Cho bài toán kiểm tra một số nguyên dương là số nguyên tố hay cho biết Input của bài toán là gì

Câu hỏi: Cho bài toán kiểm tra tính nguyên tố của một số nguyên dương N. Hãy xác định output của bài toán này?

A. N là số nguyên tố B. N không là số nguyên tố C. N là số nguyên tố hoặc N không là số nguyên tố

D. Tất cả các ý trên đều sai

Đáp án C. Output của bài toán này là N là số nguyên tố hoặc N không là số nguyên tố.

Giải thích:

Output là các thông tin cần tìm vì vậy bài toán kiểm tra tính nguyên tố của một số nguyên dương N, Output của bài toán này là N là số nguyên tố hoặc N không là số nguyên tố.

Bài toán: Kiểm tra tính nguyên tố của một số nguyên dương

- Input: N là một số nguyên dương;

- Output: "N là số nguyên tố" hoặc "N không là số nguyên tố".

  • Ý tưởng: Ta nhớ lại định nghĩa: Một số nguyên dương N là số nguyên tố nếu nó có đúng hai ước số khác nhau là 1 và chính nó. Từ định nghĩa đó, ta suy ra:
- Nếu N=1 thì N không là số nguyên tố;

- Nếu 1<N<4 thì N là số nguyên tố;

- Nếu N>=4 và không có ước số trong phạm vi từ 2 đến phần nguyên căn bậc hai của N là số nguyên tố.

Bước 1. Nhập số nguyên dương N;

Bước 2: Nếu N=1 thì thông báo N không là số nguyên tố rồi kết thúc;

Bước 3: Nếu N<4 thì thông báo N là số nguyên tố rooif kết thúc;

Bước 4: i<-2;

Bước 5: Nếu i< [sqrt(N)] thì thông báo N là số nguyên tố rồi kết thúc;

Bước 6: Nếu N chia hết cho i thì thông báo N không nguên tố rồi kết thúc;

Bước 7: i<- i+1 rồi quay lại bước 5.

Ghi chú: Biến i nhận giá trị nguyên thay đổi trong phạm vi từ 2 đến [sqrt(N)] +1 và dùng để kiểm tra N có chia hết cho i hay không.

b, Sơ đồ khối

Cho bài toán kiểm tra một số nguyên dương là số nguyên tố hay cho biết Input của bài toán là gì


Cho bài toán kiểm tra một số nguyên dương là số nguyên tố hay cho biết Input của bài toán là gì

45 điểm

Trần Tiến

Cho bài toán kiểm tra tính nguyên tố của một số nguyên dương N. Hãy xác đinh Output của bài toán này? A. N là số nguyên tố B. N không là số nguyên tố C. N là số nguyên tố hoặc N không là số nguyên tố

D. Tất cả các ý trên đều sai

Tổng hợp câu trả lời (2)

Đáp án : C Giải thích : Output là các thông tin cần tìm vì vậy bài toán kiểm tra tính nguyên tố của một số nguyên dương N, Output của bài toán này là N là số nguyên tố hoặc N không là số nguyên tố.

Đáp án : C Giải thích : Output là các thông tin cần tìm vì vậy bài toán kiểm tra tính nguyên tố của một số nguyên dương N, Output của bài toán này là N là số nguyên tố hoặc N không là số nguyên tố.

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Hệ điều hành mạng là: A. Phần mềm tiện ích B. Hệ điều hành có thêm chức năng phục vụ việc quản lý mạng, kết nối mạng toàn cầu Internet C. Dễ sử dụng và giao diện đẹp D. Cả 3 phát biểu trên đều đúng
  • Câu nào là sai khi nói về đặc điểm của ngôn ngữ lập trình bậc cao: A. Chương trình viết bằng ngôn ngữ bậc cao phải được dịch bằng chương trình dịch máy mới hiểu và thực hiện được B. Ngôn ngữ bậc cao gần với ngôn ngữ tự nhiên C. Có tính độc lập cao, ít phụ thuộc vào các loại máy cụ thể D. Thực hiện được trên mọi loại máy
  • Nếu trên màn hình Word chưa có thanh công cụ Tables and borders thì dùng lệnh: A. Lệnh View/Toolbars, chọn Drawing B. Lệnh View/Toolbars, chọn Tables and borders C. Lệnh View/Toolbars, chọn WordArt D. Lệnh View/Toolbars, chọn dòng Reviewing
  • Các lệnh định dạng văn bản được chia thành các loại sau: A. Định dạng kí tự B. Định dạng đoạn văn bản C. Định dạng trang D. Cả A, B và C
  • Khi máy tính đang ở trạng thái hoạt động (hoặc bị "treo"), để nạp lại hệ thống (khởi động lại) ta thực hiện: A. Ấn nút công tắc nguồn (Power) B. Ấn tổ hợp phím CTRL+ALT+DELETE (hoặc nút RESET trên máy tính) C. Rút dây nguồn điện nối vào máy tính D. Ấn phím F10
  • Web động là các trang Web: A. Mở ra khả năng tương tác giữa người dùng và máy chủ B. Có thể có nhiều video, ảnh động... C. Có nhiều trang liên kết đến trang chủ Home pase D. Một ý kiến khác
  • A. Thể hiện thao tác tính toán B. Thể hiện thao tác so sánh C. Quy định trình tự thực hiện các thao tác D. Thể hiện các thao tác nhập, xuất dữ liệu
  • Để chèn vào ô, hàng, cột, trước hết ta cần chọn ô, hàng, cột cần chèn rồi thực hiện: A. Table → Object… B. Table → Delete… C. Edit → Clear… D. Table → Insert…
  • Hệ điều hành được lưu trữ ở đâu? A. Bộ nhớ trong (Rom, Ram) B. Bộ nhớ ngoài (Đĩa cứng, CD,...) C. Bộ xử lý trung tâm D. Kết quả khác
  • mã nhị phân là gì

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 10 hay nhất

xem thêm

Trắc nghiệm: Xác định bài toán: “Kiểm tra n có phải là số nguyên tố hay không?”

A. Input: Nhập số n; Output: n là số nguyên tố hoặc n không là số nguyên tố

B. Input: n là số nguyên tố hoặc n không là số nguyên tố; Output: Nhập số n

C. Input: n là số nguyên tố; Output: Nhập số n

D. Input: Nhập số n; Output: n là số nguyên tố

Trả lời:

Đáp án đúng: A. Input: Nhập số n; Output: n là số nguyên tố hoặc n không là số nguyên tố.

Giải thích:

Xác định bài toán:

+ Input là điều kiện cho trước

+ Output là kết quả cần thu được.

Mở rộng kiến thức về bài toán và thuật toán cùng Top Tài Liệu nhé!

Thuật toán là một dãy hữu hạn các thao tác được sắp xếp theo một trình tự xác định sao cho sau khi thực hiện dãy thao tác ấy, từ Input của bài toán, ta nhận được Output cần tìm.

– Bài toán là một việc nào đó mà con người muốn máy tính thực hiện

– Các yếu tố của một bài toán:

+ Input: Thông tin đã biết, thông tin đưa vào máy tính

+ Output: Thông tin cần tìm, thông tin lấy ra từ máy tính b.

Ví dụ:

+ Tìm USCLN của 2 số nguyên dương

+ Tìm số lớn nhất trong 3 số nguyên dương a,b,c

+ Tìm nghiệm của phương trình bậc nhất: ax + b = 0 (a≠0)

Cho bài toán kiểm tra một số nguyên dương là số nguyên tố hay cho biết Input của bài toán là gì

a) Khái niệm

Thuật toán là 1 dãy hữu hạn các thao tác được sắp xếp theo 1 trình tự xác định sao cho sau khi thực hiện dãy thao tác ấy, từ Input của bài toán, ta nhận được Output cần tìm.

b) Biểu diễn thuật toán

– Sử dụng cách liệt kê: nêu ra tuần tự các thao tác cần tiến hành.

– Sử dụng sơ đồ khối để mô tả thuật toán.

Cho bài toán kiểm tra một số nguyên dương là số nguyên tố hay cho biết Input của bài toán là gì

c) Các tính chất của thuật toán

– Tính dừng: thuật toán phải kết thúc sau 1 số hữu hạn lần thực hiện các thao tác.

– Tính xác định: sau khi thực hiện 1 thao tác thì hoặc là thuật toán kết thúc hoặc là có đúng 1 thao tác xác định để được thực hiện tiếp theo.

– Tính đúng đắn: sau khi thuật toán kết thúc, ta phải nhận được Output cần tìm.

Ví dụ 1: Kiểm tra tính nguyên tố của một số nguyên dương.

– Xác định bài toán:

+ Input: Số nguyên dương N.

+ Output: “N là số nguyên tố” hoặc “N không là số nguyên tố”.

– Ý tưởng: Ta nhớ lại định nghĩa: Một số nguyên dương N là số nguyên tố nếu nó có đúng 2 ước số khác nhau là 1 và chính nó. Do đó ta có:

+ Nếu N = 1 thì N không là nguyên tố.

+ Nếu 1 < N < 4 thì N là số nguyên tố.

+ Nếu N ≥ 4 và không có ước số trong phạm vi từ 2 đến phần nguyên căn bậc 2 của N thì N là số nguyên tố.

– Thuật toán:

+ B1: Nhập số nguyên dương N.

+ B2: Nếu N = 1 thì thông báo N không là số nguyên tố rồi kết thúc.

+ B3: Nếu N < 4 thì thông báo N là số nguyên tố rồi kết thúc.

+ B4: i ← 2

+ B5: Nếu N>[√N](*) thì thông báo N là số nguyên tố rồi kết thúc.

+ B6: Nếu N chia hết cho i thì thông báo N là số không nguyên tố rồi kết thúc.

+ B7: i ← i + 1 rồi quay lại bước 5.

Ví dụ 2: Bài toán sắp xếp

Cho dãy A gồm N số nguyên a1, a2, a3, …,aN. Cần sắp xếp các số hạng để dãy A trở thành dãy không giảm (tức là số hạng trước không lớn hơn số hạng sau)

– Xác định bài toán:

+ Input: Dãy A gồm N số nguyên

+ Output: Dãy A được sắp xếp thành dãy không giảm.

Thuật toán sắp xếp bằng tráo đổi (Exchange Sort)

– Ý tưởng: Với 2 số liền kề, nếu số trước lớn hơn số sau ta đổi chỗ cho nhau. Việc đó lặp lại, khi không còn sự đổi chỗ nào nữa.

– Thuật toán

Cách liệt kê:

+ B1: Nhập vào n và dãy số nguyên a1, . . . ,aN;

+ B2: M← N;

+ B3: Nếu M<2 thì in dãy đã sắp xếp rồi kết thúc;

+ B4. M ← M – 1; i ← 0;

+ B5: i ← i + 1;

+ B6: Nếu i > M thì quay lại bước 3;

+ B7. Nếu ai > ai+1 thì tráo đổi cho nhau;

+ B8: Quay lại bước 5;

Ví dụ 3: Bài toán tìm kiếm

Cho dãy A gồm N số nguyên khác nhau: a1…aN. và một số nguyên k. Cần biết có hay không chỉ số i mà ai=k. Nếu có hãy cho biết chỉ số đó.

Thuật toán tìm kiếm tuần tự:

– Xác định bài toán

+ Input: dãy A gồm N số nguyên khác nhau: a1… aN và số nguyên k.

+ Output: chỉ số i mà ai=k hoặc thông báo không có số hạng nào của dãy A có giá trị là k.

– Ý tưởng: lần lượt từ số hạng thứ nhất, ta so sánh giá trị số hạng đang xét với khóa cho đến khi hoặc gặp một số hạng bằng khóa hoặc dãy đã được xét hết và không có giá trị nào bằng khóa. Trong trường hợp thứ 2 dãy A không có số hạng nào bằng khóa…

– Thuật toán

Liệt kê:

+ B1: Nhập vào N, các số hạng a1, . . . , aN và khóa k;

+ B2: i←1;

+ B3: Nếu ai=k thì thông báo chỉ số i rồi kết thúc;

+ B4. i ←i+1;

+ B5: Nếu i>N thì thông báo dãy A không có số hạng nào có giá trị bằng k rồi kết thúc;

+ B6: Quay lại bước 3;

Dãy A có N = 7 khóa k = 10

Tìm chỉ số i để ai = k.

i 1 2 3 4 5 6 7
ai 7 12 4 6 11 10 8

Ghi chú: k = 10 → i = 6

Trong thuật toán trên, i là biến chỉ số và nhận giá trị nguyên lần lượt từ 1 đến N + 1

Câu 1: Thuật toán có tính:

A. Tính xác định, tính liên kết, tính đúng đắn

B. Tính dừng, tính liên kết, tính xác định

C. Tính dừng, tính xác định, tính đúng đắn

D. Tính tuần tự: Từ input cho ra output

Câu 2: Trong tin học sơ đồ khối là:

A. Ngôn ngữ lập trình bậc cao

B. Sơ đồ mô tả thuật toán

C. Sơ đồ về cấu trúc máy tính

D. Sơ đồ thiết kế vi điện tử

Câu 3: Chọn phát biểu đúng khi nói về Bài toán và thuật toán:

A. Trong phạm vi Tin học, ta có thể quan niệm bài toán là việc nào đó mà ta muốn máy tính thực hiện

B. Thuật toán (giải thuật) để giải một bài toán là một dãy hữu hạn các thao tác được sắp xếp theo một trình tự xác định sao cho sau khi thực hiện dãy thao tác đó, từ Input của bài toán này, ta nhận được Output cần tìm

C. Sơ đồ khối là sơ đồ mô tả thuật toán

D. Cả ba câu trên đều đúng

Câu 4: Thuật toán sắp xếp bằng đổi chỗ cho dãy số A theo trật tự tăng dần dừng lại khi nào?

A. Khi M =1 và không còn sự đổi chỗ

B. Khi số lớn nhất trôi về cuối dãy

C. Khi ai> ai+ 1

D. Tất cả các phương án

Câu 5: Input của bài toán: “Hoán đổi giá trị của hai biến số thực A và C dùng biến trung gian B” là:

A. Hai số thực A, C

B. Hai số thực A, B

C. Hai số thực B, C

D. Ba số thực A, B, C

Câu 6: Cho bài toán kiểm tra tính nguyên tố của một số nguyên dương N. Hãy xác đinh Output của bài toán này?

A. N là số nguyên tố

B. N không là số nguyên tố

C. N là số nguyên tố hoặc N không là số nguyên tố

D. Tất cả các ý trên đều sai