Bài báo Khoa học về luật

Bài báo Khoa học về luật

Bài báo Bàn về tỷ lệ lãi suất trong hợp đồng vay tài sản theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam phân tích đánh giá các quy định của pháp luật về lãi suất, tỷ lệ lãi suất và cách tính lãi trong hợp đồng vay tài sản bao gồm hợp đồng tín dụng và thực tiễn áp dụng pháp luật của tòa án về tỷ lệ lãi suất trong hợp đồng vay tiền. Tác giả nêu ra một số bất cập của pháp luật dẫn đến thực tiễn áp dụng mỗi nơi một khác trong việc áp dụng lãi suất, tỷ lệ lãi và cách tính lãi trong hợp đồng vay. Tác giả cũng đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về lãi suất cho vay trong hợp đồng vay tài sản.

Tạp chí Luật học là tạp chí khoa học có vai trò quan trọng trong việc công bố các kết quả nghiên cứu khoa học pháp lý, được Hội đồng giáo sư nhà nước đánh giá ở mức điểm cao nhất đối với tạp chí khoa học trong nước.

Hướng tới mục tiêu xây dựng Tạp chí Luật học trở thành tạp chí khoa học pháp lý tiên phong hội nhập khu vực và quốc tế, từ năm 2021, Trường Đại học Luật Hà Nội có kế hoạch xuất bản Tạp chí Luật học bằng ngôn ngữ tiếng Anh hằng năm. Số Tạp chí này sẽ đăng tải các bài báo bằng tiếng Anh trong lĩnh vực khoa học pháp lý.

Tạp chí Luật học trân trọng kính mời và rất mong nhận được sự ủng hộ của các tác giả quan tâm tham gia nghiên cứu, viết bài cho các số Tạp chí Luật học bằng tiếng Anh. Bài viết bằng tiếng Anh có dung lượng 5.000 từ (trường hợp đặc biệt do Tổng biên tập quyết định), đáp ứng các yêu cầu về nội dung và hình thức của Tạp chí Luật học

Yêu cầu về nội dung và hình thức bài đăng tạp chí Luật học xem tại https://tapchi.hlu.edu.vn/SubNews/Details/8489

Bài viết xin gửi về địa chỉ thư điện tử:

Trân trọng cảm ơn!

Xem Thư mời tại đây

Ngày 12/8/2021, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) phối hợp với Trung tâm Luật châu Á thuộc Trường Luật, Đại học Melbourne (Úc) tổ chức Tập huấn trực tuyến với chủ đề "Phương pháp viết luận văn, luận án và bài báo khoa học ngành luật". Chuyên gia tập huấn là GS Pip Nicholson - Hiệu trưởng Trường Luật, ĐH Melbourne, Úc.

Tham gia Tập huấn là các giảng viên, nghiên cứu sinh, học viên, sinh viên đến từ nhiều trường đại học, cơ sở đào tạo luật trong và ngoài nước như: Đại học Nagoya, Nhật Bản; Đại học Anh Quốc (British University Vietnam), Học viện CTQGHCM, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam, Khoa Luật - Trường Đại học Kinh tế TPHCM, Học viện Cảnh sát nhân dân, Trường Đại học An ninh nhân dân, Đại học Luật TPHCM, Đại học Kiểm sát Hà Nội, Khoa Luật Kinh tế- Trường Đại học Ngân hàng TPHCM, Trường Đại học Công đoàn, Trường Đại học Luật – ĐH Huế, Trường đại học Thương mại, Học viện Toà án,…, các đại biểu đến từ cơ quan nghiên cứu, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hành nghề luật,…

Bài báo Khoa học về luật
 

PGS.TS. Nguyễn Thị Quế Anh 

Đại diện đơn vị tổ chức, PGS.TS. Nguyễn Thị Quế Anh – Chủ nhiệm Khoa Luật, ĐHQGHN cho biết thực hiện chiến lược nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học và nhằm tập huấn, tư vấn cho các nghiên cứu sinh, học viên cao học và giảng viên về phương pháp nghiên cứu, Khoa Luật, ĐHQGHN đã tổ chức nhiều hội thảo, tọa đàm, khóa tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm về phương pháp, kỹ năng nghiên cứu trong khoa học xã hội và nhân văn, đặc biệt là luật học. Và buổi Tập huấn "Phương pháp viết luận văn, luận án và bài báo khoa học ngành luật" hôm nay là một trong các hoạt động hướng tới các mục tiêu chiến lược mà Khoa đã đề ra. Tọa đàm đã thu hút rất nhiều sự quan tâm và đăng ký tham dự của hơn 350 đại biểu. Khoa Luật, ĐHQGHN và Trường Luật, ĐH Melbourne sẽ tiếp tục chia sẻ các tài liệu hữu ích của hội thảo này để lan tỏa đến cộng đồng nghiên cứu, đào tạo luật ở Việt Nam.

Bài báo Khoa học về luật
 

Tại buổi tập huấn, GS. Pip đã giới thiệu các bước để viết một bài báo, luận văn và luận án như: Lập kế hoạch cho một chủ đề, chuẩn bị bài viết, lựa chọn tạp chí, nộp hồ sơ, sau khi gửi bào báo. GS. Pip cũng nhấn mạnh để được đăng ở các loại tạp chí tác giả cần biết rõ ràng về loại bài báo mà ta dự định viết, thực hiện đúng theo hướng dẫn yêu cầu của từng tạp chí. Văn phong rõ ràng, cách viết khoa học, viết phản ánh sự thật từ nghiên cứu một cách trung thực, chính xác, tránh dùng văn nói trong bài viết. Để hiều kỹ hơn, GS đã giới thiệu cụ thể các bước cho một bài báo, bài luận như: Đặt vấn đề nghiên cứu cần ngắn gọn, định nghĩa vấn đề hoặc thuật ngữ chuyên môn, tình trạng hiện tại của nền tảng kiến thức, mục tiêu của nghiên cứu và sơ lược cách chuẩn bị nghiên cứu để trả lời mục tiêu nghiên cứu; Đặt câu hỏi bài nghiên cứu sẽ trình bày như thế nào? Nội dung thể hiện là mô tả nghiên cứu một cách đầy đủ, khi đọc các nhà nghiên cứu khác có thể học và áp dụng được, bao gồm các thành phần như đã làm gì? Làm như thế nào? và phân tích số liệu như thế nào?; Phần kết luận trả lời được các câu hỏi “đã phát hiện những gì?” hoặc trả lời các mục tiêu nghiên cứu. Phần kết luận cần nhất quán với phần mở đầu. Một kết luận tổng hợp rút ra từ kết quả và bản luận. Ý nghĩa quan trọng nhất của nghiên cứu tác giả là gì? Cần có khuyến nghị gì?

Bài báo Khoa học về luật
 

Tại phần thảo luận, các đại biểu tham gia Tập huấn đã gửi tới diễn giả những câu hỏi nhằm làm rõ hơn cách thức viết luận văn và bài báo khoa học ngành luật như: Sự khác biết giữa viết luận văn và bài báo khoa học ngảnh luật? Các yêu cầu cụ thể đối với một bài báo đánh giá luật có thể xuất bản so với một báo học thuật trong các lĩnh vực khác? Những lỗi phổ biến mà các nhà nghiên cứu thường mắc phải khi gửi tác phẩm của mình cho các tạp chí luật là gì? Thách thức cơ bản đối với nhà khoa học trẻ muốn công bố bài báo khoa học quốc tế ngành luật là gì? GS. Pip có mong đợi các bài báo ngành luật đến từ Việt Nam sẽ đóng góp gì cho khoa học pháp lý thế giới trong thời gian tới? GS có thể giải thích thêm về phần phương pháp luận trong một bài báo? Phần này có bắt buộc không? 

GS Pip Nicholson là Gáo sư luật tại ĐH Melbourne, là học giả có uy tín được biết đến trên thế giới, châu Á, Úc và Việt Nam. GS đã dành sự quan tâm và tâm huyết nghiên cứu đặc biệt về pháp luật châu Á nói chung và pháp luật Việt Nam nói riêng. Tại buổi Tập huấn này, GS đã chia sẻ rất tâm huyết những kinh nghiệm của mình với các nhà nghiên cứu, giảng viên, học viên, nghiên cứu sinh về phương pháp viết luận văn, luận án và bài báo khoa học. Buổi Tập huấn cũng đã đón nhận sự quan tâm của hơn 350 đại biểu đăng ký nhưng vì điều kiện Zoom nên chỉ có 300 đại biểu có thể nghe trực tiếp những chia sẻ của GS. Qua Tập huấn lần này, hi vọng các nhà nghiên cứu, các giảng viên, học viên, nghiên cứu sinh đã có nhiều kinh nghiệm bổ ích được chia sẻ, lan tỏa trong cộng đồng nghiên cứu luật Việt Nam.