Cúng thôi nôi ở nhà ngoại được không

Lễ cúng đầy tháng sắp đến luôn là nỗi lo lắng của nhiều bậc cha mẹ. Nhưng cúng đầy tháng ở đâu, bên nội hay bên ngoại lại là nỗi băn khoăn lớn hơn cả. Vậy nếu không có nhà riêng, cha mẹ nên làm lễ cúng đầy tháng cho con bên nội hay ngoại mới hợp lý? Chúng ta sẽ cùng nhau bàn luận chủ đề này ngay sau đây.

Cúng thôi nôi ở nhà ngoại được không
Lễ cúng đầy tháng bé gái miền Bắc

Tìm hiểu thêm:

Nguồn gốc của lễ cúng đầy tháng cho bé

Theo quan niệm dân gian, một đứa trẻ được hình thành và bình an ra đời đều nhờ các vị Đại Tiên (Bà Chúa đầu thai) và Tiên Mụ. 12 bà Tiên Nương (12 Bà Mụ) ban tặng và bảo vệ.

Tổ chức cúng đầy tháng nhằm mục đích cảm tạ các vị đã bảo vệ con từ trong bụng mẹ. Lễ cúng đầy tháng cho bé là sự tri ân mà cha mẹ dành cho 13 bà mụ và Đức ông.

Cúng thôi nôi ở nhà ngoại được không
Mâm lễ cúng đầy tháng cho bé trai

Đây cũng là dịp gia đình ăn mừng con trẻ đã vượt qua được cột mốc đầu tiên trong đời. Vì trẻ khi xưa thường hay mất trước khi đầy tháng. Một phần do nền y tế lúc bấy giờ còn yếu kém, nên trẻ thường dễ mắc bệnh. Cha mẹ tin rằng lễ cúng đầy tháng chính là sự công nhận sức sống mãnh liệt của con.

Không chỉ vậy, lễ cúng đầy tháng còn là dịp để cha mẹ giới thiệu bé với mọi người. Vào ngày này, mọi người sẽ cùng nhau gặp gỡ, chúc mừng gia đình và gửi những lời chúc tốt đẹp.

>>  5 loại trái cây cúng động thổ làm nhà? Ý nghĩa mâm ngũ quả cúng động thổ

Vậy cúng đầy tháng cho bé bên nội hay ngoại mới đúng?

Một đứa trẻ ra đời, không chỉ là hạnh phúc của cha mẹ; mà còn là niềm vui của 2 bên gia đình nội – ngoại.

Thông thường, khi mẹ sinh bé, cả hai sẽ về nhà ngoại để được chăm sóc chu đáo. Có vài gia đình thì chọn sinh ở nhà nội. Vấn đề cũng từ đây mà phát sinh. Vậy lễ cúng đầy tháng cho bé nên được tổ chức ở đâu? Bên nội hay ngoại mới đúng?

Cúng thôi nôi ở nhà ngoại được không
Trầu cao cúng đầy tháng thôi nôi

Với vấn đề này, tuỳ từng trường hợp sẽ có câu trả lời thoả đáng. 

Về mặt tâm linh

Không có một tài liệu chính thức nào quy định nơi làm lễ cúng Mụ đầy tháng cho bé. Với các bà Mụ và Đức ông, lễ cúng diễn ra bên nội hay bên ngoại đều được, miễn lễ được làm nơi trang nghiêm, sạch sẽ.

Về mặt xã hội

Nếu cha mẹ có nhà riêng, lễ cúng nên được tổ chức tại nhà riêng. Nơi này sẽ là nơi gần gũi với trẻ, cha mẹ thuận tiện chăm sóc và chuẩn bị lễ cúng. Vào ngày này, hai bên gia đình nội ngoại sẽ tề tựu về. Lễ cúng đầy tháng của trẻ chính là cơ hội để thông gia gặp mặt, chung vui.

Trường hợp cha mẹ không có nhà riêng, sống cùng ông bà nội hoặc ông bà ngoại. Vậy lễ cúng Mụ đầy tháng có thể tổ chức ở nơi này. Công tác chuẩn bị sẽ được sự hỗ trợ rất nhiều từ nhà nội/ ngoại. Sau khi kết thúc lễ, cha mẹ và bé cũng không mất công di chuyển về nơi ở ban đầu, trước khi sinh bé.

Nếu sau sinh, mẹ về nhà ngoại hoặc nhà nội nghỉ dưỡng, thì ta nên tổ chức lễ cúng đầy tháng tại nơi mẹ và bé nghỉ dưỡng. Lúc này, mẹ và bé có thêm thời gian nghỉ ngơi, không mất công di chuyển. Thời gian chuẩn bị lễ cúng cho bé cũng không quá gấp gáp.

>>  Mâm cúng Mụ, cúng đầy năm cho bé trai theo tục miền Nam

Tóm lại, tổ chức nơi nào cũng được, miễn là thuân lợi cho tất cả mọi người. Khi chọn nơi tổ chức, gia đình nên ưu tiên mẹ và bé. Mẹ và bé luôn cần có thời gian nghỉ ngơi.

Mâm cúng Mụ đầy tháng cho bé trai gái chuẩn phong tục cổ truyền

Sau khi đã chọn được nơi tổ chức lễ cúng đầy tháng cho bé ở bên ngoại hay nội, cha mẹ sẽ bắt tay vào thực hiện công tác chuẩn bị lễ cúng. 

Tuỳ theo mỗi vùng miền, văn hoá của gia đình, mà mâm lễ vật cúng đầy tháng cho bé sẽ khác nhau. Tuy nhiên, sau đây là những lễ vật cơ bản trong một mâm cúng đầy tháng chuẩn phong tục cổ truyền.

– Gạo (01 phần)– Muối (01 phần)– Xôi gấc in đậu xanh (01 hộp lớn & 12 hộp nhỏ)– Chè trôi nước (01 hộp lớn & 12 hộp nhỏ)– Rượu nếp mới (01 chai)– Nước cúng (01 chai)– Trà hương lài (01 gói)– Trầu têm cánh phượng (13 phần)– Gà luộc chéo cánh (01 con kèm cháo, gỏi)– Heo quay sữa (01 con)– Chén, muỗng, đũa (13 bộ)– Bộ giấy cúng (sớ bình an, độ thế, vàng thuyền, đôi hài, váy áo 3D, giấy cúng Mụ)– Nhang trầm (01 bó)– Trái cây ngũ quả (01 phần)– Đèn cầy (15 cây)– Hoa cát tường/ Đồng tiền (01 bó)

– Ly đựng rượu, nước.

Skip to content

Tổ chức lễ cúng thôi nôi cho bé bên nội hay bên ngoại? Xoay quanh vấn đề cúng thôi nôi, mâm cúng thôi nôi có không ít băn khoăn, thắc mắc. Cụ thể, không phải ai cũng biết nên tổ chức lễ cúng thôi nôi cho bé bên nội hay bên ngoại.
Lễ cúng thôi nôi từ lâu đã trở thành phong tục lâu đời nhằm tạ ơn thần linh và cầu mong những điều tốt đẹp cho em bé. Vậy làm thế nào để tổ chức lễ thôi nôi chính xác? Tổ chức lễ cúng thôi nôi cho bé bên nội hay bên ngoại? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc kể trên.

Cúng thôi nôi ở nhà ngoại được không
Mâm cúng thôi nôi cho bé trai, bé gái miền Bắc gồm những gì để chuẩn bị?

Lễ cúng thôi nôi là gì?

Thôi nôi là một phong tục tập quán lâu đời ở Việt Nam. Lễ được tổ chức khi em bé đủ 12 tháng tuổi, không nằm nôi nữa. Cái tên “thôi nôi” cũng xuất phát từ đó.Lễ không chỉ đánh dấu cột mốc quan trọng đối với em bé mà còn thể hiện lòng thành, sự biết ơn của bố mẹ. Người ta quan niệm rằng lễ này được tổ chức nhằm biết ơn Bà Mụ và Đức ông đã nặn ra em bé, ban phước những điều tốt lành.

Cho tới ngày nay, lễ cúng thôi nôi vẫn được nhiều hộ gia đình trẻ tổ chức. Tuy có 1 số thay đổi để phù hợp với điều kiện sinh hoạt hiện tại nhưng những nghi lễ cơ bản không khác là mấy.

Lễ Vật Mâm Cúng Thôi Nôi Cho Bé Chuẩn 3 Miền Bắc Trung Nam Đủ Lễ Vật

Bài Cúng Thôi Nôi, Chuẩn Bị Bài Văn Khân Cúng Thôi Nôi Chuẩn

Lễ cúng thôi nôi thể hiện sự biết ơn của gia đình đối với Bà mụ, Đức ông

  • Ý nghĩa của lễ cúng thôi nôi

Có thể nói, lễ cúng thôi nôi chuẩn bị mâm cúng thôi nôi đơn giản là một phong tục tốt đẹp của người Việt. Các hộ gia đình từ xưa đến nay không ngừng gìn giữ, duy trì nét văn hoá đáng quý này.Bên cạnh đó, lễ cúng cũng có ý nghĩa không nhỏ đối với từng gia đình và em bé. Người ta tin rằng thông qua lễ cúng bái thôi nôi, chúng ta sẽ thể hiện sự biết ơn đối với thần linh đã che chở cho bé.Ngoài ra, đây cũng là dịp để các thành viên trong gia đình cầu mong sự an yên, vui vẻ cho bé.

Quan niệm về ý nghĩa và phong tục cúng bái, cách thức làm lễ thôi nôi có thể khác biệt nhất định giữa từng vùng. Nhưng nhìn chung, xét về bản chất thì không quá khác biệt.

Quan niệm về tổ chức lễ cúng thôi nôi cho bé bên nội hay bên ngoại ngày xưa

Trước đây, người ta thường quan niệm rằng “Con so về nhà mẹ, con rạ về nhà chồng”. Điều này có nghĩa là con đầu lòng sinh bên nhà ngoại còn con thứ thì sinh bên nhà nội. Khi tổ chức lễ thôi nôi, bố mẹ cũng theo quan niệm đó mà thực hiện.
Cụ thể, đối với lễ cúng thôi nôi con đầu lòng, người ta thường tổ chức ở nhà ngoại. Ngược lại, lễ thôi nôi con thứ được tổ chức bên nhà nội.

Quan niệm về tổ chức lễ cúng thôi nôi cho bé bên nội hay bên ngoại ngày nay
Theo thời gian, quan niệm dân gian dần được thay thế. Các hộ gia đình tổ chức lễ cúng thôi nôi cho con dựa trên nguyên tắc ở đâu thì cúng đó. Điều này có nghĩa là không cần câu nệ vấn đề con đầu lòng hay con thứ nữa.

Một số cặp vợ chồng hiện nay ở riêng thay vì ở cùng với nhà nội, nhà ngoại. Để thuận tiện, vợ chồng có thể tổ chức lễ cúng ngay tại nhà mình và mời người thân trong gia đình đến tham dự. Không nhất thiết phải về nhà ngoại, nhà nội để cúng bái.
Điều quan trọng là lễ có được chuẩn bị chu đáo, đầy đủ hay không, người tham dự có thực sự thành tâm cầu chúc cho bé.

Mâm cúng lễ thôi nôi đủ đầy, tươm tất và được sắp xếp 1 cách chính xác

  • Mâm cúng thôi nôi cho bé bao gồm những gì?

Việc chuẩn bị mâm cúng thôi nôi cho bé vô cùng quan trọng. Mâm cúng phải đầy đủ đồ lễ, sắp xếp chính xác, chỉn chu thì mới tỏ lòng thành với ơn trên. Nhờ đó mà em bé cũng gặp nhiều điều may mắn, tốt đẹp hơn.
Khi chuẩn bị mâm cúng thôi nôi cho bé, bạn nên phân thành 2 mâm đó là mâm cúng ngoài sân và mâm cúng trong nhà.

  • Mâm cúng thôi nôi ngoài sân.

Mâm cúng ngoài sân bao gồm những lễ vật dâng lên cho Bà mụ và Đức ông. Nhìn chung, gia đình cần chuẩn bị những lễ vật cơ bản như chè, xôi, gà, vịt luộc. Nếu như có điều kiện, gia đình cũng có thể bày biện thêm heo quay.Đối với bàn cúng ngoài trời, gia đình bày biện đồ cúng theo số lẻ với 5 bát cháo nhỏ, 1 tô cháo lớn, 1 dĩa thịt luộc hoặc lòng lợn, 1 dĩa rau sống, 1 dĩa trái cây, 1 ly rượu trắng, 1 tách trà. Lễ vật này dùng để cúng thần đất đai, thổ chủ cho nên mới đặt ở ngoài sân.

Các hộ gia đình cũng nên chuẩn bị thêm những dụng cụ đầy đủ khác như nhang, đèn, con dao cắm trên mình heo quay. Hướng mâm cúng ra bên ngoài để dâng lên thần linh.

  • Mâm cúng thôi nôi trong nhà

Theo quan niệm truyền thống, mâm cúng trong nhà dùng để cúng 3 vị thần là Thành Hoàng bổn cảnh, Cửu Huyền thất tổ và ông bà. Có bao nhiêu bàn thờ trong nhà thì sẽ chuẩn bị bấy nhiêu mâm cúng tương ứng.

  • Chủ nhà có thể tuỳ ý bày biện mâm cúng sao cho hợp lý và đẹp mắt

Những vật phẩm dâng lên thần linh gồm có 12 chén chè, 12 chén xôi để mời 12 bà Mụ, 1 con gà hoặc vịt luộc, 3 chén cháo nhỏ, 1 tô cháo lớn để mời 3 Đức ông. Tuỳ theo phong tục vùng miền, gia đình có thể chọn loại chè, xôi phù hợp như chè đậu xanh, đậu đỏ, chè trôi nước.

Nghi thức cúng chọn nghề cho trẻ

Đi cùng với lễ thôi nôi thường là nghi thức cúng chọn nghề. Cụ thể, gia đình sẽ đưa ra những vật dụng tượng trưng cho nghề nghiệp tương lai. Theo quan niệm dân gian, tuỳ theo lựa chọn của em bé là gì mà định hướng nghề sau này sẽ như vậy.

Nghi thức này thường được thực hiện sau khi cúng Bà mụ, Đức ông. Bố mẹ sẽ trưng những vật dụng như kéo, lược, gương, bút, sổ tay… tượng trưng cho từng nghề nghiệp. Những món đồ được trưng bày không giới hạn. Bố mẹ được trưng nhiều món hơn tuỳ theo mong muốn và điều kiện của mình.

Tất nhiên, bố mẹ không nên quá đặt nặng nghi thức cúng chọn nghề. Hãy luôn tôn trọng sở thích và mong muốn của con trong tương lai. Mâm cúng cần đầy đủ lễ và đảm bảo độ tươi ngon của từng đồ lễ được dâng lên

Ý nghĩa của từng đồ vật trong nghi thức chọn nghề cho trẻ

Như đã nói ở trên, việc bé chọn món đồ gì ảnh hưởng đến định hướng nghề nghiệp sau này. Do đó, từng món đồ tượng trưng cho 1 công việc nhất định.

  • Cây viết tượng trưng cho nghề nghiệp liên quan đến viết lách. Em bé của bạn rất có thể sẽ trở thành nhà báo, nhà văn, nhà viết kịch… trong tương lai.
  • Quyển sách hoặc quyển vở thể hiện sự hiếu học. Nếu bé chọn sách vở thay vì những món đồ khác được trưng ra, con của bạn sẽ rất yêu thích sự khám phá. Ngoài ra, sự lựa chọn này còn thể hiện đức tính chăm chỉ, cần cù.
  • Máy tính gắn liền với con số, tính toán hay nói rộng hơn là những lĩnh vực như kinh tế, tài chính, kinh doanh. Vì thế, nếu em bé lựa chọn máy tính, rất có thể trong tương lai, bé sẽ trở thành 1 nhà toán học, nhà kinh tế tài ba trong tương lai.
  • Ống nghe bác sĩ chắc hẳn đã quá quen thuộc đối với chúng ta. Nếu như bé chọn ống nghe thì có nghĩa là tương lai bé có thể theo đuổi công việc liên quan đến y khoa như bác sĩ, y tá, dược sỹ.

Trên bàn cúng có thể trưng bình hoa để tăng tính thẩm mỹ và thể hiện lòng thành
Bộ đồ chơi bếp gợi đến sự thích thú đối với công việc nấu ăn. Nếu bé bị thu hút và lựa chọn bộ đồ làm bếp, khả năng cao là bé sẽ trở thành đầu bếp giỏi khi lớn lên.

Ô tô, máy bay đồ chơi gợi cho bé những hình dung ban đầu về ngành vận tải hoặc hàng không. Bé chọn ô tô hay máy bay có thể chỉ đơn thuần xuất phát từ sở thích hằng ngày nhưng cũng là dấu hiệu nghề nghiệp tương lai. Cụ thể, khi chọn như vậy, bé dễ theo đuổi mong muốn trở thành phi cơ, người lái xe hay kỹ sư sản xuất máy móc, phương tiện.
Sau nghi thức chọn nghề, ông bà, họ hàng 2 bên nội ngoại, khách mời sẽ tặng quà, lì xì cho bé. Mọi người cũng đừng quên dành tặng những lời chúc ý nghĩa nhất để bé luôn khỏe mạnh, may mắn trong cuộc sống nhé. Tuỳ theo phong tục vùng miền, có thể thay đổi món chè, xôi sao cho phù hợp.

Có nên nhờ đến dịch vụ tổ chức lễ cúng thôi nôi?

Như vậy, việc tổ chức cúng thôi nôi có thể lựa chọn địa điểm linh hoạt ở nhà nội hay nhà ngoại. Tuy nhiên, những đồ cúng, lễ vật hay cách sắp xếp khá phức tạp. Không phải ai cũng có kinh nghiệm và thời gian chuẩn bị đầy đủ.

Vì thế, các hộ gia đình hiện nay có thể nhờ đến sự hỗ trợ của dịch vụ chuẩn bị lễ cúng. Với kiến thức đầy đủ, kinh nghiệm lâu năm, các công ty tổ chức lễ cúng sẽ tư vấn và thực hiện từ A đến Z.
Cụ thể, công ty sẽ lên danh sách những đồ cúng cần thiết trên cơ sở bàn bạc, thống nhất với chủ nhà. Số lượng và chất lượng của đồ cúng được đảm bảo nhằm dâng lên ông bà, bà mụ, đức ông những gì tốt nhất.

Chú ý chuẩn bị số lượng lễ tương ứng với các vị thần mà chủ nhà dâng lễ. Bên cạnh đó, đội ngũ chuẩn bị mâm cúng còn sắp xếp đồ lễ thôi nôi ngoài trời và trong nhà theo đúng cách thức. Trong trường hợp cần thiết, nhân viên sẽ soạn sẵn các bài khấn văn cho chủ nhà.
Như vậy, việc lựa chọn dịch vụ tổ chức lễ cúng thôi nôi sẽ giúp các gia đình tiết kiệm thời gian, công sức đáng kể. Đó là chưa kể gia đình còn tránh được những thiếu sót trong quá trình chuẩn bị. Trong khi đó, giá thành dịch vụ lại cực kỳ hợp lý, vừa với khả năng tài chính của gia đình.

Chủ nhà không nhất thiết phải chuẩn bị lễ quá tốn kém, cầu kỳ. Hi vọng những thông tin được chia sẻ trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc nên tổ chức lễ cúng thôi nôi và chuẩn bị mâm cúng thôi nôi cho bé bên nội hay bên ngoại. Nhìn chung, bố mẹ chỉ cần ghi nhớ nguyên tắc sinh ở đâu tổ chức lễ ở đó. Trong trường hợp có thắc mắc nào khác về phong tục lễ cúng nói trên, hãy liên hệ với chúng tôi ngay nhé.

Dịch Vụ Đồ Cúng Việt Nam Hân Hạnh Phục Vụ Quý Khách Hàng Khi Có Nhu Cầu.

Cúng thôi nôi ở nhà ngoại được không