Cỏ bàng mọc ở đâu

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

Từ xa xưa, chúng ta đã sử dụng rất nhiều loại sản phẩm thủ công làm từ cây cỏ bàng như chiếu cói, các túi, xách làm bằng cói. Tuy nhiên, không phải ở địa hình nào cũng có thể trồng được loại cây này, chính vì sự phân bố không rộng rãi này mà cũng rất ít người biết cây cỏ bàng (cây cói bàng) là cây gì? Có tác dụng gì? Vì vậy hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về loài cây truyền thống này để xem có gì đặc biệt nhé.

Cây cỏ bàng (cây cói bàng) là cây gì?

Cây cỏ bàng hay còn gọi là bàng, cây cói bàng, có danh pháp là Lepironia articulate, thuộc chi Lepironia nằm trong họ cói (Cyperaceae). Họ cói có khoảng 95 chi với tổng 3800 loài được phân bố rộng rãi ở khắp nơi, đặc biệt là những vùng ôn đới và hàn đới. Cấu tạo cây cỏ bàng gồm có hai phần chính là phần dưới mặt đất và phần trên mặt đất. Phần dưới mặt đất có rễ và thân ngầm, phần trên mặt đất gồm thân khí sinh, lá, hoa, quả và hạt.

Cây cỏ bàng có nguồn gốc từ Đông Nam Á, sau đó được mở rộng ra phía Tây như I rắc, Ấn Độ; phía Bắc tới các vùng phía Nam Trung Quốc; phía Nam tới Châu Úc và Indonesia. Cách đây 5 thế kỉ thì nhân dân ta đã biết trồng cói và dệt chiếu từ cói. Nhưng hiện nay, nhu cầu sử dụng ngày càng nhiều nên cây cói được phát triển trồng và canh tác tại hơn 26 tỉnh, thành phố ven biển với tổng diện tích 12.859 ha. Tập trung chủ yếu ở các vùng đồng bằng Sông Hồng, duyên hải Bắc Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Hiện nay nước ta đang phát triển trồng hai loại cói là cói bông trắng và cói bông nâu.

Đặc điểm cây cỏ bàng

Cây cỏ bàng có thân dưới cứng, to khoảng 8-10 mm, nằm ngang trong bùn. Rễ cói mọc từ các đốt của thân ngầm, rễ bao gồm ba loại: Rễ ăn sâu có tác dụng hút chất khoáng ở dưới sâu, rễ ăn ngang hút chất màu ở tầng mặt đất, rễ ăn nổi hút chất dinh dưỡng hòa tan trong nước. Rễ cói có khả năng ăn sâu đến 1m.

Thân thẳng đứng, cao khoảng 1 m, có đốt, mỗi đốt có vảy ( vảy là hình thức thoái hóa của lá) đáy có khoảng từ 3-4 bẹ, bao nhau cao 15-20 cm. Thân có phần gốc tròn hơn phần ngọn, màu xanh và xốp. Thân lúc non có màu xanh đậm, bóng, lúc già có màu vàng nhạt. Lá có bẹ ôm lấy thân, mọc ra từ gốc, 2 mép của bẹ thường dính nhau thành ống, lá gồm lá vẩy, lá bẹ và lá mác.

Hoa cói là loại hoa lưỡng tính, cấu tạo hoa rất đơn giản, kích thước nhỏ, theo hướng thích nghi với thụ phấn nhờ gió. Gié hoa ở chót thân (ngọn) cao khoảng từ 1,5 – 2,0 cm và rộng 1 cm. Bông quả cao 3-4 mm. Vòi nhụy chẻ hai, đôi khi chẻ ba, trổ bông quanh năm. Quả cói thuộc dạng quả hạch khô có một hạt, thường hình bầu dục, có khi hình trứng ngược hay thuôn, hạt cói rất bé, có nội nhũ bột bao quanh phôi, có thể gieo trồng.

Vòng đời của cây cói chỉ trong phạm vi 34 tháng, tuy nhiên tuổi thọ phần thân ngầm của cả bụi cói lá kéo dài đến hàng chục năm tùy thuộc vào điều kiện đất đai và kỹ thuật chăm sóc. Một chu kì sinh trưởng của cây cói từ nảy mầm của thân ngầm đến thu hoạch được chia thành 4 giai đoạn chính: nảy mầm của thân ngầm, đâm tiêm và đẻ nhánh, vươn cao, ra hoa và chín. Các thời kì sinh trưởng, phát triển của cây cói phụ thuộc nhiều vào các yếu tố ngoại cảnh.

Theo kinh nghiệm của những người trồng lâu năn thì cây này rất dễ trồng, không mất nhiều công chăm sóc. Chỉ cần nhổ cỏ, bón phân, giữ nước cho chân cây cỏ bàng ổn định, sau khoảng gần nửa năm, cây cỏ cao bằng 2/3 người lớn thì bắt đầu thu hoạch. Cỏ cắt xong cứ để gốc lại, sẽ mọc nhiều lần mà không cần trồng mới.

Cỏ này không thể thu hoạch bằng máy mà phải cắt bằng tay, phải cắt sát gốc nếu không thân sẽ không còn được nguyên vẹn, sẽ dễ bị tét thân, sau khi cắt phải giũ đi vài lần để loại bỏ các cây úa, vàng. Khi thu hoạch phải luôn đeo găng tay bảo vệ, vì thân rất bén sẽ gây tổn thương cho người thu hoạch.

Cây cỏ bàng là loài cây chịu mặn và cần có độ mặn thích hợp để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Để đạt năng suất cao, ngoài những yếu tố đất thịt nhiều màu thì đất trồng cây cần có độ mặn từ 0,1 -0,2 % là thích hợp nhất.

Cây cỏ bàng có tác dụng gì?

Cỏ bàng mọc ở đâu

– Trồng cói có tác dụng trong bảo vệ đê điều và cải tạo đất mặn.

– Trước kia, cây cỏ bàng được người dân đồng bằng sông Cửu Long thu hoạch để làm các sản phẩm truyền thống, thủ công mỹ nghệ như là đan chiếu, làm nón, các loại bao bì, lợp mái nhà tranh. Hiện nay, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ cỏ bàng như túi xách thời trang, đồ gia dụng, trang trí nội thất, vật liệu xây dựng hay bao bì được phát triển, sáng tạo nhiều hơn để phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. Trước đây, cỏ khô được giã bằng những cây chày lớn, nhưng hiện nay thì đã có máy ép các bó cỏ mềm, dẻo dẹt ra đủ đọ làm nguyên liệu đan lát. Những tấm lót, chiếc giỏ ngày xưa chỉ thô sơ, phục vụ cho nhu cầu sử dụng trong nước thì hiện nay nhờ các dự án lớn mà được phát triển, đan lát kỹ lưỡng hơn để xuất khẩu ra nước ngoài như châu Âu, Mỹ, Nhật để tăng thêm thu nhập cho người dân lao động.

– Trong thời đại công nghệ hiện đại và khả năng tư duy sáng tạo nhằm phát triển các sản phẩm phù hợp với thời đại nhưng lại thân thiện với môi trường nên các loại ống hút từ cây cỏ bàng được ra đời và ngày càng được sử dụng rộng rãi để thay thế cho các loại ống hút nhựa thông thường. Ông hút bằng cói được làm hoàn toàn bằng thủ công, thông thường một cây cói sẽ cắt được khoảng 3-4 ống, sau đó những người thợ sẽ đục các ngăn ở giữa và làm sạch ống. Ống hút bằng cây cỏ bàng có thể sử dụng ở dạng tươi hoặc dạng khô. Dạng tươi thì sẽ nhanh bị hư nên khi sử dụng cần bảo quản lạnh, nếu bảo quản ở nhiệt độ thường thì chỉ được tầm 5 ngày.

Bài viết Cây cỏ bàng (cây cói bàng) là cây gì? Có tác dụng gì? đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức mới lại phải không nào? Hiện nay người dân ở những vùng ven biển nhiễm mặn đang phát triển trồng loại cây này thay cho đồng lúa, vì thu nhập cũng ổn định mà lại không tốn nhiều công chăm sóc đấy. Chúc bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức mới lạ để bổ sung vào “kho” kiến thức của mình nhé.

Có thể bạn quan tâm:

Tận dụng cơ hội trong cái khó Đó là Huỳnh Văn No (29 tuổi). Tốt nghiệp Trường CĐ Du lịch Cần Thơ, No lên TP.HCM làm hướng dẫn viên.

Giữa năm 2019, vừa làm hướng dẫn viên du lịch, No vừa khởi nghiệp với nhà xưởng ở xã An Minh Bắc, H.U Minh Thượng, Kiên Giang. Khi dịch Covid-19 ập tới, ngành du lịch đóng băng, No chuyên tâm để tìm hướng đi cho ống hút cỏ.

Nguyên liệu cây cỏ bàng được thu mua từ các cánh đồng ở U Minh Thượng (Kiên Giang), Long An, Tiền Giang. Bên cạnh đó, No còn làm ống hút từ cây cỏ sậy, loại cây mọc hoang rất nhiều tại quê. Ban đầu, việc làm ra ống hút từ cỏ bàng, cỏ sậy hoàn toàn thủ công từ công đoạn rửa, cắt từng đoạn bằng lưỡi lam, rồi làm sạch lõi ống bằng tay. Việc này đòi hỏi nhiều công sức. Mỗi ngày, mỗi nhân công chỉ làm được tối đa khoảng 2.000 ống hút. Khi đơn hàng dần nhiều lên, No mày mò tìm hiểu, thiết kế rồi đặt hàng sản xuất máy rửa, máy cắt cỏ bàng, cỏ sậy; máy làm sạch lõi ống tự động; máy sấy ống hút ở nhiệt độ cho phép, nhờ vậy mà năng suất tăng gấp 4 - 5 lần.

Cỏ bàng mọc ở đâu

No và cây cỏ sậy làm ra chiếc ống hút

“Nhờ sự kết nối của những người bạn, đơn hàng xuất khẩu khoảng 500.000 ống hút đầu tiên của chúng tôi được tới Đức, tôi mừng rớt nước mắt”, No kể.

Hơn 4 năm làm hướng dẫn viên du lịch, No đi tới 23 quốc gia ở châu Á, châu Âu. Những kiến thức, trải nghiệm trong ngành nghề đòi hỏi sự mạo hiểm, dấn thân này đã cho No thu nhập, kiến thức và những mối quan hệ đáng quý để anh có thêm nhiều đơn hàng với ống hút từ cỏ bàng, cỏ sậy.

Năm 2021, dù dịch bệnh, No đã xuất khẩu được khoảng 1,5 triệu ống hút tới Đức; vài trăm ngàn ống hút tới Singapore; khoảng 50.000 ống hút tới New Zealand và hơn 40.000 ống hút tới Áo. Doanh thu đạt hàng trăm triệu đồng.

Mắc kẹt ở TP.HCM, bán hết 130 tấn thơm

Không chỉ thành công với ống hút cỏ, trong năm “sóng gió” 2021, No chứng tỏ được bản lĩnh năng động, thích ứng với các hoàn cảnh bất ngờ. Hơn 2 tháng mắc kẹt ở TP.HCM, anh bán hết 130 tấn thơm giúp bà con nông dân quê mình.

“Từ Kiên Giang lên TP.HCM bằng xe đò chiều 31.5.2021 tôi mới biết đây là chuyến xe cuối cùng, trước khi TP giãn cách xã hội. Bà con ở quê không bán được hàng, thơm đầy đồng không ai hái trong khi người dân ở TP thiếu rau củ. Tôi kết nối với bà con, được liên minh hợp tác xã tỉnh Kiên Giang làm thư giới thiệu để anh em được vận chuyển thơm lên TP và bán theo hình thức trực tuyến”, No kể.

Cỏ bàng mọc ở đâu

Huỳnh Văn No tại nhà xưởng làm ra chiếc ống hút cỏ bàng, cỏ sậy

Đội ngũ anh em hướng dẫn viên du lịch được tập hợp lại, trở thành shipper. Bài viết bán thơm trên Facebook vừa đăng, 10 tấn thơm được đặt hàng. Nhiều bài đăng nữa, thơm bán vèo vèo. Từ tháng 7 đến cuối tháng 9.2021, No và các anh em bán được 130 tấn thơm, bà con ở quê mừng muốn khóc. Không chỉ vậy, sẵn trong đội có chiếc xe tải, No và anh em còn chở thơm, rau củ quả tới tặng các khu phong tỏa, khu cách ly tại Q.8, Q.11. Được Ban Thường vụ Công đoàn viên chức TP.HCM tặng thư cảm ơn từ những việc làm tử tế, No chỉ cười khiêm tốn: “Là chân đi, tôi chẳng thể nào ngồi yên”.

Mình no, bà con cũng no

No là con thứ 6 trong gia đình nông dân ở H.Gò Quao, Kiên Giang. Năm anh chào đời, gia đình rất nghèo, cha mẹ đặt tên anh là No những mong con cái không còn chịu cảnh đói kém giống mình. Khởi nghiệp với Công ty Tèo Việt Nam, No mong muốn khi anh đã đủ ấm no thì bà con cũng có công ăn việc làm, nhiều người trưởng thành trụ lại mảnh đất quê hương hơn. “Khi tôi lớn lên, nỗi day dứt cũng lớn dần theo khi gặp những em nhỏ phải sống cùng ông bà còn cha mẹ lên TP.HCM, Bình Dương làm công nhân. Những khoảng trống quá lớn giữa các thế hệ khiến trẻ em thiệt thòi rất nhiều. Tôi muốn thay đổi”, No bộc bạch.

Tới bây giờ, hai anh của No cũng đồng hành cùng anh trong việc quản lý nhà xưởng sản xuất ống hút. Xưởng của No tạo việc làm thường xuyên cho 15 nhân công và 30 - 40 nhân công làm thời vụ, tùy theo đơn hàng. Thời gian tới, anh cho hay sẽ tự phát triển vùng trồng cây cỏ bàng nguyên liệu ở quê mình để chủ động hơn trong sản xuất.

Cỏ bàng mọc ở đâu

No bên cánh đồng cỏ bàng

Những ngày đầu năm 2022, No phấn chấn hơn khi dịch bệnh trong nước đang được kiểm soát tốt, việc phục hồi sản xuất từ đó cũng có nhiều thuận lợi hơn. Anh đang trong quá trình đàm phán để xuất khẩu ống hút tới Nhật, Mỹ, Canada trong năm mới. Đồng thời, anh cũng đang nghiên cứu phát triển thêm dòng sản phẩm túi xách từ cỏ bàng để xuất khẩu.

Chàng trai “chân đi” cho hay khi du lịch quốc tế trở lại, ngoài quản lý sản xuất, anh cũng vẫn tiếp tục rong ruổi trong hành trình làm hướng dẫn viên để đi tới nhiều vùng trời khác nhau. “Một nghề thì sống, đống nghề càng sống khỏe. Tôi hy vọng mỗi chuyến đi sẽ mở mang cho mình nhiều tầm nhìn mới và biết đâu sẽ có thêm nhiều khách hàng mới”, chàng trai lạc quan.

Anh Nguyễn Văn Thế, Phó chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh Kiên Giang, cho biết No là một người năng động, sáng tạo. Sản phẩm ống hút cỏ bàng, cỏ sậy của anh thân thiện với môi trường, được châu Âu và nhiều nước phát triển rất ưa chuộng. “Việc khởi nghiệp của No vừa giúp bà con ở các vùng trồng cây nguyên liệu có thêm thu nhập, đồng thời giúp bà con ở Kiên Giang quê hương có nhiều việc làm khi tham gia sơ chế, sản xuất, đóng gói ra chiếc ống hút để xuất khẩu”, anh Thế nói.

Tin liên quan