Hướng dẫn chơi game God of War

God of War phát hành năm 2018 là bản reboot nhẹ của series game cùng tên về “chiến thần” Kratos sở hữu tuyến truyện hoàn toàn mới. Với những ai lần đầu trải nghiệm và gặp khó khăn trong việc bảo tồn sinh mạng cho nhân vật Kratos, Trải Nghiệm Số xin chia sẻ những kinh nghiệm chiến đấu giúp bạn xứng danh “chiến thần” hơn trong trải nghiệm game.

Dục tốc bất đạt

Cho dù bạn chơi với độ khó nào thì hãy luôn vào trận với tâm thế cẩn trọng “an toàn là trên hết” bằng cách chú ý đến xung quanh. Đừng quên luôn để ý những hướng báo mà kẻ thù sẽ lao tới để né tránh đúng thời điểm, và quan trọng là luôn đặt an toàn lên trước. Nếu là lần đầu trải nghiệm God of War, có thể bạn sẽ thấy độ khó của trò chơi hơi cao, nhưng thật ra là do bạn chưa hiểu được cơ chế chiến đấu của trò chơi mà thôi. Vấn đề là cuộc chiến trong trò chơi luôn là đánh số đông nên đừng bao giờ có ý nghĩ “đánh nhanh rút gọn” rồi để kẻ thù vây hãm và tận dụng lợi thế số đông đó. Hãy dùng né tránh và lăn tròn để tạo khoảng cách nhất định, tận dụng ném rìu để “rút máu” kẻ thù từ khoảng cách an toàn.

Như đã đề cập ở trên, ném rìu (Leviathan Axe) là một trong những cách hiệu quả để vừa gây sát thương, lại vừa duy trì được khoảng cách an toàn với kẻ thù. Đừng quên là bạn cũng có thể ném rìu để đóng băng kẻ thù này rồi sử dụng “quả đấm chiến thần” với kẻ thù khác. Nên tập thói quen quan sát để nhận biết vị trí của mọi kẻ thù, từ đó mới có thể điều chỉnh khoảng cách hợp lý. Khi có thể, đừng quên nâng cấp các kỹ năng tăng thời gian đóng băng kẻ thù.

Biết địch biết ta

God of War có cả một “bách khoa toàn thư” Bestiary về kẻ thù và chiến thuật tấn công chúng trong trò chơi mà bạn nên tham khảo khi cần. Một số kẻ thù cần đến những chiến thuật riêng, chẳng hạn như bọn Revenant hầu như mọi lúc đều tàng hình trừ khi chúng bị trúng tên của Atreus. Trong trường hợp nhiều loại kẻ thù được trộn lẫn với nhau trong cuộc chiến thì bạn nên tiêu diệt những kẻ thù nào yếu hơn trước, chẳng hạn bọn biết bay.

Tuy nhiên, cũng có trường hợp bạn nên tấn công kẻ mạnh nhất. Chẳng hạn mấy con Troll “bự chà bá” mỗi khi bị ăn đập đến ngất ngư là Kratos có thể “đè đầu cưỡi cổ”, điều khiển chúng đi nện cho bọn nhãi nhép còn lại một trận ra trò và vô cùng thỏa mãn.

Atreus hỗ trợ rất tốt

Do vậy bạn đừng nên “tự lực cánh sinh” mà hãy tận dụng cậu bé. Không chỉ mũi tên của Atreus có thể hạ gục kẻ thù mà còn cực kỳ hữu dụng giúp bạn đánh lạc hướng sự chú ý của kẻ thù, điều này thậm chí ngay đầu game nhân vật Kratos có đề cập. Đừng quên mũi tên của Atreus có hiệu ứng stun và bạn có thể “phi” lại gần kẻ thù bị stun để kết liễu chúng bằng cách nhấn R3. Nhớ thường xuyên nâng cấp Talon Bow và mua kỹ năng mới cho Atreus, giúp cậu bé nạp tên nhanh hơn nếu bạn không muốn chật vật trong những trận chiến về sau. Nói một cách khác, cả hai cha con Kratos và Atreus phải nương tựa vào nhau mà sinh tồn!

Nút d-pad xuống

Đây là nút mặc định cho tính năng quay ngoắt 180 độ, trừ khi bạn đổi lại thành nút khác. Mặc dù có thể bạn không để ý, nhưng nó thật sự hữu dụng trong việc giúp bạn dễ dàng tháo lui tìm hướng khác tấn công kẻ thù. Đừng quên yếu tố quan trọng khi chiến đấu trong God of War là khả năng giữ khoảng cách hiệu quả. Nếu bạn bị vây hãm và mũi tên báo hiệu nguy cơ tấn công ở một hướng nào bên hông Kratos thì lập tức nhấn d-pad xuống để quay hướng và điều chỉnh lại khoảng cách với kẻ thù. Để kẻ thù vây hãm trong tư thế “mình anh cân cả thế giới” là con đường sớm nhất để Kratos tử trận đó.

Luôn mang theo Resurrection Stone

Bạn đã có thể mua Resurrection Stone ở gần đầu trò chơi từ các shop trong trò chơi, do vậy hãy luôn mang theo “đá hồi sinh” để Atreus có thể giúp hồi sinh khi Kratos gục ngã khi chiến đấu. Mặc dù chỉ có thể hồi sinh nhân vật với ít máu nhưng nó giống như thêm mạng cho Kratos vậy, trừ khi bạn thích chơi lại từ checkpoint gần nhất hơn thì không cần mua cho đỡ tốn Hacksilver cũng được.

Trang bị có ảnh hưởng nhiều hơn bạn tưởng

Ở thời điểm đầu trò chơi, trang bị của Kratos không ảnh hưởng nhiều đến nhân vật nên dễ khiến bạn “bé cái lầm”. Kỳ thực càng về sau thì trang bị của Kratos mới thật sự phát huy thế mạnh như hồi máu, tăng cường sức tấn công hơn nhiều v.v… Chính vì vậy, việc để ý các loại trang bị đang sử dụng và chú ý chỉ số tăng cường từ chúng không phải là thừa trong God of War như bạn tưởng lúc đầu mới chơi đâu. Cần lưu ý lối chơi của bạn để ưu tiên trang bị cho nhân vật như thế nào là phù hợp, tránh tình trạng đầu tư tràn lan “gì cũng muốn có”. Kỳ thực trong lần đầu trải nghiệm, bạn không bao giờ có thể hoàn thành “tâm nguyện” này đâu.

Đừng bỏ qua nhiệm vụ phụ

Các nhiệm vụ phụ thường mang đến cho bạn nâng cấp và trang bị giúp Kratos mạnh hơn, góp phần không nhỏ tăng chỉ số nhân vật, đồng nghĩa khả năng sinh tồn khi chiến đấu hơn sẽ cao hơn nhất là ở thời điểm trải nghiệm ban đầu khi nhân vật cấp còn thấp.

Đập đồ kiếm Hacksilver

Về cơ bản, Hacksilver là thứ bạn dùng để chế tác, mua và nâng cấp trang bị trong God of War. Bạn cần số lượng rất lớn trong trải nghiệm và môi trường màn chơi cung cấp rất nhiều từ các rương đồ cho đến mọi thứ có thể đập vỡ trong game. Từ những chiếc thùng cho đến các chiếc bình và không chỉ dừng ở đó. Cứ thấy gì đập được là đập ngay để thu thập Hacksilver. Tuy chúng chỉ là “bạc cắc” nhưng giúp bạn tích tiểu thành đại trong suốt trải nghiệm nên đừng bỏ qua.

Chỉ số may mắn

Đặc biệt đừng quên các trang bị tăng may mắn (Luck) vì chỉ số này giúp bạn thu thập được nhiều Hacksilver hơn. Chưa kể, có rất nhiều Artefact thu thập trong trải nghiệm bán được rất nhiều Hacksilver và mục đích của chúng kỳ thực cũng chỉ thế. Những trang bị cũ cũng vậy. Bạn không cần giữ chúng lại làm gì khi tìm được trang bị tốt hơn và hoàn toàn có thể bán kiếm Hacksilver “trang trải” trong trải nghiệm game.

Chúc bạn có cuộc hành trình thú vị trong God of War!

Hướng dẫn chơi game God of War
Hướng dẫn chơi game God of War

God of War (2018) – Chỉ chưa đầy một tuần nữa, vào ngày 20/04 sắp tới đây, những người hâm mộ dòng game God of War lẫy lừng (của hệ máy PlayStation) trên toàn cầu sẽ lại được diện kiến chiến thần Kratos hiếu chiến và tàn bạo ngày nào khi ra mắt trên PS4, với phiên bản mới nhất mang một cái tên giống phần đầu tiên: God of War (2018)!

Rất nhiều điểm 10 tuyệt đối dành cho trò chơi đã được các trang thông tin game trên toàn thế giới ồ ạt tung ra (Vietgame.asia sẽ sớm có bài đánh giá trong tuần) cách đây vài hôm.

Một tuần sắp tới ắt hẳn “đứng ngồi không yên” dành cho những người hâm mộ dòng game!

Để chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc hành trình đầy bất ngờ cùng Kratos và cậu con trai Atreus, Vietgame.asia sẽ bật mí 30 điều thú vị “bỏ túi” để bạn hiểu hơn về trò chơi!

LƯU Ý: Trong bài viết có một số chi tiết đề cập nội dung game, có thể sẽ làm bạn không thích!

Ngoài ra, bạn có thể tham gia buổi ra mắt game giữa đêm tại TPHCM!

1

God of War có 4 chế độ thử thách: dễ nhất là “Give Me A Story”, khó nhất là “Give Me God of War” (không thể thay đổi trong lúc chơi một khi đã chọn).

Hướng dẫn chơi game God of War

2

Có nhiều thế giới để khám phá trong God of War như Midgard (nơi con người sinh sống), Álfheimr (nơi sinh sống của các tộc tiên Elf), Asgard (nơi các vị cổ thần Bắc Âu cư ngụ), Jötunheimr (nơi các thần khổng lồ trú ngụ), v.v.

Hướng dẫn chơi game God of War

3

Mỗi thế giới là một bản đồ rộng lớn và được chia làm nhiều khu vực, cũng như phân tầng (thay đổi theo diễn biến câu chuyện).

Nên mỗi lần xuất hiện một tầng mới gần như chúng ta phải khám phá lại mọi thứ do địa hình bị thay đổi.