Chùa và đền thì nên đi nơi nào trước

Nhiều người Việt trong các ngày rằm, mồng một, ngày lễ tết… cùng những ngày có việc quan trọng thường đến chùa lễ Phật với tấm lòng thành kính nhờ nghiệp lực vô biên của Phật, chư vị Bồ Tát, các bậc thánh hiền mà được thiện duyên, giác ngộ, mong tâm được thanh tịnh, đạo được mở mang, tai qua nạn khỏi, cuộc sống ấm no hạnh phúc.. ước vọng chính đáng ấy được thể hiện khi chúng ta đến trước điện đài của Phật.

Người đi lễ cần trang bị cho mình một số nguyên tắc khi hiện diện nơi cửa Phật:

Trang phục

Khi vào chùa cần mặc quần áo dài, kín cổ, đi khẽ. Tránh mặc áo ngắn tay, áo sát nách, áo may ô, quần short, váy ngắn… Đối với Phật tử thì phải mặc áo lễ khi đến điện thờ Phật trong chùa.

Chùa và đền thì nên đi nơi nào trước
Ảnh: Internet

Sắm sửa lễ vật

Khi đến dâng hương ở các chùa nên sắm các lễ chay như: hương, hoa tươi, quả chín, oản, xôi, chè… Không đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện tức là chính điện, tức là nơi thờ tự chính của ngôi chùa. Trên hương án của chính điện chỉ được dâng đặt lễ chay, tịnh. Việc sắm sửa lễ mặn như cỗ tam sinh (trâu, dê, lợn), thịt gà, giò, chả... chỉ có thể được chấp nhận nếu như trong khu vực chùa có thờ tự các vị Đức Ông, Thánh, Mẫu và chỉ dâng đặt tại ban thờ hay điện thờ mà thôi.

Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng Phật tại chùa. Nếu có sửa lễ này thì đặt ở bàn thờ thần linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông. Tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện mà nên bỏ vào hòm công đức.

Hoa tươi lễ Phật là hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn, hoa ngâu… không dùng các loại hoa tạp, hoa dại.

Trước ngày dâng hương lễ Phật ở chùa cần chay tịnh trong đời sống sinh hoạt ngày thường: ăn chay, kiêng giới, làm việc thiện…

Cầu nguyện

Theo quan niệm của nhà Phật, Phật chỉ phù hộ an bình, che chở cho con Phật chứ không thể phù hộ đường công, danh, tài, lộc. Vì vậy, khi chúng ta làm lễ cầu tới cửa Phật nên xin được Phật che chở, bảo vệ. Vào đình, đền bạn có thể cầu xin may mắn trong sự nghiệp, tình cảm…

Nguyên tắc ra, vào

Khi đi qua cổng tam quan vào chùa nên đi vào cửa Giả quan (bên phải) và đi ra bằng cửa Không quan (bên trái). Cửa Trung quan chỉ dành cho Thiên tử, bậc cao tăng, bậc khoa bảng đi vào chùa và đi ra cũng theo cửa này. Sau đó, du khách có thể gặp sư trụ trì, sở dĩ là vì Chùa do sư trụ trì cai quản, có sư, tăng ni, chùa mới được giữ gìn và Đạo Phật mới được truyền lưu nên khi vào chùa phải theo lệ.

Khi đứng khấn vái, không nên đứng thẳng ban thờ mà nên đứng chếch sang một bên.

Xưng hô

Với nhà sư thì xưng là A di đà Phật, bạch thầy,… và xưng mình là con. Xưng hô như vậy tức là nhìn thấy tăng mà tưởng nhớ thầy Thích Ca Mâu Ni, mình xưng hô như vậy là đang xưng hô với Đức Thích Ca. Nếu nhà sư đó là thầy hướng dẫn mình tu tập thì xưng hô là thầy thì ngoài ý nghĩa trên còn mang nghĩa là thầy dạy học đạo. Khi thưa gửi gì với nhà sư thì đều chắp tay hình búp sen.

Năm bước hành lễ khi đi chùa

1. Đặt lễ vật: thắp hương và làm lễ ở ban thờ Đức Ông trước.

2. Sau khi đặt lễ ở ban Đức Ông xong, đặt lễ lên hương án của chính điện, thắp đèn nhang rồi làm lễ chư Phật, Bồ Tát.

3. Sau khi đặt lễ chính điện xong thì đi thắp hương ở tất cả các ban thờ khác của nhà bái đường. Khi thắp hương lên đều có 3 lễ hay 5 lễ. Nếu chùa nào có điện thờ Mẫu, Tứ phủ thì đến đó đặt lễ, dâng hương cầu theo ý nguyện.

4. Cuối cùng thì lễ ở nhà thờ Tổ (nhà Hậu).

5. Cuối buổi lễ, sau khi đã lễ tạ để hạ lễ thì nên đến nhà trai giới hay phòng tiếp khách để thăm hỏi các vị sư, tăng trụ trì và có thể tùy tâm công đức.

Theo chuyên gia, việc đi lễ chùa hay không không quan trọng. Không đi không có nghĩa là không “có lộc”. Tất cả tại tâm. Làm những điều tốt thì tự khắc sẽ nhận lại được những điều lành.

Chùa và đền thì nên đi nơi nào trước

Nhiều người quan niệm sai về đi lễ chùa Đầu năm và cuối năm là thời gian đông đúc của những nơi thờ tự như chùa chiền, miếu mạo. Nhiều người quan niệm, đầu năm "đi xin" thì cuối năm phải đi "trả lễ", như thế mới "có lộc". Đi lễ chùa đầu năm và cuối năm trở thành thói quen được truyền tai nhau của nhiều người.

TS Vũ Thế Khanh, Tổng giám đốc Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng UIA, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam cho biết, bản thân việc đi lễ chùa không phải là xấu. Đa phần những người đi lễ chùa hiện nay không phải là người đi lễ chùa theo chính đạo mà là tín ngưỡng đi lễ chùa để cầu xin làm ăn gặp nhiều may mắn. Đó là tín ngưỡng, không phải theo đạo.

"Lễ chùa theo đạo là làm theo lời Phật dạy. Còn đi lễ hiện nay giống như đi du lịch cho vui, đem theo một ít bánh trái, hoa quả, tiền vàng biếu "các ngài" để xin thứ này thứ khác. Hóa ra như thế thì Phật, Bồ tát ăn hối lộ à? Xin thì "ngài" cho, còn không xin thì "ngài" không cho?

Chùa và đền thì nên đi nơi nào trước

Trong đạo Phật có luật Nhân quả. Nếu một người sống đức độ, làm việc thiện và giúp ích cho đời thì không cần xin "các ngài" cũng cho. Còn những người gian dối, độc ác, hèn mọn thì có xin cũng không được. Thế nhưng nhiều người cứ lầm tưởng với Phật thì cứ xin là được. Đến chùa lễ Phật cũng là điều tốt, nhưng tốt hơn là hãy phát nguyện làm những điều lành, điều tốt cho đời, đó chính là đi về nơi tốt đẹp", TS Vũ Thế Khanh phân tích.

Nhiều người quan niệm, lễ vật dâng cúng càng to thì lộc càng nhiều. Theo TS Vũ Thế Khanh thì đây cũng là một sai lầm. Lễ to mà đi làm việc xấu, xin xỏ những điều xấu thì tội lại càng to. "Thế nên tôi mới tự hỏi, lễ to, nhưng tâm có "to" hay không? Đến cửa Phật mà làm lễ thật to thì giống như là đến trường ấy, mình học giỏi thì lễ mình to. Đến cửa Phật mà tâm sáng, làm những điều phúc đức thì tự thân đó đã là một cái lễ to để kính dâng lên Phật rồi", TS Khanh nói.

Theo TS Vũ Thế Khanh, đến chùa phải coi như là một "công cụ trực quan" để nhớ về lời thầy dạy, bỏ bớt những âm mưu đen tối, những dự định xấu trong đầu và hướng đến những điều tốt. Làm được như thế là sẽ có "lộc", không cần phải lễ lạt xin xỏ nhiều. Chứ cầu xin buôn gian bán lận, qua mặt công an, làm điều bạc ác với người khác, ăn gian nói dối… thì không được. Đa phần hiện nay là thấy người ta đi lễ mình cũng đi, chứ người thực sự hiểu ý nghĩa của việc đi lễ đầu năm là không nhiều.

Tích cực làm điều thiện thì không cần phải đi lễ chùa

TS Vũ Thế Khanh cho rằng, có người không bao giờ đến chùa, nhưng trong lòng họ luôn hướng đến lời Phật dạy, luôn làm điều thiện thì vẫn tốt hơn người đến chùa mỗi ngày mà lại làm việc độc ác.

Giống như con cái đối với cha mẹ. Ở xa cha mẹ nhưng thường xuyên thăm hỏi, quan tâm, lòng hướng về cha mẹ, phụng dưỡng bằng vật chất trong điều kiện có thể, tốt hơn nhiều một đứa con ngày nào cũng đến thăm bố mẹ nhưng chỉ để xin xỏ, phá phách. Thế nên có những người mà lúc nào cũng đến chùa theo nghĩa bóng, và những người chẳng bao giờ đến chùa dù bước chân của họ có đều đặn xuất hiện ở cửa chùa.

"Kính yêu thầy cô giáo không phải là cứ đến ngày 20/11 mới chào, kính yêu cha mẹ không phải cứ đến ngày giỗ, Tết mới thể hiện. Đi chùa có thể quanh năm, nhưng cũng có thể không cần phải đến, trong lòng luôn hướng thiện, làm những điều thiện cũng là một cách để luôn hiện diện ở cửa chùa, đất Phật. Phật ở trong tâm mỗi người.

Để đạt mục đích giác ngộ, theo TS Vũ Thế Khanh, khi đi lễ chùa là người ta muốn gặp được các chánh tăng tu hành đắc đạo, giảng các giáo lý về Phật pháp để phật tử được giác ngộ, đó mới là "lộc". Đến chùa, không nên đốt vàng mã, đặc biệt là không xin xỏ. Mọi thứ là ở trong tâm mình. Nếu đức Phật cũng trục lợi, cứ ai đem lễ vật đến là ban lộc thì không còn là đức Phật từ bi nữa. Phật không nhận hối lộ, các hành động cúng lễ chỉ là hành động mê tín hóa đạo Phật.

Đi lễ chùa không phải là cầu mong mọi thứ "từ trên trời rơi xuống", cầu mong mọi thứ sẽ tự rơi vào đầu mình mà không cần phải nỗ lực cố gắng gì. Giống như đi thi mà chỉ mong được người khác ném bài cho, hoặc học dốt nên đến thầy xin điểm. Người có trí tuệ, có tâm sáng thì không ỉ lại vào người khác. Rồi mong cầu không được rồi sinh ra bất mãn, rồi coi thường thế giới tâm linh, thế là không ổn. Mong cầu kẻ khác làm giúp mình, còn mình chỉ ngồi đó hưởng thụ, là tư tưởng không an lành.

Đi lễ hay đi lễ không quan trọng, hãy để tâm mình luôn tỏa sáng bằng những việc thiện. Giống như học sinh đi học, nếu đến trường mà chỉ lêu lổng chơi bời thì đi học làm gì cho tốn học phí. Còn khi đã thích học, không cần phải cứ đến trường thì mới học được, mới tiếp thu kiến thức được. Còn cứ đua nhau đi lễ chùa với lễ to lễ nhỏ thì chỉ béo bở bọn trục lợi mà thôi, chẳng có tác dụng gì cả", TS Vũ Thế Khanh phân tích.

"Đi lễ chùa có mấy mục đích như: Cúng dường tam bảo; Sám hối; Nguyện niệm; Giác ngộ; Du ngoạn...Đáng chú ý là vào chùa thì thân, tâm, khẩu, ý phải nghiêm trang lịch sự. Có một điều nhức nhối là hiện nay, rất nhiều chị em phụ nữ khi đi lễ chùa vẫn còn lựa chọn những trang phục như váy ngắn, áo mỏng gây phản cảm ở chốn thờ tự công cộng.

Đặc biệt, ở một số chùa chiền, nhà chùa đã có những biển báo hướng dẫn về trang phục khi đến dâng lễ, tham quan nhưng không hiểu vì không biết hay cố tình mà nhiều người vẫn vô tư trưng diện nhưng bộ đồ hợp thời trang nhưng không hợp với không gian linh thiêng", TS Vũ Thế Khanh