Đánh giá thực trạng du lịch huyện tây sơn

Thời gian qua, ngành Du lịch tỉnh Bình Định đã có những bước phát triển mạnh mẽ cả về hệ thống doanh nghiệp, cơ sở lưu trú và hạ tầng du lịch. Lượng du khách, tổng thu, đóng góp vào GDP cũng ngày càng tăng. Tỉnh đang tiếp tục xây dựng đề án phát triển du lịch, tập trung nâng cao chất lượng toàn diện để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của du khách trong và ngoài nước. Ông Trần Văn Thanh – Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Bình Định đã có chia sẻ với Vietnam Business Forum xung quanh vấn đề này.

Đánh giá thực trạng du lịch huyện tây sơn

Du lịch là lĩnh vực còn nhiều tiềm năng phát triển, có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Thời gian tới, Bình Định sẽ tiếp tục xây dựng đề án phát triển du lịch, tập trung nâng cao chất lượng toàn diện thế nào, thưa ông?

Những năm qua, Bình Định đã trở thành điểm đến hấp dẫn, thu hút ngày càng nhiều du khách trong và ngoài nước. Du lịch “Quy Nhơn - Bình Định” trở thành một thương hiệu du lịch, nhất là TP.Quy Nhơn được vinh dự nhận danh hiệu là “Thành phố du lịch sạch ASEAN 2020” tại Diễn đàn Du lịch Đông Nam Á và đang dần khẳng định là điểm đến hàng đầu Châu Á. Tờ Traveller của Australia cũng đã chia sẻ về Quy Nhơn - nơi sẽ mang lại sự rung cảm đích thực về một thành phố nhỏ cùng bãi biển đẹp. Đây là những cơ hội để đưa Bình Định trở thành một trong những địa điểm du lịch quan trọng trong chuỗi du lịch biển tại miền Trung, cả nước và trong khu vực.

Thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục xây dựng các đề án, kế hoạch về phát triển du lịch, trong đó tập trung phát triển các sản phẩm du lịch xanh, bền vững: Du lịch Golf, du lịch khám phá khoa học, và du lịch cộng đồng (xã Nhơn Hải, TP.Quy Nhơn; làng rau Thuận Nghĩa, huyện Tây Sơn; làng K3, xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh).

Ngoài ra, tỉnh sẽ tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách. Cụ thể:

Trong năm 2023, ngành Du lịch tỉnh sẽ triển khai các hoạt động trọng tâm về: (1) Phát triển, đa dạng hóa thị trường khách, chú trọng phát triển các thị trường khách có khả năng chi trả cao; (2) Phát triển sản phẩm và cơ sở vật chất, dịch vụ du lịch; (3) Nâng cao chất lượng dịch vụ thông qua đánh giá, cam kết thực hiện các tiêu chí về nâng cao chất lượng dịch vụ của các loại hình: Cơ sở lưu trú, điểm đến du lịch, vận chuyển khách du lịch, cơ sở ăn uống, mua sắm, lữ hành; (4) Đổi mới công tác truyền thông, xúc tiến quảng bá du lịch; (5) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; (6) Công tác quản lý nhà nước về du lịch, môi trường du lịch.

Giai đoạn từ năm 2024 – 2025 và những năm tiếp theo, ngành sẽ tập trung triển khai các nhiệm vụ trọng tâm sau:

Khuyến khích đầu tư nâng cấp và hình thành hệ thống cửa hàng mua sắm các mặt hàng quà lưu niệm, đặc sản vùng, miền, thủ công truyền thống. Phát triển sản phẩm quà tặng lưu niệm từ các sản phẩm OCOP.

Thu hút đầu tư các dự án nghỉ dưỡng, khu vui chơi giải trí; hình thành các trung tâm thương mại - mua sắm cao cấp phục vụ du lịch.

Liên kết mở các chuyến bay để khai thác, thu hút du khách đến tỉnh.

Duy trì tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao và lễ hội lớn tạo thương hiệu du lịch Bình Định: Lễ hội du lịch Bình Định “Quy Nhơn - Thiên đường biển”; Liên hoan Quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam tại Bình Định; Lễ hội Mai Vàng;…

Phát triển sản phẩm du lịch hội nghị, hội thảo (MICE).

Tập trung thu hút khách du lịch thị trường TP.Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh đã có đường bay trực tiếp đến Bình Định; từng bước mở rộng thị trường các tỉnh lân cận. Đẩy mạnh thu hút khách quốc tế ở các thị trường gần, tăng trưởng nhanh: Đông Bắc Á (Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc) và Đông Nam Á (Lào, Thái Lan, Campuchia,…).

Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu về quản lý du lịch gắn với ứng dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về du lịch, nhân lực quản trị cao cấp của doanh nghiệp, nhân lực điều hành các nhóm nghề, nhân lực quản lý điểm đến.

Để sẵn sàng “kích cầu du lịch” sau dịch bệnh Covid-19, ngành Du lịch tỉnh đã có những phương án, hoạt động cụ thể với các sản phẩm du lịch mới, đặc sắc như thế nào trong năm 2023, thưa ông?

Hai năm qua, ngành Du lịch tỉnh bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19. Năm 2022, ngành đã từng bước khắc phục khó khăn, kịp thời ban hành nhiều chương trình, giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển; tăng cường công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực du lịch và dần phục hồi, thích ứng với tình hình mới.

Tiếp tục phát huy kết quả đã đạt được trong việc “kích cầu du lịch”, thời gian tới, ngành sẽ triển khai các công tác trọng tâm như sau:

Tổ chức sự kiện quan trọng Lễ hội Du lịch Bình Định năm 2023 với chủ đề “Quy Nhơn - Thiên đường biển - Rực rỡ sắc màu”;

Phối hợp với Hiệp hội Du lịch tiếp tục đẩy mạnh triển khai chương trình kích cầu du lịch vào mùa thấp điểm với đa dạng sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ;

Tổ chức khảo sát, liên kết, xây dựng sản phẩm và giới thiệu điểm đến du lịch Quy Nhơn - Bình Định tại các tỉnh, thành phố có thị trường khách du lịch tiềm năng (TP.Hồ Chí Minh, TP.Hà Nội, Hải Phòng, Lâm Đồng, Gia Lai, Ninh Bình,…)

Mở rộng thị trường mới, khai thác hiệu quả đường bay thẳng từ Hải Phòng đến Quy Nhơn; nối lại đường bay thẳng từ Đà Lạt đến Quy Nhơn, tập trung thu hút thị trường khách nội địa.

Đẩy mạnh xúc tiến quảng bá điểm đến, hình ảnh du lịch Bình Định trong và ngoài nước thông qua việc tham gia các sự kiện, hội chợ quy mô lớn mang tầm quốc gia và quốc tế: Năm Du lịch quốc gia; Hội chợ Du lịch quốc tế (VITM); Hội chợ Du lịch quốc tế (ITE); Ngày hội Du lịch TP.Hồ Chí Minh, Hội chợ du lịch Quốc tế Đà Nẵng và các chương trình liên kết phát triển du lịch giữa các tỉnh trong khu vực và cả nước,...

Đánh giá thực trạng du lịch huyện tây sơn
Eo Gió là một điểm du lịch nổi tiếng ở Quy Nhơn, được du khách yêu thích

Để đẩy mạnh thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch, Bình Định sẽ có những cơ chế chính sách gì ưu đãi, hỗ trợ gì cho các doanh nghiệp?

Để đẩy mạnh thu hút đầu tư trong đó có lĩnh vực du lịch, tỉnh đang đầu tư, nâng cấp kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội để sẵn sàng đón các nhà đầu tư, nhất là hạ tầng Khu kinh tế (KKT), Khu công nghiệp (KCN). Hiện, nhiều nhà đầu tư lớn đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Hoa Kỳ, Thái Lan, Singapore,... đã đến tìm hiểu, tin tưởng, lựa chọn Bình Định để đầu tư và phát triển hoạt động kinh doanh.

Thời gian tới, bên cạnh đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư, tỉnh cũng xây dựng phương án quy hoạch giải quyết một số khó khăn còn tồn tại trong việc thu hút vốn đầu tư, đặc biệt là thu hút đầu tư từ những “ông lớn” trong lĩnh vực khách sạn như Hilton, Accor (Sofitel), Intercontinental, Sol Melia, Hyatt, Sheraton, SunGroup, VinaCapital, CT Group,... Đồng thời tăng cường kêu gọi đầu tư vào các dự án về du lịch.

Với quan điểm không ngừng cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường đầu tư, kinh doanh phấn đấu trở thành "điểm đến lý tưởng" đối với các nhà đầu tư, bên cạnh khẩn trương hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng, Bình Định cũng hết sức chú trọng công tác cải cách hành chính. Trong đó, cải cách thủ tục hành chính về đầu tư, xây dựng, thuế, hải quan và cải thiện mối quan hệ giữa nhà đầu tư, doanh nghiệp với chính quyền, hướng tới mục tiêu xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, có năng lực kiến tạo phát triển, liêm chính, phục vụ nhân dân, doanh nghiệp.