Đèo Hải Vân khánh thành năm bao nhiêu?
Chiều 8/1, ông Uông Việt Dũng, Phó Chánh Văn phòng Bộ Giao thông vận tải vừa thông tin với phóng viên Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam về việc khánh thành hầm đường bộ Hải Vân 2 thuộc dự án hầm đường bộ Đèo Cả sẽ được Bộ Giao thông vận tải phối hợp cùng Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả, UBND thành phố Đà Nẵng tổ chức vào ngày 11/01/2021 tại thành phố Đà Nẵng. Show Theo Bộ Giao thông Vận tải, hạng mục hầm đường bộ Hải Vân thuộc dự án đầu tư xây dựng hầm đường bộ Đèo Cả (hầm Cổ Mã, Đèo Cả, Cù Mông và Hải Vân với tổng chiều dài toàn tuyến là 31,95km). Dự án được thực hiện theo hình thức đối tác công tư (PPP) loại hợp đồng BOT với tổng mức đầu tư ban đầu là 26.154 tỷ đồng do Tập đoàn Đèo Cả làm nhà đầu tư. Hạng mục hầm Hải Vân được chia thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 tiến hành nâng cấp, sửa chữa hầm Hải Vân 1 để giải quyết tình trạng xuống cấp cần trùng tu, sửa chữa, đã hoàn thành từ tháng 8/2017. Giai đoạn 2, tổ chức thi công hầm Hải Vân 2 với chiều dài toàn tuyến 12,4 km, chiều dài hầm là 6,2km được thiết kế với chiều rộng 9,7m; bao gồm 2 làn xe rộng 7m; đường bộ hành và bảo dưỡng rộng 1m; dải an toàn 1,5 m; đường dẫn phía Bắc dài khoảng 1,7 km; đường dẫn phía Nam dài 4km. Khi đưa vào khai thác, hầm Hải Vân 2 sẽ giải quyết tình trạng quá tải ở hầm Hải Vân 1, đáp ứng nhu cầu di chuyển của phương tiện khi lưu thông một chiều mỗi ống hầm, góp phần đảm bảo an toàn giao thông giữa Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng. Con đường thiên lý Bắc – Nam xưa, và là quốc lộ 1A ngày nay đi suốt chiều dài đất nước, qua bao nhiêu vùng địa lý, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp; nhưng có lẽ không có nơi nào hùng vĩ, ấn tượng như đèo Hải Vân. Đèo Hải Vân – Thiên hạ mệnh danh đệ nhất hùng quan là một địa danh đặc biệt, không chỉ là cảnh sắc mà còn mang đậm dấu ấn lịch sử… Thiên hạ đệ nhất hùng quanĐèo Hải Vân (còn gọi là đèo Mây vì quanh năm đỉnh đèo có mây che phủ) là con đèo chạy trên dãy núi Bạch Mã (nhánh của dãy Trường Sơn đâm ngang ra biển, cũng gọi là núi Hải Vân). Đèo chạy quanh co cắt ngang dãy núi, có độ dài 20km, cao trung bình 500m so với mực nước biển; là ranh giới giữa tỉnh Thừa Thiên Huế ở phía Bắc và TP Đà Nẵng ở phía nam. Theo sử sách, trước năm 1306, vùng đất có đèo Hải Vân thuộc về hai châu Ô, Rí của Vương quốc Chăm Pa. Năm 1306, vua Chăm Pa là Chế Mân cắt hai châu này làm sính lễ để cưới công chúa Huyền Trân nhà Trần (con vua Trần Nhân Tông); thì con đèo này là ranh giới giữa Đại Việt và Chăm Pa. Khoảng một thế kỷ sau, dưới thời Hồ, năm 1402; vua Hồ Hán Thương sai tướng Đỗ Mãn đem quân đánh Chăm Pa, quân Chăm Pa thua và vua Chăm phải cắt đất Chiêm Động và Cổ Lũy để cầu hòa. Kể từ đó, cả vùng đất có đèo Hải Vân mới thuộc hẳn về nước Đại Ngu (tức Việt Nam ngày nay). Hải Vân trở thành ranh giới tự nhiên của hai xứ Thuận Hóa và Quảng Nam, như sách Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn đã chép: “Hải Vân dưới sát bờ biển, trên chọc tầng mây, là giới hạn của hai xứ Thuận Hóa và Quảng Nam” Tới năm 1470, vua Lê Thánh Tông thân chinh mang quân đi đánh Chăm Pa. Khi tới đèo Hải Vân, ấn tượng và xúc động trước cảnh quan hùng vĩ, vua đã cảm tác làm thơ và đặt tên nơi này là “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”. Cái tên ấy lưu truyền mãi trong dân gian về một địa danh đặc biệt trên đường thiên lý Bắc – Nam. Vào thời Nguyễn, Hải Vân là ranh giới giữa Thừa Thiên và Quảng Nam. Con đường đèo trên núi cực kỳ hiểm trở, nguy hiểm khó đi, nhiều thú dữ và kẻ cướp. Trong nhiều thế kỷ, rất ít người dám qua lại nơi đây, và Hải Vân là trở ngại trong việc giao thương, giao lưu văn hóa giữa hai miền Nam Bắc. Ở phía Bắc đèo, chân núi giáp biển có hang Dơi, tương truyền có thần sóng thường nhấn chìm thuyền bè; nên dân gian có câu ca dao: “Đường bộ thì sợ Hải Vân/ Đường thủy thì sợ sóng thần hang Dơi” Vào đầu thế kỷ 20, khi thực dân Pháp thiết lập sự thống trị ở Việt Nam, họ đã tiến hành xây dựng đường sắt qua đèo Hải Vân vào năm 1902, tới năm 1906 thì thông tuyến, nằm trong hệ thống đường sắt quốc gia khởi công từ năm 1881. Đây thực sự là một kỳ tích bởi địa thế đèo Hải Vân vô cùng hiểm trở. Đường sắt Hải Vân đi quanh co trên sườn núi, phải qua 6 hầm chui và 18 cây cầu. Tàu đi trên đèo một bên là vách núi, một bên là vực sâu và biển cả. Thời kỳ đầu ngành đường sắt sử dụng đầu máy hơi nước hay đầu máy diesel thế hệ cũ, khi tàu vượt Hải Vân phải lắp thêm đầu máy – một đầu kéo, một đầu đẩy. Tàu qua đèo Hải Vân với một tốc độ rất chậm chạp bởi đường dốc và nhiều khúc cua với bán kính rất nhỏ. Tuyến đường sắt đó vẫn tồn tại và được sử dụng cho đến ngày nay. Đi tàu vượt Hải Vân là một trải nghiệm khó quên với bất cứ ai bởi có thể ngắm nhìn thiên nhiên hùng vĩ, cảnh quan hoang sơ tuyệt đẹp của con đường đèo. Hình ảnh lãng mạn của đoàn tàu hỏa vượt Hải Vân đã trở thành cảm hứng để cố nhạc sỹ Phan Lạc Hoa viết bài hát “Tàu anh qua núi” bất hủ: “Đi dọc Việt Nam theo bánh con tàu quay/ Qua đèo Hải Vân mây bay đỉnh núi…” Năm 2005, hầm đường bộ xuyên núi Hải Vân được khánh thành và đưa vào sử dụng. Đường hầm dài 6,28km (là hầm đường bộ dài nhất Đông Nam Á) đã rút ngắn hành trình từ 20km, giảm thời gian đáng kể và thuận lợi hơn nhiều về địa hình, an toàn so với đường bộ cũ. Tuy nhiên, nhiều người khi qua Hải Vân vẫn chọn đi đường bộ trên núi để thưởng ngoạn thiên nhiên và thử cảm giác mạo hiểm. Từ trên đỉnh đèo, vào những ngày đẹp trời có thể nhìn thấy TP Đà Nẵng, bán đảo Sơn Trà, ở phía Nam hay biển Lăng Cô ở phía Bắc. Sừng sững Hải Vân QuanNếu đi đường bộ, thì khi tới đỉnh đèo, sẽ gặp một kiến trúc hình chiếc cổng rêu phong, đứng sừng sững như thi gan cùng đất trời, mưa nắng. Kiến trúc đó là Hải Vân Quan – một cửa ải ranh giới giữa hai tỉnh, hai miền. Hải Vân Quan được xây từ thời Trần và có diện mạo như ngày nay là được trùng tu vào thời Nguyễn (năm Minh Mạng thứ 7 – 1826). Hải Vân Quan nằm trên chính đường phân thủy của dãy núi Bạch Mã – cũng là ranh giới của tỉnh Thừa Thiên Huế và TP Đà Nẵng ngày nay. Hải Vân Quan được xây hình cổng cuốn vòm. Phía trên cửa hướng về phủ Thừa Thiên xưa có tấm biển đá khắc chữ “Hải Vân Quan”, phía trên cửa hướng về tỉnh Quảng Nam (bao gồm cả Đà Nẵng) có tấm biển đá khắc chữ “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”. Hải Vân Quan thời Nguyễn là một quần thể nhiều hạng mục kiến trúc có chức năng là một cửa ải, cũng là pháo đài, là tuyến phòng ngự quan trọng phía Nam của Kinh đô Huế. Hình ảnh Hải Vân Quan được khắc trên Dụ đỉnh trong bộ Cửu đỉnh, một đúc năm 1837 thời vua Minh Mạng nhà Nguyễn. Trong các cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ, quân đội các nước này sử dụng nơi đây là một chốt chiến lược quan trọng và đã xây dựng thêm nhiều hạng mục quân sự khác như lô cốt; làm biến dạng nhiều kiến trúc Hải Vân Quan ban đầu. Trong chiến tranh, nơi đây cũng diễn ra nhiều trận đánh lớn làm hủy hoại nhiều tới kiến trúc công trình. Sau chiến tranh, di tích này bị bỏ hoang phế và xuống cấp, không xứng tầm là một kiến trúc – danh thắng quan trọng và có ý nghĩa trong lịch sử. Nguyên nhân chính của việc này là do Hải Vân Quan nằm trên ranh giới của hai tỉnh/thành Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng, nên có sự tranh chấp và chồng lấn trong công tác quản lý; nhưng thực tế di tích lại rơi vào cảnh “cha chung không ai khóc” nên càng điêu tàn và nhếch nhác hơn. Hải Vân Quan không những hư hại đến 70% mà còn bị chen lấn bởi mồ mả, công trình xây dựng, hàng quán chen chúc không theo quy hoạch nào. Sau rất nhiều nỗ lực của các nhà văn hóa và bảo tồn di sản; mãi tới ngày 14/4/2017, di tích này mới được Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch xếp hạng là Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Quốc gia. Điều đặc biệt, đây là di tích đầu tiên trên cả nước thuộc cả hai địa phương (quận Liên Chiểu – TP Đà Nẵng và huyện Phú Lộc – tỉnh Thừa Thiên Huế). Hiện tại, hai địa phương Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế đang tích cực trong công tác bảo tồn và trùng tu di tích Hải Vân Quan. Cuộc khai quật khảo cổ từ tháng 5 tới tháng 9/2018 do các đơn vị chuyên ngành của hai địa phương, cùng Bảo tàng Lịch sử Quốc gia phối hợp thực hiện, đã cho thấy nhiều dấu tích kiến trúc và di vật quan trọng, là một kết quả khả quan để có thể xây dựng đề án phục hồi, trùng tu di tích Hải Vân Quan. Theo đó, những nhà khảo cổ đã phát lộ được quy mô công trình với nhiều dấu tích nền móng các hạng mục được xây dựng thời Nguyễn, như hệ thống tường thành cùng pháo nhãn của súng thần công hai bên cổng, nhà Trú Sở (nơi làm việc và sinh hoạt của quan trấn thủ) và nhà Vũ Khố (kho chứa vũ khí, hỏa dược và diêm tiêu), con đường thiên lý xưa đi ra/vào hai phía cổng… Song song với việc tiến hành nghiên cứu, làm xuất lộ các dấu tích kiến trúc của Hải Vân Quan, trong quá trình khai quật, các nhà khảo cổ đã thu thập được một số các loại hình di vật, bao gồm vật liệu gạch, ngói, mảnh vỡ các loại hình đồ sành, sứ, gốm men, đồ đất nung và mảnh bia đá thời Nguyễn… Dự án Hải Vân Quan đang từng bước được phục dựng dựa trên những ghi chép trong các thư tịch cổ cũng như kết quả khảo cổ thực tế. Cả phía Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế cùng kỳ vọng, dự án trùng tu Hải Vân Quan sẽ đem lại một điểm nhấn du lịch, điểm sáng văn hóa cho cả hai địa phương, là gạch nối ý nghĩa trên con đường di sản, kết nối du lịch Bắc và Nam miền Trung; cũng là biểu tượng của quan hệ đoàn kết hợp tác giữa hai địa phương Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng. Hai Sở Văn hóa và Thể thao của tỉnh Thừa Thiên Huế và TP Đà Nẵng cùng Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã và đang phối hợp chặt chẽ để triển khai dự án bảo tồn, trùng tu, tôn tạo di tích Hải Vân Quan. Cùng với dự án trùng tu, tôn tạo, các bên cũng đang nghiên cứu, thảo luận nhằm xây dựng một kế hoạch quản lý, phát huy giá trị một cách phù hợp, bền vững di tích này. Bước tiếp theo là quy hoạch tổng thể cả cụm đèo Hải Vân và các hệ thống thiết chế hạ tầng liên quan. Theo thống kê của ngành du lịch, các năm 2018, 2019, mỗi năm đã có từ 1,6-1,8 triệu lượt khách đến thăm Hải Vân Quan. Con số này sẽ tăng lên nhiều nếu dịch bệnh Covid được không chế và khi dự án Hải Vân Quan hoàn thành; cùng với việc ngành du lịch được hồi phục. Và Hải Vân Quan cùng đèo Hải Vân sẽ là một điểm sáng văn hóa du lịch – hết sức đặc biệt. Khi đó, chắc rằng cái tên Hải Vân sẽ lại sáng danh “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”. Thông hầm đèo Hải Vân năm bao nhiêu?Hầm Hải Vân xuyên qua núi, thay thế cho đường đèo Hải Vân vốn có nhiều đoạn nguy hiểm cho giao thông. Với chiều dài 6,28 km là hầm đường bộ dài nhất Đông Nam Á. Hầm được khởi công xây dựng ngày 27 tháng 8 năm 2000, và khánh thành ngày 5 tháng 6 năm 2005.
đèo Hải Vân có bao nhiêu hàm?Có 3 đường hầm song song là Đường hầm chính, đường hầm thoát hiểm và đường hầm thông gió.
hầm Hải Vân 2 dài bao nhiêu km?(NLĐO) - Hầm Hải Vân 2 thuộc Dự án hầm đường bộ Đèo Cả có chiều dài 6,2 km (chiều dài tuyến là 12,4km bao gồm đường dẫn). Đây là công trình khó khăn bậc nhất về mặt kỹ thuật và giải pháp công nghệ.
Đường hầm đèo Hải Vân dài bao nhiêu mét?Trong đó, hầm Hải Vân là hầm đường bộ dài nhất Việt Nam. Toàn bộ dự án hầm Hải Vân có chiều dài 12,047 km, tốc độ thiết kế 80 km/h.
|
Bài Viết Liên Quan
Tiền vệ nào đã tạo nên Pro Bowl 2023?
Trình duyệt bạn đang sử dụng không còn được hỗ trợ trên trang này. Chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng các phiên bản mới nhất của trình duyệt được hỗ ...
Có bao nhiêu ngày làm việc ở Ontario vào năm 2023?
Thông thường, mọi người chìm đắm trong công việc đến mức bắt đầu tự hỏi liệu mình có sống chỉ để làm việc hay không. Nhu cầu cân bằng giữa công ...
1 két bia Tiger bao nhiêu lớn?
Giới thiệu sản phẩm Thùng 24 lon Bia Tiger 330ml.Bia Tiger được lên men tự nhiên từ hoa bia và lúa mạch thượng hạng nhập khẩu từ Châu Âu giúp tạo ...
Chạy bộ bao nhiêu thì tốt?
Chạy bộ bao nhiêu là đủ? Liệu có câu trả lời chính xác cho câu hỏi này không? Đây là một trong những thắc mắc được khá nhiều người quan tâm. Vì vậy, ...
Xu hướng tủ bếp 2023
Nói tóm lại, số người di chuyển từ thành phố đến các khu vực nông thôn ngày càng tăng và nhiều người hiện đang làm việc tại nhà vĩnh viễn. Điều này ...
1 tuần nên ăn bao nhiêu thịt lợn?
Cho rằng ăn nhiều thịt đỏ giúp phát triển cơ nên gần như ngày nào chị Hương (Ba Đình) cũng cho con trai đang tuổi dậy thì ăn thịt bò, bê. Thi thoảng chị ...
Câu hỏi Madhyamik 2023 Tiếng Bengali
Các câu hỏi dành cho tiếng Bengali của kỳ thi Madhyamik đủ quan trọng để học sinh thực hành phong cách viết câu trả lời. Tiếng Bengali là một trong những môn ...
Xe tải 3 tấn dài bao nhiêu?
Thông số xe tải là thông số tải trọng và kích thước lòng thùng cũng như chức năng vận chuyển. Các chỉ số xe tải chở hàng hóa này được bộ giao thông ...
Kết quả bổ sung TS Inter năm 2023 Ngày
Hội đồng Giáo dục Trung cấp Bang Telangana đã tiến hành các kỳ thi bổ sung cho năm thứ nhất và năm thứ hai liên thông từ ngày 12 tháng 6 năm 2023 đến ngày 20 ...
Cà phê G7 hòa tan đen bao nhiêu calo?
Bạn đang muốn cốc uống bia mua 1 gói cà phê g7 16g bao nhiêu calo sài gòn xanh nhưng chưa biết 330ml địa chỉ mua bán 1 gói cà phê g7 16g bao nhiêu calo ở ...
Lịch ngày 26 tháng 1 năm 2023
Lịch hiển thị tuyển chọn các ngày lễ và lễ kỷ niệm trong nước và quốc tế. Tất cả thông tin được cung cấp mà không có bảo đảm hoặc yêu cầu về ...
R3 giá bao nhiêu 2023
Yamaha YZF R3 là mẫu xe phân khối lớn được thiết kế dựa trên cảm hứng từ huyền thoại YZR-M1 của giải đua MotoGP danh tiếng. Mẫu xe moto này được trang bị ...
Thời tiết ở Toronto vào tháng 7 năm 2023 theo độ C như thế nào?
Có một câu hỏi khá phổ biến là thời tiết ở Toronto có đẹp để du lịch vào tháng 7 không?. Vui lòng xem nhiệt độ tối đa +30°C và nhiệt độ tối thiểu ...
Bánh trà sữa trân châu đường đen bao nhiêu calo?
Trà sữa là loại thức uống đa dạng được tìm thấy ở nhiều nền văn hóa tại châu Á với cách thức chính là kết hợp giữa trà và sữa. Nhờ vị thơm nhẹ ...
Ngày 12 tháng 5 kỷ niệm năm 2023 là ngày gì?
IDPOST. CO. ID -Hàng năm vào ngày 12 tháng 5, khắp nơi trên thế giới kỷ niệm Ngày Quốc tế Điều dưỡngHải Nurse International được tổ chức nhằm tôn vinh và ...
Đàn tranh có bao nhiêu đấy?
Đàn tranh là một loại nhạc cụ dân tộc quan trọng trong âm nhạc dân gian của người Việt. Theo thời gian, đàn tranh được du nhập và cải tiến về chất ...
Tin Mừng ngày 16 tháng 3 năm 2023
11Ngươi sẽ nói với họ thế này. Các vị thần không tạo ra trời và đất sẽ diệt vong khỏi mặt đất và dưới bầu trời12 Chính Ngài đã tạo nên trái ...
25 tháng 6 âm là ngày bao nhiêu dương 2022
Việc xem ngày tốt xấu từ lâu đã trở thành truyền thống văn hoá của người Việt Nam. Theo quan niệm tâm linh thì khi tiến hành một việc gì thì chúng ta ...
Ngày tuyển sinh thứ 11 năm 2023
Tất cả các trường, trường cao đẳng, trường cao đẳng Bihar (BSEB) đang chạy các lớp trung cấp trên toàn bang BiharGIƠI HẠN TUỔI TACTheo quy tắc BSEBTên khóa ...
Mặt Trăng bằng bao nhiêu phần Trái Đất?
Nhìn lên bầu trời đêm và đếm các mặt trăng của Trái Đất, bạn chỉ có thể thấy được một mặt trăng, đó là Mặt Trăng của chúng ta. Bạn chú ý rằng ...