Đánh giá dự toán gói thầu kết cấu thép

Gói thầu 100 tỷ đồng tại Cần Thơ: Liên danh DICcons - Đại Dũng bị loại ở tiêu chí “uy tín nhà thầu”

Sở Xây dựng TP. Cần Thơ (Bên mời thầu) vừa công bố trao hợp đồng Gói thầu Thi công xây lắp và phần hoàn thiện nhà làm việc chuyên môn nghiệp vụ và nhà biểu diễn 500 chỗ thuộc Dự án Trung tâm Văn hóa - Thể thao quận Ninh Kiều. Gói thầu thu hút nhiều đơn vị xây lắp lớn, trong đó, một liên danh giàu kinh nghiệm đã bị loại do “vết” trong quá trình triển khai các hợp đồng tương tự trước đó.

Đánh giá dự toán gói thầu kết cấu thép

Một liên danh giàu kinh nghiệm đã bị loại gói thầu thuộc Dự án Trung tâm Văn hóa - Thể thao quận Ninh Kiều do “vết” trong quá trình triển khai các hợp đồng tương tự. Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Gói thầu có giá dự toán 106,66 tỷ đồng, phát hành hồ sơ mời thầu từ ngày 6 - 26/10/2022, ghi nhận sự tham dự của 5 nhà thầu. Kết quả đánh giá xác định, Liên danh Công ty TNHH Dịch vụ Kỹ thuật Hiệp Thành - Công ty CP Cơ khí xây dựng Việt - Úc trúng thầu với giá 99,701 tỷ đồng. Gói thầu có thời gian thực hiện hợp đồng 365 ngày, loại hợp đồng trọn gói.

Về phía các đối thủ còn lại, 3 nhà thầu cùng bị loại ở bước đánh giá tài chính, gồm: Liên danh Công ty CP Xây dựng dịch vụ và Thương mại 68 - Công ty CP Kiến trúc xây dựng và Thương mại 36; Tổng công ty 789; Công ty CP Đầu tư và Xây lắp Thành An 665. Liên danh Công ty CP Xây dựng DIC Holdings - Công ty CP Cơ khí Xây dựng Thương mại Đại Dũng (Liên danh DICcons - Đại Dũng) bị loại ngay từ vòng đánh giá kỹ thuật do không đáp ứng tiêu chí về uy tín nhà thầu.

Theo quy định tại hồ sơ mời thầu (HSMT), để đạt đánh giá về uy tín, nhà thầu phải “không có hợp đồng: chậm tiến độ do lỗi của nhà thầu/bỏ dở do lỗi của nhà thầu/bị cơ quan quản lý nhà nước hoặc chủ đầu tư kết luận là vi phạm hợp đồng/bị xử phạt theo Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng; Nghị định số 21/2020/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 139/2017/NĐ-CP; Nghị định 16/2022/NĐ-CP về vi phạm hợp đồng”.

Theo báo cáo đánh giá của Bên mời thầu, kết quả tra soát lịch sử hoàn thành của các hợp đồng tương tự mà Liên danh DICcons - Đại Dũng kê khai cho thấy, cả 2 thành viên đều có hợp đồng chậm tiến độ. Cụ thể, đối với DICcons, hợp đồng thi công phần thân công trình Khách sạn Kiều Anh Ocean view tại Bà Rịa - Vũng Tàu (giá trị 42,8 tỷ đồng) ký kết từ ngày 2/8/2018 với thời gian thực hiện 365 ngày. Tuy nhiên, công trình này được nghiệm thu hoàn thành ngày 26/4/2021, tương đương thời gian thi công thực tế là 998 ngày, chậm gần 2 năm so với cam kết. Cùng với đó, hợp đồng thi công Trường Tiểu học Phường 10, TP. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (giá trị 46,548 tỷ đồng) ký ngày 7/12/2019 cũng chậm tiến độ 138 ngày so với cam kết.

Về phía Đại Dũng, Nhà thầu bị kết luận chậm tiến độ tại hàng loạt hợp đồng như: hợp đồng thi công xây dựng Nhà máy Sản xuất gạch ốp lát gốm sứ (giá trị 133,1 tỷ đồng) ký ngày 11/5/2019 với thời gian thực hiện 130 ngày, song sau 511 ngày, công trình mới được nghiệm thu hoàn thành; hợp đồng thi công xây dựng Nhà sản xuất cỏ nhân tạo Cocreation Crass Việt Nam ký ngày 11/8/2020, hoàn thành chậm 214 ngày so với cam kết hợp đồng...

Riêng hợp đồng thi công Dự án Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn, giai đoạn 2 - Nhà triển lãm B (giá trị 130,687 tỷ đồng) được ký kết từ ngày 29/11/2019 với thời gian thực hiện 460 ngày, tuy nhiên đến nay, công trình vẫn chưa hoàn thành. Bên cạnh việc chậm tiến độ, nhà thầu này còn bị chủ đầu tư xử phạt 8 lần với tổng số tiền 190 triệu đồng, trong đó có 6 lần xử phạt vì lý do vi phạm yêu cầu về chất lượng.

Theo tìm hiểu, Công ty CP Xây dựng DIC Holdings thuộc DIC Group, có trụ sở tại Bà Rịa - Vũng Tàu, là doanh nghiệp có hơn 30 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Năm 2021, Công ty ghi nhận doanh thu 614,2 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế 42,4 tỷ đồng.

Công ty CP Cơ khí Xây dựng Thương mại Đại Dũng có trụ sở tại quận Tân Bình, TP.HCM, hoạt động chính trong lĩnh vực tư vấn và thiết kế công trình công nghiệp; sản xuất, thi công, lắp dựng nhà thép tiền chế, kết cấu thép xây dựng nhà xưởng cho các công trình dân dụng, công nghiệp và thương mại; xây dựng dân dụng; tổng thầu EPC... Theo hồ sơ năng lực được doanh nghiệp này công bố, tháng 11/2019, thông qua đấu thầu quốc tế, Công ty trúng Gói thầu Cung cấp, lắp dựng kết cấu thép cho 2 công trình sân vận động Lusail Iconic và Ras Abu Aboud tại Qatar phục vụ World Cup 2022, với tổng giá trị hợp đồng hơn 80 triệu USD (quy đổi khoảng 1.980 tỷ đồng), nâng tổng doanh thu năm 2019 lên đến 4.500 tỷ đồng.

(BĐT) - Được quyền bổ sung hồ sơ dự thầu Gói thầu Xây dựng kho nguyên liệu Nhà máy May 4 do Công ty CP Dệt may Huế làm chủ đầu tư, trực tiếp mời thầu, nhưng Công ty TNHH Kết cấu thép và Xây dựng Phan Kha (Nhà thầu Phan Kha) không được Bên mời thầu chấp thuận nội dung bổ sung, làm rõ, bị đánh giá không đáp ứng về năng lực, kinh nghiệm. Nhà thầu không đồng tình với đánh giá này và đã gửi kiến nghị tới các cơ quan chức năng.

Đánh giá dự toán gói thầu kết cấu thép
Phạm vi công việc của Gói thầu Xây dựng kho nguyên liệu Nhà máy May 4 là thi công nhà kho bao gồm hạng mục xây dựng và hệ thống phòng cháy chữa cháy. Ảnh minh họa: NC

Gói thầu nói trên có giá dự toán 8,143 tỷ đồng, thuộc Dự án Đầu tư xây dựng kho nguyên liệu Nhà máy May 4 với tổng mức đầu tư 16,727 tỷ đồng. Phạm vi công việc của Gói thầu là thi công nhà kho trên diện tích 1.781 m2, bao gồm hạng mục xây dựng và hệ thống phòng cháy chữa cháy (PCCC). Gói thầu được đấu thầu rộng rãi qua mạng, không sơ tuyển, phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ. Theo kết quả mở thầu, có hai nhà thầu tham dự Gói thầu, gồm: Nhà thầu Phan Kha (giá dự thầu 7,096 tỷ đồng) và Liên danh Công ty CP Xây dựng và Thương mại dịch vụ Hoàng Nguyên - Công ty TNHH Thiết bị công nghệ Miền Trung - Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Hiền Phát Đạt (giá dự thầu 8,069 tỷ đồng).

Theo cán bộ Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật thuộc Công ty CP Dệt may Huế, căn cứ tiêu chí trong hồ sơ mời thầu (HSMT), Nhà thầu Phan Kha được xếp hạng thứ nhất và được mời thương thảo hợp đồng. Tuy nhiên, sau khi đối chiếu hồ sơ gốc, do Nhà thầu Phan Kha không đính kèm “Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh, dịch vụ PCCC (lĩnh vực thi công, lắp đặt hệ thống PCCC) cho nhà thầu của cơ quan Cảnh sát PCCC có thẩm quyền” theo yêu cầu của HSMT nên việc thương thảo hợp đồng không thành công. Để tạo điều kiện cho Nhà thầu, Chủ đầu tư đã có công văn yêu cầu bổ sung giấy xác nhận trên.

Nhà thầu Phan Kha cho biết, đã bổ sung Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh, dịch vụ PCCC (lĩnh vực thi công, lắp đặt hệ thống PCCC) của Công ty TNHH Cơ điện và PCCC HTG (là nhà thầu phụ, kèm theo hợp đồng nguyên tắc) nhưng không được Bên mời thầu chấp thuận.

Công ty CP Dệt may Huế cho rằng, HSMT đã quy định không cho phép sử dụng nhà thầu phụ tại gói thầu này. Đồng thời nhấn mạnh, đây là gói thầu có hạng mục thi công hệ thống PCCC sẽ ảnh hưởng đến quá trình quản lý, vận hành, khai thác sử dụng nên Bên mời thầu yêu cầu nhà thầu trúng thầu phải tuân thủ quy định pháp luật về PCCC. Vì vậy, Bên mời thầu không chấp thuận nội dung bổ sung, làm rõ của Nhà thầu Phan Kha. Bên mời thầu đã có văn bản phúc đáp Nhà thầu Phan Kha về đánh giá trên.

Sau khi nhận được công văn trả lời của Công ty CP Dệt may Huế, Nhà thầu Phan Kha đã có văn bản phản hồi cho rằng, đối chiếu với quy định hiện hành về đấu thầu, những nội dung mà Dệt may Huế trả lời là không thoả đáng, Nhà thầu không đồng ý và tiếp tục kiến nghị đến Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế và các bên liên quan.

Theo chuyên gia đấu thầu Nguyễn Việt Hùng, về tiêu chí năng lực, kinh nghiệm, sau khi mở thầu, nếu thiếu hồ sơ thì nhà thầu được phép bổ sung. Tuy nhiên, ở trường hợp này, nhà thầu chính sử dụng nhà thầu phụ không có trong danh sách kê khai tại hồ sơ dự thầu hoặc sử dụng nhà thầu phụ khi chưa được chủ đầu tư chấp thuận là vi phạm pháp luật về đấu thầu nên không được lựa chọn là có cơ sở.