Cơ cấu kinh tế là gì

I. CÁC NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN KINH TẾ

1. Khái niệm

- Nguồn lực là tổng thể vị trí địa lí, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sản quốc gia, nguồn nhân lực, đường lối chính sách, vốn và thị trường... ở cả trong và ngoài nước có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế của một lãnh thổ nhất định.

2. Các nguồn lực và vai trò đối với phát triển kinh tế

a) Căn cứ vào nguồn gốc

- Nguồn lực vị trí địa lí (tự nhiên, kinh tế, chính trị, giao thông...) tạo điều kiện thuận lợi hay khó khăn trong việc trao đổi, tiếp cận hay cùng phát triển giữa các vùng trong một nước, giữa các quốc gia với nhau.

- Nguồn lực tự nhiên (đất, khí hậu, nước, biển, sinh vật, khoáng sản):

+ Là cơ sở tự nhiên cho các quá trình sản xuất.

+ Là nguồn lực quan trọng, là điều kiện cần cho quá trình sản xuất.

- Kinh tế – xã hội (dân cư, thị trường, vốn, khoa học kĩ thuật, chính sách và xu thế phát triển...) có vai trò quan trọng để lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước trong từng giai đoạn

b) Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ

- Nguồn lực bên trong: vị trí địa lí, tự nhiên, kinh tế – xã hội trong nước.

- Nguồn lực bên ngoài: vốn, thị trường, khoa học và công nghệ, kinh nghiệm quản lí sản xuất, kinh doanh từ các nước khác.

II. CƠ CẤU NỀN KINH TẾ

1. Khái niệm

- Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành.

2. Các bộ phận hợp thành cơ cấu nền kinh tế

a) Cơ cấu ngành kinh tế:

- Chia thành 3 nhóm: Nông – lâm – ngư nghiệp; Công nghiệp – Xây dựng; Dịch vụ.

- Tập hợp tất cả các ngành hình thành nên nền kinh tế và các mối quan hệ tương đối ổn định giữa chúng.

- Các nước phát triển: dịch vụ, công nghiệp chiếm tỉ lệ cao.

- Các nước đang phát triển: nông nghiệp còn chiếm tỉ lệ cao mặc dù công nghiệp, dịch vụ đã tăng

+ Việt Nam: Nông – lâm – ngư nghiệp giảm; Công nghiệp – Xây dựng tăng; Dịch vụ ổn định.

b) Cơ cấu thành phần kinh tế

- Được hình thành trên cơ sở chế độ sở hữu bao gồm nhiều thành phần kinh tế có tác động qua lại với nhau.

- Gồm: Kinh tế Nhà nước, kinh tế ngoài Nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

c) Cơ cấu lãnh thổ

- Gắn bó chặt chẽ với cơ cấu ngành bao gồm: toàn cầu, khu vực, quốc gia, vùng.

- Là sản phẩm của quá trình phân công lao động theo lãnh thổ, các bộ phận cấu thành có quan hệ chặt chẽ với nhau, cơ cấu hợp lí thì thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng nhanh.

  • Cơ cấu là gì?
  • Một số khái niệm cơ cấu trong các lĩnh vực

Cơ cấu là một từ không còn xa lạ đối với tất cả mọi người, mọi lứa tuổi. Trong bài viết hôm nay chúng tôi xin đưa ra một số cách giải thích “cơ cấu là gì?” thường gặp trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống thường ngày.

Cơ cấu là gì?

Cơ cấu là phạm trù triết học dùng để biểu thị cấu trúc bên trong, tỷ lệ và mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành hệ thống, cơ cấu được biểu hiện như là tập hợp những mối quan hệ liên kết hữu cơ, các yếu tố khác nhau của một hệ thống nhất định.

Một số khái niệm cơ cấu trong các lĩnh vực

Trong các lĩnh vực khác nhau, cơ cấu là gì? Có thể được giải thích khác nhau. Chúng tôi xin đưa ra một số cách hiểu để quý vị tham khảo.

– Khái niệm cơ cấu kinh tế theo địa lý:

Cơ cấu kinh tế (cơ cấu nền kinh tế) là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ cơ tương đối ổn định hợp thành.

Nội dung chủ yếu của cơ cấu kinh tế là: tổng thể của các bộ phận (thành phần) hợp thành; các mối quan hệ hữu cơ tương đối ổn định theo một tương quan hay tỷ lệ nhất định.

– Khái niệm cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp:

Cơ cấu tổ chức là  một sơ đồ trực quan của một công ty được dùng để xác định vai trò, quyền hạn và trách nhiệm được phân công, sắp xếp theo từng cấp khác nhau và phối hợp hiệu quả để thực hiện mục tiêu chung của doanh nghiệp.

Hiện nay có bốn mô hình cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp phổ biến:

Cơ cấu theo chức năng (Functional Organizational Structure): có thể hiểu một cách đơn giản về cơ cấu theo chức năng là cơ cấu tổ chức mà trong đó doanh nghiệp được chia thành nhiều bộ phận nhỏ hơn với nhiệm vụ hoặc vài trò cụ thể. Ví dụ như: một công ty chia làm phòng nhân sự, phòng kế toán, phòng martketing, phòng chăm sóc khách hàng,… Mỗi một phòng ban có những chức năng rõ ràng.

Cơ cấu tổ chức theo địa lý (Geographical Divisional Structure): ở cơ cấu này, mỗi bộ phận trong doanh nghiệp sẽ hoạt động như một doanh nghiệp riêng biệt, tự kiểm soát các nguồn lực, chi phí đã chi ra cho từng dự án cụ thể. Chúng ta thường thấy phòng ban của các doanh nghiệp này thường  phân chia theo từng vị trí như: khu vực Nam Từ Liêm, khu vực Thái Bình Dương,…

Cơ cấu tổ chức theo ma trận (Matrix Structure): là loại lai ghép nhằm mục đích tối ưu hóa điểm mạnh giữ cấu trúc theo chức năng và cấu trúc theo địa lý.

Cơ cấu theo tổ chức phẳng (Flat Structure): cơ chế tổ chức này hay còn được biết đến với cái tên cơ cấu tổ chức theo chiều ngang là dạng cơ cấu tổ chức được sử dụng nhiều trong các công ty khởi nghiệp hoặc công ty nhỏ. Cơ cấu này san bằng hệ thống phân cấp và chuỗi mệnh lệnh và mang lại cho các nhân viên quyền tự chủ.

– Khái niệm cơ cấu xã hội:

Cơ cấu xã hội là mối liên hệ vững chắc của các thành tố trong hệ thống xã hội. Trong đó các cộng đồng xã hội (dân tộc, giai cấp, nhóm xã hội,…) là những thành tố cơ bản.

Các cơ cấu xã hội cơ bản:

+ Cơ cấu giai cấp: là hệ thống các giai cấp, tầng lớp, tập đoàn xã hội và các mối liên hệ giữa chúng. Theo các nhà xã hội học, cơ cấu cấp giai cấp được coi là hạt nhân của cơ cấu xã hội và sự biến đổi của nó tạo nên sự biến đổi của cơ cấu xã hội.

Chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất được coi trọng khi xem xét cơ cấu giai cấp của xã hội. Tuy nhiên, sự phân chia cơ cấu giai cấp tùy thuộc vào mỗi một chế độ xã hội khác nhau, tùy vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và trình độ phân công lao động xã hội.

+ Cơ cấu học vấn – nghề nghiệp: hiện nay, tiêu chí học vấn – nghề nghiệp ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội và trong quá trình phân hóa xã hội.

Nhưng ở Việt Nam sự phân bố, sử dụng lao động kỹ thuật, lao động chuyên môn đang trong tình trạng mất cân đối và rất lãng phí, khá người làm việc trái ngành nghề là con số lớn, tiềm năng lao động không được phát huy và ngày càng hao hụt,..

Vì vậy, cần có kế hoạch và những chính sách xã hội đúng đắn phù hợp với từng ngành nghề, từng vùng lãnh thổ khác nhau để xóa bỏ tình trạng bất hợp lý trong cơ cấu nghề nghiệp.

+ Cơ cấu dân số (nhân khẩu): nghiên cứu về cơ cấu dân số nhằm tìm hiểu quá trình tái sản xuất dân cư (sinh sản, tử vong,..), mật độ dân cư, sự biến động dân cư (di dân), độ tuổi, tỷ lệ giới tính,…

Thông qua đó, dự báo được quy mô biến đổi và những đặc trưng xu hướng xã hội của dân số, sự tương tác của cơ cấu dân số dẫn tới những vấn đề liên quan trực tiếp số lượng và chất lượng cuộc sống con người như: sự phân phối nguồn lao động, kế hoạch xây dựng nhà ở, các vấn đề phát triển đô thị,…

+ Cơ cấu lãnh thổ: cơ cấu lành thổ Việt Nam bao gồm: trung du và miền núi Bắc Bộ; đồng bằng sông Hồng; Bắc Trung bộ; duyên hải miền Trung; Tây Nguyên; Đông Nam Bộ; đồng bằng sông Cửu Long.

+ Cơ cấu dân tộc: hình thành chủ yếu trên sự khác biệt các dấu hiệu dân tộc như ngôn ngữ, trang phục, phong tục tập quán, tín ngưỡng,…

Trên đây là bài viết “cơ cấu là gì?” Luật Hoàng Phi gửi tới Quý độc giả, mong rằng trong quá trình tham khảo bài viết Quý vị đã có thêm cho mình những thông tin hữu ích. Trường hợp còn những băn khoăn về khái niệm này, Quý vị có thể chia sẻ với chúng tôi qua số điện thoại 1900 6557, trân trọng!