Đặt túi nước giục sinh là gì

Khởi phát chuyển dạ là sử dụng thuốc hoặc các kỹ thuật để tạo cuộc chuyển dạ giống chuyển dạ tự nhiên nhằm giúp thai nhi sổ ra ngoài theo đường âm đạo trong những trường hợp cần đình chỉ thai nghén.

Tại khoa Sản, Bệnh viện Quốc tế vinh, ứng dụng kỹ thuật đặt ống thông Foley làm mềm, mở cổ tử cung trong gây chuyển dạ mang lại hiệu quả thành công cao, ít tác dụng không mong muốn và biến chứng cho sản phụ và thai nhi. Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi giúp hàng trăm sản phụ chưa có dấu hiệu chuyển dạ, thai quá ngày hoặc cạn ối có thể sinh thường, giảm tỷ lệ sinh mổ.

Đặt túi nước giục sinh là gì
Hình ảnh bác sĩ đang thực hiện đỡ sinh thường cho sản phụ


Trường hợp chỉ định khởi phát chuyển dạ bằng phương pháp đặt bóng Foley Tất cả các thai phụ cần làm mềm mở cổ tử cung (CTC) trong gây chuyển dạ đẻ đường âm đạo thỏa mãn điều kiện sau: -    Một thai. -    Ngôi chỏm. -    Tuổi thai ≥ 34 tuần. -    Màng ối còn nguyên vẹn. -    Trọng lượng thai nhi trên siêu âm 3500 ± 350 gr -    Thai già tháng.

-    Thai thiếu ối.

Trường hợp không chỉ định khởi phát chuyển dạ bằng phương pháp đặt bóng Foley -    Không phải là ngôi chỏm: Ngôi mông, ngôi ngang … -    Tuổi thai < 34 tuần. -    Màng ối không còn nguyên vẹn: Rỉ ối, ối vỡ sớm , nhiễm khuẩn ối … -    Bệnh lý  toàn thân nặng: Tiền sản giật nặng, suy tim, cao huyết áp, suy thận … -    Chống chỉ định sinh đường âm đạo: Rau tiền đạo, bất tương xứng thai và khung chậu, tử cung có sẹo mổ cũ, thai to. -    Thai chết lưu trong tử cung.

-    Mắc bệnh viêm đường sinh dục dưới có khả năng lây nhiễm: Herpes sinh dục, giang mai, lậu , trichomonas …

Quy trình thực hiện đặt ống thông Foley: Bước 1: Giải thích cho người bệnh về l chỉ định dùng phương pháp đặt bóng cải tiến, hiệu quả, tai biến có thể gặp trong quá trình đặt bóng.  Bước 2: Kiểm tra lại người bệnh trước khi đặt bóng để đảm bảo chắc chắn: Mạch, huyết áp, nhịp thở thai phụ bình thường, tim thai bình thường trên monitoring theo dõi trong 30 phút. Uống kháng sinh (cefixim 200 mg) trước khi làm thủ thuật 30 phút. Bước 3: Hướng dẫn thai phụ nằm lên bàn đẻ trong tư thế bộc lộ âm đạo một cách thoải mái nhất.  Bước 4:  -    Nhân viên y tế đội mũ, đeo khẩu trang, đi găng vô khuẩn. -    Sát khuẩn tầng sinh môn, âm đạo. -    Đặt mỏ vịt bộc lộ cổ tử cung, sát trùng cổ tử cung. -    Đưa ống thông Foley qua âm đạo vào ống CTC cho đến khi bóng nằm trọn ở kênh CTC. -    Dùng panh đầu rắn kẹp chặt ống thông Foley ở vị trí sát lỗ ngoài CTC để giữ bóng không bị tuột ra ngoài khi bơm nước. Bước 5: Tiến hành bơm 60 ml nước muối sinh lý. Bước 6:  -    Tháo mỏ vịt ra khỏi âm đạo. -    Kiểm tra bằng tay xác định bóng nằm đúng vị trí.

-    Dùng băng dính cố định phần dây ống thông ngoài âm hộ vào một bên đùi người bệnh.

Theo dõi trong thời gian ống thông Foley: -    Ngay sau khi đặt ống thông Foley, theo dõi Monitoring trong 30 phút. Nếu kết quả bình thường thì hướng dẫn thai phụ đi lại bình thường. -    Thời gian tối đa cho phép lưu ống thông Foley: 12 giờ. -    Theo dõi trong quá trình đặt bóng: + Toàn trạng thai phụ: M, HA, T° - 6 giờ/ 1 lần. + Tim thai: 4 giờ/ 1 lần. + Cơn co tử cung: 6 giờ/ 1 lần. + Cổ tử cung và ống thông Foley: 6 giờ / 1 lần  

Chỉ định tháo ống thông Foley:

-    Thời gian tối đa cho phép lưu ống thông Foley: đã hết: 12 giờ. -    Nhiễm khuẩn: Thai phụ có biểu hiện sốt, xét nghiệm BC tăng cao > 17 G/l, CRP > 6 mg/l.  -    Vỡ màng ối tự phát: Thai phụ thấy ra nước âm đạo. Khám và siêu âm thấy hai bóng còn nguyên và ở đúng vị trí. -    Bóng  tự tụt ra ngoài: Thai phụ thấy bóng tự tụt ra ngoài. -    Xử trí: Thăm khám đánh giá lại tình trạng tim thai, cơn co tử cung, xóa mở CTC. Nếu cơn co tử cung tốt thì tiếp tục theo dõi chuyển dạ,  nếu cơn co tử cung yếu thì truyền thêm oxytocin giúp mở CTC. -    Chuyển dạ thực sự: Mặc dù chưa hết thời gian đặt bóng 12 giờ nhưng thăm khám thấy chuyển dạ thực sự: CCTC ≥ 4 cơn/30p. CTC ≥3 cm. -    Xử trí: Tháo bóng -> theo dõi tiếp tiến triển cuộc chuyển dạ. -    Thai suy: Nghe tim thai > 170 l/p kéo dài hoặc tim thai < 120 l/p. Hoặc có Dip II.

Tai biến và cách xử trí

-    Vỡ màng ối thứ phát. Xử trí: Tháo ống thông Foley, đánh giá lại tình trạng tim thai và CTC nếu thuận lợi thì truyền oxytocin gây chuyển dạ tiếp. -    Thai suy. Xử trí: Tháo ống thông Foley ngay, mổ lấy thai cấp cứu. -    Nhiễm khuẩn. Xử trí: Tháo ống thông Foley, mổ lấy thai nếu tim thai có dấu hiệu suy và CTC không thuận lợi cho gây chuyển dạ tiếp. Nếu tim thai bình thường, CTC thuận lợi thì tiến hành truyền oxytocin gây chuyển dạ tiếp. Ứng dụng đặt ống thông Foley trong khởi phát chuyển dạ có những chỉ định và chống chỉ định chặt chẽ. Để thực hiện phương pháp này đòi hỏi phải được thực hiện ở những cơ sở y tế uy tín với bác sĩ chuyên khoa nhiều kinh nghiệm. Khởi phát chuyển dạ có thể giúp sản phụ có thể sinh thường, tuy nhiên cũng có trường hợp thai biến chuyển phải chuyển sản phụ mổ lấy thai ngay để đảm bảo tính mạng cho thai và thai nhi.

Để được hỗ trợ tư vấn thông tin chi tiết, xin vui lòng liên hệ: •    Bệnh viện Quốc tế Vinh •    Số 99, đường Phạm Đình Toái, xã Nghi Phú, TP Vinh, Nghệ An

•    Số điện thoại: 02383.968.888    

Giục sinh là tên gọi  của một nhóm các phương pháp can thiệp y tế nhằm đẩy nhanh quá trình sinh nở. Giục sinh được các bác sĩ chuyên khoa khuyến nghị cho các thai phụ khó chuyển dạ tự nhiên, quá 40 tuần của thai kỳ, hoặc có dấu hiệu nguy cơ, ảnh hưởng đến sự an toàn của mẹ và con.

Giục sinh để đẻ sớm

Chị Đoàn Thúy Hạnh, 27 tuổi, trú tại Gò Vấp, TP.HCM cho biết, cách đây hơn 2 năm chị sinh bé Bo. Vì mang thai con đầu, nên từ tuần 35, chị đã chuẩn bị hết đồ sơ sinh chỉ mong ngày đón đứa con chào đời. Đợi từ tuần 35, 36 rồi đến 37,38, khiến chị hết sức lo lắng, vì không thấy có dấu hiệu sinh con.

Đến tuần thứ 40, chị Hạnh không có dấu hiệu chuyển dạ. Ngày nào chị Hạnh cũng tới phòng sản khoa để siêu âm cập nhật tình hình nước ối cũng và dấu hiệu chuyển dạ. Thậm chí, chị và chồng còn nghĩ đến việc đăng ký mổ đẻ cho nhanh, bởi rất nóng lòng chờ sinh.

Đặt túi nước giục sinh là gì
Giục sinh cần được khuyến nghị, theo dõi, chỉ định nghiêm ngặt bởi các bác sĩ chuyên môn

Qua tuần 40 được 5 ngày, vẫn không có tín hiệu gì, mẹ chồng chị Hạnh đã nhờ người mua thuốc giục sinh, uống vào hy vọng sẽ giúp cơn co tử cung xuất hiện nhiều như dạng chuyển dạ. Tuy nhiên, chị Hạnh sợ không dám uống và chị chọn cách ăn thật nhiều dứa để kích thích co tử cung. Khi tròn 41 tuần, chị Hạnh có cơn đau bụng và được đi đẻ. Kết quả “mẹ tròn, con vuông”, như chị mong đợi cuối cùng cũng đến.

TS.BS Nguyễn Hữu Trung,Trưởng Phòng khám phụ sản (Bệnh viện Đại học Y Dược, cơ sở 2) cho biết,  “giục sinh” là từ rất hay dùng, bởi các sản phụ hay người thân đều mong muốn thai nhi chào đời chủ động, mà không phải trải qua sinh thường hay mổ sinh.

Giục sinh là một thủ thuật y khoa, khi sản phụ đã đến ngày dự sinh hoặc già tháng, nhưng không có dấu hiệu sinh nở, hoặc đã bắt đầu có nhưng diễn biến chậm, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc và thủ thuật y tế để kích thích quá trình chuyển dạ, giúp cho cuộc sinh diễn ra nhanh hơn.

Quan điểm của y học hiện đại, giục sinh là làm “chín” cổ tử cung. Cổ tử cung là “cửa ngõ đầu tiên” của trẻ trước khi ra sinh ra đời. Ở những thai phụ cần được giục sinh tự nhiên, thông thường cổ tử cung vẫn chưa được chuẩn bị tốt.

Tuy nhiên, không phải sản phụ hoặc người nhà cứ muốn là được, vì đây không đơn thuần là một can thiệp vô hại mà kèm theo là các nguy cơ. Do đó, can thiệp này cần thực hiện với chỉ định bởi những bác sĩ chuyên khoa và phải thỏa mãn những điều kiện y khoa nghiêm ngặt.

Nguy cơ giục sinh

Theo bác sĩ Trung, bình thường thai nhi trải qua “9 tháng 10 ngày” trong bụng mẹ. Khi thai nhi muốn chào đời thì cuộc chuyển dạ phải được “khởi phát”; kiểu như xe gắn máy muốn đi thì phải được “khởi động” động cơ. Quá trình này còn được gọi là “khởi phát chuyển dạ”.

Thông thường, quá trình này được diễn ra tự nhiên mà không cần sự can thiệp, tác động nào của bác sĩ chuyên khoa phụ sản. Khi cuộc chuyển dạ chưa được khởi phát tự nhiên. Các bác sĩ chuyên khoa phụ sản khi thấy rằng, việc duy trì thai nhi trong bụng người mẹ sẽ gây nguy hiểm cho thai nhi hoặc người mẹ, thì sẽ can thiệp bằng cách “giục sinh - khởi phát chuyển dạ”. Đó là trường hợp thai quá ngày, nghi ngờ thai suy dinh dưỡng nặng, thiểu ối, ối vỡ sớm… Cũng có thể là những trường hợp mẹ bị tiền sản giật nặng, đái tháo đường không được kiểm soát…

Đặt túi nước giục sinh là gì
Thai phụ tuyệt đối không được tự ý sử dụng các thuốc “giục sinh”

Nhiều phương pháp được sử dụng nhằm giục sinh. Tuy nhiên, vẫn có những phương pháp không hề an toàn. Ngày nay, chỉ còn một vài phương pháp được xem là “khá an toàn, có thể kiểm soát”,  cho phép sử dụng một cách chính thống. Được biết, khi sản phụ bước vào “giục sinh- khởi phát chuyển dạ”, người mẹ sẽ phải đối mặt rất nhiều nguy cơ.

Nguy cơ hàng đầu đó là vỡ tử cung- một tai biến sản khoa nghiêm trọng- có thể gây tử vong cả người mẹ và thai nhi, nếu không được xử trí khẩn cấp. Những nguy cơ khác như cơn gò quá nhiều gây suy thai, nếu không được phẫu thuật sớm, thai nhi có thể tử vong hoặc ngạt sau sinh. Giục sinh thất bại, sản phụ phải trải qua cuộc sinh mổ cũng là một nguy cơ của can thiệp này. Ngoài ra, sau sinh, băng huyết có thể xảy ra nếu chuyển dạ kéo dài.

Nguy cơ của giục sinh rất nhiều, có nhiều trường hợp nghiêm trọng, nên điều kiện giục sinh của hầu hết các trường hợp phải được thực hiện trong những bệnh viện có sẵn phòng mổ. Quá trình giục sinh phải được theo dõi kỹ lưỡng bởi các bác sĩ chuyên khoa phụ sản. Để sẵn sàng can thiệp phẫu thuật bất kỳ lúc nào nếu có các dấu hiệu như: cơn gò tử cung quá nhiều,  suy thai, dọa vỡ tử cung…

TS.BS NGUYỄN HỮU TRUNG

Đặt túi nước giục sinh là gì


Những trường hợp thai quá ngày, nghi ngờ thai suy dinh dưỡng nặng, thiểu ối, ối vỡ sớm… Thai phụ bị tiền sản giật nặng, đái tháo đường không được kiểm soát. Thì bác sĩ chuyên môn có thể chỉ định “giục sinh” để đảm bảo mẹ tròn con vuông.