Bài tập tính kích thước quần the

Originally posted on Tháng Mười Hai 10, 2021 @ 10:05

1. Kích thước

Kích thước của quần thể là số lượng (số cá thể) hay khối lượng (g, kg, tạ …) hay năng lượng (kcal hay calo) tuyệt đối của quần thể, phù hợp với nguồn sống và không gian mà quần thể chiếm cứ. Những quần thể phân bố trong không gian rộng, nguồn sống dồi dào có số lượng đông hơn so với những quần thể có vùng phân bố hẹp và nguồn sống bị hạn chế.

Trong điều kiện nguồn sống bị giới hạn, những loài có kích thước cá thể nhỏ thường tồn tại trong quần thể đông, nhưng sinh khối (khối lượng sinh vật hay sinh vật lượng) lại thấp, ví dụ: vi khuẩn, các vi tảo…, ngược lại những loài có kích thước cá thể lớn hơn lại có kích thước quần thể nhỏ nhưng sinh khối lại cao, ví dụ như thân mềm, cá, chim, các loài cây gỗ…. Mối quan hệ thuận nghịch giữa số lượng quần thể và kích thước của các cá thể được kiểm soát chủ yếu bởi nguồn nuôi dưỡng của môi trường và đặc tính thích nghi của từng loài, đặc biệt là khả năng tái sản xuất của nó.

Trong một loài, số lượng cá thể của quần thể càng đông thì trường di truyền càng lớn, trị sinh thái đối với các yếu tố môi trường càng được mở rộng. Do vậy, trong điều kiện môi trường càng biến động mạnh thì ở những quần thể lớn, khả năng sống sót của các cá thể cao hơn và quần thể dễ dàng vượt được những thử thách, duy trì được sự tồn tại của mình so với những quần thể có kích thước nhỏ.

Ở vùng vĩ độ thấp, điều kiện môi trường khá ổn định, quần thể thường có kích thước nhỏ hơn so với vùng ôn đới nơi điều kiện môi trường biến động mạnh. Cũng nhờ số lượng ít, nhiều quần thể sinh vật biển của vùng vĩ độ thấp dễ dàng xâm nhập vào các thuỷ vực nội địa, tham gia vào việc hình thành các khu hệ động, thực vật nước ngọt..

Kích thước của quần thể trong một không gian và một thời gian nào đó được diễn tả theo công thức tổng quát sau:

Nt = N0 + B – D + I – E

Trong đó:

Xem thêm: Cách dạy trẻ tính nhẩm nhanh siêu tốc của người Nhật – caodangytehadong.edu.vn

Nt : Số lượng cá thể của quần thể ở thời điểm t

N0 : Số lượng cá thể của quần thể ban đầu, t = 0

B: Số cá thể do quần thể sinh ra trong khoãng thời gian từ t0 đến t

D: Số cá thể của quần thể bị chết trong khoãng thời gian từ t0 đến t

I: Số cá thể nhập cư vào quần thể trong khoãng thời gian từ t0 đến t

E: Số cá thể di cư khỏi quần thể trong khoãng thời gian từ t0 đến t.

Trong công thức trên, bản thân mỗi một số hạng cũng mang những thuộc tính riêng, đặc trưng cho loài và biến đổi một cách thích nghi với sự biến động của các yếu tố môi trường.

Ở một số quần thể sinh vật cố định như thực vật bậc cao, trong quá trình khảo sát kích thước quần thể người ta thường bỏ qua hai thông số nhập cư và di cư.

2. Mật độ của quần thể

Xem thêm: Chi tiết công thức và cách tính lương hưu năm 2022 mới nhất người dân cần biết

Mật độ của quần thể là số lượng cá thể hay sinh khối, năng lượng của quần thể tính trên một đơn vị diện tích hay thể tích mà quần thể đó sinh sống.

Ví dụ, mật độ của một loài sâu hại lúa được dự báo là 8 con/m2, mật độ dân số ở Tây Nguyên là 52 người/km2, mật độ tảo Skeletonema costatum là 96.000 tế bào/lít. Mật độ được biểu diễn bằng số lượng cá thể chỉ ra khoảng cách trung bình giữa các cá thể với nhau, khối lượng chỉ ra mức độ tập trung của chất sống; còn năng lượng chỉ ra đặc tính nhiệt động học của quần thể. Như vậy, tuỳ theo mục đích nghiên cứu mà người ta sử dụng các đơn vị đo lường mật độ khác nhau.

Mật độ quần thể có ý nghĩa sinh học rất quan trọng, như một tín hiệu sinh học, thông tin cho quần thể về trạng thái số lượng của mình nhiều hay ít để tự điều chỉnh. Khi mật độ quá cao, không gian sống trở nên chật hẹp, mức ô nhiễm tăng; nguồn thức ăn, nước uống suy giảm, sự cạnh tranh trong nội bộ loài tăng. Những hiện tượng trên dẫn đến giảm mức sinh sản, nhưng mức tử vong tăng, và do đó kích thước quần thể tự điều chỉnh theo hướng thu hẹp, phù hợp với sức chịu đựng của môi trường. Nếu mật độ của quần thể lại quá thấp sẽ xuất hiện một bức tranh hoàn toàn ngược lại.

Như vậy mỗi loài, mỗi quần thể của loài trong những điều kiện sống cụ thể của mình đều có một mật độ xác định – một chỉ số đóng vai trò quan trọng trong cơ chế điều chỉnh số lượng của quần thể.

Để xác định mật độ của quần thể, người ta xây dựng nên nhiều phương pháp, phù hợp với những đối tượng nghiên cứu khác nhau.

– Đối với vi sinh vật, phương pháp xác định mật độ là đếm khuẩn lạc trong môi trường nuôi cấy từ một thể tích xác định của dung dịch chứa chúng.

– Đối với thực vật nổi và động vật nổi (phytoplankton và zooplankton), mật độ được xác định bằng cách đếm các cá thể của một thể tích nước xác định trong những phòng đếm đặc biệt trên kính lúp, kính hiển vi…

– Đối với thực vật, động vật đáy (loài ít di động) mật độ được xác định trong các ô tiêu chuẩn. Những ô tiêu chuẩn này được phân bố trên những điểm và tuyến (hoặc lát cắt) chìa khoá trong vùng nghiên cứu.

– Đối với cá sống trong các thuỷ vực, nhất là trong các thuỷ vực nội địa, người ta sử dụng phương pháp đánh dấu, thả ra, bắt lại và sử dụng các công thức sau để từ đó suy ra mật độ:

Xem thêm: Cách tính điện năng tiêu thụ của đèn led đơn giản chính xác nhất

N = CM/R hoặc N = ((M + 1)(C+1) – (R+1)) : (R+1)

Trong đó:

N: Số lượng cá thể của quần thể

M: Số cá thể được đánh dấu ở lần thu mẫu đầu tiên

C: Số cá thể bắt được ở lần lấy mẫu thứ 2

R: Số cá thể có đánh dấu xuất hiện ở lần thu mẫu thứ 2

Đối với những nhóm động vật lớn (như các loài chim, thú) ngoài việc quan sát trực tiếp (nếu có thể) còn sử dụng những phương pháp gián tiếp như đếm số tổ chim (những chim định cư, biết làm tổ), dấu chân (của thú) trên đường đi kiếm ăn, số con bị mắc bẫy trong một ngày đêm… Để có được số liệu đáng tin cậy thì những quan sát, những nghiên cứu cần được tiến hành liên tục hoặc theo những chu kỳ xác định được lập đi lập lại nhiều lần và bằng sự phối hợp nhiều phương pháp trên một đối tượng cũng như ứng dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại (ghi âm, ghi hình, đeo các phương tiện phát tín hiệu…)

Thu Nga

Thích Đang tải…

Filed under: Bài 38, CHUYÊN ĐỀ, THƯ VIỆN GIÁO VIÊN |

Câu 1 :   Kích thước của quần thể phụ thuộc chủ yếu vào

A.  mức sinh sản và mức tử vong.                    B. mật độ.              C.  tỉ lệ đực, cái.                     D.cấu trúc tuổi.

Câu 2 :     Thứ tự sắp xếp từ quần thể có kích thước lớn đến quần thể có kích thước nhỏ là

A.  kiến, thỏ, chuột, sơn dưong, hổ                  B.hổ, sơn dương, thỏ, chuột, kiến.

C.  kiến, chuột, thỏ, sơn dương, hổ.                 D.hổ, thỏ, chuột, sơn dương, kiến.

Câu 3 :  Ở xứ lạnh, về mùa đông các loài như rắn, gấu, voi biển, hải cẩu thường di cư trú đông thành từng đàn. Đó là hiện tượng thể hiện sự thích nghi về

A.  sinh lý.                   B.  tập tính sinh thái.                         C.  hình thái.                            D.  hiệu quả nhóm

Câu 4 :  Biến động số lượng cá thể trong quần thể theo chu kì ngày đêm thường thấy ở

A.  dơi, chuột       B. côn trùng cánh cứng        C.  ruồi, muỗi            D.  các loài tảo

Câu 5 :  Nhân tố quan trọng khống chế kích thước của quần thể thỏ là

A.  quần thể nai cạnh tranh thức ăn với thỏ

B.  quần thể ve kí sinh trên cơ thể thỏ

C.  quần thể chuột túi cạnh tranh chỗ ở với thỏ

D.  quần thể sói ăn thịt thỏ

Câu 6 :  Quần thể chuột cát khi bị săn bắt triệt để qua nhiều năm, thành phần lứa tuổi của quần thể là

A.  85% cá thể non : 15% cá thể trưởng thành

B.  50% cá thể non : 50% cá thể trưởng thành              

C.  15% cá thể non : 85% cá thể trưởng thành             

D.  40% cá thể non : 60% cá thể trưởng thành

Câu 7 :  Kích thước quần thể thay đổi phụ thuộc chủ yếu vào

A. mật độ                            B.  cấu trúc tuổi                C. mức sinh sản và tử vong            D.  tỉ lệ đực, cái            

Câu 8 :  Nhân tố quyết định đến sự biến động số lượng cá thể của quần thể sâu bọ ăn thực vật là

A.  khí hậu.                B.   nhiệt độ.                C.   ánh sáng.               D.   độ ẩm.

Câu 9 :  Dấu hiệu nào sau đây không phải là dấu hiệu đặc trưng của quần thể ?

A.  Kiểu phân bố                                                                  B.  Tỉ lệ đực cái         

C. Tỉ lệ các nhóm tuổi                                                           D.  Mối quan hệ giữa các cá thể

 Câu 10 :Tập hợp sinh vật nào dưới đây được xem là một quần thể giao phối?

A. Những con gà trống và gà mái nhốt ở một góc chợ

B. Những con cá sống trong cùng một cái ao

C. Những con ong thợ lấy mật ở một vườn hoa            

D. Những con mối sống trong một tổ mối ở chân đê    

Câu 11 : Một quần thể có nhóm tuổi trước sinh sản bằng 45%, nhóm tuổi sau sinh sản bằng 10%. Quần thể này được đánh giá là

A. quần thể trẻ và ổn định.                                                   B.  quần thể ổn định.       

C. quần thể trẻ.                                                                     D.  quần thể già.         

Câu 12 : Có các nhóm cá thể sau đây:

1.  Đàn cá diếc trong ao;                       2. Cá rô phi đơn tính trong hồ;   

3. Các thứ bèo trên mặt ao;                   4. Các cây ven hồ;      

5. Các cây sen trong hồ;                        6.  Sim trên đồi.       

Các nhóm cá thể nào được gọi là quần thể ?

A.  1, 5                  B.               1, 6                            C.   3, 6                    D.    2, 4                   

Câu 13 :  Ở các quần thể ổn định, cấu trúc tuổi có đặc điểm

A. tỉ lệ nhóm tuổi trước sinh sản nhỏ hơn nhóm tuổi đang sinh sản.

B. tỉ lệ nhóm tuổi trước sinh sản chiếm ưu thế

C. tỉ lệ nhóm tuổi trước sinh sản và đang sinh sản xấp xỉ bằng nhau.

D. tỉ lệ nhóm tuổi đang sinh sản và nhóm tuổi sau sinh sản xấp xỉ bằng nhau.

Câu 14 :    Nhóm sinh vật nào dưới đây không phải là một quần thể ?

A.Các con cá chép sống trong một cái hồ                    B.Các con voi sống trong rừng Tây Nguyên

C.Các cây cọ sống trên một quả đồi                             D.Các con chim sống trong một khu rừng         

Câu 15 :    Hiện tượng gà chết hàng loạt do virus H5N1 trong những năm gần đây thuộc dạng biến động số lượng

A. không theo chu kỳ.                                                          B.  theo chu kỳ mùa.      

C. theo chu kỳ ngày đêm.                                                     D.  theo chu kỳ nhiều năm.

Câu 16 :    Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể làm

A. thay đổi số lượng và phân bố cá thể phù hợp giúp quần thể tồn tại, phát triển

B. giảm số lượng cá thể trong quần thể

C. tăng số lượng cá thể trong quần thể

D. thay đổi nguồn thức ăn, nơi ở, và các nguồn sống khác

Câu 17 :    Trong quần thể, dạng phân bố chỉ xuất hiện trong điều kiện môi trường đồng nhất, các cá thể có tính lãnh thổ cao là dạng

A. phân bố ngẫu nhiên.                 B. phân bố theo nhóm.               

C. phân bố đồng đều.                    D. phân bố theo nhóm hoặc phân bố ngẫu nhiên.

Câu 18 :    Các cây chôm chôm mọc tập trung thành từng cụm ở ven rừng, nơi có cường độ chiếu sáng cao. Đây là dạng phân bố

A.đồng đều.                               B.  theo nhóm.         C.ngẫu nhiên.                      D.theo nhóm và đồng đều.

Câu 19 :    Dấu hiệu sau đây không phải là dấu hiệu đặc trưng của quần thể ?

A.Sức sinh sản                          B.  Mật độ            C.Tỉ lệ đực cái                          D.  Độ đa dạng.

Câu 20 :    Dạng phân bố cá thể của quần thể trong không gian thường gặp trong tự nhiên là

A.phân bố không đồng đều.                                B. phân bố theo nhóm.

C.phân bố ngẫu nhiên.                                        D.  phân bố đồng đều.

Câu 21 :    Dựa vào kích thước cơ thể, trên thảo nguyên quần thể động vật có kích thước nhỏ nhất là

A.    sư tử.            B.   linh miêu.              C.   thỏ lông xám.             D.  sơn dương.            

Câu 22 :   Hiện tượng “hiệu quả nhóm” thể hiện mối quan hệ

A. cạnh tranh cùng loài.                  B.  kí sinh cùng loài .          C. hổ trợ cùng loài.          D.  ăn thịt đồng loại

Câu 23 :    Nhân tố có vai trò quyết định đến sự biến động số lượng của chim là

A. tỉ lệ giới tính và sự cạnh tranh nơi làm tổ vào mùa hè

B. thức ăn và nơi di trú vào mùa đông

C. thức ăn và tỉ lệ kết đôi giao phối vào mùa sinh sản

D. thức ăn vào mùa đông và sự cạnh tranh nơi làm tổ vào mùa hè

Câu 24 :   Tác động của các nhân tố vô sinh làm cho quần thể biến động số lượng mạnh mẽ nhất khi

A.  có sự chuyển tiếp giữa 2 mùa mưa và nắng                       B.  quần thể di cư tìm nơi cư trú thuận lợi

C.  mật độ cá thể của quần thể quá cao                                    D.  quần thể vào mùa sinh sản hay cơ thể còn non

Câu 25 :   Nhân tố cơ bản gây ra sự thay đổi kích thước của quần thể sinh vật là

A. mức nhập cư và di cư.        B.  mật độ của quần thể.         C. mức sinh sản và tử vong.         D.  nguồn thức ăn. 

Câu 26 : Nhóm cá thể sinh vật nào sau đây không phải quần thể ?

A.   Cá lóc bông trong hồ.             B.  Sen trắng trong hồ   

C.Cá rô phi đơn tính trong hồ .     D.  Ốc bươu vàng ở ruộng lúa

Câu 27 :    Phát biểu nào sau đây là đúng về nhịp sinh học ?

A. Nhịp sinh học là những phản ứng nhịp nhàng của sinh vật với những thay đổi không  liên tục của môi trường

B. Nhịp sinh học là những biến đổi của sinh vật khi môi trường thay đổi

C. Nhịp sinh học là những biến đổi của sinh vật với những thay đổi đột ngột của môi trường

D. Nhịp sinh học là những phản ứng nhịp nhàng của sinh vật với những thay đổi có tính chu kì của môi trường

Câu 28 :   Trong trường hợp điều kiện môi trường sống không đồng nhất thì sự phân bố của các cá thể của quần thể trong không gian sẽ theo kiểu

A.phân bố đồng đều                                                             B.  phân bố theo nhóm.                                            

C.phân bố có lựa chọn.                                                         D.  phân bố ngẫu nhiên.                                        

Câu 29 :   Cho một số quần thể sau:

I. chuột hốc thảo nguyên.                      II. sư tử.  

III. sơn dương.                                       IV. thỏ lông xám. 

Dựa vào kích thước cơ thể, các quần thể trên có kích thước quần thể tăng dần là

A.           II, I, IV, III.                                                            B.  II, III, IV, I.          

C.           II, I, III, IV.                                                            D.  II, IV, III, I.             

Câu 30 :    Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng tự tỉa thưa trong quần thể sinh vật là do

A.  sự cạnh tranh về nơi ở.                           B.   mật độ quá dày.                                      

C.  sự cạnh tranh về dinh dưỡng.                  D.  nhiệt độ và độ ẩm không thích hợp.

Câu 31 :  Bản chất cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể dựa vào mối quan hệ giữa

A. sinh sản và tử vong.                                                         B.  sinh sản và di cư.

C.tử vong và di cư.                                                               D.  sinh sản và nhập cư.         

Câu 32 :Quần thể động vật thường không có nhóm tuổi sau sinh sản là

A.cá chình, cá heo.                                                               B.  cá heo, cá voi.          

C.cá chình, cá hồi.                                                                D.  cá mập, cá mòi.

Câu 33 :Nhóm cá thể sinh vật nào sau đây sống trong hồ không được gọi là quần thể ?

A.Cá diếc.                                                                             B.  Sen trong hồ.            

C.Rong chân chó.                                                                 D.  Ốc bươu vàng.

Câu 34 :Một nhóm cá thể có khả năng giao phối với nhau để tạo ra con lai hữu thụ, chúng cùng sống trong một không gian và một thời gian nhất định được gọi là

A.quần thể sinh vật.                                                              B.  quần tụ sinh vật.         

C.bầy đàn sinh vật.                                                               D.  quần xã sinh vật.           

Câu 35 :Có các nhóm cá thể sinh vật sau đây:

1. Các con voi trong sở thú.                          2. Bầy voi trong rừng rậm châu phi.

3. Các cá thể 1 loài tôm sống trong hồ.        4. Các cá thể chim trong rừng.  

5. Các cây cỏ trên đồng cỏ.

Nhóm cá thể nào là quần thể ?

A.  1, 3.                 B.  2, 3.                C.  2, 5.                 D.  2, 4.

Câu 36 :   Số lượng cá thể trong quần thể có xu hướng ổn định là do

A. sự thống nhất tỉ lệ sinh - tử                                               B.  hiện tượng không chế sinh học        

C. hiện tượng tự cân bằng                                                     D.  các cá thể ăn lẫn nhau

Câu 37 :   Một quần thể gồm 3 nhóm tuổi sinh thái: nhóm trước sinh sản, nhóm đang sinh sản và nhóm sau sinh sản. Quần thể sẽ bị diệt vong khi mất đi nhóm

A. trước sinh sản và sau sinh sản.                        B.  đang sinh sản và sau sinh sản.

C. trước sinh sản và đang sinh sản.                     D.  đang sinh sản.                                                

Câu 38 :   Yếu tố góp phần quan trọng chi phối cơ chế tự điều chỉnh số lượng cá thể trong quần thể là

A. dòng năng lượng cấp cho quần thể qua nguồn thức ăn.               B.mức tử vong.                                          

C.mức sinh sản.                                                                                 D.sức tăng trưởng các cá thể trong quần thể.

Câu 39 :   Yếu tố có vai trò quan trọng nhất trong việc điều hòa mật độ quần thể là

A.sinh – tử.                      B.  di cư – nhập cư.         C.dịch bệnh.               D.  sự cố bất thường.

Câu 40 :   Ở nước ta, số lượng ruồi, muỗi nhiều vào các tháng xuân hè, giảm vào các tháng mùa đông. Đây là dạng biến động số lượng theo

A.chu kỳ nhiều năm.                  B.  chu kỳ ngày đêm.           C.chu kỳ mùa.        D.  chu kỳ tuần trăng.            

Câu 41 : Mật độ cá thể trong quần thể được coi là một trong những đặc tính cơ bản của quần thể vì

A.chúng có thể thay đổi theo mùa, năm hoặc điều kiện môi trường sống

B.tạo ra sự phân bố các cá thể trong quần thể hợp lí với nguồn sống

C.chúng đảm bảo tỉ lệ giới tính thích hợp trong quần thể khi đến mùa sinh sản

D.chúng ảnh hưởng tới khả năng sinh sản, tử vong và mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường

                                     ĐÁP ÁN CHƯƠNG II :   QUẦN THỂ SINH  VẬT

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

0

A

C

B

D

D

A

C

A

D

1

D

B

B

C

D

A

A

C

B

D

2

B

A

C

D

D

C

C

D

B

B

3

B

A

C

B

A

B

A

C

A

A

4

C

D

Tất cả nội dung bài viết. Các em hãy xem thêm và tải file chi tiết dưới đây:

Luyện Bài tập trắc nghiệm môn Sinh lớp 12 - Xem ngay

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2023 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.