Canh tác lúa hữu cơ là gì

Gạo hữu cơ là loại gạo được tạo thành từ giống lúa được trồng bằng quy trình khoa học tự nhiên, không sử dụng thuốc trừ sâu và phân hóa học. Thay vào đó lúa được chăm sóc bằng phân vi sinh hữu cơ theo quy trình hiện đại nhất. Đất để trồng lúa hữu cơ là đất sạch, không chứa dư lượng chất hóa học vượt quá mức quy định. Nằm trong khu vực không bị tác động bởi chất thải công nghiệp, các nguồn đất ô nhiễm hay các khu vực không đảm bảo về mức độ ô nhiễm khác. Với điều kiện chăm sóc như thế, lúa hữu cơ sẽ cho ra hạt gạo chất lượng cao nhất, với hàm lượng dinh dưỡng tốt nhất. Đó là lý do vì sao mọi người lại ưa chuộng gạo hữu cơ mặc dù giá thành có hơi cao hơn nhiều loại gạo khác trên thị trường. Tuy nhiên để đạt được chất lượng gạo như vậy cần phải đạt được những yêu cầu trong tiêu chất TCVN 11041-5:2018 cụ thể như sau:

1. Đối với khu vực trồng trọt

Khu vực trồng trọt hữu cơ phải được khoanh vùng; phải có vùng đệm hoặc hàng rào vật lý tách biệt với khu vực không sản xuất hữu cơ; cách xa khu vực môi trường bị ô nhiễm hoặc khu tập kết, xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, bệnh viện. Cơ sở phải quy định vùng đệm cụ thể và dễ dàng nhận diện. Chiều cao của cây trồng trong vùng đệm và chiều rộng cụ thể của vùng đệm phụ thuộc vào chiều cao của cây trồng trong khu vực sản xuất thông thường, nguồn gây ô nhiễm cần được xử lý, địa hình của cơ sở và điều kiện khí hậu địa phương.

2. Phương thức chuyển đổi sang sản xuất hữu cơ

Một là, thời gian chuyển đổi đối với lúa hữu cơ phải ít nhất là 12 tháng từ thời điểm bắt đầu áp dụng sản xuất hữu cơ, ngoại trừ các trường hợp rút ngắn nếu có bằng chứng hoặc có thể được bỏ qua nếu sử dụng đất nguyên sơ (không phải là rừng nguyên sinh), đất hoang hóa. Sản phẩm trong thời gian chuyển đổi không được coi là sản phẩm hữu cơ. Hai là, trên cơ sở nhận diện và đánh giá các nguy cơ có liên quan khi xem xét lịch sử sử dụng đất và các kết quả phân tích hóa chất (ví dụ: hàm lượng kim loại nặng, dư lượng phân bón hóa học, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật hóa học) trong đất, nước và các sản phẩm thóc, gạo, có thể kéo dài, rút ngắn hoặc bỏ qua thời gian chuyển đổi: - Thời gian chuyển đổi có thể được rút ngắn nếu có bằng chứng về việc: Không sử dụng các chất không thuộc danh mục vật tư, nguyên liệu đầu vào được phép sử dụng cho sản xuất hữu cơ nêu trong Bảng A.1 và Bảng A.2 của TCVN 11041-2:2017; Không thực hiện các hoạt động bị cấm trong sản xuất hữu cơ, trong thời gian không ít hơn 12 tháng. Thời gian chuyển đổi sau khi rút ngắn không được ít hơn 6 tháng. - Thời gian chuyển đổi có thể được bỏ qua nếu sử dụng đất nguyên sơ (không phải là rừng nguyên sinh) hoặc đất hoang hóa. Ba là, nếu không chuyển đổi đồng thời toàn bộ diện tích sản xuất thì phải chia diện tích sản xuất thành từng khu vực nhỏ, trong đó phân biệt rõ giống lúa cũng như diện tích và biện pháp canh tác giữa khu vực trồng lúa hữu cơ với khu vực không sản xuất hữu cơ. Cơ sở có thể mở rộng dần phạm vi trồng lúa hữu cơ bằng cách áp dụng tiêu chuẩn này ngay từ khi bắt đầu việc chuyển đổi trên các diện tích thích hợp.

3.  Duy trì sản xuất hữu cơ được áp dụng theo điều 5.1.3 của TCVN 11041-1:2017.


4. Sản xuất song song và sản xuất riêng rẽ được áp dụng theo điều 5.1.4 của TCVN 11041-1:2017.
5  Quản lý hệ sinh thái và đa dạng sinh học
Nội dung quản lý hệ sinh thái và đa dạng sinh học nội dung cụ thể như sau: (1) Nếu sử dụng phương thức luân canh hoặc xen canh thì cây trồng luân canh hoặc xen canh với cây lúa phải được canh tác hữu cơ. Nên luân canh cây lúa với cây họ Đậu (Fabaceae). (2) Có thể kết hợp trồng lúa với nuôi thủy sản hoặc thủy cầm nhưng phải nuôi theo phương pháp hữu cơ và không gây hại cây lúa.

Canh tác lúa hữu cơ là gì

 6.  Chọn giống lúa
Để gạo hữu cơ luôn giàu dinh dưỡng, đảm bảo được sự an toàn cho sức khỏe người sử dụng việc chọn giống lúa đưa vào sản xuất hữu cơ có khả năng thích nghi với điều kiện sinh thái của địa phương, chống chịu sinh vật gây hại và đảm bảo duy trì chất lượng giống trong quá trình sản xuất cần phải có những yêu cầu khắt khe như: Không được sử dụng hạt giống biến đổi gen, khuyến khích nên sử dụng giống lúa bản địa. Ưu tiên sử dụng hạt giống hữu cơ. Nếu không có sẵn hạt giống hữu cơ thì sử dụng hạt giống thu được từ cây lúa đã được canh tác theo phương thức hữu cơ ít nhất một vụ sản xuất. Sử dụng giống lúa không qua xử lý hoặc chỉ xử lý bằng phương pháp vật lý, cơ học, sinh học. Nếu phải sử dụng giống được xử lý bằng hóa chất thì các chất đó phải được nêu trong Bảng A.2 của TCVN 11041-2:2017 và phải loại bỏ các chất đó ra khỏi hạt giống trước khi sử dụng.

 

Canh tác lúa hữu cơ là gì
 

7.  Quản lý đất
Đất canh tác lúa hữu cơ phải đáp ứng các quy định hiện hành về giới hạn kim loại nặng  và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật . Đặc biệt cần thường xuyên thực hiện phân tích độ pH của đất. Các chất sử dụng để điều hòa độ pH của đất được nêu trong Bảng A.1 của TCVN 11041-2:2017. Ngoài ra dộ phì và đặc tính sinh học của đất cần được duy trì hoặc tăng cường khi thích hợp, bằng cách trồng luân canh cây lúa với các loại cây họ Đậu, cây phân xanh. Cây trồng luân canh phải được canh tác theo phương pháp hữu cơ hoặc bón vào đất các vật liệu hữu cơ, có thể ủ hoặc không ủ, theo quy định nêu trong quản lý phân bón. Không đốt các thảm thực vật, tàn dư thực vật cũng như các vật liệu hữu cơ khác trong ruộng để tránh gây tổn thất các chất hữu cơ và vi sinh vật có lợi. Đối với tàn dư cây trồng bị sinh vật gây hại, phải thu gom và tiêu hủy bên ngoài khu vực sản xuất.

Tăng cường áp dụng các biện pháp canh tác nhằm chống thoái hóa, xói mòn đất, xâm nhập mặn và các rủi ro liên quan khác gây mất đất, thoái hóa đất và ô nhiễm đất. Đối với việc gieo mạ trên khay, giá thể phải được làm bằng vật liệu từ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ hoặc các vật liệu tự nhiên không qua xử lý bằng hóa chất.
8  Quản lý nước Đạt yêu cầu theo 5.1.8 của TCVN 11041-2:2017. Việc quản lý nước để kiểm soát sinh vật gây hại được nêu trong 5.1.10 của tiêu chuẩn này.

9  Quản lý phân bón

Trong quản lý phân bón hữu cơ quy định không được sử dụng nhóm phân bón hóa học, kể cả phân bón hòa tan bằng phương pháp hóa học như superphosphat. Tuy nhiên, có thể sử dụng phân bón được sản xuất bằng phương pháp gia nhiệt như nung chảy [ví dụ: thermophosphat (phân lân nung chảy)].

Canh tác lúa hữu cơ là gì

Trong trường hợp việc sử dụng nhóm phân bón hữu cơ và nhóm phân bón sinh học không đủ cung cấp dinh dưỡng cho cây lúa, có thể sử dụng các loại phân bón và chất cải tạo đất khác được nêu trong Bảng A.1 của TCVN 11041-2:2017. Phân khoáng sử dụng cho sản xuất lúa hữu cơ phải là phân khoáng thiên nhiên và chỉ để bổ sung cho các phương pháp sinh học nhằm tăng độ phì của đất. Lượng nitơ trong phân bón cho cây lúa không được lớn hơn 8 kg/1000 m2/vụ (80 kg/ha/vụ). Trong nhóm phân bón hữu cơ dc thể sử dụng các loại phân bón hữu cơ truyền thống hoặc các chế phẩm phân bón hữu cơ. Đối với phân bón hữu cơ khoáng, thành phần khoáng (thành phần dinh dưỡng đa lượng) phải có nguồn gốc thiên nhiên. Phân động vật (thu được từ trại chăn nuôi và từ bên ngoài) phải được ủ hoai mục hoàn toàn trước khi sử dụng. Nên ủ phân trên ruộng hoặc gần ruộng. Để làm hoai mục phân ủ, có thể dùng các vi sinh vật thích hợp hoặc các chế phẩm có nguồn gốc thực vật. Phân ủ phải được giữ ở nơi mát, có che phủ để tránh tổn thất chất dinh dưỡng do mưa, nắng gây ra.  Đối với phân xanh, nên sử dụng cây họ Đậu. Phải kiểm tra và lưu hồ sơ về nguồn hạt giống cây phân xanh, phân ủ, phân động vật và các chất bổ sung khác, bao gồm cả lượng sử dụng và giám sát quản lý độ phì của đất. Cũng cần lưu hồ sơ về máy cơ giới nông nghiệp được sử dụng cùng với ngày vận hành. Nhóm phân bón sinh học. (bao gồm phân bón sinh học và phân bón vi sinh) theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

10.  Quản lý sinh vật gây hại

 Phải có biện pháp kiểm soát sinh vật gây hại. Cần xem xét sự cân bằng của thiên địch so với quần thể sinh vật gây hại và sức khoẻ của cây lúa trước khi sử dụng các chất được sản xuất tự nhiên hoặc các chất cho phép để kiểm soát sinh vật gây hại được nêu trong Bảng A.2 của TCVN 11041-2:2017. Để kiểm soát sinh vật gây hại, cần áp dụng riêng lẻ hoặc kết hợp các biện pháp cần sử dụng giống lúa kháng sâu bệnh và phù hợp với điều kiện sinh thái của khu vực trồng lúa cụ thể. Áp dụng các biện pháp canh tác phù hợp như làm đất ải hoặc làm giầm (cày lật đất rồi để đất ngập trong nước), bố trí thời vụ hợp lý, gieo sạ hoặc cấy với mật độ phù hợp, luân canh cây trồng để sinh vật gây hại không hoàn thành vòng đời, duy trì độ phì của đất và cân đối dinh dưỡng, điều tiết mực nước theo các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa. Sử dụng biện pháp vật lý như vệ sinh đồng ruộng để loại bỏ mầm bệnh và cỏ dại; dùng vợt, bẫy dính, bẫy ánh sáng để bắt côn trùng gây hại. Sử dụng biện pháp sinh học: dùng bẫy bả sinh học, nuôi thả và bảo vệ thiên địch, trồng cây dẫn dụ hoặc cây xua đuổi côn trùng gây hại, sử dụng vi sinh vật và chế phẩm sinh học nêu trong Bảng A.2 của TCVN 11041-2:2017 cũng như các chế phẩm thực vật tự nhiên khác. Nếu các biện pháp nêu trong 5.1.10.2 đến 5.1.10.5 không thể bảo vệ lúa trước sự bùng phát của bệnh hại và sinh vật gây hại nghiêm trọng thì có thể sử dụng các chất nêu trong Bảng A.2 của TCVN 11041-2:2017. Đối với kiểm soát cỏ dại nên dựa trên các phương pháp vật lý như làm đất phù hợp (ví dụ: sử dụng máy lồng đất, cày ải phơi đất), biện pháp canh tác để giảm cỏ dại (ví dụ: cấy lúa thay vì gieo sạ, cấy với mật độ thích hợp), điều tiết mực nước thích hợp trong ruộng lúa, làm cỏ thủ công, sục bùn, điều chỉnh vụ trồng thích hợp, xén lá mạ, luân canh và làm cỏ ruộng bao gồm các khu vực bờ bao ruộng lúa. Tại các ruộng lúa nơi không thuận lợi cho việc tiêu diệt sinh vật gây hại bằng các biện pháp như làm cỏ, có thể thải bỏ tàn dư cây trồng nhiễm bệnh bằng cách sử dụng bột lưu huỳnh không qua xử lý bằng hoá chất. Kiểm soát bệnh hại cần cung cấp chất dinh dưỡng phù hợp, cân bằng nhu cầu đối với các chất dinh dưỡng để cây lúa khỏe mạnh.  Có thể sử dụng các biện pháp kiểm soát sau đây: - Thực hiện các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của các sinh vật gây bệnh; - Sử dụng các chất có nguồn gốc thực vật, chất khoáng hoặc chế phẩm sinh học không chứa các chất tổng hợp. Kiểm soát côn trùng gây hại Mực nước trong ruộng cần được duy trì để đảm bảo cây lúa khỏe mạnh và để bảo tồn thiên địch cân bằng với côn trùng gây hại. Nên trồng các loài cây xua đuổi côn trùng dọc theo bờ ruộng [ví dụ: cây sả (Cymbopogon spp.)]. Kiểm soát các động vật gây hại khác như ốc bươu vàng, chim và chuột,.. Sử dụng thiết bị kiểm soát động vật gây hại, cần kiểm tra nguồn gốc thiết bị và lưu hồ sơ về loại, sinh vật gây hại và mức độ nghiêm trọng của sự xâm nhập cũng như tác động đến quần thể thiên địch. Kiểm soát ô nhiễm được bảo trì để tránh ô nhiễm nhiên liệu và dầu. Nếu có nguy cơ ô nhiễm, phải lấy mẫu đất và nước để phân tích. Các công nghệ không thích hợp đạt theo yêu cầu 5.1.7 của TCVN 11041-1:2017.

Các chất được phép sử dụng trong trồng lúa hữu cơ đạt theo yêu cầu 5.1.14 của TCVN 11041-2:2017.

Viện Chất lượng ISSQ luôn sẵn sàng đồng hành cùng Công ty trong thời kỳ hội nhập và phát triển.

Hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline: 0981851111 | 02422661111  hoặc  |

Ngày đăng: 16/06/2022