Đánh giá nhà cung cấp của Samsung

Một trong những yếu tố có thể ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, sự phát triển doanh nghiệp của bạn là hệ thống các nhà cung cấp. Bạn hãy cùng CRIF D&B Việt Nam tìm hiểu về hệ thống đánh giá nhà cung cấp chuyên nghiệp để đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp của bạn qua bài viết sau.

1. Hệ thống đánh giá nhà cung cấp là gì?

Hệ thống đánh giá nhà cung cấp là một tập hợp các dữ liệu gồm nhiều trường thông tin khác nhau được thu thập về một hoặc một nhóm các nhà cung cấp theo những tiêu chí nhất định.

Hệ thống đánh giá sẽ giúp doanh nghiệp của bạn dễ dàng kiểm soát, nắm bắt thông tin tổng thể về các nhà cung cấp và đưa ra được quyết định nhanh chóng, chính xác hơn.

Đánh giá nhà cung cấp của Samsung

Hệ thống đánh giá nhà cung cấp là một tập hợp các dữ liệu theo những tiêu chí nhất định về nhà cung cấp

Với những doanh nghiệp có số lượng nhà cung cấp lớn việc sử dụng hệ thống đánh giá nhà cung cấp đặc biệt cần thiết và quan trọng. Bởi vì, các nhà cung cấp hoàn toàn có thể ảnh hưởng tới sự phát triển, quá trình sản xuất, kinh doanh của công ty bạn. Việc đánh giá này giúp hạn chế rủi ro với các nhà cung cấp có thể làm chậm trễ, thậm chí gián đoạn hoạt động sản xuất, kinh doanh, sự phát triển của công ty.

2. Lợi ích của việc sử dụng và tham gia hệ thống đánh giá nhà cung cấp

Việc sử dụng và tham gia hệ thống đánh giá nhà cung cấp không chỉ đem lại lợi ích cho doanh nghiệp mà còn đem lại lợi ích cho chính các nhà cung cấp.

2.1. Đối với doanh nghiệp

Đánh giá nhà cung cấp của Samsung

Nhà cung cấp của bạn có đang hoạt động với hiệu suất tốt?

  • Lựa chọn được nhà cung cấp tốt nhất: Giữa rất nhiều nhà cung cấp khác nhau, doanh nghiệp của bạn sẽ thật bối rối không biết nên lựa chọn nhà cung cấp nào là tốt nhất. Thông qua hệ thống đánh giá nhà cung cấp, doanh nghiệp của bạn sẽ có các căn cứ cụ thể, khách quan, chính xác để lựa chọn được nhà cung cấp tốt nhất, phù hợp với nhu cầu, sự phát triển của mình.
  • Quyết định nhanh chóng, chính xác: Hệ thống đánh giá nhà cung cấp sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian thời gian lựa chọn nhà cung cấp. Các quyết định lựa chọn nhà cung cấp cũng trở nên nhanh chóng, chính xác, có căn cứ hơn.
  • Đánh giá hiệu suất của nhà cung cấp: Không chỉ dừng lại ở việc giúp bạn lựa chọn được nhà cung cấp, hệ thống này còn giúp bạn đánh giá được hiệu suất của nhà cung cấp. Nhà cung cấp có năng lực cung ứng như thế nào? Họ đang cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho công ty bạn với hiệu suất so với năng lực thực tế là cao hay thấp.
  • Xác định được điểm mạnh, điểm yếu của nhà cung cấp: Các thông số, chỉ số thu thập được qua quá trình đánh giá nhà cung cấp sẽ giúp bạn xác định được điểm mạnh, điểm yếu của nhà cung cấp. Từ đó bạn sẽ cân nhắc xem điểm mạnh của nhà cung cấp có giúp gia tăng lợi thế cạnh tranh, thuận lợi cho sự phát triển của công ty bạn hay không. Và ngược lại, điểm yếu của họ có phải vấn đề đặc biệt nghiêm trọng khiến công ty bạn cần cân nhắc thay đổi nhà cung cấp hay không.
  • Xác định mức độ phù hợp của nhà cung cấp với doanh nghiệp: Quan trọng hơn, hệ thống đánh giá có thể giúp bạn xác định được mức độ phù hợp của nhà cung cấp với doanh nghiệp của bạn. Thực tế, nhà cung cấp tốt nhất trên thị trường chưa chắc đã là nhà cung cấp có mức độ phù hợp cao nhất với doanh nghiệp. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mức độ phù hợp như giá sản phẩm, dịch vụ cung ứng, hệ thống quy trình cung ứng, nhân sự của nhà cung cấp... Thông qua hệ thống đánh giá, bạn sẽ lựa chọn được nhà cung cấp phù hợp nhất với doanh nghiệp của mình.

2.2. Đối với các nhà cung cấp

Đánh giá nhà cung cấp của Samsung

Hệ thống đánh giá nhà cung cấp giúp mang lại nhiều cơ hội hợp tác cho đơn vị cung cấp

  • Gia tăng cơ hội: Đối với các nhà cung cấp, hệ thống đánh giá này sẽ giúp họ gia tăng cơ hội tham gia vào hệ thống cung ứng của doanh nghiệp; tăng cường sức cạnh tranh với các đơn vị cung ứng khác. Khả năng kết nối, hợp tác, các cơ hội kinh doanh giữa nhà cung cấp với doanh nghiệp khách hàng sẽ được gia tăng đáng kể nhờ hệ thống đánh giá rõ ràng.
  • Khẳng định chất lượng: Tham gia vào hệ thống đánh giá này cũng giúp nhà cung cấp khẳng định được các tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ của mình. Từ các tiêu chuẩn, thông tin này, các doanh nghiệp khách hàng của nhà cung cấp có thể thêm căn cứ rõ ràng để tin tưởng sử dụng và lựa chọn nhà cung cấp.

3. Giải pháp quản lý cung ứng của CRIF D&B Việt Nam

CRIF D&B Việt Nam là một trong những công ty hàng đầu trên thị trường hiện nay về lĩnh vực cung cấp thông tin kinh tế, chấm điểm tín dụng và giải pháp quyết định kinh doanh. CRIF D&B Việt Nam hiện cung cấp giải pháp quản lý cung ứng với hệ thống đánh giá nhà cung cấp chuyên nghiệp, đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp của bạn.

3.1. Hệ thống đánh giá nhà cung cấp của CRIF D&B Việt Nam có gì?

Hệ thống đánh giá nhà cung cấp của CRIF D&B Việt Nam sẽ cung cấp cho bạn báo cáo thông tin kinh doanh (BIR); báo cáo thông tin nhà cung cấp (SIR) và quy trình tuân thủ. Cụ thể như sau:

Báo cáo BIR:

Với BIR, công ty của bạn sẽ nắm bắt nhanh được tình hình hoạt động hiện tại của các nhà cung cấp với các thông tin về hoạt động, hiệu quả tài chính, tin tức cập nhật… 

Ngoài ra, BIR còn cung cấp cho bạn nhiều thông tin được thu thập từ nhiều nguồn dữ liệu cùng các đánh giá rủi ro rõ ràng về nhà cung cấp như: đánh giá rủi ro của các mối quan hệ quốc tế mới và hiện có; xác minh sự tồn tại, quy mô và phạm vi kinh doanh; đánh giá lý lịch của chủ sở hữu và nhân viên chủ chốt; xem xét báo cáo tài chính của nhà cung cấp.

Đánh giá nhà cung cấp của Samsung

Báo cáo BIR và SIR của CRIF D&B Việt Nam giúp doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện về hệ thống các nhà cung cấp

Báo cáo SIR và quy trình tuân thủ:

Còn SIR sẽ giúp bạn đánh giá được hiệu suất, quy trình tuân thủ của nhà cung cấp. Từ đó, bạn sẽ lường trước được các rủi ro về cung ứng từ nhà cung cấp đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh và phát triển của công ty mình.

Hệ thống đánh giá nhà cung cấp của CRIF D&B Việt Nam mang đến cho bạn một giải pháp tổng thể trong quản lý nhà cung cấp. CRIF D&B Việt Nam sẽ chủ động chứng nhận, giám sát, phân tích thông tin, các cơ sở dữ liệu về nhà cung cấp của bạn. Từ các thông tin phân tích này, bạn sẽ giảm thiểu được những rủi ro đối với nhà cung cấp.

Giúp duy trì sự ổn định chuỗi cung ứng; đảm bảo chất lượng, sự phù hợp cao nhất của nhà cung cấp; giúp bạn đưa ra được các quyết định nhanh chóng, chính xác để bảo vệ chuỗi cung ứng công ty mình là những giá trị mà hệ thống đánh giá nhà cung cấp của CRIF D&B Việt Nam có thể đem lại cho bạn.

3.2. Tại sao bạn nên chọn dịch vụ của chúng tôi?

CRIF D&B hoạt động từ năm 1988 đến nay và được đánh giá là một trong những tổ chức cung cấp thông tin kinh tế, chấm điểm tín dụng và giải pháp quyết định kinh doanh hàng đầu thế giới.

Trải qua hơn 32 năm phát triển, CRIF D&B hiện cung cấp nguồn thông tin kinh doanh khổng lồ với hơn 1,5 triệu cập nhật, cung cấp thông tin nhanh chóng, chính xác phục vụ thương mại B2B.

Đánh giá nhà cung cấp của Samsung

CRIF D&B Việt Nam - đơn vị cung cấp dịch vụ đánh giá nhà cung cấp hiệu quả, tiết kiệm

Với dịch vụ đánh giá nhà cung cấp của CRIF D&B Việt Nam, công ty của bạn sẽ tiết kiệm được đáng kể các chi phí, thời gian, nỗ lực công việc và hạn chế các rủi ro. Các nhà cung cấp của bạn sẽ không mất phí tham gia hệ thống đánh giá. CRIF D&B Việt Nam cũng luôn chủ động thu thập, xác minh, phân tích dữ liệu nhà cung cấp nhanh chóng cho bạn. Bạn cũng dễ dàng theo dõi, đánh giá được các nhà cung cấp thông qua các báo cáo của CRIF D&B Việt Nam.

Để nhận được các tư vấn nhanh chóng, chính xác về hệ thống đánh giá nhà cung cấp, bạn có thể liên hệ với CRIF D&B Việt Nam. Đội ngũ CRIF D&B Việt Nam rất vinh dự được đồng hành cùng sự phát triển doanh nghiệp của bạn.

CRIF D&B Việt Nam

Phát biểu tại Hội nghị Hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam phát triển chuỗi giá trị bền vững sáng ngày 24/7, ông Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng phòng hỗ trợ chiến lược, Tổ hợp Samsung Việt Nam cho biết: "Rất nhiều công ty Việt Nam nói với chúng tôi: "Chỉ cần các anh cam kết mua hàng của chúng tôi, chúng tôi sẵn sàng vay vốn đầu tư công nghệ để đảm bảo đạt được tiêu chuẩn mà Samsung đề ra. Nhưng đây là môi trường mở, chúng ta đang sống trong thế giới phẳng và cạnh tranh bình đẳng. Không có sự phân biệt giữa doanh nghiệp Hàn Quốc, doanh nghiệp Nhật Bản hay doanh nghiệp Việt Nam".

Tính cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm, theo ông Tuấn, thể hiện ở giá thành của từng thiết bị nhỏ. Nếu như nhà cung cấp đạt được chất lượng và giá thành cung cấp ổn định thì không lý gì Samsung lại không mua hàng của doanh nghiệp Việt Nam.

Ông Tuấn cũng chỉ ra, bên cạnh những vấn đề sản xuất cũng như quản lý chất lượng mà phần lớn các công ty Việt Nam hiện nay đang tập trung, thì để trở thành vendor (nhà cung cấp) cho Samsung còn rất nhiều vấn đề khác.

Thứ nhất, sản xuất linh kiện cho Samsung khó. Với Canon, thiết bị cho máy in có thể to hơn một chút, nhưng với Samsung, phần lớn là điện thoại và linh kiện trên điện thoại càng ngày càng tinh vi, càng ngày càng nhỏ hơn, thay đổi theo chu kỳ 6 tháng một lần. Chính vì vậy, việc thay đổi dây chuyền thay đổi công nghệ đối với doanh nghiệp Việt Nam sẽ vô cùng khó khăn, chỉ có thể làm được khi có rất nhiều vốn.

"Mà có khi lúc có nhiều vốn thì thì Việt Nam cũng đầu tư vào dịch vụ chứ cũng chẳng đầu tư vào sản xuất làm gì cho mất thời gian" - ông Tuấn nói. "Đó là một thực tế, thực trạng hiện nay và Samsung nhận thấy".

Bên cạnh hai tiêu chí chính về sản xuất cũng như quản lý chất lượng, Samsung cũng khuyến khích, khuyên các đối tác của mình nỗ lực trong những mảng khác, ví dụ như nghiên cứu và phát triển. Ở Việt Nam, doanh nghiệp chi cho nghiên cứu phát triển rất thấp. Trung bình chỉ 0,2-0,3% trên doanh thu. Samsung lại đặc biệt chú trọng đến vấn đề này.

Ông Tuấn giải thích: "Cùng một con ốc, ngày hôm nay các anh bán 1 đồng, thì sang năm sau các anh bán con ốc đó chỉ 0,8 đồng hoặc thấp hơn. Hoặc anh có thể bán con ốc với chất lượng tốt hơn nhưng bằng giá. Đó là yêu cầu và nếu như không có nghiên cứu phát triển thì không bao giờ làm được việc đó".

Samsung đánh giá các vendor của mình xem tỷ lệ chi cho nghiên cứu phát triển này có đạt tiêu chuẩn hay không. Đó cũng là tiêu chí đánh giá.

Một tiêu chí khác nữa được ông Tuấn đưa ra là tính tuân thủ pháp luật, doanh nghiệp đó có tuân thủ pháp luật của nước sở tại Việt Nam, như luật lao động, hay không. Nếu như doanh nghiệp Việt Nam làm việc với Samsung, chậm trả lương cho người lao động 3-6 tháng, chắc chắn có vấn đề và lập tức Samsung phải có động thái. Vì người lao động đình công có thể làm gián đoạn nguồn cung ứng của Samsung và Samsung buộc phải tìm giải pháp khác. Để giảm thiểu rủi ro này, Samsung kiểm soát vendor rất chặt chẽ.

Ngoài ra, bảo vệ môi trường cũng là một trong những vấn đề Samsung đặt lên hàng đầu với tiêu chí của một tập đoàn đa quốc gia. Không chỉ Samsung hoạt động tại Việt Nam mà cả Samsung ở các quốc gia khác trên thế giới đều rất quan ngại về vấn đề bảo vệ môi trường. Nếu như có sai phạm về môi trường, ví dụ như vấn đề xử lý rác thải, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến danh tiếng của tập đoàn.

Tiêu chí cuối cùng mà nhiều doanh nghiệp Việt Nam khó có thể làm được, ông Tuấn nói, chính là quản lý rủi ro tín dụng: "Các doanh nghiệp hiện nay vay quá nhiều. Có nhiều doanh nghiệp đôi khi quá tự tin, khẳng định chắc chắn là sẽ hợp tác với doanh nghiệp lớn và đầu tư dây chuyền, đáng lẽ 2 tỷ thôi thì đầu tư 5 tỷ, rồi do Covid-19, do yếu tố khách quan thì đơn hàng sụt giảm, doanh nghiệp lao đao".

Trong số 5 hạng mục nói trên, ông Tuấn cho hay Samsung có hàng nghìn tiêu chí khác nhau. Các tiêu chí này không chỉ được đánh giá bởi Samsung Việt Nam mà bộ phận quản lý vendor sẽ chịu trách nhiệm thu thập thông tin, nhập lên hệ thống và người ra quyết định sẽ là Tập đoàn Samsung toàn cầu.

Bởi lẽ, khi vendor đã gia nhập chuỗi cung ứng cho Samsung Việt Nam, đặc biệt là vendor cấp 1 thì phải có tính tuân thủ rất cao với những quy định nêu trên. Tuy nhiên, gia nhập chuỗi này rồi, họ sẽ có rất nhiều cơ hội để cung cấp vật tư, trang thiết bị đó cho các Samsung khác trên toàn thế giới. Vì thế, Samsung khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam cần thay đổi tư duy hơn nữa.

"Nếu chúng ta muốn tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu thì đừng nghĩ quá nội địa! Xác định cung cấp linh kiện điện tử thì đừng chỉ nghĩ đến Samsung, mà bên cạnh Samsung còn có rất nhiều công ty khác. Tư duy như vậy thì Việt Nam mới tiến ra được thị trường thế giới" - ông Tuấn đưa ra lời khuyên.

Theo Nhịp Sống Kinh Tế/Tổ Quốc

Link gốc