Cách nhổ răng ở nhà không đau

Nhổ răng không đau luôn là mong muốn của nhiều người. Tuy là một thủ thuật đơn giản nhưng nếu không thực hiện đúng kỹ thuật tại nha khoa uy tín và bệnh nhân có cách chăm sóc đúng đắn tại nhà sẽ gây nên những biến chứng không mong muốn. Dưới đây, Nha khoa Viễn Đông sẽ chia sẻ những thông tin cần thiết khi nhổ răng để khách hàng có thể tham khảo.

Nội dung bài viết:

  1. Chỉ định nhổ răng khi nào?
  2. Một số trường hợp không nên nhổ răng
  3. Nhổ răng đau và nguy hiểm không?
  4. Quy trình nhổ răng không đau tại Nha khoa Viễn Đông
  5. Cách chăm sóc và vệ sinh sau khi nhổ răng
Cách nhổ răng ở nhà không đau
Nhổ răng là thủ thuật nha khoa phổ biến

Nhổ răng là thủ thuật nha khoa phổ biến được chỉ định bởi bác sĩ nhằm loại bỏ những chiếc răng sâu, răng hư, răng lung lay,… không thể bảo tồn được, để tránh ảnh hưởng đến những răng kế cận, gây hôi miệng và một số bệnh về răng miệng khác. Tuy nhiên, không phải bất cứ răng nào cũng có thể nhổ bỏ mà cần có sự thăm khám, tư vấn và lên kế hoạch điều trị của bác sĩ có chuyên môn, kết hợp với các trang thiết bị nha khoa hiện đại, dụng cụ nha khoa được vô trùng.

Chỉ định nhổ răng khi nào?

Nhổ răng đơn giản nhưng cần được thăm khám, kiểm tra kỹ càng và chỉ định bởi bác sĩ có trình độ chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Bởi vì, nhổ răng không chỉ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, các răng kế cận mà còn ảnh hưởng đến chức năng nhai, sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe toàn thân. Dưới đây là những trường hợp thường được bác sĩ chỉ định nhổ răng:

  • Răng sữa trẻ em khi đến tuổi thay răng.
  • Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm gây tổn thương nướu, gây sâu răng, gây đau nhức và ảnh hưởng đến các răng bên cạnh.
  • Răng bị sâu, viêm tủy, viêm chóp hoặc áp xe nghiêm trọng, làm răng lung lay, không thể bảo tồn và phục hình răng được nữa.
  • Răng bị lung lay do viêm nha chu không thể phục hồi.
  • Răng mọc ngược, mọc lệch, mọc bất thường, gây các bệnh răng miệng như: sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, xô lệch các răng kế cận mà không còn phương án phục hình hiệu quả.
  • Răng bị hỏng, gãy, vỡ do tai nạn không thể khắc phục bằng phương pháp trám răng hay phục hình mà cần nhổ đi để trồng răng giả.
  • Răng khểnh, răng thừa dị dạng cần nhổ răng để thực hiện chỉnh nha thẩm mỹ.

Một số trường hợp không nên nhổ răng

Không phải trường hợp nào cũng có thể nhổ bỏ răng, cụ thể như:

  • Người mắc các bệnh lý như: máu khó đông; bệnh tim mạch, tiểu đường chưa được kiểm soát; ung thư,….
  • Người bị nhiễm trùng chân răng, đang trong thời gian điều trị, xạ trị,…
  • Người vừa khỏi bệnh như: cảm, sốt,…  sức đề kháng yếu, nếu nhổ sẽ khiến vết thương khó lành, gây nhiễm trùng, chảy máu kéo dài.
  • Phụ nữ trong giai đoạn kinh nguyệt không nên đi nhổ răng vì dễ bị sưng viêm nướu, gây đau đớn khi nhổ, chảy máu nhiều thậm chí không cầm được.
  • Phụ nữ đang mang thai không nên nhổ răng vì sẽ có nguy cơ gây nhiễm trùng huyết, ảnh hưởng đến thai nhi.

Lưu ý: Nhổ răng khôn (răng số 8) khi ốm hoặc mới ốm dậy rất nguy hiểm, cơ thể chưa đủ sức đề kháng chống lại vi khuẩn, gây ra những biến chứng như viêm, lâu lành vết thương, không cầm được máu, thậm chí gây tổn thương vùng hàm mặt, nguy hiểm tính mạng khi không can thiệp kịp thời”.

Bác sĩ Nguyễn Thanh Hà chia sẻ: “Nhổ răng là phương pháp xâm lấn gây đau đớn và ảnh hưởng trực tiếp đến xương ổ răng, có thể gây chảy máu, sưng, viêm và có khả năng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Khi vừa ốm dậy, sức đề kháng yếu, khả năng đông máu kém, không nên đi nhổ răng vào giai đoạn này.

Nhổ răng đau và nguy hiểm không?

Với sự phát triển của nha khoa hiện đại, việc nhổ răng nếu được thực hiện tại nha khoa uy tín sẽ hoàn toàn không đau và không gây bất kỳ nguy hiểm nào.

Hiện nay, các bác sĩ sẽ thực hiện nhổ răng không đau bằng cách tiêm thuốc tê cho bệnh nhân. Bác sĩ có tay nghề cao sẽ tiêm thuôc tê một cách từ từ, sử dụng thuốc tê dạng bôi hoặc dạng xịt lên vùng răng cần nhổ, sau đó mới dùng kim chích thuôc tê vào nên bệnh nhân sẽ không cảm thấy đau.

Bên cạnh đó, với việc ứng dụng công nghệ nhổ răng không đau bằng máy siêu âm sẽ giúp quá trình nhổ răng diễn ra nhanh chóng, hạn chế xâm lấn, chảy máu và kích thích quá trình lành thương diễn ra nhanh hơn.

Cách nhổ răng ở nhà không đau
Nhổ răng không đau bằng máy siêu âm

Quy trình nhổ răng không đau tại Nha khoa Viễn Đông

Nha khoa Viễn Đông là một trong những trung tâm nha khoa uy tín, chất lượng hàng đầu tại TP.HCM. Với đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm, kết hợp với công nghệ nhổ răng hiện đại, cùng với đó là hệ thống vô trùng khép kín cùng chế độ chăm sóc khách hàng chu đáo sẽ giúp bạn nhổ răng không đau, đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Quy trình nhổ răng tại Nha khoa Viễn Đông được thực hiện như sau:

  • Bước 1: Bác sĩ thăm khám tổng quát về mức độ hư của răng.
  • Bước 2: Chụp X-quang răng và khung xương. Tư vấn kế hoạch điều trị phù hợp
  • Bước 3: Tiến hành nhổ răng không thể bảo tồn
  • Bước 4: Bệnh nhân súc miệng và sẽ được nhét bông để cầm máu
  • Bước 5: Hẹn lịch tái khám, tư vấn kế hoạch điều trị

Cách chăm sóc và vệ sinh sau khi nhổ răng

Sau khi nhổ răng, đặc biệt là nhổ răng khôn hay nhổ răng vĩnh viễn bị hư sẽ để lại những tổn thương đến lợi. Do đó, nếu không chăm sóc răng miệng đúng cách rất dễ khiến cho vết thương bị nhiễm trùng và khó lành, thậm chí còn để lại các biến chứng đáng tiếc. Để chăm sóc răng sau khi nhổ hiệu quả và đảm bảo an toàn, bạn nên áp dụng những cách sau:

  • Giảm đau, sưng bằng cách chườm túi vải có chứa đá lạnh vào vùng má nơi nhổ răng.
  • Giữ vệ sinh răng miệng, cắn nhẹ miếng bông gòn và giữ trong khoảng 30 – 45 phút sau khi nhổ.
  • Chải răng nhẹ nhàng, tránh vùng răng mới nhổ.
  • Sử dụng ống hút khi uống nước, tránh sử dụng thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh
  • Tránh ăn thức ăn cứng, sử dụng thức ăn mềm, nhỏ, giàu vitamin và khoáng chất
  • Súc miệng bằng nước muối giúp loại bỏ vi khuẩn và làm sạch khoang miệng
  • Không đưa lưỡi hay dùng các vật cứng nhọn và chọn vào vết nhổ răng
  • Tuyệt đối không hút thuốc, không uống rượu ít nhất 3 này  sau khi nhổ răng
Cách nhổ răng ở nhà không đau
Chườm đá lạnh để giảm sưng, đau sau khi nhổ răng

Liên hệ ngay với bác sĩ nếu thấy bất kỳ biểu hiện nào bất thường: chảy máu, đau răng, sưng, sốt… để kiểm tra lại và tư vấn. 

Một số lưu ý cho bệnh nhân:

  • Tìm hiểu nha khoa uy tín, điều kiện kỹ thuật đảm bảo để tránh gây viêm vết thương hở, ảnh hưởng đến các răng lân cận. Nên ưu tiên bảo tồn răng thật hơn là nhổ đi.
  • Nên khám nha khoa định kỳ 4 – 6 tháng/1 lần để loại bỏ các nguy cơ gây hư răng, mất răng như: sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu. Khám răng và điều trị bệnh răng miệng càng sớm càng tốt, vừa bảo tồn răng thật, vừa tiết kiệm thời gian và tiền bạc trong điều trị.
  • Tuyệt đối không nhổ răng sữa tại nhà sẽ gây các nguy cơ về nhiễm trùng, răng mọc lệch, đau do viêm vết nhổ,…

Bài viết với sự tư vấn của Bác sĩ Nguyễn Thanh Hà – Chuyên Nha khoa Thẩm mỹ và Phục hình răng, Khám và lập kế hoạch điều trị tại Nha Khoa Viễn Đông.

Gia đình có trẻ nhỏ trong giai đoạn thay răng sữa cho bé. Ba mẹ thường băn khoăn, lo lắng tìm cách nhổ răng cho bé sao cho không đau để các con không cảm thấy sợ.

Phương pháp nhổ răng sữa cho bé để đảm bảo an toàn luôn là vấn đề thu hút được nhiều sự quan tâm của các bậc cha mẹ. Trong giai đoạn dịch bệnh không thể đến nha khoa thì nha khoa Đông A xin chia sẻ những phương pháp nhổ răng cho bé đúng cách và đảm bảo an toàn khi nhổ răng cho bé.

Cách nhổ răng ở nhà không đau

Trong độ tuổi mọc răng thì bé từ 5-6 tháng tuổi sẽ mọc những chiếc răng đầu tiên và sẽ hoàn thiện quy trình mọc răng sữa từ 10-12 tuổi. Sau đó hàm răng sữa sẽ được thay thế bằng các răng vĩnh viễn. Vào thời điểm này, các bậc phụ huynh nên kiểm tra và tìm những phương pháp nhổ răng sao không đau, an toàn cho bé là vấn đề nên được chú trọng.

Trong giai đoạn thay răng sữa đúng thời điểm rất quan trọng đóng vai trò định hướng vị trí răng vĩnh viễn, giúp trẻ phát âm tròn tiếng và ăn nhai tốt. Trường hợp nhổ răng sữa quá sớm có thể gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng, khiến cho răng vĩnh viễn mọc lệch lạc. 

Về lâu dài sẽ khiến cho quá trình ăn nhai gặp nhiều khó khăn hơn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của dạ dày. Bên cạnh đó trường hợp răng sữa nhổ quá sớm có thể khiến cho mầm răng mọc lên không đúng vị trí. Từ đó dẫn đến tình trạng khấp khểnh, sai khớp cắn khá nặng ảnh hưởng đến tình trạng nghiêm trọng đến tính thẩm mỹ của hàm răng.

Thông thường răng sữa khi đến tuổi thay răng theo quy trình sinh lý tự nhiên, sẽ tự động lung lay và rụng thì răng vĩnh viễn sẽ mọc lên.

Xem thêm: Có Nên Cạo Vôi Răng Cho Trẻ Em?

  • Trường hợp răng sữa bị viêm nhiễm ở chóp răng, viêm cement cấp, viêm tủy lâu ngày. Những trường hợp này nên nhổ bỏ kịp thời để tránh trường hợp sẽ nhiễm khuẩn xuống vùng răng vĩnh viễn.
  • Trường hợp khi răng vĩnh viễn đã mọc nhô lên nhưng răng sữa chưa rụng thì việc tiến hành nhổ răng sữa cho trẻ là quan trọng và hết sức cần thiết để tránh tình trạng răng vĩnh viễn mọc lệch lạc.
  • Trường hợp được chỉ định cho răng sữa đau, bị viêm, nhiễm trùng đã điều trị nhiều lần mà không khỏi thì bạn nên cho bé nhổ để không ảnh hưởng đến các răng bên cạnh.

Cách nhổ răng ở nhà không đau

Tùy vào tình trạng việc thay răng cho bé tại nhà sẽ được chỉ định cho trường hợp răng đã chín mùi. Trường hợp đối với răng sữa, bạn có thể tác động vào răng để đẩy nhanh quá trình rụng răng.

Mỗi ngày, bạn hãy dùng ngón trỏ có quấn băng gạc đã được sát khuẩn nhẹ nhàng lung lay chiếc răng của bé. Hãy tác động một lực nhẹ nhàng đến răng cần nhổ hàng ngày cho đến khi răng có độ lung lay nhiều thì có thể nhổ bỏ.

Khi nhổ răng sữa tại nhà cho bé bố mẹ nên chú trọng đảm bảo vệ sinh sạch sẽ và nên dùng dụng cụ sát khuẩn trước khi tác động nhổ răng cho bé. Bởi việc sử dụng tay nhổ răng rất dễ gây nên những viêm nhiễm nếu vấn đề vệ sinh không được quan tâm.

Có khi, trường hợp lung lay răng sữa cho bé chỉ nhằm đẩy nhanh quá trình tự rụng cho răng mà bạn không cần phải nhổ. Lúc đầu hãy dùng lực nhẹ và tăng lực dần về sau, mặc dù dùng lực ở mức độ nào cũng cần phải đảm bảo không gây đau đớn cho bé.

Cách nhổ răng ở nhà không đau

Khi nhổ răng tại nhà cho bé nên dứt khoát khi phần chân răng đã lung lay nhiều. Đặc biệt, khi nhổ răng cho trẻ em tuyệt đối không nên dùng chỉ buộc vào răng để nhổ khi chiếc răng lung lay. Việc làm này có thể dẫn tới tình trạng làm gãy phần thân răng trong khi chân răng vẫn còn kẹt lại trong xương ổ răng. Vì thế khi nhổ răng bằng chỉ không dứt khoát cũng sẽ gây chảy máu nhiều hay làm đau nhức nhiều hơn cho bé.

Những vấn đề vệ sinh và chế độ ăn uống cho trẻ sau khi nhổ răng cũng cần đặc biệt lưu ý:

  • Về việc vệ sinh răng miệng ba mẹ hãy hướng dẫn trẻ chải răng đúng cách và súc miệng với nước muối loãng hàng ngày, nên tránh, không dùng những vật nhọn hay cho tay vào phần răng vừa nhổ để tránh viêm nhiễm.
  • Cho trẻ ăn những thức ăn mềm, lỏng như cháo hay súp có xay nhuyễn thêm thịt, cá, rau để bổ sung dinh dưỡng. Tránh tình trạng cho bé ăn những thức cứng hay có tính cay nóng.
  • Sau khi thực hiện nhổ răng xong, bạn nên cho trẻ cắn bông gòn ngay để cầm máu trong vòng 30 phút hoặc lâu hơn nếu như chân răng chảy máu nhiều. Trường hợp sau khi nhổ phần hố răng có dấu hiệu bất thường thì tốt nhất bạn nên đưa bé đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm thăm khám.
  •  Khi nhổ răng được 1-2 tuần thì phần hố răng sẽ dần lành lại và tạo điều kiện cho răng vĩnh viễn mọc lên.

Cách nhổ răng ở nhà không đau

Hy vọng bài viết trên nha khoa Đông A đã chia sẻ giúp ích cho bạn được phần nào đó trong việc nhổ răng cho bé tại nhà vào mùa dịch đang căng thẳng này. Để mang lại kết quả tốt nhất khi nhổ răng cho trẻ, các bậc phụ huynh nên tìm hiểu kỹ càng tìm đến nha khoa uy tín để chữa trị cho trẻ.

Một trong những nha khoa uy tín, với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và có trình độ chuyên môn cao thì không thể không nói đến nha khoa Đông A. Nhưng vì tình hình dịch bệnh không thể đến nha khoa khám và điều trị răng nên nha khoa Đông A mở rộng liên hệ trực tuyến với khách hàng qua số Hotline 0834 023 456 hoặc muốn biết thêm chi tiết bạn hãy truy cập nhakhoadonga.vn