Biển ld là gì

Ngoài các biển số xe thông thường theo từng địa phương cụ thể, còn có 1 số loại biển số xe đặc biệt. Ví dụ như biển số LD là gì, KT, NN… đây đều là những biển số dành riêng cho từng đối tượng, cơ quan đặc  biệt. Hãy cùng IAS Links tìm hiểu xem ý nghĩa của các biển số xe này là gì ngay sau đây.

Biển số LD là gì?

Biển số xe có ký hiệu LD là biển số xe liên doanh. Được cấp cho các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, xe thuê của nước ngoài hay xe của các công ty nước ngoài trúng thầu làm việc tại Việt Nam.

Loại xe mang biển số này thường xuất hiện nhiều tại các khu công nghiệp.

Biển ld là gì

Biển số LD hoàn toàn có thể sang tên được theo quy định của pháp luật hiện hành.

Các kí hiệu đặc biệt trên biển số xe

  • Biển số DA: Cấp cho các ban quản lý dự án của chủ đầu tư nước ngoài.
  • Biển số R: Các loại xe rơ moóc và sơ mi rơ moóc.
  • Biển số T: Cấp cho các xe đăng ký tạm thời.
  • Biển số MK: Cấp cho các loại máy kéo.
  • Biển số MĐ: Cấp cho các loại xe máy điện.
  • Biển số TĐ: Là các xe được nhà nước cho chạy thí điểm.
  • Biển số NG: Cấp cho xe của cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự quán và nhân viên nước ngoài mang chứng minh thư ngoại giao. Riêng biển số xe của Đại sứ và Tổng Lãnh sự có thứ tự đăng ký là số 01 và thêm gạch màu đỏ đè ngang lên giữa các chữ số chỉ quốc tịch và thứ tự đăng ký.
  • Biển số QT: Cấp cho xe của cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế và nhân viên nước ngoài mang chứng minh thư ngoại giao của tổ chức đó. Riêng biển số xe của người đứng đầu cơ quan đại diện các tổ chức của Liên hợp quốc, có thêm gạch màu đỏ đè ngang lên giữa các chữ số chỉ ký hiệu xe của tổ chức quốc tế đó và thứ tự đăng ký.
  • Biển số CV: Cấp cho xe của các nhân viên hành chính kỹ thuật mang chứng minh thư công vụ của các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, tổ chức quốc tế.

Biển ld là gì

Các biển số xe quân đội

Các xe bắt đầu bằng chữ A là quân đoàn, binh đoàn và lữ đoàn. Trong đó:

  1. AA: Quân đoàn 1
  2. AB: Quân đoàn 2
  3. AC: Quân đoàn 3
  4. AD: Quân Đoàn 4
  5. AN: Binh đoàn 15
  6. AP: Lữ đoàn M44
  7. AT: Binh đoàn 12
  8. AV: Binh đoàn 11
  9. AX: Binh đoàn 16

Các biển xe bắt đầu bằng chữ B là các binh chủng. Trong đó:

  1. BB: Binh chủng Tăng thiết giáp
  2. BC: Binh chủng Công Binh
  3. BH: Binh chủng Hoá học
  4. BK: Binh chủng Đặc công
  5. BL: Bộ tư lệnh bảo vệ Lăng
  6. BP: Binh chủng Pháo binh
  7. BT: Binh chủng Thông tin liên lạc
  8. BS: Cảnh sát biển Việt Nam
  9. BV: Tổng công ty dịch vụ bay
Biển ld là gì
Xe của binh chủng hóa học

Bắt đầu bằng chữ H là các học viện, trường sĩ quan quân đội. Trong đó:

  1. HA: Học viện Quốc phòng
  2. HB: Học viện lục quân
  3. HC: Học viện chính trị
  4. HD: Học viện Kỹ thuật quân sự
  5. HE: Học viện Hậu cần
  6. HH: Học viện quân y
  7. HL: Học viện Khoa học Quân sự
  8. HN: Trường Sĩ quan Chính trị
  9. HT: Trường Sĩ quan lục quân I
  10. HQ: Trường Sĩ quan lục quân II

Bắt đầu bằng K là các quân khu.

  1. KA: Quân khu 1
  2. KB: Quân khu 2
  3. KC: Quân khu 3
  4. KD: Quân khu 4
  5. KV: Quân khu 5
  6. KP: Quân khu 7
  7. KK: Quân khu 9
  8. KT: Quân khu Thủ đô nay là Bộ tư lệnh thủ đô
  9. KN: Đặc khu Quảng Ninh trước đây

Biển số xe bắt đầu bằng P là các cơ quan đặc biệt:

  1. PA: Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng
  2. PC: Viện 71 – TC2
  3. PK: Ban Cơ yếu – Bộ Quốc phòng
  4. PL: Viện Lịch sử Quân sự
  5. PM: Viện khảo sát thiết kế – Bộ Quốc phòng
  6. PP: Bộ Quốc phòng
    1. PP-10: Bệnh viện 108
    2. PP-40, PP-50: Bệnh viện 175
    3. PP-60: Viện Y học Cổ truyền Quân đội
  7. PQ: Viện Kỹ thuật Quân sự (Trung tâm Khoa học và Kỹ thuật Quân sự)
  8. PT: Cục tài chính – Bộ Quốc Phòng
  9. PX: Trung tâm nhiệt đới Việt – Nga
  10. PY: Cục Quân Y – Bộ Quốc Phòng
  11. PC, HL: Trước là Tổng cục II – Hiện nay là TN: Tổng cục tình báo

Bắt đầu bằng chữ Q là các quân chủng.

  1. QA: Quân chủng Phòng không không quân (biển cũ là QP và QK)
  2. QB: Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng
  3. QH: Quân chủng hải quân

Bắt đầu bằng chữ T là các tổng cục. Trong đó:

  1. TC: Tổng cục Chính trị
  2. TH: Tổng cục Hậu cần
  3. TK: Tổng cục Công nghiệp quốc phòng
  4. TT: Tổng cục Kỹ thuật
  5. TM: Bộ Tổng tham mưu
  6. TN: Tổng cục tình báo quân đội (Tổng cục 2)

Ngoài ra còn một số các loại biển số có kí hiệu đặc biệt khác bao gồm:

  • VB – Công ty Bay dịch vụ
  • DB: Tổng công ty Đông Bắc – Bộ Quốc phòng
  • ND: Tổng công ty Đầu tư phát triển Nhà và Đô thị Bộ Quốc phòng
  • CH: Bộ phận chính trị của Khối văn phòng – Bộ Quốc phòng
  • VB: Tổng công ty Dịch vụ Bay (Binh đoàn Hải Âu)
  • VK: Ủy ban tìm kiếm cứu nạn – Bộ Quốc phòng
  • CV: Tổng công ty xây dựng Lũng Lô – Bộ Quốc phòng
  • CA: Tổng công ty 36 – Bộ Quốc phòng
  • CP: Tổng Công Ty 319 – Bộ Quốc Phòng
  • CM: Tổng công ty Thái Sơn – Bộ Quốc phòng
  • CC: Tổng công ty xăng dầu quân đội – Bộ Quốc phòng
  • VT: Tập đoàn Viettel
  • CB: Ngân hàng TMCP Quân Đội

Trên đây là những biển số đặc biệt mà các bạn thường gặp trên đường. Qua bài viết này bạn hoàn toàn có thể tự tin giải mã ý nghĩa của các biển số LD, HC, KT, NN… hay các biển số quân đội khác.

Biển ld là gì

Khi di chuyển trên đường, chắc hẳn bạn đã từng thấy xe ô tô, xe máy mang biển số có ký hiệu LD mà không biết nó có ý nghĩa gì. Trong bài viết này Thế giới Mercedes sẽ giúp bạn hiểu biển số xe LD là gì và thủ tục đăng ký như thế nào.

Biển số xe LD là gì chắc hẳn không phải ai cũng biết. Hiểu một cách đơn giản nhất thì đây chính là biển số xe liên doanh được cấp cho các loại xe sau đây:

  • Xe của doanh nghiệp sở hữu vốn nước ngoài.
  • Xe của một công ty nước ngoài đã trúng thầu.
  • Xe thuê của nước ngoài.

Xem thêm

  • Chi Tiết Mã Vùng Biển Số Xe Của Các Tỉnh Thành Cả Nước
Biển ld là gì
Biển số xe LD là gì không phải ai cũng nắm rõ

Biển số xe LD thuộc nhóm biển số có kí tự đặc biệt trong tất cả các loại biển xe số đã được cấp phép tại Việt Nam tính tới thời điểm hiện tại. LD chính là chữ cái viết tắt của từ “liên doanh”. Từ này dùng để chỉ sự liên kết hoạt động của 2 hay nhiều tổ chức kinh doanh để trở thành một công ty liên doanh hoặc một sản phẩm liên doanh.

Vậy công ty liên doanh là gì? Đây là công ty do 2 hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam hoặc là công ty liên doanh hợp tác với nhà đầu tư ngoài nước dựa trên cơ sở hợp đồng liên doanh.

Ngoài biển số xe LD là gì thì nhiều người cũng thắc mắc rằng liệu biển này có sang tên được không. Theo quy định về ký hiệu biển số xe thì biển LD có thể sang tên được. Tuy nhiên, bạn có đủ lý do để sang tên theo đúng quy định của pháp luật hiện hành chẳng hạn như: Thừa kế, mua bán hợp pháp, cho, tặng…

Theo đó, trước khi tiến hành sang tên, chủ sở hữu xe bắt buộc phải giải quyết các câu hỏi mang tính thủ tục sau:

  • Lý do sang tên biển số xe LD là gì?
  • Nguyên nhân sang tên biển số là do mua bán, cho tặng hay thừa kế.
  • Hình thức sang tên chuyển nhượng biển số xe là dạng hợp đồng cho tặng hay hợp đồng mua bán.
  • Đáp ứng điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hoặc cho tặng xe ô tô.
  • Hợp đồng cần phải được công chứng tại Văn phòng Công chứng hoặc có giấy xác thực, chữ ký đày đủ của Ủy ban Phường, Xã.
Biển ld là gì
Lý do sang tên biển số xe LD là gì là vấn đề bạn cần nắm rõ

Vậy thời gian làm thủ tục sang tên biển số xe LD là bao lâu? Thời gian bắt buộc để làm thủ tục sang tên tối đa là 30 ngày kể từ ngày hoàn thành hợp đồng chuyển nhượng xe. Theo đó, bạn cần phải làm thủ tục sang tên theo đúng thời gian cho phép. Nếu làm chậm hơn thời gian quy định chắc chắn bạn sẽ bị xử phạt theo đúng luật.

Hồ sơ sang tên biển số xe LD bao gồm:

  • Giấy tờ cá nhân: CMND hoặc thẻ căn cước, sổ hộ khẩu. Trường hợp là người nước ngoài thì phải chuẩn bị thêm hộ chiếu, thẻ thường trú.
  • Hóa đơn thuế giá trị gia tăng, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trường hợp là tổ chức thì còn cần giấy quyết định bán xe điều chuyển xe.
  • Giấy đăng ký xe.
  • Hợp đồng mua bán xe.
  • Sổ kiểm định, tờ khai thông tin sang tên biển số xe LD.
  • Bộ cà về số khung, số máy, biển số của xe.
  • Một số giấy tờ khác có liên quan nếu cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.

Các bước sang tên biển số xe LD:

  • Bước 1: Hoàn thành giấy tờ hồ sơ mua bán hoặc cho tặng.
  • Bước 2: Rút hồ sơ gốc của chiếc xe ô tô cần chuyển biển số tại tỉnh của chủ cũ xe (nếu mua bán ở tỉnh khác).
  • Bước 3: Kê khai lệ phí trước bạ và nộp lệ phí.
  • Bước 4: Đăng ký sang tên biển số xe LD tại cơ quan công an có thẩm quyền.
  • Bước 6: Thực hiện bấm biển số xe LD mới.
  • Bước 7: Nhận kết quả về việc chuyển nhượng, sang tên biển số xe LD theo thời gian ghi trên giấy hẹn.

Chú ý: Trên đây là quy trình các bước đầy đủ cho việc sang tên biển số xe LD. Tuy nhiên, nếu trong quá trình thực hiện mà không đạt yêu cầu thì hồ sơ của bạn sẽ bị trả về.

Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, bạn có thể điều khiển một chiếc xe có biển LD nếu như xe có đầy đủ các loại giấy tờ và thuế hợp pháp. Tuy nhiên, trường hợp xe đó là của tổ chức cá nhân/cá nhân có yếu tố nước ngoài liên doanh với nhau, hoặc liên doanh với các tổ chức cá nhân bên trong nước thì bạn cần hết sức cẩn trọng. Bởi có khả năng, những chiếc xe biển LD này chưa hề đóng phí và thuế theo quy định.

Thông tin hữu ích

  • Hướng Dẫn Tra Cứu Biển Số Xe Ô Tô Không Cần Số Tem Chuẩn Nhất
Biển ld là gì
Bạn có thể bị thu hồi biển số xe nếu không tuân thủ đúng quy định của pháp luật

Nếu vi phạm luật, một chiếc xe mang biển số LD có thể bị thu hồi đăng ký biển số xe. Cụ thể, đó là các trường hợp:

  • Xe bị hỏng, phá hủy, hoàn toàn không sử dụng được nữa.
  • Xe bị tháo máy, tháo khung nhằm mục đích thay thế cho xe khác.
  • Xe tạm nhập của các cá nhân, đơn vị nước ngoài ở Việt Nam.
  • Xe được miễn thuế nhập khẩu trước khi chuyển nhượng nhằm thực hiện mục đích khác.
  • Xe đăng ký ở khu kinh tế cửa khẩu quốc tế hoặc là khu thương mại đặc biệt thực hiện chuyển nhượng, tái xuất vào Việt Nam theo quy định của Chính phủ.
  • Xe đó là xe đã bị mất cắp.
  • Chiếc xe đó đã hết thời hạn sử dụng và không được phép lưu hành theo quy định.

Bài viết vừa rồi đã giúp bạn hiểu rõ biển số xe LD là gì và những thông tin liên quan đến việc chuyển nhượng xe. Tuy là loại biển xe của các đơn vị liên doanh nhưng nếu có đầy đủ giấy tờ thì chúng ta có thể thoải mái lưu hành trên đường phố Việt Nam, do vậy bạn không nên quá lo lắng.