Hướng dẫn ghi tài liệu tha khảo

TÓM TẮT: Rút gọn thuộc tính là bài toán quan trọng trong bước tiền xử lý dữ liệu của quá trình khai phá dữ liệu và khám phá tri thức. Trong mấy năm gần đây, các nhà nghiên cứu đề xuất các phương pháp rút gọn thuộc tính trực tiếp trên bảng quyết định gốc theo tiếp cận tập thô mờ (Fuzzy Rough Set FRS) nhằm nâng cao độ chính xác mô hình phân lớp. Tuy nhiên, số lượng thuộc tính thu được theo tiếp cận FRS chưa tối ưu do ràng buộc giữa các đối tượng trong bảng quyết định chưa được xem xét đầy đủ. Trong bài báo này, chúng tôi đề xuất phương pháp rút gọn thuộc tính trực tiếp trên bảng quyết định gốc theo tiếp cận tập thô mờ trực cảm (Intuitionistic Fuzzy Rough Set IFRS) dựa trên các đề xuất mới về hàm thành viên và không thành viên. Kết quả thử nghiệm trên các bộ dữ liệu mẫu cho thấy, số lượng thuộc tính của tập rút gọn theo phương pháp đề xuất giảm đáng kể so với các phương pháp FRS và một số phương pháp IFRS khác.

Việc khảo sát, đánh giá về kiểu hình cũng như kiểu gen là cần thiết nhằm làm tăng hiệu quả cho quá trình nhận dạng, phát triển và chọn tạo giống mới đối với cây trồng. Nguồn gen thuộc một số dòng bơ đã qua chọn lọc để canh tác được thu thập từ một số nơi trong địa bàn tỉnh Lâm Đồng để phân tích đa dạng di truyền và nhận dạng giống. Đặc điểm sơ bộ về hình thái quả và năng suất của 11 dòng bơ tiềm năng đã được ghi nhận để hỗ trợ cho cơ sở dữ liệu nhận dạng dòng. Với đặc trưng nhận dạng DNA thu nhận được với 10 mồi ISSR, chúng tôi thu được tổng số 125 band điện di trên gel để tiến hành phân tích đa dạng di truyền tập hợp 11 mẫu khảo sát đại diện cho 11 dòng trên, kết quả cho thấy: tập hợp mẫu có mức dị hợp trông đợi (chỉ số đa dạng gene) đạt He = h = 0,3072, chỉ số Shannon đạt: I = 0,4608, tỷ lệ band đa hình: PPB = 91,84%. Cũng sử dụng 10 mồi ISSR như trên, từ đặc trưng nhận dạng DNA của 18 mẫu đại diện cho 6 dòng bơ tiềm năng (mỗi dòng 3 mẫu), dựa trên sự xuất hiện hay thiếu vắng các ...

Trong phần này, nhóm tác giả trình bày cụ thể và chi tiết hơn về FDI tại Việt Nam sau hơn ba thập kỷ dựa trên các tiêu chí bao gồm những sự kiện nổi bật, thực trạng và triển vọng.

Công trình này công bố kết quả nghiên cứu cấu trúc, độ bền và bản chất liên kết hóa học của các cluster silic pha tạp Si2M với M là một số kim loại hóa trị I bằng phương pháp phiếm hàm mật độ tại mức lý thuyết B3P86/6-311+G(d). Theo kết quả thu được, đồng phân bền của các cluster pha tạp Si2M có cấu trúc tam giác cân, đối xứng C2v và tồn tại hai trạng thái giả suy biến có cùng độ bội spin (A1 và B1). Kết quả thu được cho thấy liên kết Si-M được hình thành chủ yếu từ sự chuyển electron từ AO-s của các nguyên tử Li, Na, K, Cu, Cr sang khung Si2 và sự xen phủ của các AO-d của nguyên tử Cu, Cr với AO của khung Si2. Kết quả nghiên cứu các cluster Si2M (M là Li, Na, K, Cu, Cr) cho ra kết luận rằng cluster Si2Cr là bền nhất.

Nghiên cứu sử dụng dịch trích vỏ quả lựu được thực hiện để đánh giá khả năng ức chế tinh thể Calcium oxalate, gồm 03 giai đoạn chính là hình thành, phát triển và ngưng tụ. Mẫu vỏ quả lựu được ly trích bằng phương pháp ngâm dầm với ethanol 80% để tạo cao chiết. Phần trăm ức chế hạt nhân tinh thể Calcium oxalate của cao chiết vỏ quả lựu được xác định bằng phương pháp đo quang phổ ở bước sóng 620 nm; trong khi đó, hiệu quả ức chế phát triển tinh thể Calcium oxalate của cao chiết được đánh giá bằng mật độ quang của mẫu thử ở bước sóng 214 nm trong thời gian 600 giây. Hiệu quả ức chế ngưng tụ tinh thể calcium oxalate của cao chiết được xác định bằng cách đo lường mật độ quang ở bước sóng 620 nm vào các khoảng thời gian 30, 60, 90, 180 và 360 phút. Kết quả nghiên cứu cho thấy, độ ẩm của mẫu đạt 71,89% và hiệu suất cao chiết đạt 4,59%. Cao chiết vỏ quả lựu có sự hiện diện của các hợp chất flavonoid, alkaloid, saponin, terpenoid, tanin và phenol. Cao chiết vỏ quả lựu có khả năng ức chế hình...

Việc trích dẫn và liệt kê những tài liệu tham khảo trong các bài luận là vô cùng quan trọng. Nếu bạn đang sử dụng tài liệu của người khác mà không viết chú dẫn về tác giả và nguồn tài liệu thì báo cáo, tiểu luận hay luận văn sẽ không được duyệt để bảo vệ. Chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu về cách viết, liệt kê tài liệu tham khảo và trích dẫn chính xác ngay nhé.

Cách viết trích dẫn trong bài luận

Hình thức để ghi tài liệu tham khảo, trích dẫn cần có trong bài luận văn hoặc tiểu luận là ghi nguồn trích dẫn sử dụng ngay trong nội dung của bài hoặc ghi danh mục tài liệu tham khảo, trích dẫn ở cuối luận văn.

Việc ghi trích dẫn tài liệu tham khảo trong tiểu luận hoặc luận văn không chỉ thể hiện sự tôn trọng bản quyền đối với tác giả mà còn thể hiện trình độ chuyên sâu cũng như tính nghiêm túc trong nghiên cứu. Do đó, các trích dẫn và tài liệu tham khảo trong tiểu luận, luận văn phải được trình bày đúng quy chuẩn.

Nếu đoạn trích dẫn nhỏ hơn 2 câu hoặc chỉ trong khoảng 4 dòng đánh máy thì bạn có thể trích dẫn ngay trong tiểu luận, bài luận bằng cách sử dụng dụng dấu ngoặc kép trong đoạn mở đầu và kết thúc.

Nếu bạn muốn trích dẫn dài hơn thì cần phải tách thành một đoạn riêng với việc căn lề trái và lề phải lùi vào thêm 2 cm. Đối với Đoạn trích dẫn này bạn không cần mở đầu và kết thúc bằng dấu ngoặc kép.

Các cách trình bày trích dẫn, tài liệu tham khảo trong bài viết tiểu luận, luận văn

  • Tên tác giả hoặc tổ chức và năm xuất bản của tài liệu được đặt trong ngoặc đơn. Ví dụ: Thái độ của sinh viên Đại học Y Hà Nội về học trực tuyến do dịch covid-19 năm 2021

(Phạm Bích Diệp, Đào Thị Hoà, 2022).

  • Tên tác giả hoặc tổ chức là thành phần của câu, năm xuất bản đặt trong ngoặc đơn. Ví dụ: Phạm Bích Diệp, Đào Thị Hoà (2022) cho rằng sinh viên Đại học Y Hà Nội có thái độ chung là tích cực về học trực tuyến khi có dịch COVID-19 năm 2021.
  • Trường hợp bạn trích dẫn nguyên một đoạn nội dung dài của tài liệu tham khảo thì có thể đưa số trang của tài liệu trích dẫn vào trong ngoặc đơn. Ví dụ: Phạm Bích Diệp, Đào Thị Hoà (2022, tr.4) nêu rõ “sinh viên Đại học Y Hà Nội có thái độ chung là tích cực về học trực tuyến khi có dịch COVID-19 năm 2021”.

Cách viết danh mục tài liệu tham khảo trong tiểu luận, luận văn

Cách viết tài liệu trích dẫn tham khảo là sách

Viết theo thứ tự: Tên tác giả hoặc chủ biên (năm xuất bản). Tên sách , đến Nhà xuất bản, đến Nơi xuất bản (nếu có)

Nếu trích dẫn sách của hai tác giả thì trong phần Tên tác giả, bạn phải liệt kê đầy đủ 2 tác giả, được nối với nhau bằng liên từ “và”.

Nếu trích dẫn sách của nhóm nhiều tác giả thì trong phần Tên tác giả, bạn nêu Chủ biên và (các) cộng sự.

Nếu sách bạn trích dẫn được tái bản nhiều lần thì bạn ghi như sau: Tên tác giả - Chủ biên (năm xuất bản). Tên sách. Lần tái bản, đến Nhà xuất bản, Nơi xuất bản (nếu có)

Ví dụ:

  • BSCKII. Nguyễn Văn Bài (2015). Giáo trình Phục Hình Răng Cố Định – ĐH Y Hà Nội
  • PGS. TS. Hoàng Văn Sỹ (2020). Giáo trình Tiếp Cận Các Vấn Đề Nội Khoa Thường Gặp – ĐH Y Dược TPHCM
  • Bộ Môn Sinh Lý Học - ĐHYD TPHCM (2018) Sinh Lý Học Y Khoa – ĐH Y Dược TPHCM , NXB Y Học

Tài liệu tham khảo trong tiểu luận là một chương của sách

Viết theo thứ tự : Tên tác giả - chủ biên (năm xuất bản). Tên của chương sách. In: Tên tác giả - chủ biên sách, tên sách. Nhà xuất bản, Nơi xuất bản (nếu có), pp. số trang đầu tham khảo- số trang cuối của chương.

Ví dụ: Harrison (2010). Các thay đổi của chức năng tuần hoàn và hô hấp. In: Harrison, Nguyên lý y học nội khoa Harrison. Xuất bản lần thứ 15.NXB Y học, pp.292-331.

Cách viết tài liệu tham khảo là luận văn hay luận án hoặc khóa luận

Viết theo thứ tự: Tên tác giả (năm xuất bản). Tên đề tài luận án hoặc luận văn hoặc khóa luận. Luận văn (học vị), Khoa hoặc chuyên ngành, tên Trường Đại học.

Ví dụ: Hồ Thị Phương Hoa (2016). Nghiên cứu về thực trạng cân nặng của trẻ sơ sinh và các yếu tố liên quan tại Hương Long- Huế năm 2015. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ, Bác sĩ y học dự phòng, Trường Đại học y dược Huế.

Tài liệu tham khảo hoặc trích dẫn từ nguồn internet/website

Tên tác giả (năm). Tên tài liệu, ngày – tháng - năm truy cập nguồn thông tin, từ <đường dẫn link để tiếp cận tài liệu đó>.

Ví dụ: Lê Trần Hiệp (2020). Toàn cảnh diễn biến dịch Covid-19 tới 29.4: Lây nhiễm trong cộng đồng đã tăng lên, 29/04/2020, từ

Tài liệu tham khảo trích dẫn từ nguồn báo in hàng ngày

Tên tác giả (năm xuất bản). Tên bài báo, tên báo, chuyên mục, ngày xuất bản.

Ví dụ: Lê Trần Hiệp (2020). Toàn cảnh diễn biến dịch Covid-19 tới 29.4: Lây nhiễm trong cộng đồng đã tăng lên, Báo Thanh Niên, Thời sự, 29/04/2020.

Hướng dẫn sắp xếp tài liệu tham khảo

Sau đây là một số lưu ý cơ bản khi sắp xếp danh mục tài liệu trích dẫn tham khảo:

  1. Tài liệu tham khảo phải sắp xếp riêng theo từng ngôn ngữ (như Tiếng Anh, Tiếng Việt, Tiếng Nga, Tiếng Nhật...). Các tài liệu nước ngoài luôn được yêu cầu phải được giữ nguyên văn, không được phiên dịch, và phiên âm. Những tài liệu viết bằng tiếng nước ngoài mà không phổ biến, và ít người Việt biết đến thì bạn có thể ghi thêm phần tiếng Việt đi kèm theo mỗi tài liệu.
  2. Khi sắp xếp tài liệu phải chú ý đến thứ tự ABC họ tên của tác giả luận văn theo quy định của từng quốc gia:
  3. Tác giả là người nước ngoài: Được sắp Xếp thứ tự ABC theo họ.
  4. Tác giả là người Việt Nam: Được sắp Xếp thứ tự theo tên.
  5. Đối với Tài liệu không có tên tác giả thì sắp xếp theo thứ tự ABC từ đầu của tên đơn vị xuất bản. Ví dụ: Bộ giáo dục và đào tạo => Xếp theo vần B, Tổng cục thống kê => xếp theo vần T...

Trên đây là toàn bộ những "nguyên tắc" trong cách viết tài liệu tham khảo trong tiểu luận. Hy vọng rằng, với những điều mà tôi đã chia sẻ, bạn đọc sẽ hoàn thành tốt nhất bài tiểu luận và bài luận văn của mình.