Cách sử dụng khoáng sản hợp lý nhất

Việt Nam có nhiều nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng về chủng loại, trữ lượng, tiềm năng, có thể phát triển thành ngành công nghiệp như: Dầu khí, bauxite, titan, than, đất hiếm…

  • Lập Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng

  • Nhiều doanh nghiệp 'cự tuyệt' nộp thuế xuất khẩu khoáng sản qua Lào Cai

Tiếp tục điều tra cơ bản các nguồn tài nguyên khoáng sản

Cách sử dụng khoáng sản hợp lý nhất
Tàu khai thác cát của Hợp tác xã Đoàn Kết (thôn Quỳnh Ngọc, xã Ea Na, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk) bị cơ quan chức năng xử phạt 30 triệu đồng vì hành vi khai thác không có giấy phép. Ảnh: TTXVN phát.

Để quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản, Đảng, Nhà nước đã sớm xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật, tổ chức bộ máy về quản lý tài nguyên.

Theo mục tiêu tổng quát năm 2020, Việt Nam có bước chuyển biến cơ bản trong khai thác, sử dụng tài nguyên theo hướng hợp lý, hiệu quả và bền vững. Đến năm 2050, Việt Nam trở thành quốc gia khai thác, sử dụng tài nguyên hợp lý, hiệu quả và bền vững.

Trước mục tiêu này, Chính phủ đã sớm đầu tư cho điều tra cơ bản các nguồn tài nguyên, địa chất khoáng sản. Tuy nhiên, công tác quản lý tài nguyên đang tồn tại nhiều hạn chế. Công tác quản lý tài nguyên chưa được quan tâm đúng mức; nhận thức về khai thác, sử dụng tài nguyên bất hợp lý, nhất là về mối quan hệ giữa lợi ích trước mắt và lâu dài; chính sách, pháp luật về quản lý tài nguyên còn bất cập, thiếu đồng bộ, thiếu chặt chẽ và chưa sát thực tế; tài nguyên chưa được điều tra, đánh giá đầy đủ tiềm năng, giá trị, một số loại bị khai thác quá mức đến cạn kiệt...

Theo ông Lại Hồng Thanh, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, sau khi có Luật Khoáng sản 2010, Việt Nam đã có định hướng chiến lược đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030, nhưng thời gian qua, các hành vi vi phạm pháp luật về khoáng sản, cũng như chế tài xử phạt vi phạm trong lĩnh vực này chưa đủ sức răn đe.

Vì vậy, theo PGS.TS. Nguyễn Thế Chinh, Viện trưởng Viện Chiến lược, chính sách tài nguyên và môi trường, việc sử dụng như thế nào cho tiết kiệm, hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên, bảo đảm cân đối quỹ đất cho phát triển kinh tế - xã hội, khai thác bền vững sinh thái, cảnh quan, tài nguyên sinh vật... hiện nay đang là vấn đề cốt lõi.

Thời gian tới, Bộ Tài nguyên và Môi trường cần tập trung thực hiện các chương trình, dự án điều tra cơ bản các nguồn tài nguyên khoáng sản, nước, biển, đất, năng lượng tái tạo; tăng cường công tác chống thoái hóa, ô nhiễm đất và xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thống nhất, đồng bộ theo từng loại đất gắn với mục đích sử dụng để khai thác hợp lý; phân loại, hoạch định chiến lược, lập quy hoạch bảo vệ bền vững các loại hình tài nguyên chiến lược; nâng cao chất lượng quy hoạch các loại tài nguyên gắn với tác động của biến đổi khí hậu.

Ngoài ra,cần có định hướng nhập khẩu các loại khoáng sản chiến lược đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế lâu dài; tăng cường chế biến, không xuất khẩu khoáng sản thô, trái phép và tái cơ cấu ngành công nghiệp khoáng sản gắn với chế biến sâu.

Phải biết khai thác tiềm năng, lợi thế từ khoáng sản

PGS.TS Nguyễn Thế Chinh cho rằng: Để quản lý và khai thác bền vững nguồn tài nguyên khoáng sảncủa quốc gia, trước tiên cần kiểm soát được trữ lượng, tiềm năng từng tài nguyên cụ thể.

“Việt Nam cần dự báo thị trường tài nguyên dài hạn. Đơn cử, đối với nguồn tài nguyên khoáng sản là đá vôi, nguyên liệu làm đường, sản xuất xi măng lấy từ đá vôi, hoạt động phát triển du lịch từ các hang động cũng từ đá vôi. Vậy trong 3 thị trường này, nên chọn thị trường nào để phát triển hiệu quả?. Cụ thể, núiđá vôi ở Hải Phòng có những cảnh đẹp, có thể tận dụng phát triển du lịch. Nếu khai thác rỗng, thì sẽ không hồi phục được. Vì vậy, cần có những cách tiếp cận mới như sau khikhai thác mỏ, có thể biến những khu mỏ lộ thiên thành hồ tích trữ nước mưa...",PGS.TS Nguyễn Thế Chinh chia sẻ.

Một giải pháp khác mang tính sống còn đối với tài nguyên khoáng sản của quốc gia được các nhà khoa họcnhắc đến là dự trữ để tái đầu tư cho phát triển. Theo ông Lại Hồng Thanh, tài nguyên khoáng sản không đơn thuần là phục vụ cho mục đích khai thác, mà còn là tiềm năng để phát triển du lịch như phát triển cao nguyên đá Đồng Văn, không gian non nước Cao Bằng...

Rõ ràng, việc quản lý, phát triển tài nguyên khoáng sản theo hướng chuyển từ tiềm năng thành động năng là vô cùng cần thiết. Thời gian tới, các doanh nghiệp khai thác mỏ cần khai thác theo hướng bền vững hơn, bởi có khi làm du lịch còn thu lợi được nhiều hơn là khai thác khoáng sản. Nếu làm được như vậy, Việt Nam sẽ dự trữ được tài nguyên khoáng sản, đồng thời mở ra cơ hội phát triển du lịch cho tương lai.

Nhìn lại Luật Khoáng sản 2010, có thể thấy các doanh nghiệp khai thác khoáng sản đã quan tâm đầu tư hơn tới công tác bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, các mỏ khoáng sản rồi sẽ cạn kiệt, lúc đó sẽ phải đóng cửa mỏ. Vì thế, sau khi đóng cửa mỏ cần chuyển sang bước tiếp theo là phục vụ phát triển du lịch như khu du lịch Bửu Long, tỉnh Đồng Nai.

V.Tôn/Báo Tin tức
Cách sử dụng khoáng sản hợp lý nhất
Tập trung thực hiện lập 'Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản giai đoạn 2021-2030'

Những năm gần đây, công tác quản lý nhà nước về khoáng sản đã đạt nhiều thành tích đáng kể tạo hành lang pháp lý đầy đủ cho công tác quản lý nhà nước, tuy vậy vẫn còn nhiều bất cập trong hoạt động cấp phép khoáng sản, đấu giá quyền khai thác khoáng sản.

Chia sẻ:
Từ khóa:
  • Khai thác khoáng sản,
  • khoáng sản lậu,
  • khai thác cát,
  • không có giấy phép khai,
  • Quản lý,
  • sử dụng nguồn tài nguyên,
  • khai thác hợp lý,

Quản lý, sử dụng nguồn tài nguyên khoáng sản hợp lý, hiệu quả và bền vững

Thứ tư, 26/2/2020 | 10:18 GMT+7
Cổng Thông tin điện tử Chính phủ vừa tổ chức buổi tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Quản lý, sử dụng nguồn tài nguyên khoáng sản hợp lý”.

Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản tương đối đa dạng về chủng loại. Một số loại khoáng sản có trữ lượng, tiềm năng lớn có thể phát triển thành ngành công nghiệp như dầu khí, bauxite, titan, than, đất hiếm...

Để quản lý nguồn tài nguyên khoáng sản, Đảng, Nhà nước đã sớm xây dựng cũng như từng bước đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật, tổ chức bộ máy về quản lý tài nguyên. Theo đó, về mục tiêu tổng quát, đến năm 2020, Việt Nam có bước chuyển biến cơ bản trong khai thác, sử dụng tài nguyên theo hướng hợp lý, hiệu quả và bền vững. Đến năm 2050, Việt Nam trở thành quốc gia khai thác, sử dụng tài nguyên hợp lý, hiệu quả và bền vững.

Ông Lại Hồng Thanh, Phó Tổng Cục trưởng, Tổng cục Địa chất và khoáng sản Việt Nam cho rằng: Đến thời điểm hiện nay, hệ thống chính sách và quy định pháp luật về khoáng sản cũng đã trải qua nhiều giai đoạn. Chúng ta có Pháp lệnh về tài nguyên khoáng sản năm 1989, Luật Khoáng sản năm 1996 sau đó sửa đổi, bổ sung vào năm 2005. Đến năm 2010, chúng ta có Luật Khoáng sản năm 2010 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2011.

Cách sử dụng khoáng sản hợp lý nhất

Ảnh minh họa

Ngoài ra chúng ta có 8 nghị định, trong đó có 2 nghị định được thay thế. Mới đây nhất, Thủ tướng Chính phủ chính thức ký Nghị định số 23 ngày 24/2/2020 về quản lý cát, sỏi lòng sông. Đây là nghị định duy nhất quản lý riêng một loại khoáng sản. Ngoài ra Bộ Tài nguyên & Môi trường (TN&MT), các bộ, ngành liên quan đã xây dựng và ban hành khoảng 50 thông tư, thông tư liên tịch.

Có thể nói, đến thời điểm hiện nay, sau khi Luật Khoáng sản có hiệu lực năm 2011, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về khoáng sản cơ bản được hoàn thiện. Đây là một bước hành lang pháp lý và cơ sở quan trọng để chúng ta quản lý, sử dụng hợp lý, tiết kiệm có hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản và đưa ngành công nghiệp khai khoáng nước ta phát triển theo hướng bền vững.

Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều nguồn lực của nước ta vẫn chưa được sử dụng có hiệu quả. Không ít nguồn lực ở dạng tiềm năng chưa chuyển thành động năng, chậm được vốn hóa để đưa vào phục vụ sản xuất. Ông Nguyễn Thế Chinh, Viện trưởng Viện Chiến lược, chính sách tài nguyên và môi trường chia sẻ: Từ tiềm năng thành động năng là một quátrình nhưng đầu tiên là phải tháo gỡ thể chế, thứ hai là tạo hạ tầng phát triển, thứ ba là áp dụng công nghệ. Như vậy, chúng ta có thể cạnh tranh trên thế giới, có thể tính bài toán kinh tế dựa trên giá của thị trường. Chúng ta cần học hỏi kinh nghiệm từ các nước, học hỏi kinh nghiệm của ông cha mình, kết hợp với tình hình hiện tại để tạo ra một cái riêng của Việt Nam trong bối cảnh khai thác khoáng sản hiện nay dần đi vào ổn định và theo thị trường.

Trong khi đó, ông Lại Hồng Thanh nhận định: Sau 9 năm thực hiện Luật Khoáng sản năm 2010, ngành khai khoáng đã có những bước phát triển khác. Các doanh nghiệp đã quan tâm đầu tư về công nghệ thiết bị về khai thác và sử dụng tiết kiệm khoáng sản hơn, quan tâm đến bảo vệ môi trường. Đến thời điểm các mỏ sẽ bị khai thác hết và đóng cửa mỏ, chúng ta sẽ đưa ra một phương án để tiếp tục khai thác, phát triển mỏ đó để chuyển sang bước tiếp theo, phát triển theo các định hướng khác, ví dụ như khu du lịch Bửu Long ở Đồng Nai. Bên cạnh đó chúng ta cần đánh giá tiềm năng, hiện trạng của tài nguyên khoáng sản để lập ra chiến lược, kế hoạch trong giai đoạn sắp tới.

Mục tiêu tổng quát năm 2020, Việt Nam có bước chuyển biến cơ bản trong khai thác, sử dụng tài nguyên theo hướng hợp lý, hiệu quả và bền vững. Theo ông Lại Hồng Thanh: Để thực hiện việc này Bộ TN&MT, mà trực tiếp là Tổng cục Địa chất và khoáng sản Việt Nam đang thực hiện một số các nhiệm vụ để chuyển sang bước mới, giai đoạn mới.

Về cơ chế chính sách, năm 2016, Bộ đã triển khai, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết 02 của Bộ Chính trị về chiến lược công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Bộ đang đánh giá các tác động các chính sách, các quy định của Luật Khoáng sản sau 9 năm thực hiện. Đây là điều quan trọng nhất, bởi chúng ta xây dựng thể chế, cơ chế quản lý để quản lý chặt chẽ hơn phù hợp với tiềm năng khoáng sản của đất nước.

Thứ hai, Bộ TN&MT đã đánh giá việc thực hiện chiến lược khoáng sản của Thủ tướng Chính phủ từ 2011 và đang trình Thủ tướng đề xuất sửa đổi, điều chỉnh Chiến lược khoáng sản giai đoạn 2030, tầm nhìn đến 2050.

Thứ ba, về Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất và khoáng sản đến 2020 đã được Thủ tướng phê duyệt từ 2013, hiện nay Bộ đang lập quy hoạch để thời gian sắp tới rà soát lại toàn bộ các công việc đã làm được trong công tác điều tra cơ bản, đề xuất giai đoạn tiếp theo đến 2030, tầm nhìn đến 2050 về công tác điều tra cơ bản địa chất, khoáng sản để chúng ta đánh giá được tiềm lực, tiềm năng của nguồn tài nguyên này.

Thứ tư, Bộ giao cho Tổng cục Địa chất và khoáng sản Việt Nam rà soát, thống kê thực hiện Đề án thống kê, kiểm kê tài nguyên khoáng sản rắn trên phạm vi toàn quốc giai đoạn đến hết năm 2020.

“Để thực hiện được tốt Luật Khoáng sản, chúng ta đã có hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về khoáng sản cơ bản là hoàn chỉnh; tăng cường hơn nữa trách nhiệm của các tổ chức cá nhân sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, bảo đảm hài hòa lợi ích của ba chủ thể là Nhà nước, người dân và doanh nghiệp”, ông Thanh nhấn mạnh.

Tâm An
Chia sẻ
Cách sử dụng khoáng sản hợp lý nhất
:
tài nguyên khoáng sản,quản lý tài nguyên khoáng sản,khoáng sản,tài nguyên,quản lý khoáng sản,

Khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên khoáng sản

Có 2 lợi thế để đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế- xã hội đó là: Tri thức và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên. Trong giai đoạn bùng nổ của nền kinh tế thế giới hiện nay đang làm suy giảm và cạn kiệt nguồn tài nguyên gây lo ngại cho nhiều quốc gia.


Hà Giang có lợi thế về nguồn tài nguyên nhất là tài nguyên khoáng sản còn là “thế mạnh” nếu chúng ta biết khai thác và sử dụng hiệu quả. Thực tế cho thấy, chúng ta có tới 149 mỏ, điểm mỏ với một trữ lượng được các nhà khoa học dự báo còn rất lớn. Thế mạnh của khoáng sản Hà Giang là: Sắt, vàng, chì, kẽm, ăng ti mon, man gan... trong đó có rất nhiều khoáng sản có lợi ích to lớn về mặt kinh tế cũng như ứng dụng vào thực tế trong quá trình phát triển công nghệ, chế tạo như: Vàng, ăng ti mon, chì, kẽm v.v... Cũng theo báo cáo giám sát mới nhất của tỉnh về tình hình khai thác, chế biến, xuất khẩu khoáng sản trên địa bàn cho thấy hiệu quả trong việc sử dụng chưa thật sự xứng với tiềm năng vốn có của nguồn tài nguyên hiện có. Ở nhiều nơi, nhiều chỗ, nhiều điểm mỏ việc khai thác và sử dụng còn lãng phí, gây ô nhiễm môi trường và chưa đem lại kết quả to lớn cả về mặt lợi ích kinh tế, cũng như đóng góp cho xã hội và quốc tế dân sinh. Chúng ta thừa biết rằng: Tài nguyên khoáng sản là một mặt hàng càng ngày càng được thế giới xếp vào hàng hóa đặc biệt mang tầm chiến lược, bởi nó cạn kiệt nhanh và không hề có tái tạo. Kinh tế thế giới trong giai đoạn suy giảm hoặc thiếu bền vững hiện nay đang phụ thuộc ngày càng nhiều vào nguồn tài nguyên có sẵn như: Dầu thô, khí đốt, các loại quặng, kim loại quý và cả nguồn tài nguyên rừng và nước sạch. Giai đoạn hiện nay nhiều quốc gia đã phải thúc đẩy nghiên cứu, tìm tòi nguồn năng lượng mới (xanh) để bù đắp, thúc đẩy phát triển từ mỗi quốc gia, nhằm giảm dần sự lệ thuộc vào nguồn tài nguyên có sẵn, tài nguyên hóa thạch. Thế giới cũng đã có nhiều quốc gia bắt buộc sử dụng hạn chế, để dành nguồn tài nguyên cho cả quá trình chiến lược phát triển lâu dài mai sau.


Còn với chúng ta, thiên nhiên, điều kiện tự nhiên vốn ưu đãi có nhiều nguồn tài nguyên, nhiều khoáng sản quý. Những tài sản đó nếu chúng ta sử dụng và khai thác hợp lý, thì chắc chắn nó sẽ tạo thành “đòn bẩy” để thúc đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế – xã hội, giúp Hà Giang xóa đói, giảm nghèo nhanh, bền vững. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV vừa qua cũng chỉ ra lợi thế trong quá trình khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản phục vụ cho phát triển. Trong sơ đồ “tam giác”kinh tế giai đoạn 2010 – 2015 của tỉnh cũng chỉ rõ việc sử dụng khoáng sản vào mục đích kinh tế, thúc đẩy xã hội đó là: Quy hoạch, chi tiết, thăm dò và đánh giá đầy đủ trữ lượng các loại khoáng sản có lợi ích kinh tế cao, từ đó để định hướng cho ngành khai khoáng. Phát triển ngành khai khoáng theo bề sâu nhằm tận dụng tiết kiệm khoáng sản, nâng cao giá trị sử dụng và bảo vệ môi trường theo hướng phát triển bền vững. Mục tiêu tiến tới tinh luyện hoàn toàn quặng ăng ti mon đảm bảo 100% giá trị xuất khẩu mạnh, thu ngoại tệ, nhằm tái sản xuất. Đồng thời tinh luyện Feprô man gan, tinh luyện chì, kẽm, khai thác vàng, bạc, vônpram luyện gang thép, tránh khai thác bán quặng thô. Tiến tới xây dựng ngành Công nghiệp khai khoáng có thế mạnh làm xương sống cho nền kinh tế, thúc đẩy an sinh xã hội. Muốn làm được như vậy bắt buộc chúng ta phải xiết chặt công tác quản lý khai thác. Từng bước rà soát , quy hoạch lại công tác cấp phép, các quyết định khai thác thăm dò để đưa công tác quản lý khoáng sản theo đúng quy định của pháp luật. Trên cơ sở đó có giải pháp chiến lược để xây dựng nền công nghiệp, công nghệ khai khoáng trên địa bàn tỉnh đủ tầm thúc đẩy kinh tế – xã hội và sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên.


NGUYỄN HÙNG