Có nên hâm rượu trước khi uống

Những cuộc vui, ăn nhậu trong những ngày cuối năm là khó tránh khỏi, đặc biệt là đối với nam giới. Để hạn chế tối đa những tác động của chất cồn đối với cơ thể, giảm thiểu tình trạng say xỉn thì những việc chúng ta “nên làm nhất” trước khi ngồi vào bàn nhậu là những việc sau đây.

Có nên hâm rượu trước khi uống

Say xỉn là tình trạng rất phổ biến trên bàn nhậu

Ăn các loại thực phẩm giàu chất béo

Tiêu thụ thực phẩm có chứa nhiều chất béo như: phô mai, bơ,... Lượng chất béo có thể hoạt động như là một chất chống thấm bên trong dạ dày của chúng ta, giúp hút hết chất cồn mà bạn nạp vào bên trong cơ thể. Lượng chất béo khi vào bao tử, sẽ bao bọc xung quanh thành bao tử, giúp quá trình hấp thụ cồn bị chậm lại, từ đó giảm tình trạng say.

Có nên hâm rượu trước khi uống

Ăn một chút phô mai, bơ, thực phẩm giàu chất béo trước khi ngồi vào bàn nhậu

Ăn bánh mì nướng

Ăn vài lát bánh mì nướng trước khi uống rượu sẽ giúp bạn ngăn chặn cơn say. Carbon có trong bánh mì đóng vai trò như một bộ lọc trong cơ thể, giúp cơ thể hấp thụ hết chất cồn nạp vào cơ thể.

Có nên hâm rượu trước khi uống

Vài lát bánh mì nướng sẽ giúp bạn khó say hơn khi uống nhiều rượu

Uống sữa trước khi uống rượu

Uống một ly sữa ( là sữa nóng càng tốt) trước khi uống bia rượu sẽ làm chậm lại quá trình hấp thụ chất có cồn của cơ thể chúng ta. Ly sữa giúp bạn đối phó với chất có cồn hiệu quả hơn. Chất Acetaldehyde trong thành phần của cồn cũng được chuyển hóa, đây là một điểm mấu chốt giúp giảm tình trạng say xỉn. 

Có nên hâm rượu trước khi uống

Uống một cốc sữa trước khi uống thức uống có cồn

Bổ sung vitamin và chất chống oxy hóa

Vitamin tổng hợp là loại thực phẩm chức năng chúng ta nên sử dụng trước khi uống rượu và là một biện pháp chống say hiệu quả.

Sử dụng men khô

Một chia sẻ của người đồng sáng lập công ty bia nổi tiếng Boston tại Mỹ, ông Jim Koch đã có những chia sẻ chân thật về việc sử dụng sản phẩm bia giảm say xỉn. Bí quyết là sử dụng một thìa men khô trước khi bắt đầu uống rượu bia. Để giảm khó ăn và ngon miệng hơn, bạn có thể cho men khô vào sữa chua. Loại men khô này là loại thường sử dụng trong chế biến bánh mì. Các dạng hạt thô, to, màu nâu, loại men khô này bạn có thể dễ dàng mua tại các cửa hiệu tạp hóa, cửa hàng đồ khô, cửa hàng bánh mì. 

Có nên hâm rượu trước khi uống

Men khô là cách chống say hiệu quả


Men khô chứa một loại Enzyme cso tên là ADH có khả năng chuyển hóa rượu giống như các gan của chúng ta chuyển hóa. Nếu có sẵn enzyme này trong thành dạ dày thì khi rượu vào dạ dày, phân tử rượu sẽ bị phá vỡ thành các carbon, hydro và oxy trước khi đi vào máu của chúng ta và trước khi kịp tác động lên hệ thần kinh. Do đó cảm giác say rượu sẽ được giảm đáng kể. 

Uống rượu, bia thế nào để không bị say xỉn

Để không bị say khi uống rượu bia, chúng ta hãy áp dụng những bí quyết ngay phía dưới đây:

Uống chậm lại

Nhâm nhi, thưởng thức ly rượu và các đồ uống có cồn khác. Việc này giúp kéo dãn thời gian xâm nhập của chất cồn vào trong cơ thể, từ đó cơn say sẽ khó lòng mà đánh gục được bạn.

Có nên hâm rượu trước khi uống

Uống chậm hơn để không bị cơn say đánh gục

Uống thêm nhiều nước

Một cốc nước ép hoặc nước lọc xen giữa những lần uống bia rượu sẽ làm giảm nguy cơ bị say. Thông thường các cơn say chỉ xuất hiện khi chúng ta thiếu nước, vì vậy bổ sung nước sẽ giúp chống lại tình trạng say xỉn.

Mùa hè, thời tiết nóng bức, cứ vào mỗi buổi chiều tối, dạo một vòng ngoài đường chúng ta sẽ thấy nơi đông đúc nhất chính là quán bia rượu, dù đó là nhà hàng cao cấp hay chợ đêm vỉa hè.

Có những cách kết hợp uống bia với các món nhậu mà khi khảo sát, các chuyên gia đã không khỏi giật mình sợ hãi:

Uống bia + hải sản: Cách nhanh nhất để làm cho acid uric trong máu tăng mạnh, đây cũng là nguyên nhân chính sinh ra bệnh gút (gout).

Rượu trắng + lẩu: Cách nhanh nhất để khiến cho rượu trắng sinh nhiệt cao, xuất hiện các triệu chứng bốc hỏa, nóng trong người.

Rượu + bia+ nước ngọt: Sát thủ "âm thầm" với sức khỏe.

Trước tình trạng nhậu "không thông minh" như thế, một nhóm chuyên gia đã kết hợp cùng trao đổi về chủ đề: Đồ nhắm trên bàn nhậu chính là nguyên nhân "phá" sức khỏe khủng khiếp nhất.

Nhóm chuyên gia gồm:

Giáo sư Vu Khang, chuyên gia dinh dưỡng Lâm sàng và Sức khỏe Liên minh các Bệnh viện Bắc Kinh, TQ.

Giáo sư Trương Hồ Đức, Khoa Dưỡng sinh Đại học Y dược Bắc Kinh, TQ.

Bác sĩ Vương Hưng Quốc, Trưởng khoa Dinh dưỡng bênh viện Đại Liên, TQ.

Giáo sư Dương Lực, Học viện Y học Cổ truyền Trung Quốc.

Nên và không nên khi uống rượu

1. Rượu trắng

Không nên:

- Bạn không nên uống rượu trắng cùng với món thịt nướng lò, thịt dê nướng cay. Những thực phẩm này sẽ làm cho nồng độ của rượu mạnh hơn rất nhiều, gây chứng viêm loét miệng, các triệu chứng khác liên quan đến bốc hỏa.

- Không nên sử dụng thêm loại đồ uống có nồng độ nhẹ hơn như bia, nước ngọt với mục đích "pha loãng" nồng độ của rượu trắng.

Thói quen này không chỉ phản tác dụng mà còn khiến cho cơ thể mang thêm gánh nặng khi carbon dioxide có trong bia và nước ngọt sẽ làm tăng tác hại của rượu đối với dạ dày.

Rượu sẽ nhanh chóng vào ruột non, đẩy nhanh tốc độ hấp thụ chất độc hại vào cơ thể.

- Không nên uống trà, đặc biệt là trà đặc sau khi uống rượu. Trà chứa một lượng lớn chất theophylline sẽ làm co mạch, tăng huyết áp, gây nôn nao, làm tăng gánh nặng cho tim và thận.

Nên:

- Uống rượu trắng (tính nóng) nên kết hợp với các thực phẩm (tính mát) như rau xanh, mướp, rau cần, cá hấp.

- Rượu trắng chỉ phù hợp với rượu thuốc. Nếu bạn cần phải chọn 2 món đồ uống cùng lúc thì nên kết hợp theo cách này.

2. Bia

Có nên hâm rượu trước khi uống

Không nên:

- Khi uống bia tuyệt đối không nên ăn cùng hải sản, uống nước lẩu.

Đây là cách kết hợp sai lầm vì vitamin B1 có trong bia kết hợp với hải sản sẽ tại ra phản ứng không tốt, làm cho huyết dịch cơ thể và niệu toan tăng cao.

Uống theo cách này một thời gian sẽ sinh ra sỏi thận, thống phong.

Nên:

- Tốt nhất nên uống bia kèm với các loại hạt sấy khô, đậu. Các thành phần tinh bột trong các loại hạt sấy (lạc, điều…) sẽ làm giảm nồng độ rượu.

Ngoài ra, các loại hạt đậu cũng sẽ làm giảm chứng "bụng bia" do lượng mỡ dư thừa.

3. Rượu vang đỏ

Không nên:

- Trong khi uống rượu vang cũng không nên ăn kèm đồ cay và đồ lạnh. Bản chất của những món này khi ăn vào sẽ làm cho thành phần và nồng độ của rượu tăng cao.

- Không những thế, nếu ăn kèm những món chua hoặc có tỉ lệ giấm cao sẽ khiến cho khẩu vị bị tổn thương, vòm miệng khó chịu, nổi nốt mụn nhọt.

Nên:

- Khi uống rượu vang tốt nhất nên ăn với các món ăn có hương vị nổi bật, thịt kho tàu, vịt quay...Nên ăn những món thanh nhạt, vừa phải.

- Rượu vang trắng thì nến kết hợp với tôm hấp, cá chép hấp hoặc om dưa…

3. Rượu ngâm (rượu thuốc, rượu trái cây)

Có nên hâm rượu trước khi uống

Không nên:

- Khi uống rượu ngâm tốt nhất bạn nên tuyệt đối tránh việc uống "tu cả ngụm" mà hãy uống từ từ từng ít một.

Nếu uống rượu quá nhiều và quá nhanh sẽ làm hạn chế sự hấp thu các thành phần trong rượu, uống cũng như không.

Nên:

- Các loại rượu ngâm khá phù hợp với các loại trái cây, nếu thêm men sẽ làm tăng khả năng dưỡng âm và làm đẹp, mang lại tác dụng rất rõ sau một thời gian ngắn.

Ngoài ra còn mang đến tác dụng nhuận phổi bổ gan, làm giảm nồng độ của rượu sẽ có thể giảm tỉ lệ tổn thất tới gan. Nếu ăn thêm nhãn, vải thiều, táo tàu nấu thành nước có thể làm giảm các rối loạn kinh nguyệt, thiếu máu, tiêu chảy.

4. Rượu gạo (loại rượu trắng đục như nước gạo)

Có nên hâm rượu trước khi uống

Không nên:

- Những người mắc bệnh vị toan dạ dày quá mức, loét hoặc xuất huyết dạ dày không nên uống rượu này.

Nên:

- Rượu gạo nên uống cùng với trứng luộc, thêm chút đường nâu vừa đủ sẽ trở thành một vị thuốc bổ khí huyết. Đây cũng là thực phẩm truyền thống giúp bổ âm cho phụ nữ sau sinh hoặc sau kỳ kinh nguyệt.

Công thức tính tửu lượng bạn nên biết trước khi uống

Trong cuốn sách "Hướng dẫn ăn uống đúng cách cho người dân Trung Quốc năm 2016", số lượng rượu uống hàng ngày của nam giới không nên quá 25 gram, phụ nữ không quá 15 gram.

Công thức tính cụ thể như sau:

Số rượu bạn uống x nồng độ rượu x 0.8 = Nồng độ cồn được phép uống trong ngày.

Rượu trắng: Có 3 mức là nồng độ thấp, nồng độ trung bình và nồng độ cao. Với rượu nồng độ thấp, bạn không được uống vượt quá 2 chén, nồng độ trung bình không được vượt quá 1 chén và nồng độ cao không được vượt quá 25ml.

Khuyến cáo của các chuyên gia là không nên uống nhiều hơn số này, vì nó sẽ ảnh hưởng đến dạ dày, gan và các cơ quan khác, làm tăng gánh nặng cho cơ thể.

Rượu vang: Nồng độ tương đối thấp. Nếu uống rượu nồng độ thấp thì không nên quá 5 chén, nếu nồng độ cao thì không quá 3 chén. Uống nhiều hơn nữa sẽ làm hỏng gan. Nếu không "cai" được rượu, hãy uống càng ít càng tốt.

Có nên hâm rượu trước khi uống

Cách uống rượu "thông minh" nhất để tránh hại gan

Làm sao để giảm thiểu tác hại đối với sức khỏe khi uống bia rượu? Hãy nghe những lời khuyên sau đây của các chuyên gia.

1. Chọn rượu có nồng độ cồn thấp

Thông thường, trong cùng một khối lượng, rượu có nồng độ cồn càng cao thì tỉ lệ thuận với việc gây hại cho gan càng cao.

Nồng độ rượu phổ biến nhất trên thế giới có thể gây hại gan và tổn thương cơ quan khác là từ 40%vol trở lên (tương đương nồng độ 40% cồn). Hãy uống càng ít càng tốt.

2. Làm nóng rượu

Rượu vang và rượu gạo nếu uống bằng cách làm ấm lên sẽ giảm tỉ lệ gây tổn thương nội tạng.

Vì trong quá trình "hâm" rượu lên, hàm lượng chất methanol, andehit, este và các hợp chất hữu cơ khác sẽ bay hơi, nồng độ của rượu được giảm xuống, làm giảm thiệt hại cho gan.

3. Uống nhiều nước kèm rượu

Trước khi uống, rất nhiều người có thói quen uống thuốc giải rượu. Thực ra cách làm này chỉ hạn chế việc bị say rượu quá nặng sau khi uống nhiều. Về bản chất nó không làm giảm mức độ gây tổn thương cho gan.

Cách tốt nhất hãy uống thêm nước lọc khi uống rượu để làm giảm nồng độ rượu. Nếu thuận lợi có thể uống thêm sinh tố dưa hấu, giúp nhanh chóng thải rượu qua đường nước tiểu, hạn chế rượu hấp thụ vào nội tạng.

  • 4 nguyên tắc "làm bạn" với ung thư của vị giáo sư ĐH Y nổi tiếng

  • Bị ung thư "chắc chết" 95, chỉ nhờ BÍ QUYẾT 3 CHỮ, vị giáo sư hồi phục thần kỳ

  • Chuyên gia đang áp dụng 6 cách này để chống ung thư, bạn có thể làm theo vì rất đơn giản

4. Ăn lót dạ trước khi uống

Ăn một ít thức ăn giàu tinh bột và protein trước khi uống để lót dạ, tránh uống rượu khi đói sẽ bị rượu tấn công trực tiếp vào dạ dày và gan.

Tuy nhiên hạn chế tuyệt đối thịt xông khói, cá muối sẽ phản ứng với rượu, tổn thương gan ở mức nặng hơn.

5. Uống từng ngụm nhỏ sẽ ít bị say

Uống chậm và nhâm nhi là cách uống "thông minh" nhất để hạn chế say rượu. Hơn nữa, nếu uống từng ít một sẽ khó làm cho rượu ngấm vào thành ruột.

Uống rượu mà "tu" một hơi không chỉ ảnh hưởng đến hệ hô hấp, dạ dày, mà còn gây tổn hại nghiêm trọng đến tất cả các cơ quan nội tạng.

6. Ăn kèm rau củ luộc, salat

Có nên hâm rượu trước khi uống

Vừa uống rượu, bạn nên ăn kèm thêm một món salad, rau củ quả luộc. Đặc biệt, củ cải và cà rốt có thể giải độc, giảm tổn thương gan.

7. Ăn dưa hấu sau khi uống rượu

Nếu phải lựa chọn 1 loại trái cây để ăn sau khi uống rượu, cách tốt nhất là hãy chọn dưa hấu. Đây là quả giúp lợi tiểu, hỗ trợ bài tiết và thải rượu một cách nhanh chóng.

8. Nếu say, hãy uống một cốc nước pha mật ong

Nếu thấy khó chịu và lâng lâng say, giải pháp tốt nhất là uống một cốc nước pha mật ong. Ngoài ra, có thể uống nước ép trái cây như cà chua, cần tây, nho tươi.

"Móc họng" cũng là cách tốt để kích thích nôn ngay sau khi uống nhiều bia rượu. Nên uống nước hoặc một ít giấm chua trước khi kích thích họng bằng ngón tay hoặc đũa.