Cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn cho sinh viên

Gợi ý cách trả lời phỏng vấn giới thiệu bản thân

Dù được khuyên không nên trả lời một cách máy móc nhưng để đảm bảo câu trả lời phỏng vấn giới thiệu bản thân đầy đủ và thuyết phục nhất, ứng viên nên sắp xếp theo trình tự các bước sau:

+ Cảm ơn NTD đã tạo cơ hội để bạn được phỏng vấn

+ Giới thiệu đầy đủ họ tên, bí danh (nếu có)

+ Nêu năm sinh

+ Đã tốt nghiệp trường nào, chuyên ngành gì

+ Các kinh nghiệm làm việc trong quá khứ hoặc các hoạt động đoàn thể lớn đã tham gia (nếu có)

+ Sở trường, điểm mạnh, điểm yếu

+ Mong muốn gì

+ Nhắc lại lời cảm ơn NTD một lần nữa để kết thúc phần giới thiệu.

Cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn cho sinh viên

Chuẩn bị thật kỹ trước buổi phỏng vấn - trả lời trôi chảy, tự tin và đúng thực tế để ghi điểm với NTD


NTD sẽ không mấy quan tâm đến thời thơ ấu hay thuở thiếu thời của bạn vui buồn thế nào, tình yêuhiện tại ra sao; điều họ quan tâm là kỹ năng bạn có, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc của bạn, lợi ích bạn có thể mang lại cho công ty… Vì thế, hãy chuẩn bị thật tốt cho buổi phỏng vấn, trong đó gây ấn tượng ngay từ đầu với cách trả lời phỏng vấn giới thiệu bản thân – tránh trường hợp trả lời ấp úng, ngắt quãng, lúng cúng, thể hiện sự thiếu tự tin ngay với chính bản thân mình.

1. Tại sao cần giới thiệu bản thân khi phỏng vấn?

Giới thiệu bản thân khi phỏng vấn là cách thức giao tiếp cơ bản, giúp nhà tuyển dụng và ứng viên làm quen, kết nối với nhau trước khi cuộc phỏng vấn thực sự diễn ra. Ngoài nhiệm vụ làm quen, tạo bầu không khí thoải mái, phần giới thiệu bản thân còn giúp nhà tuyển dụng nắm được khái quát thông tin về ứng viên, hiểu và đo lường sự tự tin, sự phù hợp của ứng viên với vị trí công việc mà công ty đang tuyển dụng.

Ngoài việc bắt đầu bằng câu hỏi phỏng vấn:"hãy nói về bản thân bạn", sau khi trải qua quá trình chào hỏi thông thường, một số nhà tuyển dụng còn có thể mở đầu câu hỏi giới thiệu bản thân của ứng viên với với nhiều dạng câu hỏi tương tự như:

- Bạn hãy giới thiệu đôi chút về bản thân mình

- Hãy cho tôi biết thêm về lý lịch của bạn

- Bạn có thể dùng 3 từ để nói về bản thân mình?

....

Các câu hỏi giới thiệu bản thân có thể lặp lại nhiều lần trước khi cuộc gặp gỡ thực sự diễn ra. Nó có thể xảy ra tại khu vực tiếp đón của lễ tân, trong không gian phỏng vấn trực tiếp với nhà tuyển dụng,... Và bạn cần chuẩn bị trả lời câu hỏi này thật kỹ để gây ấn tượng tốt với họ.

Cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn cho sinh viên

Giới thiệu bản thân khi phỏng vấn xin việc là thời điểm quan trọng nhất đối với ứng viên để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng

Về cơ bản, phỏng vấn tuyển dụng là cuộc đối thoại có chủ đích, giúp nhà tuyển dụng tìm được ứng viên (người lao động) tiềm năng, phù hợp với vị trí công việc. Trong vai trò của người lao động, để gia tăng cơ hội trúng tuyển, bạn cần phải thể hiện rõ được năng lực, phẩm chất, kỹ năng của mình với công việc. Nếu muốntìm hiểu nhiều thông tin hơn về lực lượng lao động và độ tuổi tham gia, bạn cần tham khảo thêm định nghĩa đầy đủ trên wikipedia.orgqua nội dungbài viết này.

1. Nói gì để trả lời câu hỏi “Tell me about yourself”

Xin hỏi, phản xạ đầu tiên của bạn khi nghe câu hỏi “Tell me about yourself” là gì? Có phải bạn định sẽ kể một câu chuyện mà bạn là nhân vật chính, sẽ giới thiệu từ tên tuổi, quê quán, gia đình, tính cách, sở thích… của mình? Nhưng hãy nhớ: bạn đang tham gia một cuộc phỏng vấn xin việc. Điều nhà tuyển dụng quan tâm là bạn có phù hợp với công việc, vị trí này hay không chứ không phải câu chuyện cuộc đời của bạn. Do đó, bạn sẽ cần nói về bản thân mình, nhưng phải là những điều mà nhà tuyển dụng cần được nghe.

Để nói về bản thân – một con người có quá khứ, hiện tại và tương lai, bạn có thể lấy chính trục thời gian này để làm khung cho phần giới thiệu của mình. Cụ thể:

1.1. Hiện tại

Trước hết, bạn cần nói về bản thân ở thời điểm hiện tại. Hiện tại chính là thời điểm quan trọng nhất đối với tất cả chúng ta. Hãy nói về những phẩm chất của bạn và những gì bạn đang có (phù hợp với công việc này).

Ví dụ:

  • My name is Giang Nguyen, from Thai Nguyen. I am a recent graduate student at the University of Economics and earn a Bachelor’s degree in e-Commercial and Marketing. I am a very motivated person and a fast learner. I enjoy taking part in group activities and can also manage my schedule well.

(Tôi là Giang Nguyen, quê ở Thái Nguyên. Tôi vừa tốt nghiệp đại học Kinh tế và có bằng cử nhân ngành Thương Mại điện tử và Marketing. Tôi là một người rất có động lực và tiếp thu rất nhanh. Tôi thích tham gia các hoạt động tập thể và đồng thời cũng có khả năng quản lý bản thân rất tốt.)

  • I am Anh Tran, a final year student at Hanoi Architectural University. Hanoi is also my city. My major is Interior design. Therefore, I am familiar with design software such as Illustrator, CorelDraw, Sketch and the like. My passion is making beautiful and useful furniture from natural materials.

(Tôi là Anh Tran, sinh viên năm cuối trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Hà Nội cũng là thành phố của tôi. Chuyên ngành của tôi là Thiết kế nội thất. Bởi thế, tôi sử dụng thành thạo những phần mềm thiết kế như Illustrator, CorelDraw, Sketch và những phần mềm khác. Đam mê của tôi là tạo nên những đồ nội thất vừa đẹp vừa hữu dụng từ những vật liệu tự nhiên.)

Có thể thấy qua những lời giới thiệu ngắn gọn trên, các ứng viên đã truyền đạt được những thông tin cơ bản tới nhà tuyển dụng về lĩnh vực chuyên môn và trình độ hiện tại của mình. Đây là những thông tin đầu tiên giúp nhà tuyển dụng sàng lọc các ứng viên qua lời giới thiệu bản thân của họ.

1.2. Quá khứ

Tiếp theo, bạn có thể nói đôi điều về quá khứ. Đây là lúc bạn cho nhà tuyển dụng biết bạn đã có những kinh nghiệm, trải nghiệm nào, đã học và rèn luyện được những kỹ năng nào (khiến bạn phù hợp với vị trí ứng tuyển).

Việc nói về quá khứ nhằm giúp cho những điều bạn trình bày về bản thân ở thời điểm hiện tại có cơ sở hơn. Do đó, hãy lựa chọn thật cẩn thận những gì cần nói trong vô vàn những sự kiện đã xảy ra. Chỉ nói về những gì liên quan nhất đến công việc mà bạn đang ứng tuyển (Ví dụ: những kỹ năng bạn đã rèn luyện).

Ví dụ:

  • Last summer, I had the chance to do my internship at a Technology Startup as an online marketing assistant. I learned a lot about analytics, especially Google Analytics and social media skills. I gained good results in promoting the company’s products and also helped the company to improve current products by generating users’ feedbacks. This helped me to realize my passion for marketing sector and also gained a lot of experience with it.

(Hè năm ngoái tôi có cơ hội thực tập cho một Startup Công nghệ tại vị trí trợ lý marketing online. Tôi đã học được rất nhiều về kỹ năng phân tích, đặc biệt là phân tích Google và cả những kỹ năng về truyền thông trên các mạng xã hội. Tôi đã đạt được những kết quả tốt trong việc quảng bá những sản phẩm của công ty và đồng thời cũng giúp công ty cải thiện chất lượng sản phẩm dựa trên việc tổng hợp những phản hồi từ người dùng. Chính điều này đã giúp tôi nhận ra niềm đam mê của mình với lĩnh vực marketing và tôi cũng thu thập được rất nhiều kinh nghiệm về lĩnh vực này.)

  • In the last three years, I spent the time getting to know as many graphic design softwares as I can and master some of them. I am also a member of the Minimalism design group at my university and we participated in several design contests in and out of my university. We won first place in the Modern Urban Interior Design Contest last year for the design of the unique bamboo chair as you can find in my portfolio. It was a fun and memorable experience for me and the whole team.

(Trong 3 năm qua, tôi dành nhiều thời gian để làm quen với rất nhiều phần mềm thiết kế đồ họa và sử dụng thành thạo một vài phần mềm trong số đó. Tôi cũng là thành viên của Nhóm thiết kế theo phong cách Tối giản ở trường. Chúng tôi đã tham gia vào một vài cuộc thi thiết kế trong và ngoài phạm vi trường. Năm ngoái, đội chúng tôi đã thắng giải nhất cuộc thi Thiết kế Nội thất cho Đô thị hiện đại cho thiết kế về chiếc ghế tre độc đáo. Bạn có thể tìm thấy ảnh chiếc ghế trong hồ sơ của tôi. Đó là một trải nghiệm vui và đáng nhớ cho tất cả chúng tôi.)

Ở phần tiếp theo, các ứng viên đã nói về những kinh nghiệm và trải nghiệm trong quá khứ. Trong cả hai ví dụ, họ đều khéo léo đề cập tới những kinh nghiệm có liên quan tới công việc đang ứng tuyển và những điểm mạnh của mình.

1.3. Tương lai

Nói về tương lai, đây là cơ hội để bạn cho nhà tuyển dụng biết về những kỳ vọng và định hướng phát triển của bạn trong công việc và sự nghiệp. Khéo léo đưa lý do vì sao bạn chọn công ty vào phần trình bày. Hãy đưa những định hướng tương lai này về đúng hướng lĩnh vực mà bạn đang ứng tuyển nhé!

Ví dụ:

  • I am interested in We-product’s marketing assistant position because the company’s field is related to my intern experience. My goal is to become an expert in online marketing in the next 3 years. I hope that I can contribute to the company’s development with my enthusiasm and knowledge. I also believe that I can learn a lot if I have a chance to work here.

(Tôi hứng thú với vị trí trợ lý marketing ở We-product bởi lĩnh vực hoạt động của công ty có liên quan tới lĩnh vực nơi tôi đã thực tập. Mục tiêu của tôi là trở thành một chuyên gia về marketing online trong 3 năm tới. Tôi hi vọng mình có thể đóng góp cho sự phát triển của công ty bằng nhiệt huyết và những kiến thức của mình. Tôi cũng tin rằng tôi có thể học được rất nhiều nếu có cơ hội được làm việc ở đây.)

  • I applied for this position because I’ve known and loved Sadec district’s products since I was in my second year at the university. The company’s style is also suite my designing style. I believe that I can demonstrate my skills in interior design based on natural materials and I can contribute this strength to other products in the future if I have a chance to be a part of the company.

(Tôi ứng tuyển vào vị trí này bởi tôi đã được biết đến và yêu quý những sản phẩm của Sadec district từ khi còn là sinh viên năm thứ hai ở trường đại học. Phong cách của công ty cũng phù hợp với phong cách thiết kế của tôi. Tôi tin rằng mình có thể thể hiện được những kỹ năng thiết kế nội thất từ vật liệu tự nhiên của mình và đóng góp thế mạnh này trong những sản phẩm khác trong tương lai nếu tôi có cơ hội được tuyển dụng.)

Như vậy, cả hai ứng viên trong phần nói về tương lai đều thể hiện được kỳ vọng và định hướng phát triển của mình trong công việc. Họ cũng kết thúc phần giới thiệu bản thân bằng những gợi ý về khả năng đóng góp của mình cho sự phát triển của công ty một cách rõ ràng và đầy hứa hẹn.

Để gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng, không chỉ là phải trả lời đúng các câu hỏi được đặt ra, bạn còn cần chuẩn bị một phần giới thiệu bản thân thu hút được sự chú ý của nhà tuyển dụng. Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu về cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn sao cho thật hay và ấn tượng nhé!

Cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn cho sinh viên

Nhà tuyển dụng sẽ dành nhiều quan tâm tới kinh nghiệm, thành tích

Tăng tính thuyết phục với nhà tuyển dụng bằng những thành tích lớn trước đây của bạn. Bạn có thể sở hữu quãng thời gian đáng tự hào tại một tổ chức, nhưng để thực sự gây ấn tượng phải là những gì bạn đạt được.

Ngoài thành tích, bạn có thể chia sẻ kinh nghiệm, những tích lũy đáng kể sau thời gian vừa qua. Bạn đã học được nhiều điều mới, nhiều kỹ năng tuyệt vời, đã vượt qua được thử thách như thế nào. Đừng ngại chia sẻ, chúng đều đáng giá và sẽ được ghi nhận.

Một lưu ý đó là đảm bảo những gì bạn nói có liên quan đến vị trí công việc ứng tuyển. Kỹ năng, kinh nghiệm mà bạn tích lũy được phải có khả năng phục vụ cho doanh nghiệp hiện tại. Hẳn là người phỏng vấn sẽ không kiên nhẫn lắng nghe bạn lan man đâu.

👉 Xem thêm:Nói dối khi phỏng vấn xin việc? Nên nói gì và không nên nói gì?

Cách nói cho sinh viên mới ra trường

Khi là sinh viên mới ra trường, bạn có thể cảm thấy e ngại vì kinh nghiệm làm việc chưa có nhiều để thể hiện? Nhưng đừng lo, bạn hoàn toàn có thể kể thành tích, kỹ năng học được tại trường/câu lạc bộ/,…

“Em đã từng tham gia vào đội tình nguyện của Trường và có cơ hội tham gia nhiều hoạt động lớn. Em được cùng mọi người xây dựng sự kiện, quảng bá và tổ chức sự kiện. Qua những hoạt động đó, em học được nhiều kỹ năng như: làm việc nhóm, lập kế hoạch, truyền thông sự kiện,…”

Cách nói cho người đã có kinh nghiệm

Nếu bạn đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề và từng làm qua công việc có liên quan, bạn cần nói về những thành tích cụ thể mà bạn đã đạt được trong quá khứ.

“Trong thời gian làm việc ở vị trí Trưởng phòng Marketing, tôi đã mang lại những kết quả tương đối cao cho công ty cũ. Lượng khách hàng tiếp cận sản phẩm quý 2 tăng lên 50% so với quý 1 kèm theo doanh thu tăng 20%. Tôi đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm về công tác quản trị cũng như cách thức Marketing hiệu quả.”

Kết thúc bằng mong muốn hiện tại và lý do ứng tuyển

Cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn cho sinh viên

Bước cuối để gây ấn tượng và thành công nhận được công việc

Hãy cho nhà tuyển dụng thấy bạn là người có tham vọng và định hướng nghề nghiệp rõ ràng. Đa số các ứng viên hiện nay đều chưa có mục tiêu nghề nghiệp và thường rơi vào bối rối khi bị hỏi tới. Bạn phải biết bản thân đang cần gì thì mới có thể lập kế hoạch để đạt được thành công.

Một phần cùng vô cùng quan trọng và ghi điểm khác là lý do bạn lựa chọn ứng tuyển vị trí này. Đây là cơ hội để bạn thể hiện hiểu biết về công ty cũng như dành những lời khen cho hoạt động của công ty. Bên cạnh đó, sự tự tin về khả năng đem lại giá trị của bạn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định cuối cùng của nhà tuyển dụng.

Cách kết thúc cho sinh viên mới ra trường

Nếu bạn là sinh viên mới ra trường, bạn hãy thể hiện nhiệt huyết, tâm lý sẵn sàng lao vào cuộc chiến, không ngại khó khăn.

“Em mong muốn được tích lũy nhiều hơn nữa kỹ năng, kinh nghiệm với mục tiêu trở thành Trưởng phòng Marketing trong 5 năm tới. Mặc dù chưa tiếp xúc thực tế nhiều, nhưng em có khả năng học hỏi nhanh và sẵn sàng đối diện với thử thách. Sau khi tìm hiểu về công ty, em cảm thấy môi trường tại đây rất năng động, là cơ hội phát triển lớn cho bản thân. Em cũng muốn được cống hiến, trở thành một phần tạo nên thành công của công ty sắp tới.”

Cách kết thúc cho người đã có kinh nghiệm

Nếu bạn đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề và từng làm qua công việc có liên quan, bạn cần thể hiện sự tự tin, đảm bảo đem lại hiệu quả cho công ty.

“Tôi vẫn đang trên con đường xây dựng sự nghiệp tốt hơn và hướng tới vị trí cao hơn nữa. Tôi cảm thấy công ty là môi trường đa quốc gia với nhiều cơ hội phát triển và mức đãi ngộ tuyệt vời. Công ty sẽ không hối tiếc khi lựa chọn tôi.”