Danh sách các Thượng tướng Việt Nam

Danh sách các Thượng tướng Việt Nam
Hội nghị công bố, trao quyết định nghỉ hưu đối với các đồng chí nguyên Ủy viên Trung ương Đảng công tác trong quân đội. 

Chiều 7/12, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị công bố, trao quyết định nghỉ hưu đối với các đồng chí nguyên Ủy viên Trung ương Đảng công tác trong quân đội. Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì hội nghị.

Dự hội nghị có Đại tướng Ngô Xuân Lịch, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Đại tướng Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

Cùng dự có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Thượng tướng Vũ Hải Sản, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; các đồng chí nguyên Ủy viên Trung ương Đảng công tác trong quân đội nhận quyết định nghỉ hưu và lãnh đạo Tổng cục Chính trị, Bộ Tổng Tham mưu.

Danh sách các Thượng tướng Việt Nam
Đại tướng Phan Văn Giang trao quyết định cho Đại tướng Đỗ Bá Tỵ.

Tại hội nghị, thừa ủy quyền của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Đại tướng Phan Văn Giang đã trao quyết định nghỉ hưu từ ngày 1/12/2021 đối với 6 đồng chí nguyên Ủy viên Trung ương Đảng công tác trong quân đội, gồm:

- Đại tướng Đỗ Bá Tỵ, nguyên Phó chủ tịch Quốc hội, nguyên Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, nguyên Tổng Tham mưu trưởng, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; - Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, nguyên Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; - Thượng tướng Trần Đơn, nguyên Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng;

- Thượng tướng Bế Xuân Trường, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng;

- Thượng tướng Lê Chiêm, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng;

- Thượng tướng Nguyễn Phương Nam, nguyên Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam.

Danh sách các Thượng tướng Việt Nam
Đại tướng Phan Văn Giang trao quyết định cho Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh.
Danh sách các Thượng tướng Việt Nam
Đại tướng Phan Văn Giang trao quyết định cho Thượng tướng Trần Đơn
Danh sách các Thượng tướng Việt Nam
Đại tướng Phan Văn Giang trao quyết định cho Thượng tướng Bế Xuân Trường.
Danh sách các Thượng tướng Việt Nam
Đại tướng Phan Văn Giang trao quyết định cho Thượng tướng Lê Chiêm.
Danh sách các Thượng tướng Việt Nam
Các đại biểu dự Hội nghị.

Tại hội nghị, thay mặt lãnh đạo Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Trung tướng Trịnh Văn Quyết, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị công bố quyết định của Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất đối với hai đồng chí: Đại tướng Đỗ Bá Tỵ và Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh; Tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhì đối với 4 đồng chí: Thượng tướng Trần Đơn, Thượng tướng Bế Xuân Trường, Thượng tướng Lê Chiêm và Thượng tướng Nguyễn Phương Nam.

Danh sách các Thượng tướng Việt Nam
Đại tướng Phan Văn Giang chúc mừng các đồng chí sau gần 50 năm phục vụ quân đội đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, quân đội và nhân dân giao phó.

Phát biểu tại hội nghị, thay mặt Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và cán bộ, chiến sĩ toàn quân, Đại tướng Phan Văn Giang chúc mừng các đồng chí sau gần 50 năm phục vụ quân đội đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, quân đội và nhân dân giao phó.

Đại tướng Phan Văn Giang khẳng định: Các đồng chí nhận quyết định nghỉ hưu là những cán bộ cấp cao của Đảng, Nhà nước, quân đội, được rèn luyện, trưởng thành trong chiến đấu; dày dặn kinh nghiệm trong chỉ huy, quản lý cơ quan, đơn vị các cấp, có nhiều cống hiến cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng, Nhà nước và quân đội.

Trên các cương vị công tác, các đồng chí đã mang hết tâm huyết, trách nhiệm, kiến thức, kinh nghiệm và năng lực công tác, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, quân đội và nhân dân giao phó, để lại ấn tượng tốt đẹp, được Đảng, Quốc hội, Chính phủ, nhân dân và quân đội đánh giá cao.

Danh sách các Thượng tướng Việt Nam
Khi về với đời thường, các đồng chí tiếp tục phát huy phẩm chất tốt đẹp Bộ đội Cụ Hồ, thực hiện tốt vai trò nêu gương, tiếp tục đóng góp, xây dựng địa phương giàu mạnh.

Đặc biệt, khi tham gia Ban Chấp hành Trung ương, được bầu giữ chức vụ lãnh đạo Quốc hội và bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu, các đồng chí đã tích cực tham gia với Trung ương trong việc hoạch định đường lối lãnh đạo đất nước; cùng Quân ủy Trung ương, lãnh đạo Bộ Quốc phòng thực hiện tốt chức năng tham mưu chiến lược cho Đảng, Nhà nước về công tác quân sự, quốc phòng; lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, Đảng bộ Quân đội trong sạch vững mạnh tiêu biểu.

Đại tướng Phan Văn Giang trân trọng đề nghị, với trình độ, kinh nghiệm đã được tích lũy và uy tín của các đồng chí, mong các đồng chí tiếp tục theo dõi, tham gia đóng góp ý kiến với Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, góp phần cùng toàn quân thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ XI và các nhiệm vụ được giao.

“Khi về với đời thường, các đồng chí tiếp tục phát huy phẩm chất tốt đẹp Bộ đội Cụ Hồ, thực hiện tốt vai trò nêu gương, tiếp tục đóng góp, xây dựng địa phương giàu mạnh”, Đại tướng Phan Văn Giang bày tỏ./.


Content from WikiPedia website
Text is available under the Creative Commons Attribution-ShareAlike License; additional terms may apply.

Danh sách các Thượng tướng Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng

Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị.


Chức vụHọ và tênCấp bậc
Bộ trưởng Bộ Quốc phòngPhan Văn Giang
Đại tướng
Chủ nhiệm Tổng cục Chính trịLương CườngĐại tướng
Tổng Tham mưu trưởng
Nguyễn Tân CươngThượng tướng
Thứ trưởng Bộ Quốc phòngVõ Minh Lương
Thượng tướng
Thứ trưởng Bộ Quốc phòngHoàng Xuân ChiếnThượng tướng
Thứ trưởng Bộ Quốc phòngLê Huy VịnhThượng tướng
Thứ trưởng Bộ Quốc phòngVũ Hải SảnThượng tướng
Thứ trưởng Bộ Quốc phòngPhạm Hoài NamThượng tướng


Cổng TTĐT Bộ Quốc phòng


Thượng tướng Quân đội nhân dân Việt Nam là một tướng lĩnh cấp cao, có cấp bậc sĩ quan cao thứ nhì trong hệ thống Quân hàm Quân đội nhân dân Việt Nam với cấp hiệu 3 ngôi sao vàng[1].

Theo quy định hiện hành tại Điều 88 Hiến pháp Việt Nam 2013, các quân hàm sĩ quan cấp tướng (bao gồm cả quân hàm Thượng tướng và Đô đốc) do Chủ tịch nước kiêm Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia ký quyết định phong cấp.

Quân hàm Thượng tướng (trong Hải quân, còn được gọi là Đô đốc Hải quân Nhân dân Việt Nam) chỉ được phong cho các tướng lĩnh cấp cao nắm giữ các chức vụ: Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Phó Tổng tham mưu trưởng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục chính trị, Giám đốc Học viện Quốc phòng, Chính ủy Học viện Quốc phòng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tư lệnh Quân chủng Hải quân, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội.

• Cấp bậc Thượng tướng lần đầu tiên được quy định là cấp bậc giữa Đại tướng và Trung tướng (trước đó 2 cấp bậc này liền kề nhau) với Luật Quy định chế độ phục vụ của Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 31 tháng 5 năm 1958[2]. Theo Nghị định 307–TTg ngày 20 tháng 6 năm 1958 có quy định quân hàm Thượng tướng mang 3 ngôi sao vàng trên cấp hiệu.

• Ngày 31 tháng 8 năm 1959, hai quân nhân đầu được phong quân hàm này (vượt cấp từ Thiếu tướng năm 1948, không qua cấp trung gian) là Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam Văn Tiến Dũng (sau thăng lên Đại tướng) và Chính ủy Quân khu Việt Bắc Chu Văn Tấn.

• Từ ngày 30 tháng 12 năm 1981, quân hàm Thượng tướng Hải quân được quy định tên gọi riêng là Đô đốc Hải quân với Luật về Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam[3]. Từ đó đến nay chỉ mới có 2 quân nhân được thụ phong hàm này là Giáp Văn Cương (phong năm 1988) và Nguyễn Văn Hiến (phong năm 2011).

• Tính đến tháng 5 năm 2022, Quân đội nhân dân Việt Nam đã có 64 sĩ quan được phong quân hàm Thượng tướng và Đô đốc (không tính các sĩ quan đã được phong lên Đại tướng).

• Quân hàm Thượng tướng được phong cho các tướng lĩnh cấp cao nắm giữ các chức vụ: Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Phó Tổng tham mưu trưởng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục chính trị, Giám đốc Học viện Quốc phòng, Chính ủy Học viện Quốc phòng.

• Quân hàm Đô đốc được phong cho các tướng lĩnh cấp cao nắm giữ chức vụ: Tư lệnh Quân chủng Hải quân

Tuy nhiên, đã có một số trường hợp ngoại lệ như tướng Đoàn Khuê được phong Thượng tướng năm 1986 (sau lên Đại tướng) khi đang làm Phó Tư lệnh – Tham mưu trưởng Bộ đội tình nguyện Việt Nam tại Campuchia hoặc tướng Vũ Lăng được phong Thượng tướng khi đang là Giám đốc Học viện Lục quân,...

• Đối với các chức vụ Tổng cục trưởng, Chính ủy Tổng cục, Tư lệnh, Chính ủy Quân chủng Phòng không – Không quân, Tư lệnh, Chính ủy Bộ đội Biên phòng, Tư lệnh, Chính ủy Cảnh sát biển chưa từng có quân nhân nào được phong cấp Thượng tướng. Một số trường hợp tướng lĩnh xuất thân từ các quân chủng Hải quân, Phòng không – Không quân được thăng Thượng tướng khi không còn công tác trong quân chủng.

• Trên nguyên tắc, Thượng tướng quân đội nhân dân Việt Nam được xếp tương đương cấp Tư lệnh Tập đoàn quân (Đại tướng) ở quân đội các nước khác.

Thứ tựHọ tênNăm sinh – Năm mấtNăm thụ phongChức vụ cao nhấtGhi chú
1Chu Văn Tấn1910–19841959[5]
  • Dân tộc Nùng
  • Một trong hai Thượng tướng đầu tiên
  • Huân chương Độc lập hạng Nhất
Thứ tựHọ tênNăm sinh – Năm mấtNăm thụ phongChức vụ cao nhấtGhi chú
1Phạm Thanh Ngân1939–1999[20]
  • Ủy viên Bộ Chính trị (1996–2001)
  • Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị (1998–2001)
Anh hùng LLVT (1969)
Thứ tựHọ tênNăm sinh – Năm mấtNăm thụ phongChức vụ cao nhấtGhi chú
1Nguyễn Huy Hiệu1947–2003[33]Thứ trưởng Bộ Quốc phòng (1998–2011)Anh hùng LLVT (1973)