Bao lâu bón phân cho cây 1 lần

Phân bón Long Phú hướng dẫn Bà con cách sử dụng phân bón cho vườn cây ăn trái của mình đạt năng suất chất lượng cao. Bà con cần phải phối hợp những biện pháp kỹ thuật canh tác cũng như hiểu về cầu dinh dưỡng của từng loại cây trồng khác nhau để đưa ra cách bón phân cho cây ăn trái đúng kỹ thuật và cung cấp đủ dưỡng chất cho từng loại cây ăn trái. Hãy cùng phân bón Long Phú tìm hiểu về kỹ thuật, cách sử dụng phân bón cho cây ăn trái qua bài viết bên dưới.

Cách bón phân cho cây ăn trái như thế nào cho hơp lý?

Ở cây trồng ăn trái nói chung có 3 thời kỳ cần bón phân:

  • Thời kỳ sau khi thu hoạch: Bón phân cho cây ăn trái vào thời điểm này rất quan trọng. Vì sau khi thu hoạch vụ mùa cây trồng mất rất nhiều dưỡng chất, nếu không bón phân cho cây thì cây không đủ dinh dưỡng để phục hồi sinh trưởng, ở giai đoạn này cần nhanh chóng bón phân đạm để cây cho ra nhiều đọt non, nhiều lá,..
  • Thời kỳ chuẩn bị ra hoa: Giai đoạn này cây cần dinh dưỡng để lá và đọt vừa ra thành thục để tạo mầm hoa nên cần giảm tỷ lệ phân đạm và tăng bón phân lân hoặc kali.
  • Thời kỳ phát triển trái: Ở thời kỳ phát triển này dài hay ngắn tùy từng loại cây. Bà con có thể chia làm 3 giai đoạn nhỏ như sau:

Giai đoạn sau đậu trái: Trong khoảng 1 tháng đầu sau đậu trái, ở vào thời điểm này trái lớn rất chậm nên không cần nhiều dinh dưỡng, tuy nhiên cũng không thể thiếu vì nếu thiếu sẽ dễ gây rụng trái. Bà con nên sử dụng phân bón lá kết hợp với phân bón gốc có tỷ lệ NPK: 1:1:1.

Giai đoạn trái phát triển nhanh: Trong giai đoạn này trái sẽ lớn rất nhanh, cần nhiều dinh dưỡng. Với những cây có trái ra tận đầu cùng của cành như nhãn, chôm chôm, xoài thì nên sử dụng tỷ lệ NPK: 1:1:1. Với những cây có trái nơi nách lá, cành, thân như cây có múi (bưởi, cam, quýt), mít, sầu riêng, dâu… Bà con cần hạn chế cây sinh đọt và lá mới nên cần tăng tỷ lệ phân kali như sau NPK: 2:2:3. Đới với cây trồng có giai đoạn sinh trưởng này ngắn (như nhãn) có thể chỉ bón 1 lần. Những cây có thời gian giai đoạn này dài như cây có múi thì cần chia làm 2 - 3 lần bón.

Giai đoạn trái trưởng thành, chín: Gian đoạn này trái cây đã lớn hết cỡ và bước vào giai đoạn thành thục, chín, cây. Bà con cần bón đủ kali để trái đẹp mã, chất lượng. Tỷ lệ NPK lúc này thường là 1:1:2.

Những loại phân bón nào dành cho cây ăn trái?

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại phân bón cho cây ăn trái, nhưng chủ yếu có nhóm phân bón chính được phân loại dự tình trạng vật lý của phân.

  • Phân bón cho cây ăn trái dạng nước: Là phân bón sinh học dạng lỏng được sản xuất theo công nghệ tiên tiến đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2015. Cung cấp thành phần đa trung vi lượng cân đối, đặc biệt với hàm lượng trung vi lượng phù hợp giúp cây trồng phát triển mạnh. Bổ sung thành phần Axít Amin hàm lượng cao giúp cây trồng khỏe mạnh, tăng sức đề kháng và tăng hiệu lực phân bón​

Bao lâu bón phân cho cây 1 lần

Một số dòng sản phẩm phân bón dạng nước cho cây ăn trái

  • Phân bón cho cây ăn trái dạng viên: Phân bón dạng viên có ưu điểm là giữ cho thành phần phân bón đồng nhất, tránh hiện tượng lắng các hạt xuông dưới làm cho thành phần phân không đều. Hạt phân ít bị hút ẩm, đóng cục và ít bị tác động của môi trường đất, giảm bớt sự rửa trôi và cung cấp chất dinh dưỡng cho cây điều hòa hơn.

Bao lâu bón phân cho cây 1 lần

Dòng sản phẩm phân bón dạng viên cho cây ăn trái

Bao lâu bón phân cho cây 1 lần

Mua phân bón cho cây ăn trái ở đâu?

Trên thị trường ngày nay có rất nhiều nơi cung cấp phân bón cho bà con nông dân. Nhưng làm thế nào để tìm được địa chỉ cung cấp phân bón và tư vấn kỹ thuật cũng như hỗ trợ bà con trong qua trính canh tác và sản xuất là vấn đề mà bà con đang quan tâm và tìm kiếm. Hiểu được nhu cầu này Phân bón Long Phú là công ty chuyên sản xuất và phân phối các dòng sản phẩm phân bón cho cây ăn trái mà bà con đang tìm kiếm. Phân bón Long Phú cam kết đồng hành cùng bà con Nông dân trong sản xuất kinh tế trồng trọt. Hãy gọi cho chúng tôi

CÔNG TY TNHH SX TM DV LONG PHÚ
Địa chỉ: 71/65 Ấp 2, xã Nhị Bình, huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh.
Điện thoại: 028.3891.3259 
Email:
Website: www.phanbonlongphu.com

#hướng dẫn bón phân cho cây ăn trái, #phanbon, #phanbonchocayantrai, #phan bon cho cay an trai, #phan bon cay trong, #phanbonchocayanqua, #bonphanchocayanqua, #phanboncayantrai, #phân bón cây ăn trái, #bon phan cho cay an trai, #bón phân cho cây ăn trái, #phân bón cho cây ăn quả, #bón phân cho cây ăn quả,

#phân bón cho cây ăn trái,

Để cây trồng phát triển một cách toàn diện không chỉ cần đến các yếu tố như giống, đất hay nước mà phân bón là một thành phần không thể thiếu. Nếu đất là nơi cung cấp nguồn dinh dưỡng thì phân bón đóng vi trò quan trọng không kém khi cung cấp các chất thiết yếu cho sự phát triển toàn diện của cây trồng.

Tuy nhiên, mỗi một loại cây, một thời điểm hay vùng đất khác nhau cần có cách bón sao cho phù hợp thì cây mới hấp thụ được chọn vẹn nguồn dưỡng chất ấy. Nếu không ngược lại lợi ích cây có thể chết héo, úa.

Tại GFC các kỹ sư nông nghiệp đã đúc kết theo kinh nghiệm để đề ra những hướng dẫn chuẩn nhất giúp cho bà con bón phân đúng cách để cây ra hoa, ra quả đẹp và tăng năng suất cho cây trồng.

1. Chọn đúng phân cho hợp với Đất và Cây trồng

Nguyên tắc đầu tiên là cần chọn đúng loại phân bón để bổ sung sao dưỡng chất sao cho phù hợp với cả cây và đất canh tác.

Nếu nhu cầu cây cần phân kali thì không thể dùng phân đạm thay thế và ngược lại. Bà con có thể căn cứ trên một số đặc điểm sau để chọn phân bón phù hợp:

+ Cây trồng lấy lá: là loại cây cần nhiều đạm

+ Cây lấy củ, ăn quả, lấy đường: cần nhiều Kali

+ Thóc giống: bón nhiều lân thì hạt sáng, chất lượng giống tốt, mạ gieo bằng hạt giống tốt sẽ sống khỏe, năng suất cao

+ Cây lấy dầu, họ đậu, cây gia vị: cần lưu huỳnh.

+ Đặc điểm về giống cây: giống có bộ lá lớn hơn, cần cho năng suất cao hơn thì cần nhiều phân hơn

Một lưu ý quan trọng nữa để chọn phân chính là căn cứ vào tính chất của đất. Vì bón phân cho cây phải bón thông qua đất nên khi bón phải nắm được tính chất của đất đai.

+ Đất có thành phần cơ giới nặng (nhiều đất sét) hoặc nhẹ (nhiều cát) cần ưu tiên bón phân hữu cơ.

+ Đất chai cứng , có độ phì nhiêu thấp nên bón phân hữu cơ để cải tạo độ mùn và tăng độ phì nhiêu cho đất.

+ Bón phân hữu cơ cho đất cơ giới nặng thì vùi nông, có thể bón nhiều, bón tập trung

+ Bón phân hữu cơ cho đất cơ giớ nhẹ thì vùi sâu, bón ít một, rải ra làm nhiều lần, bón sat yêu cầu của cây.

+ Đất chua không bón các loại phân có tính axit, ngược lại đất kiềm không nên bón các loại phân có tính kiềm.

+ Đất đai màu mỡ phì nhiêu thì cần lượng phân bón ít hơn đất xấu, bạc màu

2. Thời gian bón phân sao cho “đúng lúc”

Mỗi giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây cũng cần một nguồn dưỡng chất khác nhau. Vì vậy bà con phải theo dõi từng giai đoạn phát triển của cây mà chọn loại phân bón phù hợp. Qúa trình sinh trưởng, phát triển của cây có thể chia làm 2 thời kỳ: thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng và thời kỳ sinh trưởng sinh thực, và trong mỗi thời kỳ lại chia làm 2 hay nhiều giai đoạn.

+ Giai đoạn đầu cây cần nhiều lân và đạm

+ Giai đoạn sau câY cần nhiều đạm, kali và các nguyên tố vi trung lượng.

Giai đoạn nào cũng không nên bón quá mức nhu cầu của cây nên bổ sung dinh dưỡng cho cây một cách cân đối

+ Kỳ ra hoa: bón phân lân để có lợi ho cây ra hoa

+ Mùa xuân hè: cây sinh trưởng nhanh có thể bón nhiều phân lân

+ Mùa thu: cây sinh trưởng chậm nên bón ít

+ Mùa đông: không cần bón phân

Bón đúng lúc, đúng thời điểm thì việc bón đúng loại, đúng lượng mới có ý nghĩa và phát huy được hiệu quả.

+ Thời gian thích hợp là bón phân vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối.

+ Mùa nắng không nên bón phân vào buổi trưa vì nhiệt độ cao phân sẽ gây tổn thương cho dễ làm tăng nguy cơ héo hay chết cây.

+ Mùa mưa to tránh bón các loại phân dễ tan

+ Thời tiết ít mưa nhiệt độ thấp nên tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ và phân vô cơ (hôn thời tiết mua nhiều, nhiệt độ cao)

3. Bón phân đúng liều lượng

Bón đúng lượng là bón đúng lượng, đúng tỷ lệ cây cần cho quá trình sinh trưởng, phát triển theo mỗi giai đoạn. Mỗi thời kỳ sinh trưởng, phát triển khác nhau cây cần một lượng dinh dưỡng khác nhau. Không thể dùng lượng và tỷ lệ phân bón thúc để bón lót và ngược lại.

Yêu cầu năng suất thu hoạch càng lớn thì lượng phân càng nhiều, năng suất cao thì cây trồng cần một lượng lớn dinh dưỡng để cây ra nhiều hoa, đậu nhiều quả có đủ dưỡng chất để làm quả to

Khi bón phân cần chú ý liều lượng ghi trên bao bì, dùng ít hơn thì không sao nhưng nếu nhiều hơn cây không sinh trưởng tốt mà có thể làm tổn thương dễ gây héo úa, chết cây. Nên bón phân nhiều lần nhưng lượng bón mỗi lần không nên nhiều.

4. Bón đúng cách

Là cách bón sao cho cây trồng có thể hấp thu được nguồn dinh dưỡng tốt nhất từ phân bón bổ sung.

+ Đất dốc, cây hàng năn nên bón lót

+ Đất cát, cát pha, thịt nhẹ bón phân nên chia làm nhiều lần

+ Đất thịt, đất sét có thể bón phân chia làm ít lần hơn.

+ Không nên bón phân sát gốc cây, nên bón cách gốc 2/3 bán kính đường rễ

+ Bón phân kế hợp xới đất, làm cỏ, vùi lấp để hạn chế bay hơi (mất đạm) hoặc bị rửa trôi mất chất dinh dưỡng

+ Trước khi tưới phân nên làm ẩm và tới đất tạo điều kiện cho cây hấp thụ.

Việc bón phân đúng cách sẽ làm tăng hiệu suất sử dụng phân, hạn chế sự thất thoát phân bón làm hao tồn chi phí mà năng suất mang lại không cao.

5. Lưu ý:

Ngoài nguyên tác này bà con cũng nên chú ý  am hiểu các vấn đề khác như:

+ Hiểu về cây, nhu cầu cây cần gì, cần bao nhiêu

+ Hiểu về đất, khả năng cung cấp của đất là gì và nên bổ sung thêm gì

+ Hiểu phân, khả năng đáp ứng của phân cho cây trồng và đất

+ Có trang thiết bị máy móc hỗ trợ quá trình định lượng để bón phân đúng liều lượng, đúng tỷ lệ

+ Thường xuyên quan sát và rút kinh nghiệm thực tế từ năm này sang năm khác sẽ giúp bà con có bí quyết sử dụng phân bón hiệu quả.