Đau bụng không đi cầu được phải làm sao

Thuốc làm tăng khối lượng phân (ví dụ: psyllium, canxi polycarbophil, methylcellulose) tác động chậm và nhẹ nhàng là những loại thuốc an toàn nhất để thúc đẩy việc bài xuất phân. Sử dụng hợp lý bao gồm việc tăng dần liều - lý tưởng là dùng 3 hoặc 4 lần mỗi ngày với vừa đủ nước (ví dụ: bổ sung 500 mL nước/ngày) để ngăn ngừa nút phân - cho đến khi khối phân mềm hơn, to hơn. Chướng bụng có thể được giảm bằng cách chuẩn độ liều chất xơ trong khẩu phần ăn dần dần cho đến liều khuyến cáo, hoặc bằng cách chuyển sang chế phẩm xơ tổng hợp như là methylcellulose.

Các thuốc thẩm thấu có chứa đa ion hấp thu kém (ví dụ: magiê, photphat, sulfat), các polyme (ví dụ: polyethylene glycol), hoặc carbohydrate (ví dụ: lactulose, sorbitol) vẫn còn trong ruột, làm tăng áp suất thẩm thấu trong lòng ruột và kéo nước vào ruột. Tăng thể tích sẽ kích thích nhu động. Các thuốc này thường có tác dụng trong vòng 3 giờ.

Nói chung, thuốc nhuận tràng thẩm thấu khá an toàn ngay cả khi được sử dụng thường xuyên. Tuy nhiên, không nên dùng phốt phát natri để làm sạch ruột bởi vì thuốc có thể gây suy thận cấp (hiếm gặp) ngay cả sau khi dùng một lần duy nhất để chuẩn bị ruột. Những biến cố này xảy ra chủ yếu trên bệnh nhân cao tuổi, những người có bệnh thận trước đó và những người đang dùng thuốc có ảnh hưởng đến tưới máu hoặc chức năng thận (ví dụ: thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế men chuyển angiotensin, thuốc chẹn thụ thể angiotensin II). Ngoài ra, magiê và phốt phát cũng bị hấp thụ một phần và có thể gây bất lợi trong một số tình trạng bệnh lý (ví dụ: suy thận). Natri (trong một số chế phẩm) có thể làm suy tim trầm trọng thêm. Khi sử dụng với số lượng lớn hoặc thường xuyên, các thuốc này có thể gây mất cân bằng nước và điện giải. Một cách tiếp cận khác để làm sạch ruột chuẩn bị cho các kiểm tra chẩn đoán hoặc phẫu thuật hoặc đôi khi là để điều trị táo bón mạn tính sử dụng một lượng lớn thuốc thẩm thấu cân bằng (ví dụ: dung dịch polyethylene glycol-điện giải) cho uống hoặc bơm qua ống thông mũi-dạ dày.

Thuốc xổ bài tiết hoặc thuốc xổ kích thích (ví dụ: phenolphthalein, bisacodyl, anthraquinones, dầu thầu dầu, anthraquinones) có tác dụng bằng cách kích thích niêm mạc ruột hoặc kích thích trực tiếp đám rối thần kinh dưới niêm mạc và đám rối thần kinh cơ ruột. Mặc dù phenolphthalein đã bị loại khỏi thị trường Mỹ sau khi các nghiên cứu trên động vật cho thấy hợp chất này là gây ung thư, không có bằng chứng dịch tễ học về vấn đề này ở người. Bisacodyl là một loại thuốc cấp cứu hiệu quả cho táo bón mạn tính. Các thuốc antraquinones senna, cascara sagrada, lô hội và rhubarb là những thành phần phổ biến của thuốc nhuận tràng thảo dược và không kê đơn. Các thuốc này di chuyển không thay đổi cấu trúc cho đến đại tràng, nơi mà quá trình chuyển hóa của vi khuẩn sẽ chuyển thuốc thành các dạng hoạt tính.

Tác dụng bất lợi bao gồm phản ứng dị ứng, giảm điện giải, bệnh melanin ruột và đại tràng cathartic. Bệnh melanin ruột là nhiễm sắc tố màu nâu đen ở đại trực tràng không rõ thành phần. Đại tràng cathartic gợi ý đến các thay đổi về giải phẫu đại tràng đã được quan sát thấy khi thụt bari trên bệnh nhân sử dụng thuốc nhuận tràng kích thích lâu năm. Đại tràng Cathartic có thể gây táo bón dẫn đến việc sử dụng thuốc nhuận tràng nhiều hơn và do đó táo bón nhiều hơn, tạo ra một vòng luẩn quẩn. Không rõ liệu đại tràng cathartic, được cho là do nhóm anthraquinone phá hủy các nơ ron thần kinh trong đám thần kinh cơ ruột, có bị các thuốc hiện có thể dùng được hoặc các thuốc gây độc thần kinh khác (ví dụ: podophyllin), những chất này không còn tồn tại nữa, hay không. Có vẻ như không có tăng nguy cơ bị ung thư đại tràng khi sử dụng anthraquinone lâu dài.

Dung dịch thụt có thể được sử dụng, bao gồm nước máy và các dung dịch ưu trương đã pha chế có bán trên thị trường.

Thuốc làm mềm phân (ví dụ: docusate, dầu khoáng) có tác dụng chậm để làm mềm phân, khiến cho việc bài xuất phân dễ dàng hơn. Tuy nhiên, các loại thuốc này không phải là thuốc kích thích đại tiện mạnh. Docusate là một loại thuốc có hoạt tính bề mặt, cho phép nước xâm nhập vào khối phân để làm mềm và tăng khối lượng phân.

Thuốc đối kháng thụ thể mu-opioid có tác dụng ngoại biên (PAMORAs; ví dụ: methylnaltrexone, naloxegol, naldemedine) có thể được sử dụng để điều trị táo bón do thuốc phiện gây ra không đỡ khi dùng các biện pháp khác. Alvimopan là một loại thuốc đối kháng mu-opioid có sẵn để sử dụng trong bệnh viện trong thời gian ngắn trên bệnh nhân phẫu thuật để điều trị hồi tràng sau phẫu thuật.

Hội chứng ruột kích thích (rối loạn chức năng ruột hay rối loạn chức năng ống tiêu hóa) là một trong những bệnh lý đường ruột thường gặp nhất với tỷ lệ mắc bệnh từ 5%- 20% dân số ở nước ta.

Hội chứng ruột kích thích còn gọi là rối loạn chức năng ruột hoặc rối loạn chức năng ống tiêu hóa vì không tìm thấy một tổn thương thực thể như: các loại bệnh viêm loét đại tràng (viêm loét đại trực tràng chảy máu, bệnh Crohn…), các khối u đại trực tràng, viêm đại tràng nhiễm khuẩn, hội chứng rối loạn hấp thu hay rối loạn sinh học nào.

Theo nghiên cứu thì cơ chế sinh bệnh của hội chứng ruột kích thích bao gồm:

– Rối loạn vận động của ruột (tăng nhu động biểu hiện bằng đại tiện lỏng, giảm nhu động biểu hiện bằng táo bón).

– Rối loạn về cảm thụ của ống tiêu hóa: ống tiêu hóa dễ bị kích thích vì giảm ngưỡng cảm thụ nội tạng biểu hiện bằng đau bụng.

– Các yếu tố thần kinh trung ương: căng thẳng, rối loạn về tinh thần, yếu tố tâm lý cũng là yếu tố gây nên các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích.  Điều này lý giải cho xu hướng bệnh ngày càng tăng trong xã hội hiện đại.

Đau bụng không đi cầu được phải làm sao

Hội chứng uột kích thích

Triệu trứng của hội chứng ruột kích thích bao gồm:

Đau bụng

Đau là triệu chứng chủ yếu của hội chứng ruột kích thích. Cơn đau lan toả hoặc khu trú hố chậu trái, quanh rốn, hố chậu phải.

Đau trên rốn thường từng cơn mạnh. Đau dưới rốn thường có tính chất âm ỉ. Cường độ đau thường ê ẩm, khó chịu đến mạnh có khi phải đi cấp cứu.

Cơn đau từng cơn, có khi đau khiến bệnh nhân phải thức dậy khi đang ngủ. Đau tăng khi bệnh nhân thấy căng thẳng hoặc mệt nhọc, giảm đau khi nghỉ ngơi. Đau kèm cảm giác nặng bụng khiến người bệnh khó chịu. Đau giảm nhẹ khi trung, đại tiện được.

Đi lỏng

Thường sáng dậy người bệnh thường bị đau quặn thắt bụng muốn đi đại tiện, sau khi ăn lại có triệu chứng đó.

Trước khi đại tiện thấy đau ê ẩm hoặc đau quặn, đại tiện xong thường thấy dễ chịu. Có người còn cảm thấy đau tức khó chịu ở hậu môn, mót đi ngoài hoặc có cảm giác như đi chưa hết phân, có khi phải ngồi lâu mặc dù phân lỏng.

Mỗi đợt vài ngày đến vài tuần, ngày có thể đi trên 3 lần. Phân lỏng nát nhưng có thể đoạn đầu cứng đoạn sau nát. Trong ngày phân lần đầu nát nhưng các lần sau lẫn nhầy hoặc toàn nhầy.

Táo bón

Người bệnh đau quặn bụng muốn đi đại tiện, khi đi xong thì hết đau. Phân khô cứng thành cục nhỏ, lớp nhầy bám vòng quanh hoặc như phân dê.

Thời gian bị táo bón thường 3-4 ngày 1 lần hoặc 1 tuần 1 lần.  Có một số bệnh nhân không cảm giác đau, phải ngồi rất lâu.

Đầy hơi, sôi bụng

Sau ăn được nửa bữa đã có cảm giác khó chịu đau bụng phải ợ hay trung tiện mới dễ chịu.

Đầy hơi thường kèm với sôi bụng, có khi cuộn ruột thành từng đoạn cứng và đau, xoa day một lúc hoặc để tự nhiên cũng mất đi hoặc đoạn cứng di chuyển sang chỗ khác.  Một số trường hợp có cảm giác nóng ở ổ bụng.

Phần lớn người bệnh bị hội chứng ruột kích thích thường có trạng thái thần kinh không ổn định, dễ nhạy cảm, hay lo nghĩ hồi hộp, ra nhiều mồ hôi chân tay vào mùa đông, có đau đầu theo thời tiết, ở nữ đau bụng khi hành kinh.

Đau bụng không đi cầu được phải làm sao

Táo bón là một dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích

Phần lớn các trường hợp bị hội chứng ruột kích thích không có khả năng điều trị khỏi hoàn toàn. Việc điều trị theo triệu chứng thường có hiệu quả làm giảm sự khó chịu cho người bệnh. Tuy không làm dứt hẳn mọi triệu chứng nhưng sẽ cải thiện tốt hơn chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Các loại thuốc dùng trong điều trị hội chứng ruột kích thích thường là thuốc giảm đau, giảm co thắt, thuốc chống táo bón kết hợp uống nhiều nước, ăn thức ăn nhiều chất xơ, thuốc chống tiêu chảy, đầy hơi và thuốc an thần nếu người bệnh bị mất ngủ. Việc dùng thuốc phải theo hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa.

Việc thực hiện một chế độ ăn hợp lý đóng một vai trò rất quan trọng trong điều trị hội chứng ruột kích thích. Khi đang có triệu chứng rối loạn tiêu hóa người bệnh nên tránh ăn các thức ăn khó tiêu, đầy hơi như: khoai, sắn, bánh ngọt nhiều bơ, hoa quả có nhiều đường (cam, quýt, xoài, mít…).

Đồ uống nhiều đường và có gas, chất kích thích (rượu, cà fê, gia vị chua cay…). Những thức ăn để lâu, bảo quản không tốt. Nếu bị đại tiện phân lỏng không nên ăn nhiều thực phẩm có nhiều chất xơ như rau muống, rau cải, dưa…

Ngoài ra cần luyện tập thói quen đại tiện 1 lần trong ngày, xoa bụng buổi sáng khi ngủ dậy để gây cảm giác muốn đại tiện. Thường xuyên tập thể dục, thư giãn, tránh căng thẳng để làm giảm yếu tố sinh bệnh.

Để được tư vấn chi tiết về thăm khám và điều trị hội chứng ruột kích thích cũng như các bệnh lý khác liên quan đến hệ tiêu hóa, khách hàng vui lòng đăng ký tại đây:

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý cũng như kê đơn thuốc hiệu quả tốt nhất.

Trung tâm Tiêu hoá – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

  1. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc Phúc Trường Minh – Số 8 Châu Văn Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Nội
  2. Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc – 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội
  3. Phòng khám Hồng Ngọc Savico Long Biên – Tầng 3, tòa B, Savico Megamall, 07- 09 Nguyễn Văn Linh, Long Biên, Hà Nội

Hotline: 0911 908 856 – 0932 232 016

Email: 

Cập nhật nhiều thông tin hữu ích và chương trình Ưu đãi tại:

https://www.facebook.com/trungtamtieuhoaBVHongNgoc