình ảnh sán lợn ở những con lợn bị bệnh 

Nhiễm liên cầu lợn vì tiết canh

Trên thực tế, trong máu lợn có rất ít, thậm chí là không có vi khuẩn liên cầu lợn. Tuy nhiên, do nhiều cơ sở kinh doanh trong quá trình chế biến đã cho thêm cuống họng lợn băm nhỏ trộn chung với máu sống. Trong khi đó, họng lợn là nơi tích tụ vi khuẩn liên cầu lợn nhiều nhất trong cơ thể lợn. Hơn nữa, còn chưa kể đến việc vệ sinh không sạch, nấu không chín thì không thể tránh được tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể con người. 

Bệnh liên cầu lợn có những dấu hiệu đặc trưng nhất là: Đau đầu, sốt cao, ù tai, xuất huyết. Trong một số trường hợp, người bệnh còn bị xuất huyết tiêu hóa, hoặc nổi từng mảng đỏ do xuất huyết dưới da. Nếu không được chữa trị kịp thời, rất có thể dẫn đến tình trạng tụt huyết áp, suy hô hấp, trụy tim mạch và tử vong. 

Ăn tiết canh bị bệnh giun xoắn 

Giun xoắn là căn bệnh có mức độ nguy hiểm gấp nhiều lần các bệnh về sán. Đây là bệnh lý duy nhất gây ra tình trạng sốt cao kéo dài ở người bệnh. Giun xoắn thường kí sinh ở ruột lợn và sống rất dai. Chúng chỉ ngừng phát triển khi bước vào giai đoạn kén. 

Giun xoắn chủ yếu được tìm thấy trong tiết canh hoặc lòng lợn luộc nhưng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Giun xoắn khi đi vào cơ thể con người sẽ rất khó chữa và khả năng tử vong cũng rất cao. 

Ăn tiết canh dê có tốt không
Mắc bệnh giun xoắn có thể khiến người bệnh tử vong rất nhanh

Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã tự trả lời được thắc mắc: “Ăn tiết canh có tốt không?” Món ăn này tuy thơm ngon, nhưng lành ít dữ nhiều. Vì vậy, đừng vì sở thích của bản thân mà đánh mất sức khỏe, thậm chí là tính mạng của bản thân và gia đình, bạn nhé! 

Tiết canh dê có tác hại gì?

BS Cấp khẳng định trong tiết canh tiềm ẩn rất nhiều mầm bệnh nguy hiểm, từ tiêu chảy, tả lỵ, liên cầu… trong đó, nguy hiểm nhất là bệnh liên cầu khuẩn bởi bệnh rất dễ gây biến chứng viêm màng não, nhiễm trùng huyết, nguy cơ tử vong cao.

Tiết canh dê có những chất gì?

Thành phần chính của tiết canh dê gồm 4/5 là nước, đa dạng các chất protein, một lượng nhỏ chất béo (bao gồm phospholipid và cholesterol), glucose và các muối vô cơ. Protein chủ yếu là hemoglobin, tiếp theo là albumin huyết thanh, globulin huyết thanh và một lượng nhỏ fibrin.

Tiết canh dê kỵ với gì?

Những món ăn kỵ với thịt dê.
Thịt dê kỵ với giấm ăn. Thịt dê tốt nhất không nên ăn kèm với giấm. ... .
Thịt dê kỵ với đậu đỏ Thịt dê xung khắc với đậu đỏ. ... .
Thịt dê kỵ với pho mát. ... .
Thịt dê kỵ với bí ngô ... .
Thịt dê kỵ với gỏi cá sashimi. ... .
Thịt dê kỵ với hạt dẻ ... .
Thịt dê kỵ với nước trà ... .
Thịt dê kỵ với dưa hấu..

Uống máu dê có tác dụng gì?

Huyết (tiết ) có tác dụng giải độc một số vị thuốc là khoáng vật khi dùng sai liều hoặc quá liều. Theo kinh nghiệm dân gian huyết tươi cho vào rượu 40 độ uống có tác dụng bổ huyết.