Đề bài - bài 2.9 trang 64 sbt hình học 11

Cho tứ diện \(SABC\) có \(D\), \(E\) lần lượt trung điểm \(AC\), \(BC\) và \(G\) là trọng tâm tam giác \(ABC\). Mặt phẳng \((\alpha)\) qua \(AC\) cắt \(SE\), \(SB\) lần lượt tại \(M\), \(N\). Một mặt phẳng \((\beta)\) qua \(BC\) cắt \(SD\) và \(SA\) lần lượt tại \(P\) và \(Q\).

Đề bài

Cho tứ diện \(SABC\) có \(D\), \(E\) lần lượt trung điểm \(AC\), \(BC\) và \(G\) là trọng tâm tam giác \(ABC\). Mặt phẳng \((\alpha)\) qua \(AC\) cắt \(SE\), \(SB\) lần lượt tại \(M\), \(N\). Một mặt phẳng \((\beta)\) qua \(BC\) cắt \(SD\) và \(SA\) lần lượt tại \(P\) và \(Q\).

a) Gọi \(I = AM \cap DN\), \(J = BP \cap EQ\). Chứng minh bốn điểm \(S\), \(I\), \(J\), \(G\) thẳng hàng.

b) Giả sử \(AN \cap DM = K\), \(BQ \cap EP = L\). Chứng minh ba điểm \(S\), \(K\), \(L\) thẳng hàng.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Để chứng minh ba điểm thẳng hàng ta chứng minh ba điểm đó cùng thuộc hai mặt phẳng phân biệt

Lời giải chi tiết

a)

Đề bài - bài 2.9 trang 64 sbt hình học 11

Ta thấy:

+ \(G\) là trọng tâm tam giác \(ABC\) \(\Rightarrow G \in BD \Rightarrow G \in BD\).

+ \(I \in DN\) (theo cách dựng hình).

+ \(J \in BP\) (theo cách dựng hình).

\(\Rightarrow S, I, J, G \in (SPN)\)

Tương tự \( S, I, J, G \in (SQM)\)

Vậy \(S, I, J, G\) là điểm chung của \((SPN)\) và \((SQM)\).

b)

Đề bài - bài 2.9 trang 64 sbt hình học 11

Ta thấy:

+ \(S = PD \in EM\)

+ \(K \in DM\)

+ \(L \in PE\)

\(\Rightarrow S, K, L \in (SPM)\)

Tương tự \(S, K, L \in (SQN)\)

Vậy \(S, K, L\) là điểm chung của \((SPM)\) và \((SQN)\).