Nhà Nguyễn tuyển chọn quan lại chủ yếu bằng hình thức nào sau đây

BÀI TẬPMÔN: LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬTSinh viên: Hà Quốc TháiMã sinh viên: VB2TN3034Lớp: VB2K3 Thái Nguyên.ĐỀ BÀI:Các phương thức tuyển dụng quan lại ở Việt Nam thời phong kiến và bàihọc kinh nghiệm.BÀI LÀMLịch sử của các dân tộc, quốc gia là một dòng chảy không ngừng, thế hệsau kế tiếp thế hệ trước viết lên lịch sử dân tộc và xây dựng tiếp nối nền văn hóacủa dân tộc mình. Trong lĩnh vực công vụ, công chức, viên chức, quản trị đấtnước việc nghiên cứu truyền thống dân tộc để khai thác, bảo tồn, gìn giữ, pháthuy những giá trị đích thực phục vụ cho cuộc sống ngày nay và mai sau là vôcùng cần thiết.Trong lịch sử phong kiến Việt nam, pháp luật rất được chú trọng, quantâm đến những người làm việc trong bộ máy nhà nước, vấn đề thứ nhất là chế độtuyển dụng, trọng dụng nhân tài, đề cao đạo đức người làm quan. Người làmquan phải là người quân tử, con người đó thể hiện là: Chính tâm, tu thân, tề gia,trị quốc, bình thiên hạ; đạo làm quan cốt ở hai điều “trên thì yêu vua, dưới thìyêu dân”. Người làm quan phải là người có tài “dựng nước lấy học làm đầu, cầntrị lấy dân làm gốc”. Đồng thời, không chỉ dựa vào bằng cấp, khoa cử, mà phảiđược kiểm nghiệm bằng thực tế, lấy kết quả công việc để đánh giá và sử dụngtài năng. Vì vậy, có nhiều người là hoàng thân, quốc thích nhưng không có tàithì chỉ được nhà vua phong hàm, phong tước để hưởng bổng lộc của triều đình,nhưng không được giao quyền để giải quyết, điều hành công việc. Chính vì vậy,nhà nước phong kiến Việt Nam đã quản trị được đất nước trong những điều kiệnrất khó khăn, đặc biệt khi đất nước có giặc ngoại xâm.Ngay từ thời Lý (thế kỷ XI), vua Lý Nhân Tông, năm Ất Mão (1075),mùa xuân tháng 2 xuống chiếu thi minh kinh bác sĩ và Nho học tam thường; vàonăm Thiên tư Gia Thụy thứ 10 (1195) đời Lý Cao Tông bắt đầu mở thi Tam giáo(Nho - Phật - Lão). Tuy vậy, đời Lý (1010 - 1225) chưa thật chú trọng đề caokhoa trường, con đường làm quan chủ yếu lấy tuyển cử làm trọng và thực hiệnchế độ nhiệm tử - tức dùng các con quan. Đến thời vua Lê Thánh Tông thì khoa1cử được đề cao. Đến triều vua Minh Mạng (nhà Nguyễn) đã đặc biệt chú ý tớikhoa cử và dần được nâng lên thành phương thức chính thống, phổ biến trongtoàn nước để chọn nhân tài; đã mở khóa thi Hương, thi Hội rồi thi Đình. "Đókhông phải là một dịp long trọng giản đơn của đại học, mà nó thực sự là sự vậnhành của một thể chế chính trị chân chính". Những người đỗ đạt đều được trọngdụng theo khả năng thực tế của từng người: có học vị cao thì được bổ ngay, nhậnchức cao và làm quan trong triều đình, nếu thi đỗ với học vị thấp hơn thì làm ởphủ, ở huyện. Như vậy, có thể nói chế độ tuyển dụng quan chức thời này dựavào bằng cấp, phẩm chất chuyên môn của người được tuyển dụng. Năng lực củatừng người sẽ quyết định vị trí của người đó trong bộ máy nhà nước, chức vụtương ứng với tài năng.Dưới triều Nguyễn việc tuyển dụng quan lại thông qua ba hình thức: thituyển, bảo cử hoặc do nhiệm tử.Các phương thức tuyển dụng quan, lại được đề cập khá chi tiết trongnhiều văn bản của các triều đại phong kiến Việt Nam, phương thức tuyển dụngquan và lại có nhiều điểm khác nhau.I-CÁC PHƯƠNG THỨC TUYỂN DỤNG QUAN LẠI Ở VIỆT NAMTHỜI PHONG KIẾNNhiệm tử (Tập ấm): Con cháu quí tộc, quan lại ra làm quan;Khoa cử: thông qua các kì chi chọn người đỗ đạt;Tiến cử và bảo cử: Quan lại phát hiện giới thiệu những người có tài, cóđức ra làm quan và chịu trách nhiệm về họ;Mua bán: khi nhà nước gặp khó khăn về tài chính, áp dụng đối với nhữngchức quan nhỏ...Nhiệm tửLà phương thức tuyển dụng con cháu của quý tộc công thần và quan chứcdựa trên ân trạch của ông cha. Đây là phương thức tuyển dụng quan chức chủyếu thời Lý – Trần. Tuy nhiên thủ tục và đổi tượng tuyển dụng không được ghichép rõ ràng trong chính sử. Theo ghi chép của “Đại Việt sử kí toàn thư”, đốitượng được hưởng lệ nhiệm tử khá rộng bao gồm con cháu những người đãđược nhà nước phong quan tước. Thông qua lệ nhiệm tử, các chức vụ trongchính quyền trung ương và địa phương được trao cho người trong hoàng tộc. Lệnhiệm tử thời Hậu Lê và thời Nguyễn được quy định chặt chẽ về đối tượng, thểlệ và phạm vi tuyển dụng và được gọi là lệ Ấm sung.Tùy từng giai đoạn và từng triều đại, đối tượng được hưởng lệ Ấm sungrộng hẹp khác nhau. Thời Lê, đối tượng được hưởng Ấm sung bao gồm: Cáccon và cháu trưởng các tước công, hầu, bá; con trai của các quan nhất nhị phẩm2và con trưởng các quan từ tam phẩm tới bát phẩm. Thời Nguyễn đối tượng đượchưởng ấm phong đã được thu hẹp đáng kể về phạm vi, chỉ còn con của các quancó hàm từ tứ phẩm trở lên. Để được tuyển dụng vào các chức vụ nhà nước vớiphẩm hàm không cao (từ ngũ phẩm trở xuống), các đối tượng được hưởng lệẤm sung thời kì này buộc phải sung vào ngạch Nho sinh để học tập, cứ 3 nămnhà nước sẽ tổ chức khảo hạch 1 lan. Chức vụ và phẩm hàm của đôi tượng đượcấm sung lệ thuộc vào kêt quả thi khảo hạch và dựa trên tước phẩm của ông cha.Khoa cửLà phương thức lựa chọn quan chức thông qua việc tổ chức các kì thi.Khoa cử bắt đầu được thực hiện vào năm 1075 dưới triều nhà Lý, tuy nhiênkhoa cử dưới thời Lý chưa được coi trọng. Từ thời nhà Trần, khoa cử dần trởthành thông lệ (7 năm một lần), tới thời Hậu Lê và thời Nguyễn, khoa cử làphương thức tuyển chọn quan lại chủ yếu. Khoa cử không chỉ áp dụng để tuyểnquan văn mà còn áp dụng để tuyển quan võ, thậm chí cả tăng quan. Nhà nướcphong kiến mở nhiều khoa thi để lựa chọn nhân tài, ngoài Thưởng khoa còn cóÂn khoa, Chế khoa và khoa thi Bác cử (chỉ dành riêng cho tuyển quan võ), songThưởng khoa là khoa thi tuyển quan chủ yếu. Nội dung khoa cử thay đổi theoyêu cầu tuyển dụng của từng giai đoạn, từng triều đại và theo tính chất của khoathi. Chế khoa và Ân khoa thờng có nội dung thi đơn giản, Thưởng khoa dướithời Trần ngoài thi Nho giáo còn thi Tam giáo; từ thời Hậu Lê các kì thi tuyểnquan đều thi Nho giáo.Điều kiện tham gia khoa cử ngày càng chặt chẽ. Thời Lý – Trần, Nhànước phong kiến Việt Nam chưa quy định điều kiện tham gia khoa cử nhưng tớithời Hậu Lê, điều kiện tham gia khoa cử đã được quy định rõ ràng:+ Phải là dân Đại Việt+ Có hạnh kiểm tốt thông qua giấy xác nhận tư cách đạo đức của xã quan.Những người và con cháu những người bất mục, bất hiếu, loạn luân, làm nghềhát xướng không được tham gia khoa cử.Thời Nguyễn, nhà nước loại trừ các đối tượng sau đây không được thamgia khoa cử: Những người làm nghề chủ chứa, cai ngục đầy tớ, phu thuyền vàphu khiêng kiệu.Về thủ tục, Thưởng khoa từ thời kì nhà Trần được tổ chức qua 3 kì thi:Thi Hương, thi Hội, thi Đình. Dựa trên két quả đạt được người đỗ các kì thi cóthể được bổ nhiệm làm quan hay lại. Thời Lê nho sĩ vượt qua kì thi Hương vàtrúng hai trưởng thi Hội chỉ được bố làm lại viên, đỗ thi hội được bổ làm Nhochỉ huy sứ; thời Nguyễn chỉ cần đỗ thi Hương đã được bổ nhiệm chức Huấn đạo.Thủ tục bổ dụng cũng hoàn toàn phụ thuộc vào kì thi họ đã trải qua, nếu đỗ thiHương và thi Hội sẽ được bổ nhiệm ngay nhưng đỗ thi Đình bản thân các tiến sĩphải trải qua kì thực tập sau đó mới chính thức được bổ nhiệm. Quan chức lựachọn qua khoa cử được coi trọng và xếp vào bậc quan chức có xuất thân, thưởng3được bổ nhiệm giữ các chức vụ quan trọng. Một số cơ quan chỉ lựa chọn quanchức là tiến sĩ: Hàn lâm viện, Hiến ty, Nội các.Phương thức tuyền lạiCác triều đại phong kiến Việt Nam coi trọng tuyển lại qua các kì thi. Lạiviên được tuyển qua các ki thi cũng được gọi là lại viên có xuất thân và đượctrao trọng trách hơn so với lại viên không qua thi cử. Quy chế tuyển lại khôngquá chặt chẽ như tuyển quan:- Các kì thi tuyển lại không được tổ chức theo định kì;- Tùy từng triều đại, tùy từng thời kì mà nội dung thi tuyển thay đổi chophù hợp;- Có thể tổ chức tuyển lại viên chung tất cả các cơ quan, hoặc cũng có thểgiao cho các cơ quan tự tổ chức;- Có thể xét tuyển từ kết quả của các kì thi tuyển quan.Tiến cử và bảo cửĐây là hai phương thức tuyển dụng thông qua giới thiệu, đề nghị của cácquan chức cao cấp trong triều đình. Phép tiến cử và bảo cử (thời Lý – Trần còngọi là tuyển cử) được áp dụng khá nhiều dưới thời Hậu Lê và thời Nguyễn. Phépbảo cử thưởng áp dụng khi lựa chọn quan chức ở các cơ quan quản lí việc quân,việc dân ở địa phương như quan huyện, quan thừa ti, quan tổng binh hoặc các cơquan có chức năng kiểm tra giám sát như quan Hình bộ, quan Hiến ty. Đối tượngđược bảo cử là những người đang làm quan có uy tín và tài năng. Phép tiến cửthưởng được áp dụng đối với những người có tài năng và đức hạnh nhưng chưatừng làm quan. Tiến cử và bảo cử giúp nhà vua lựa chọn được các quan chứcthực tài bởi thủ tục được quy định khá chặt chẽ.+ Phải được giới thiệu bởi các quan chức nhà nước (thời Hậu Lê, Tây Sơnchấp nhận tự tiến cử)+ Trước khi bổ nhiệm phải qua kì sát cử của các cơ quan nhà nước cóthẩm quyền+ Người tiến cử phải chịu trách nhiệm về tư cách và năng lực của ngườimà mình tiến cử.Mua bán quan tước:Ngoài ba phương thức trên, nhà nước phong kiến Việt Nam vào một sốthời điểm còn tổ chức mua bán quan tước, tuy nhiên quan chức do mua bánthường chỉ được phong phẩm hàm mà không được trao chức vụ.II-BÀI HỌC KINH NGHIỆMCác phương thức tuyển dụng quan lại ở Việt Nam thời phong kiến cơ bảnđều hướng tới mục tiêu để xây dựng hệ thống quan lại để xây dựng và bảo vệđất nước. Ông cha ta đã vận dụng nhiều phương pháp khác nhau, với những thờiđiểm và với những đối tượng khác nhau, nhưng tựu chung lại, ở tất cả các thời4kỳ trong lịch sử dân tộc Việt Nam, phải thu hút và trọng dụng người có tài thamgia vào hệ thống quan lại. Từ đó có thể rút ra một số bài học sau:Thứ nhất,, xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực nhằm bảo đảm cósự tiếp nối các thế hệ công chức lãnh đạo cấp cao có tài năng và coi đây là mộttrong những khâu quan trọng trong quản lý và phát triển nguồn nhân lực. Sựthăng tiến về nghề nghiệp của các công chức có tài năng tùy thuộc vào trình độ,năng lực, đạo đức nghề nghiệp và kết quả công việc.Thứ hai, phải biết tìm người tài ở đâu và làm thế nào để thu hút được họ.Có nhiều hình thức thu hút khác nhau như các hình thức khoa cử, tiến cử, bảocử, tự tiến cử, thậm chí nhiệm tử là những hình thức mà ông cha ta đã thường sửdụng. Tuy nhiên, với bất kỳ hình thức nào, việc lựa chọn phải được thực hiệnmột cách công bằng, nghiêm minh.Thứ ba, phải biết sử dụng người tài như thế nào; bố trí người tài vàonhững vị trí, chức vụ nào cho phù hợp; việc tổ chức các đợt “khảo hạch” cũng làmột trong những hình thức để giúp người tài bồi dưỡng thêm kiến thức và thanhlọc đội ngũ quan lại; đồng thời, việc định kỳ thuyên chuyển quan lại và khôngbố trí quan lại làm việc ở quê hương bản quán cũng là một hình thức làm chongười tài toàn tâm toàn ý với công việc và tránh tình trạng cục bộ, bè phái.Thứ tư, phải biết làm thế nào để bảo vệ người tài; có cơ chế nuôi dưỡng,phát triển, tôn vinh và trọng đãi người hiền tài; đồng thời, có chế tài thưởng phạtnghiêm minh. phải có những biện biện pháp hữu hiệu nhằm tránh tình trạng “cảnhà, cả họ làm quan trên cùng một địa phương” hay tình trạng cài cắm “hậuduệ” vào các chức vụ lãnh đạo quản lý khi không đủ điều kiện, năng lực.Hình thức tuyển dụng quan lại thời phong kiến là những kinh nghiệm lịchsử, vẫn còn nguyên giá trị, ngày nay cần quan tâm chắt lọc biến thành nhữngquy tắc pháp lý làm cơ sở cho việc tuyển dụng, sử dụng những người làm việctrong các cơ quan, tổ chức nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội./.5