Đàng Trong - Đàng Ngoài là gì

Mục lục

  • 1 Lịch sử
  • 2 Chính trị, quân sự
  • 3 Hành chính
  • 4 Giáo dục khoa cử
  • 5 Kinh tế
  • 6 Đàng Trong sụp đổ
    • 6.1 Nguyên nhân
  • 7 Ảnh hưởng lịch sử
  • 8 Xem thêm
  • 9 Chú thích
  • 10 Tài liệu đương thời
  • 11 Tham khảo

Mục lục

  • 1 Lịch sử
  • 2 Chính trị, quân sự
  • 3 Hành chính
  • 4 Giáo dục khoa cử
  • 5 Kinh tế
    • 5.1 Nông nghiệp
    • 5.2 Thủ công nghiệp
    • 5.3 Thương mại
  • 6 Chấm dứt
  • 7 Tài liệu đương thời về xứ Đàng Ngoài
    • 7.1 Người bản địa
    • 7.2 Người ngoại quốc
  • 8 Xem thêm
  • 9 Tham khảo
  • 10 Chú thích

Lịch sửSửa đổi

Bản đồ Việt Nam khoảng năm 1760, vẽ bởi công ty Cóvens e Mortier, Amsterdam. Đàng Ngoài được chú là Gan Nam ou Ton Kin (An Nam hoặc Đông Kinh).

Năm 1527, Mạc Đăng Dung phế bỏ triều Lê lập ra triều Mạc (1527 - 1592). Một tướng của nhà Lê là Nguyễn Kim tập hợp lực lượng chống Mạc ở Thanh Hoá nhằm khôi phục triều Lê; năm 1533, lập Lê Trang Tông lên làm vua. Năm 1545, Nguyễn Kim chết, binh quyền giao cho con rể là Trịnh Kiểm. Năm 1592, con Trịnh Kiểm là Trịnh Tùng đánh bại triều Mạc, chiếm lại kinh thành Thăng Long, cùng con cháu họ Trịnh kế tục xưng vương, nhân dân thường gọi là chúa Trịnh. Thực quyền nằm trong tay chúa Trịnh, còn vua Lê chỉ là danh nghĩa. Phạm vi thống trị của vua Lê - chúa Trịnh chỉ còn từ sông Gianh trở ra Bắc vì phía nam do Nguyễn Hoàng, con trai của Nguyễn Kim, và con cháu họ Nguyễn chiếm giữ, nhân dân cũng gọi là chúa Nguyễn.

Hai bên Trịnh-Nguyễn thường xuyên giao chiến, trong gần nửa thế kỷ từ 1627 đến 1672, hai bên đánh nhau 7 lần mà không có kết quả. Hai họ Trịnh, Nguyễn phải ngừng chiến tranh, lấy sông Gianh giới tuyến hai miền, phía bắc sông Gianh thuộc quyền vua Lê - chúa Trịnh gọi là Đàng Ngoài hay Bắc Hà (có kinh đô là Đông Kinh nên người phương Tây gọi là Tonquin hay Tonkin), phía nam sông Gianh thuộc chúa Nguyễn gọi là Đàng Trong hay Nam Hà.

Nguồn gốc của sự phân chia Đàng Trong - Đàng Ngoài

Nguồn gốc của sự phân chia Đàng Trong - Đàng Ngoài bắt nguồn từ cuộc chiến Nam - Bắc triều. Trong công cuộc phục hồi triều Lê dấy lên ở Thanh Hoá, sau khi Nguyễn Kim bị mưu sát, Trịnh Kiểm được vua Lê đưa lên nắm quyền, đã tìm cách loại trừ phe cánh của Nguyễn Kim. Con trai đầu của Nguyễn Kim là Nguyễn Uông bị ám hại, con trai thứ Nguyễn Hoàng, theo gợi ý của Nguyễn Bỉnh Khiêm và giúp đỡ của chị là vợ Trịnh Kiểm đã cùng anh em, bà con người Tống Sơn và quan lại cũ của Nguyễn Kim xin được vào trấn thủ Thuận Hoá (1558) rồi kiêm lĩnh luôn đất Quảng Nam (1570).

Từ đó, con cháu họ Nguyễn thế tập giữ tước quận công do vua Lê ban cho Nguyễn Hoàng và về danh nghĩa vẫn tôn phù vua Lê, nhưng trên thực tế hoàn toàn cai quản vùng Thuận-Quảng và nhân dân gọi là chúa Nguyễn. Các chúa Nguyễn một mặt xây dựng hệ thống thành luỹ kiên cố, như lũy Trường Dục, lũy Nhật Lệ (lũy Thầy), lũy Trường Sa, lũy Trấn Ninh, lũy Sa Phụ để gia tăng phòng thủ, đánh lui các cuộc tiến công của quân Trịnh, mặt khác mở rộng dần lãnh thổ về phía nam đến tận đồng bằng sông Cửu Long. Trong gần nửa thế kỷ từ 1627 đến 1672, hai bên đánh nhau 7 lần mà không có kết quả, dân tình quá khổ cực, chán nản, hai họ Trịnh, Nguyễn phải ngừng chiến, lấy sông Gianh làm ranh giới chia cắt lãnh thổ, miền Nam sông Gianh thuộc quyền chúa Nguyễn, được gọi là Đàng Trong hay Nam Hà

Bạn đang xem: Nguồn gốc, ý nghĩa "Đàng Trong" và "Đàng Ngoài"

Đàng Trong (Ảnh wikipedia)

Đàng Trong, Đàng Ngoài theo lịch sử Việt Nam là gì?

Nhiều người Việt trong chúng ta có lối nghĩ cứng nhắc lắm đa, cứ nhứt quyết mỗi chữ chỉ có mỗi một nghĩa không bằng, rồi “tranh thắng” cho bằng được, lãng phí thời gian hết sức. Xin nhớ, trong TIẾNG VIỆT, một chữ mà có nhiều nghĩa là chuyện rất ư tự nhiên, người ơi! Vấn đề là ngữ cảnh ra sao mà chọn nghĩa thích hợp.

Lúc xuất hiện danh xưng Đàng Trong, Đàng Ngoài vào thế kỷ 17, lúc đó không có chữ Quốc ngữ mà viết bằng chữ Hán, chữ Nôm.

1) “ĐÀNG” là đường sá, là con đường. Tỉ như “lên đàng” là lên đường. Đúng không? Đúng. Mang nghĩa “con đường”, ĐÀNG được viết như ri: 塘 .

NHƯNG, Đàng Trong / Đàng Ngoài – nếu hiểu “Đàng” là “đường”- vậy, “đường trong” / “đường ngoài” nghĩa là … cái giống gì? Hoặc là “bên trong con đường” / “bên ngoài con đường”? Cũng sái não hết sức.

Dữ kiện lịch sử cho biết: hoàn toàn không tồn tại “con đường” nào dùng làm ranh giới phân chia hai miền Nam (Đàng Trong) / Bắc (Đàng Ngoài) ráo trọi!

Tức “Đàng” mà hiểu là “con đường” chỉ đúng… trong trường hợp khác, chớ không thích hợp trong danh xưng “Đàng Trong”, “Đàng Ngoài”!

2) “ĐÀNG” nghĩa là “phía”, dùng để chỉ phương hướng (trong không gian). Có cái nghĩa như vậy không? Có. “Đàng”, theo nghĩa phương hướng, được viết như ri: 唐 (ký tự này khác với ký tự “Đàng” 塘 nghĩa là con đường).
Ta có cách gọi, tỉ như “đàng kia”, “ngồi ở đàng mũi, hoặc đàng lái (của thuyền)”…

NHƯNG, nếu hiểu “Đàng” là phương hướng, phía, bên; vậy, “Đàng Trong” nghĩa là … phía bên trong, “Đàng Ngoài” là… phía bên ngoài. Ủa, bên trong / bên ngoài của cái gì? dựa theo cái gì làm “hệ qui chiếu” để gọi là phía trong, phía ngoài chớ?

“Đàng”, hiểu là phương hướng không gian, đối với “Đàng Trong” / “Đàng Ngoài” trở thành … TỐI NGHĨA!

3) “ĐÀNG”, trong “thiên đàng (thiên đường)”, thì sao? Hẳn nhiên đây không mang nghĩa “con đường” (không phải “con đường trên trời”), cũng không mang nghĩa “bên, phía, phương hướng” (không lẽ dịch “thiên đàng” là …”phía trời”, “phía trên trời”?).

“Đàng” (“đường”), ở đây, viết ký tự như ri: 堂, nghĩa là nơi chốn, nơi ở. “Thiên đàng” / “thiên đường” là nơi ở của Trời.

Dĩ nhiên, “Đàng Trong” / “Đàng Ngoài” không thể giải thích là nơi chốn, nơi ở “trong” / “ngoài”. Vì cũng mắc phải cái lỗi không biết dựa vào đâu mà gọi nơi chốn này là “trong”, còn nơi chốn kia là “ngoài”. Trong và ngoài của cái nơi chốn nào đây (từ … trời rớt xuống, hay từ … dưới đất nẻ chui lên)?

* Cũng tương cận với nghĩa “nơi chốn”, Đàng còn được giải nghĩa là “vùng, lãnh thổ”. Có cái nghĩa như vậy không? Có. Như “Đàng Thổ”.

“Đàng Thổ” (唐土) bao gồm Prei Nokor (Sài Gòn) và Kas Krobei (Bến Nghé), trong giai đoạn 1623-1698. “Đàng Thổ” nghĩa là khu vực được thâu thuế điền thổ.
Số là như vầy: chúa Nguyễn – dựa vào mối quan hệ thông gia thâm tình (con gái chúa Nguyễn là công chúa Ngọc Vạn về làm vợ vua Chân Lạp, trở thành hoàng hậu ở bển) – đề nghị vua Chân Lạp cho phép đặt những trạm thâu thuế tại khu vực này (bấy giờ vẫn còn thuộc chủ quyền của Chân Lạp).

Có ý kiến giải nghĩa: “Đàng” là khu vực (đúng vậy). Còn “Thổ” là người Khmer, “Đàng Thổ” là khu vực/ lãnh thổ của Khmer. Ồ, toàn bộ Thủy Chân Lạp (tức Nam Bộ theo cách gọi hiện nay) lúc bấy giờ đều thuộc chủ quyền của Chân Lạp (Khmer) chớ đâu riêng gì Prei Nokor, Kras Krobei?

“Thổ”, trong trường hợp này, là cách gọi tắt của “thuế điền thổ” đó đa!

4) ĐÀNG là “con đường”? Đúng. Đàng là “bên, phía”? Đúng. Đàng là “nơi chốn”? Đúng. Đàng là “vùng, lãnh thổ”? Đúng.

Nhưng, hết thảy những nghĩa này đều KHÔNG phải là nghĩa thích hợp đối với danh xưng “Đàng Trong” / “Đàng Ngoài” – theo những phân tích nêu trên.

Xin nhắc lại, trong TIẾNG VIỆT, một chữ có thể có nhiều nghĩa, thành thử đừng ôm cứng một cái nghĩa nào đó rồi áp vô hết thảy thì trật lất, sai lắm đa!

Vậy, ĐÀNG còn nghĩa gì nữa?
ĐÀNG (Đường) 塘 , trong Từ điển Hán-Việt, còn một nghĩa nữa mà nhiều người không để ý gì hết trơn hết trọi. “ĐÀNG”, còn mang nghĩa là: “đê, lũy”!

Dữ kiện lịch sử ghi rõ rành: Vào năm 1630, Đào Duy Từ theo lệnh của chúa Nguyễn Phước Nguyên đã cho xây đắp hệ thống đê lũy (gọi chung là “Lũy Thầy”) (nay thuộc Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình).

Lũy Thầy đã tạo thành ranh giới trong việc bảo vệ chúa Nguyễn giữ vững cơ đồ trước các cuộc tấn công của chúa Trịnh từ phía bắc.

TÓM LẠI: “Đàng Trong” 塘 冲 là vùng bên trong của đê lũy (Lũy Thầy), còn “Đàng Ngoài” 塘 外 là vùng bên ngoài của đê lũy (Lũy Thầy).

(Lưu ý: trên từ điển “wikipedia”… trởi ơi đất hỡi, ghi “Đàng” bằng ký tự 唐, ký tự này hoàn toàn KHÔNG mang được nghĩa “đê, lũy” như ký tự 塘 )
Nhờ Lũy Thầy, toàn cõi Đàng Trong không còn bị xâm lấn tổng lực, an tâm mà mở cõi – theo dòng lịch sử – mênh mông tới Cà Mau;
và an tâm phát triển kinh tế thịnh vượng trong khoảng 170 năm (dài lắm đa, hơn một thế kỷ rưỡi lận)!
———————————————————————–
Kỳ sau: Vì sao gọi “VÀO (VÔ) NAM, RA BẮC”, chớ không gọi “vào Bắc, ra Nam”?

Hình ảnh: một số di tích còn lại của hệ thống Lũy Thầy;
(hình dưới, bên phải ngoài cùng) sông Gianh – giới tuyến trên thủy lộ giữa hai miền Nam, Bắc: từ phía Nam sông Gianh trở vào thuộc Đàng Trong (gồm phần lớn tỉnh Quảng Bình, xuôi Nam cho đến Cà Mau trong tiến trình mở cõi) / từ phía Bắc sông Gianh trở ra, thuộc Đàng Ngoài.

st

Đàng Trong

Không gian tên

  • Nội dung
  • Thảo luận

Tác vụ trang

  • Xem
  • Lịch sử
  • Thêm nữa

[[Tập tin:Đàng Trong - Đàng Ngoài (1757).png|nhỏ|Đàng Trong và Đàng Ngoài (1757)]] Đàng Trong (Sử liệu chữ Hán: 南河 Nam Hà), (Sử liệu Trung Quốc: 塘中 hay 廣南國 Quảng Nam quốc),[citation needed] (Sử liệu phương Tây: Cochinchina, Cochinchine, Cochin Chin, Caupchy, Canglan...) là tên gọi vùng lãnh thổ Đại Việt kiểm soát bởi Chúa Nguyễn, xác định từ phía Nam sông Gianh (tỉnh Quảng Bình) trở vào Nam[1].

Bắt đầu từ năm 1600, khi từ Bắc trở về Thuận Hóa, Nguyễn Hoàng đã quyết tâm xây dựng một thế lực độc lập, và các đời chúa Nguyễn tiếp sau ở thế đối đầu với thế lực Vua Lê Chúa Trịnh, cho đến tháng 12 năm 1774, quân Trịnh chiếm được Phú Xuân.

Nguồn gốc của sự phân chia Đàng Trong - Đàng Ngoài

Nguồn gốc của sự phân chia Đàng Trong - Đàng Ngoài bắt nguồn từ cuộc chiến Nam - Bắc triều. Trong công cuộc phục hồi triều Lê dấy lên ở Thanh Hoá, sau khi Nguyễn Kim bị mưu sát, Trịnh Kiểm được vua Lê đưa lên nắm quyền, đã tìm cách loại trừ phe cánh của Nguyễn Kim. Con trai đầu của Nguyễn Kim là Nguyễn Uông bị ám hại, con trai thứ Nguyễn Hoàng, theo gợi ý của Nguyễn Bỉnh Khiêm và giúp đỡ của chị là vợ Trịnh Kiểm đã cùng anh em, bà con người Tống Sơn và quan lại cũ của Nguyễn Kim xin được vào trấn thủ Thuận Hoá (1558) rồi kiêm lĩnh luôn đất Quảng Nam (1570).

Từ đó, con cháu họ Nguyễn thế tập giữ tước quận công do vua Lê ban cho Nguyễn Hoàng và về danh nghĩa vẫn tôn phù vua Lê, nhưng trên thực tế hoàn toàn cai quản vùng Thuận-Quảng và nhân dân gọi là chúa Nguyễn. Các chúa Nguyễn một mặt xây dựng hệ thống thành luỹ kiên cố, như lũy Trường Dục, lũy Nhật Lệ (lũy Thầy), lũy Trường Sa, lũy Trấn Ninh, lũy Sa Phụ để gia tăng phòng thủ, đánh lui các cuộc tiến công của quân Trịnh, mặt khác mở rộng dần lãnh thổ về phía nam đến tận đồng bằng sông Cửu Long. Trong gần nửa thế kỷ từ 1627 đến 1672, hai bên đánh nhau 7 lần mà không có kết quả, dân tình quá khổ cực, chán nản, hai họ Trịnh, Nguyễn phải ngừng chiến, lấy sông Gianh làm ranh giới chia cắt lãnh thổ, miền Nam sông Gianh thuộc quyền chúa Nguyễn, được gọi là Đàng Trong hay Nam Hà

Đàng Trong - Đàng Ngoài là gì
Bản đồ Việt Nam khoảng năm 1760, vẽ bởi công ty Cóvens e Mortier, Amsterdam. Đàng Ngoài được chú là Gan Nam ou Ton Kin (An Nam hoặc Đông Kinh).

Năm 1527, Mạc Đăng Dung phế bỏ triều Lê lập ra triều Mạc (1527 - 1592). Một tướng của nhà Lê là Nguyễn Kim tập hợp lực lượng chống Mạc ở Thanh Hoá nhằm khôi phục triều Lê; năm 1533, lập Lê Trang Tông lên làm vua. Năm 1545, Nguyễn Kim chết, binh quyền giao cho con rể là Trịnh Kiểm. Năm 1592, con Trịnh Kiểm là Trịnh Tùng đánh bại triều Mạc, chiếm lại kinh thành Thăng Long, cùng con cháu họ Trịnh kế tục xưng vương, nhân dân thường gọi là chúa Trịnh. Thực quyền nằm trong tay chúa Trịnh, còn vua Lê chỉ là danh nghĩa. Phạm vi thống trị của vua Lê - chúa Trịnh chỉ còn từ sông Gianh trở ra Bắc vì phía nam do Nguyễn Hoàng, con trai của Nguyễn Kim, và con cháu họ Nguyễn chiếm giữ, nhân dân cũng gọi là chúa Nguyễn.

Hai bên Trịnh-Nguyễn thường xuyên giao chiến, trong gần nửa thế kỷ từ 1627 đến 1672, hai bên đánh nhau 7 lần mà không có kết quả. Hai họ Trịnh, Nguyễn phải ngừng chiến tranh, lấy sông Gianh giới tuyến hai miền, phía bắc sông Gianh thuộc quyền vua Lê - chúa Trịnh gọi là Đàng Ngoài hay Bắc Hà (có kinh đô là Đông Kinh nên người phương Tây gọi là Tonquin hay Tonkin), phía nam sông Gianh thuộc chúa Nguyễn gọi là Đàng Trong hay Nam Hà.