Điện lực của nhà nước hay tư nhân

Đây là một trong những nội dung quan trọng của “Đề án tổng thể sắp xếp, tái cơ cấu doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) giai đoạn 2017 - 2020 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Điện lực của nhà nước hay tư nhân

EVN là một trong những tập đoàn đi đầu trong việc tái cơ cấu doanh nghiệp. Ảnh minh họa

Theo đó, mục tiêu của Đề án là xây dựng EVN thành Tập đoàn kinh tế mạnh, có trình độ công nghệ, quản lý hiện đại và chuyên môn hóa cao, nâng cao năng suất lao động, hoạt động hiệu quả, bền vững; giữ vai trò chủ đạo trong việc đảm bảo đáp ứng nhu cầu điện cho phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và an ninh quốc phòng của đất nước...

Theo Đề án, ngành, nghề kinh doanh chính của EVN là sản xuất, truyền tải, phân phối và kinh doanh mua bán điện năng; chỉ huy điều hành hệ thống sản xuất, truyền tải, phân phối và phân bổ điện năng trong hệ thống điện quốc gia; xuất nhập khẩu điện năng; đầu tư và quản lý vốn đầu tư các dự án điện.

Đồng thời, quản lý, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, đại tu, cải tạo, nâng cấp thiết bị điện, cơ khí, điều khiển, tự động hoá thuộc dây chuyền sản xuất, truyền tải và phân phối điện, công trình điện; thí nghiệm điện; tư vấn quản lý dự án, tư vấn khảo sát thiết kế, tư vấn lập dự án đầu tư, tư vấn đấu thầu, lập dự toán, tư vấn thẩm tra và giám sát thi công công trình nguồn điện, các công trình đường dây và trạm biến áp.

Các đơn vị giữ nguyên tổ chức, cơ chế hoạt động và nằm trong cơ cấu Công ty mẹ - EVN là: Công ty Thủy điện Sơn La; Công ty Thuỷ điện Hoà Bình; Công ty Thuỷ điện Ialy; Công ty Thuỷ điện Trị An; Công ty Thuỷ điện Tuyên Quang (Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan và EVN nghiên cứu phương án cổ phần hóa, trong đó nhà nước nắm cổ phần chi phối, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 150/TB-VPCP ngày 21/3/2017);

Công ty Phát triển Thủy điện Sê San; Công ty Thuỷ điện Huội Quảng - Bản Chát; Ban Quản lý dự án thuỷ điện 1; Ban Quản lý dự án thủy điện 4 (chấm dứt hoạt động sau khi hoàn thành quyết toán các dự án); Ban Quản lý dự án thủy điện 5; Ban Quản lý dự án thuỷ điện 6; Ban Quản lý dự án Nhà máy thủy điện Sơn La; Ban Quản lý dự án điện hạt nhân Ninh Thuận (EVN quyết định đổi tên để phù hợp với chức năng, nhiệm vụ mới của Bản Quản lý dự án); Ban Quản lý dự án nhiệt điện 2; Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và công nghệ EVN; Công ty Mua bán điện; Công ty Viễn thông điện lực và Công nghệ thông tin (đổi tên từ Trung tâm Viễn thông và Công nghệ thông tin); Trung tâm Thông tin điện lực.

Cũng theo Đề án, các doanh nghiệp do EVN nắm giữ 100% vốn điều lệ: Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia; Tổng công ty Điện lực miền Bắc; Tổng công ty Điện lực miền Trung; Tổng công ty Điện lực miền Nam; Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội; Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh; Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia (chuyển thành công ty TNHH MTV trong giai đoạn 2019 - 2020 theo Quyết định số 168/QĐ-TTg).

Doanh nghiệp do EVN nắm giữ trên 50% vốn điều lệ là Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng điện 1; Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng điện 2; Cổ phần hóa các Tổng công ty Phát điện 1, 2, 3 (EVN nắm giữ ít nhất 51% vốn điều lệ các Tổng công ty Phát điện đến hết năm 2019, năm 2020 tiếp tục xem xét thoái phần vốn nhà nước còn nắm giữ xuống dưới mức chi phối); Công ty cổ phần Năng lượng Vĩnh Tân 3 (thoái vốn sau khi hoàn thành dự án Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 3).

Ngoài ra, EVN thực hiện thoái toàn bộ vốn tại Công ty Tài chính cổ phần Điện lực; Công ty cổ phần Cơ điện Thủ Đức; Tổng công ty Thiết bị điện Đông Anh - Công ty cổ phần; Công ty cổ phần Phong điện Thuận Bình; Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng điện 3; Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng điện 4./.

Tố Uyên

Tại tờ trình về dự án một luật sửa đổi, bổ sung 8 luật, Chính phủ đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Điện lực theo hướng thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng lưới điện truyền tải, trừ các dự án lưới điện do Nhà nước đầu tư theo quy hoạch phát triển điện lực trong từng thời kỳ.

Cụ thể, Điều 5 dự thảo Luật đã sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 4 Luật Điện lực theo hướng quy định nhà nước độc quyền trong “vận hành lưới điện truyền tải, trừ lưới điện do các thành phần kinh tế ngoài nhà nước đầu tư xây dựng” và “Nhà nước thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng lưới điện truyền tải trừ các dự án lưới điện do nhà nước đầu tư theo quy hoạch phát triển điện lực trong từng thời kỳ. Các thành phần kinh tế khi tham gia đầu tư xây dựng lưới truyền tải điện có quyền và nghĩa vụ của đơn vị truyền tải điện, theo quy định tại Điều 40 của luật này. Đơn vị phát điện, truyền tải điện, phân phối điện và khách hàng sử dụng điện đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật được quyền đấu nối vào lưới điện do các thành phần kinh tế tham gia đầu tư theo đúng quy hoạch phát triển điện lực”.

Trình bày tại phiên họp sáng 8/12 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh tính cấp thiết của việc sửa đổi Luật Điện lực, nhằm tháo gỡ ách tắc, giải phóng nguồn năng lượng.

Hiện nay, về đầu tư về nguồn điện, doanh nghiệp nhà nước (DNNN) chỉ chiếm 49%, 51% còn lại là các dự án tư nhân. Trong khi đó, theo Luật Điện lực, Nhà nước độc quyền về truyền tải điện, do đó nếu không mở cửa cho tư nhân vào truyền tải điện thì áp lực giải tỏa điện năng hiện có ở các dự án vận hành là rất khó khăn.

Đơn cử ở một số vùng miền Trung, miền Đông Nam Bộ, nguồn lớn, phụ tải rất thấp, có nơi chỉ đáp ứng 4 – 5% công suất nguồn. Trong khi đó, nhu cầu điện sắp tới rất lớn, khả năng thiếu điện vài năm tới là rõ ràng. Nếu không khẩn trương đầu tư truyền tải thì một mặt không giải tỏa được năng suất hiện có, mặt khác không thu hút được tư nhân đầu tư nguồn để tăng nguồn điện cho tương lai. “Nếu không sửa ngay, sức ép giải tỏa công suất và sức ép nhu cầu điện năng của đất nước là vô cùng căng thẳng” - Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định.

Điện lực của nhà nước hay tư nhân
Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên

Tại báo cáo thẩm tra, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường nhất trí với việc cần thiết sửa đổi, bổ sung quy định rõ chủ thể thuộc các thành phần kinh tế được tham gia hoạt động truyền tải điện. Tuy nhiên, các cơ quan thẩm tra cũng đề nghị làm rõ thêm nhiều vấn đề chưa được nêu cụ thể như: vấn đề đầu tư xây dựng lưới điện truyền tải; phân định phạm vi giữa Nhà nước và khu vực tư nhân trong hoạt động quản lý, vận hành lưới điện truyền tải quốc gia; về quyền, nghĩa vụ của các đơn vị truyền tải điện thuộc khu vực tư nhân, đặc biệt là đối với hoạt động vận hành lưới điện; về kiểm soát hoạt động đầu tư xây dựng, quản lý, vận hành lưới điện truyền tải, bảo đảm yêu cầu an toàn hệ thống điện cũng như quốc phòng.

Về chính sách giá điện và các loại phí có liên quan đến truyền tải điện, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường nhận thấy cần xem xét sửa đổi quy định về giá điện và các loại phí có liên quan đến hoạt động điện lực; tuy nhiên, đây là vấn đề nhạy cảm, phức tạp, nên cần nghiên cứu, xem xét, đánh giá cẩn trọng, kỹ lưỡng.

Nhà nước vẫn nắm giữ các công trình huyết mạch

Làm rõ thêm về nội dung này, Bộ trưởng Bộ Công thương cho biết, dự thảo cho phép tư nhân tham gia đầu tư lưới điện truyền tải. Tuy nhiên với dự án điện quan trọng quốc gia được xác định trong Luật Điện lực, Nhà nước vẫn tiếp tục đầu tư, xây dựng, quản lý, vận hành. Nhà nước sẽ đầu tư các công trình lưới điện huyết mạch là các đường dây cao áp 500 kV và siêu cao áp 800 kV, còn dưới mức đó thì cho phép tư nhân tham gia đầu tư. Đồng thời, Nhà nước vẫn độc quyền trong điều độ, vận hành.

Đối với cơ chế xã hội hoá hoạt động truyền tải điện, theo dự thảo luật, các thành phần kinh tế khi tham gia đầu tư xây dựng lưới điện truyền tải thì có quyền, nghĩa vụ của đơn vị truyền tải điện hiện nay, bao gồm có đủ điều kiện để được cấp giấy phép hoạt động truyền tải điện. Việc thu hồi chi phí, xác định doanh thu của đơn vị truyền tải điện được xác định thông qua giá truyền tải điện và quy định rõ tại Luật Điện lực và các nghị định, thông tư hướng dẫn.

Về vai trò quản lý của Nhà nước, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết Nhà nước vẫn giữ độc quyền trong điều độ hệ thống điện quốc gia như Luật Điện lực hiện hành quy định. Nhà đầu tư khi tham gia với vai trò đơn vị truyền tải điện sẽ phải tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư, quản lý vận hành lưới điện truyền tải, đầu tư xây dựng và chịu sự quản lý của cơ quan quản lý nhà nước theo thẩm quyền. Nhà nước yêu cầu nhà đầu tư lưới điện truyền tải phải cho phép các chủ thể khác được quyền đấu nối vào lưới điện truyền tải do chính họ được giao thực hiện.

Nếu chính sách này được triển khai, giá thành điện đến người dân không phát sinh thêm chi phí. Bên cạnh việc đảm bảo cung ứng đủ điện cho nền kinh tế, thu hút đầu tư từ trong và ngoài nước, quy định này còn giúp các DNNN trong lĩnh vực điện lực giảm bớt gánh nặng đầu tư lưới điện truyền tải với các dự án đã được giao cho tư nhân thực hiện. Ước tính sơ bộ theo vốn đầu tư ở mức thấp, nếu chỉ đầu tư cho 10 trạm biến áp, 1000 km đường dây thì sẽ giảm áp lực đầu tư cho DNNN trong lĩnh vực truyền tải điện khoảng 11.000 tỷ đồng một năm, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho hay.

Điện lực của nhà nước hay tư nhân

Nhân viên EVNNPT thi công một dự án đường dây - Ảnh: L.V.HOAN

Nhiều nhà đầu tư cho hay không thiếu tiền mà cần quy định rõ ràng. Ông Lê Anh Tùng (nhà đầu tư điện gió) cho biết nghị quyết 55/2020 của Bộ Chính trị khuyến khích tư nhân tham gia sâu vào lĩnh vực năng lượng, song việc đầu tiên là Chính phủ phải cụ thể hóa bằng các văn bản quy phạm pháp luật, cụ thể và chi tiết.

Muốn đầu tư, phải có ràng buộc?

Theo ông Tùng, các nhà đầu tư tư nhân có lợi thế lớn so với các doanh nghiệp nhà nước khi làm dự án truyền tải điện bởi chi phí xây dựng có thể tiết kiệm hơn, rút ngắn được thủ tục...

Ông Nguyễn Đức Toàn - chủ tịch Công ty cổ phần điện Sài Gòn Gia Định - cho rằng thời gian qua tư nhân đã tham gia xây dựng đường dây truyền tải, song chỉ xây dựng đường dây từ nhà máy điện đến điểm đấu nối. Theo ông Toàn, có những đường dây do tư nhân xây dựng, quản lý dài 40-50km, doanh nghiệp đã chia sẻ đường dây truyền tải giữa các dự án với nhau. Tuy vậy, để thực hiện như một dự án giao thông, như xây dựng - chuyển giao cho EVN, đến nay vẫn chưa có.

Xét về chất lượng của các công trình, ông Toàn cho biết các công trình truyền tải điện do tư nhân làm đều tuân thủ tiêu chuẩn kỹ thuật của Luật xây dựng và tiêu chuẩn ngành điện nên chất lượng đảm bảo. Vấn đề còn lại là cơ chế cạnh tranh khi tư nhân tham gia làm đường dây tải điện.

Ông Nguyễn Tâm Tiến - tổng giám đốc Trungnam Group - cho biết nghị quyết 55 thực sự làm "nức lòng" các nhà đầu tư, xé toang nhiều rào cản để các doanh nghiệp có thể tham gia và đồng hành trong việc phát triển thị trường năng lượng VN.

Ông Tiến nhấn mạnh nghị quyết 55 nêu rất rõ "có cơ chế khuyến khích thu hút vốn ngoài nhà nước đầu tư xây dựng hệ thống truyền tải quốc gia". Tuy nhiên hiện dự thảo Luật PPP (đầu tư theo phương thức đối tác công tư), Luật điện lực chưa có hành lang pháp lý rõ ràng. Do đó, ông Tiến cho biết các nhà đầu tư mong muốn Quốc hội, các bộ, ngành sớm ban hành các hành lang pháp lý rõ ràng để nghị quyết 55 nhanh chóng đi vào cuộc sống, xóa bỏ rào cản để các doanh nghiệp được đầu tư hệ thống truyền tải.

"Cần cân nhắc kỹ"

Trong khi đó, giải thích về nội dung "độc quyền nhà nước trong hoạt động truyền tải", Bộ Công thương cũng bày tỏ băn khoăn khi cho tư nhân đầu tư vào lưới điện truyền tải. Bởi hiện nay, nếu đầu tư lưới điện từ nhà máy điện/cụm nhà máy điện tới điểm đấu vào hệ thống truyền tải quốc gia có thể áp dụng quy định về thỏa thuận đấu nối. Tuy nhiên, với hệ thống lưới truyền tải khác thì chưa có quy định, đặc biệt là hệ thống điện truyền tải có tính chất xương sống, huyết mạch.

Vì vậy, Bộ Công thương cho rằng cần cân nhắc kỹ có cho phép đầu tư tư nhân hay không, nhằm đảm bảo an ninh năng lượng, an ninh quốc gia. Bộ Công thương đề xuất nên cho tư nhân làm các dự án đầu tư lưới điện truyền tải phục vụ đấu nối nhà máy/cụm nhà máy lên hệ thống điện quốc gia. Trường hợp khác cần báo cáo cấp thẩm quyền hoặc báo cáo Thủ tướng xem xét.

Điện lực của nhà nước hay tư nhân

Hệ thống đấu nối truyền tải điện tại một nhà máy điện mặt trời do tư nhân đầu tư ở Tây Ninh - Ảnh: NGỌC HIỂN

Tư nhân xây, Nhà nước vận hành

Ông Nguyễn Đức Toàn nhận định thực tế đường dây truyền tải của EVN đang sở hữu không bắt kịp với nhu cầu phát triển nguồn điện, trong khi các nhà đầu tư tư nhân rất quyết liệt lại dồi dào về nguồn vốn. 

EVN đầu tư phải trải qua rất nhiều quy trình thủ tục, trong khi giá đền bù không thể vượt trần. Ngược lại, tư nhân linh động hơn nên có thể hoàn thành dự án nhanh hơn. "Nếu có cơ chế tốt để thu hút tư nhân đầu tư vào lĩnh vực truyền tải sẽ là cú hích để tư nhân đổ vốn vào một lĩnh vực trước nay độc quyền" - ông Toàn nói.

EVNNPT muốn quản lý để đảm bảo an ninh năng lượng

Trả lời Tuổi Trẻ, theo lãnh đạo Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT - thuộc EVN), việc xã hội hóa lưới truyền tải cần thực hiện theo phương án: tư nhân đầu tư và quản lý vận hành lưới điện từ các nhà máy điện tới điểm đấu nối vào hệ thống truyền tải điện quốc gia. Hệ thống này không tính vào lưới truyền tải quốc gia. EVNNPT sẽ chịu trách nhiệm quản lý vận hành hệ thống truyền tải điện quốc gia để đảm bảo mục tiêu an ninh năng lượng.

Một bên là tư nhân muốn làm cả đường trục truyền tải điện quốc gia, một bên lại lo sẽ không quản lý được. Một chuyên gia lĩnh vực năng lượng cho rằng cần nghiên cứu kỹ bài học các nước, có cơ chế dung hòa làm sao phát huy tư nhân đầu tư và cho phép cơ quan quản lý vẫn có quyền giám sát, vận hành đường dây, tránh để tư nhân bán lại cho đối tác nước ngoài làm ảnh hưởng đến an ninh năng lượng.

Ông Nguyễn Tâm Tiến thừa nhận với xây dựng hệ thống truyền tải, cần phân định rõ vấn đề độc quyền và an ninh năng lượng ở vai trò vận hành hệ thống. Ông đề xuất: "Việc đầu tư hạ tầng các công ty tư nhân hoàn toàn đủ năng lực triển khai và bàn giao cho Tổng công ty Truyền tải quản lý vận hành".

Dưới góc độ quỹ đầu tư nước ngoài đối với các dự án năng lượng, ông Nguyễn Tùy Anh - giám đốc Quỹ Blue Leaf Energy/Macquarie Capital - thúc giục: Các quỹ đầu tư quốc tế rất quan tâm đến mảng năng lượng. Tuy vậy, các nhà đầu tư cần những cơ chế rõ ràng, cụ thể.

TS ĐOÀN VĂN BÌNH (viện trưởng Viện Khoa học năng lượng, Viện hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam):

Cân nhắc bài học của Philippines

Thu hút đầu tư tư nhân là cần thiết, song với lưới truyền tải cần lưu ý trong quy hoạch điện XIII đang xây dựng, đặc biệt chú ý lưới truyền tải quốc gia vẫn nên giữ là độc quyền nhà nước bởi liên quan an ninh quốc phòng và an ninh năng lượng quốc gia. Bài học từ Philippines cho thấy Trung Quốc nắm 40% lưới truyền tải, hệ thống điều khiển nằm ở Bắc Kinh. Vì thế, nên chăng hệ thống lưới 220 - 500 kV xác định rõ ranh giới EVNNPT độc quyền 100% ở mức nào, cần giải thích rõ trong luật.

Điện lực của nhà nước hay tư nhân
Tư nhân tham gia truyền tải điện, xóa bỏ độc quyền nhà nước?

NGỌC HIỂN - NGỌC AN