Hướng dẫn giải mật thư kinh thánh

Mật thư là từ Việt dịch ra từ CRYPTOGRAM có gốc tiếng Hy Lạp là KRYPTOS, có nghĩa là dấu kín, bí mật và GRAMMA có nghĩa là bản văn, lá thư. Mật thư có thể hiểu đơn giản là một bản thông tin được viết bằng các kí hiệu bí mật hoặc các kí hiệu thông thường theo một cách sắp xếp ấy gọi chung là mật mã. Muốn hiểu được nội dung của mật thư phải khám những bí mật của mật mã được gọi chung là giải mã. 2. Một số từ chuyên môn - Bản văn gốc (bạch văn – kí hiệu: BV): nội dung cần truyền đạt. - Mã hóa (mật thư), hoặc bản tin (BT): chuyển bạch văn sang dạng mật mã. - Giải mã: chuyển mật mã sang bạch văn - Chìa khóa (kí hiệu: OTT): dùng để hướng dẫn cách giải mật thư. 3. Các kí tự và quy ước chung - Mật thư là đoạn văn bản/ kí hiệu nằm giữa NW và AR. Kí hiệu NW và AR từng được sử dụng trong kĩ thuật điện báo vô tuyến (radiotelegraphy), trong đó NW: là bắt đầu truyền tin và AR: là kết thúc truyền tin. - Quy ước về tín hiệu morse: Bắt đầu phát: AAA hoặc NW Sai phát lại: HH hoặc 8E Cấp cứu: SOS Hết bản tin: AR (3 lần) Chưa hiểu xin nhắc lại: IMI Vui lòng phát chậm: VL Sẵn sàng nhận: K Nhận không rõ nghĩa: SO - Các quy ước và nguyên tắc + Dấu mũ: thay thế trực tiếp. (ví dụ để viết chứ O thì ta viết liên tiếp 2 chữ O) + Nguyên tắc của Morse: 1 tè (—) = 3 tích (●) + Dấu thanh: đặt sau mỗi từ. + Quốc ngữ điện tín (dấu tự + dấu thanh) Dấu tự: Ă=AW Â=AA Ê=EE Đ=DD Ơ=OW Ô=OO Ư=W or UW ƯƠ=UOW Dấu thanh Sắc = S, Huyền = F, Hỏi = R, Ngã = X, Nặng = J, Khoảng cách (-, hoặc Z) xóa dấu = Z 4. Mật thư thánh kinh.

  1. Khái niệm - Mật thư thánh kinh là mật thư được thiết lập trên các “khóa” là những câu Kinh Thánh được biến thể theo những hình thức khác nhau. Mật thư Thánh Kinh không chỉ đòi hỏi người dịch mật thư cần đọc kỹ “khóa” và suy luận ra cách giải mã bản tin mà còn đọc kỹ khóa và suy luận điều Chúa muốn nhắn gửi qua chiếc chìa khóa Thánh Kinh ấy. Như thế nào được xem là Mật thư Thánh Kinh? - Để có một mật thư thánh kinh thì cần phải có các điều kiện sau: + Mật thư thánh kinh có chìa khóa phải luôn là một đoạn trích kinh thánh hoặc được rút gọn bằng xuất xứ kinh thánh. Nhằm tối đa hóa lợi ích của mật thư thánh kinh thì người tạo mật thư thường sử dụng xuất xứ kinh thánh làm chìa khóa nhằm giúp người ta giải mã mật thư luôn mang bên mình sách kinh thánh Ví dụ: “Và kìa, có những kẻ đứng chót sẽ lên hàng đầu, và có những kẻ đứng đầu sẽ xuống hàng chót”. Đây được gọi là đoạn trích Kinh Thánh. Lc 13, 30 là xuất xứ kinh thánh - Lưu ý: + Khóa phải gắn kết với bản tin chứ không phải là một câu vu vơ. + Mật thư thánh kinh luôn mang tính giáo dục (nhân bản, kỹ năng giáo lý,…) + Phải có sự chính xác vì Kinh thánh là tuyệt đối và không thể thay đổi.

Lợi ích của mật thư thánh kinh - Để giải được mật thư thánh kinh thì lúc nào bên cạnh người giải phải có một quyển kinh thánh. Điều này giúp ta lúc nào cũng trong tư thế sẵn sàng để đọc lời Chúa. - Giúp người giải mật thư biết cách mở sách kinh thánh vì chìa khóa luôn là một câu xuất xứ đòi hỏi phải lật sách kinh thánh. - Giúp người giải mật thư có thể biết nhiều hơn về kinh thánh. - Giúp người giải mật thư có thể nghiềm ngẫm kinh thánh. - Khi nghiềm ngẫm kinh thánh thì sẽ dễ dàng nhớ được kinh thánh một cách tốt hơn, giúp thấm nhuần lời Chúa vào chính mình và có thể dễ dàng đẩy mình thực hành lời Chúa.

  1. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ GIẢI MẬT THƯ. Để giải mật thư, cần thuộc lòng thứ tự 26 kí tự (alphabet) a->z; biết quốc ngữ điện tín.

  1. CÁC DẠNG MẬT THƯ VÀ CÁCH GIẢI. Phần 1: HỆ THỐNG ẨN DẤU
  2. Đặc điểm chung - BV bị ẩn hoặc bị biến mất trong đoạn mật mã bởi các ký tự giả. Các ký tự giả sẽ xuất hiện theo một trật tự có logic (cách đều nhau hoặc là những từ mà khóa muốn loại bỏ). - Đây là hệ thống mật thư đòi hỏi sự nhận xét bao quát về đoạn mật mã khi giải vì xen lẫn bạch văn là các kỹ tự giả. Là dạng mật thư mà những mẫu tự của văn bản gốc được thay thế bằng những ký hiệu, con số hay ký tự bất kỳ nhưng theo một quy tắc logic nhất định. Hệ thống này thường có các dạng thay thế như: MORSE, Thay thế bằng chữ, bằng số. Cách giải quyết khóa thường dựa vào cách đọc, hình tượng.

- Ở hệ thống này, dôi khi để tránh người giải mật thư bẻ khóa bằng phương pháp mò thì người tạo mật thư thường dùng kí tự Z để thay thế các ký tự lặp. Ví dụ: Ê=EZ. Đ=DZ. Ô=OZ.

II. Các dạng mật thư thường gặp.

  1. Ký tự thay ký tự (chữ thay chữ)

- Những ký tự ở BT sẽ được thay thế với một ký tự tương ứng để tạo ra BV. Dựa vào khóa chúng ta cần tìm hai ký tự có thể thay thế chon hay rồi lập bảng đối xứng để thay thế.

Ví dụ:

BT: DXQPD TQDX TPKMSI SXKQI SXQ, SXKQI SED LQV TPKMSI SXKQI JXQDXI JXQPDV.

O=n: Mt 7, 15

Hướng dẫn: Mt 7, 15 " Anh em hãy coi chừng các ngôn sứ giả, họ đội lốt chiên mà đến với anh em; nhưng bên trong, họ là sói dữ tham mồi’" Ở mật thư này chúng ta thấy có sự xuất hiện của hai con vật đối nghịch nhau Chiên và Sói. Như vậy ta có C=S tức là ký tự C của bạch văn đã được thay thế bởi S trong bản tin. Lập bảng đối xứng sau ta chỉ cần dò các ký tự của bản tin để tìm các ký tự bạch văn tương ứng.

A

B

(C)

D

E

F

G

H

I

J

K

L

M

q

r

(s)

T

u

v

w

x

y

z

a

b

C

N

O

P

Q

R

S

T

U

V

W

X

Y

Z

d

e

F

G

h

i

j

k

l

m

n

o

p

Bạch văn:

NHAZN DANH DZUWCS CHUAS CHA, CHUAS CON

VAF CHUAS THANHS THAZNF (NHÂN DANH ĐỨC CHÚA

CHA, CHÚA CON VÀ CHÚA THÁNH THẦN)

  1. Kí tự thay từ.

- Đây là dạng mật thư mà những từ ở bản tin sẽ được thay thế với một ký tự tương ứng. Ở dạng này có một số đặc điểm nhận dạng như sau:

+ Số từ trong khóa bằng hoặc ít hơn một (Bỏ Z) với số ký tự trong bảng chữ cái.

+ Các từ trong khóa sẽ xuất hiện trong BT.

Ví dụ:

BT: Tay li nói, trò Ga bị khi Người, trò Ga với, trò với nói, nộp bị vào nói miền tay, sắp li nói.

O=n:Mt 17, 22

Hướng dẫn: Mt 17, 22 “Khi thầy trò tụ họp ở miền Ga-li-lê,Đức Giê-su nói với các ông: Con Người sắp bị nộp vào tay người đời”

Dựa vào khóa ta thấy khóa có 26 từ tương đương 26 ký tự của bảng chử cái cũng như những từ trong bản tin đều xuất hiện trong chìa khóa nên đây mà dạng mật thư thay thế ký tự - từ.

Cứ mỗi từ trong khóa ta đánh dấu bằng một chữ cái trong bảng chữ cái Alphabet.

Nếu trong chìa khóa có từ lặp lại thì ta đánh số thứ tự xuất hiện cho ký tự đó để dễ dàng tra bảng mà không bị nhầm lẫn ký tự thay thế.

Khi Thầy trò tụ họp ở miền Ga li

A B C D E F G H I

lê, Đức Giê su nói với các ông: Con

Người sắp bị nộp vào tay người đời

Sau đó ta lần lượt tìm những ký tự thay thế tương ứng cho các từ trong bản tin: Tay = X, li = I, nói = N, ….

Bạch văn: XIN CHUAS CHO CON VUWNGX TIN

  1. Từ thay kí tự

- Đây là dạng mật thư mà những ký tự ở BT sẽ được thay thế với một từ tương ứng.

BT: NOFHTUWC, AVXYNEPRIBLT

O=n:Mt 7, 3

Hướng dẫn:Mt 7, 3 “Sao anh thấy cái rác trong con mắt của người anh em, mà cái xà trong con mắt của mình thì lại không để ý tới?”

Cứ mỗi ký tự trong bảng chữ cái Alphabet ta đánh dấu bằng một từ của chìa khóa

A B C D E F G H I

Sao Anh thấy cái rác trong con mắt của

J K L M N O P Q R

người Anh em mà cái xà trong con mắt

S T U V W X Y Z

của Mình thì lại không để ý tới

Sau đó ta lần lượt tìm những từ thay thế tương ứng cho các ký tự trong bản tin: N = cái, O = xà, F = trong, H = mắt, T = mình,….

Bạch văn: Cái xà trong mắt mình thì không thấy sao lại để ý cái rác trong mắt của anh em mình.

  1. Kí tự thay số

- Tương tự như dạng chữ thay chữ. Ở dạng này một số BT sẽ được thay thế bằng một kí tự tương ứng để tìm ra BV. Dựa vào khóa chúng ta cần tìm kí tự và số được nhắc tới có thể thay thế cho nhau rồi lập thành bảng song hành để thay thế.

BT: 21, 26, 13, 19, 11/ 20, 19/ 6, 25, 7,18,1

O=n: Lc 9,46

Hướng dẫn: Lc 9,46 " Các ông chợt suy nghĩ tự hỏi xem ai là người lớn nhất trong các ông"

Ở mật thư này có một điều hay đó là chúng ta phải chú ý đến cách phát âm và một số ký hiệu la mã. Cụ thể như sau:

Ai = I(theo tiếng anh) Nhất = 1

Như vậy ta có cách giải đó là I = 1 tức là ký tự I của bạch văn đã được thay thế bởi số 1 trong bản tin. Dựa vào cơ sở trên ta lập bảng thay thế ký tự - số như sau:

Bạch văn: CHUAS BA NGOZI (CHÚA BA NGÔI)

  1. Thay thế Morse.

- Đây là dạng mật thư mà các ký hiệu trong BT sẽ phân thành 2 nhóm có một tính chất trái ngược nhau. Khóa sẽ cho ta biết tính chất đó là gì và có thể phân biệt tín hiệu tích – tè từng nhóm.

Cách giải:Ghi lại các ký hiệu thành tíc – tè. Dựa vào bảng Morse để tìm chữ cái tương ứng.

Lưu ý:

- Mật thư dạng Morse có rất nhiều biến thể( Chẳn lẻ, núi đồi, hoa lá,…

- Trong trường hợp khóa không cho biết thành phần nào là tíc, tè thì ta tự cho. Nếu giải không ta thì đổi ngược lại.

Ví dụ:

BT: 525, 6, 4, 214, 3, 2, 8, 52, 52, 6482, 211, 36, 558, 7225, 74, 736, 661, 533, 213, 22, 6412, 5274, 555, 72, 7258, 221, 63, 214, 21, 6554, 412, 21, 6486, 43, 57. O=n: Lc 9, 1

Hướng dẫn: Lc 9,1 “ Đức Giêsu tập họp Nhóm Mười Hailại, ban cho các ông năng lực và quyền phép để trừ mọi thứ quỷ và chữa các bệnh tật”

Nhóm Mười Hai <=>N = 12. Đây là dạng Morse với biến thể chẳn lẽ. N = tè tíc, như vậy tè tíc = 12. Tương ứng với số lẻ là tè, số chẳn là tíc. Tra bảng Morse ta sẽ tìm được bạch văn: KEER TEEN NHWNGX

NGUOWIF CON CUAR APRAHAM.

  1. Thay thế khóa Cam Ranh

Đây là dạng mật thư ký tự thay ký tự nhưng với chìa khóa là dạng Cam Ranh. Cũng giống như ở hệ thống dịch chuyển. Chìa khóa sẽ là một danh từ riêng nhưng BV không còn dịch chuyển theo quy luật của khóa mà trở thành một phần thay thế của các ký tự của khóa.

Ví dụ:

OTT: Lc 1, 60.

BT: TNNL – CMEF – HDGOS – OUGR – TDGLDS – KGTTDNU?

Hướng dẫn: Lc 1, 60 : Nhưng bà mẹ lên tiếng nói: “Không, phải đặt tên cháu là GIOAN”

Dựa vào BT ta thấy được không thể áp dụng quy luật dịch chuyển cho BT vì thế mật thư trên thuộc dạng thay thế. Chúng ta sẽ sắp xếp cụm từ Gio-an dưới dãy 26 chữ cái, những ký tự nào lặp lại 2 lần, ta bỏ đi, ta sẽ được một bảng thay thế như sau:

A

B

C

D

E

F

G

H

I

J

K

L

M

G

I

O

A

N

b

c

d

e

f

h

j

k

N

O

P

Q

R

S

T

U

V

W

X

Y

Z

l

m

P

Q

r

s

t

u

v

w

x

y

z

Tra theo bảng trên ta sẽ tìm được bạch văn: TEEN GOIJ KHACS CUAR THANHS MATTHEU?

  1. Dạng ma phương

Ma phương là một hình vuông chứa 25 ô nhỏ bên trong 5x5 mỗi ô nhỏ được đánh số từ 1-25, sao cho: tổng các hàng ngang = tổng các hàng dọc = tổng 2 đường chéo = 65 (vì thế, còn được gọi là bảng 65 hay 5x5=65, hay bảng tọa độ 65…)

Có vài người xếp dạng mật thư này vào loại “Tra bảng” như mật thư chuồng hoặc hệ thống tọa đọ, nhưng đúng hơn, nó thuộc hệ thống thay thế, dạng thay thế ký tự bằng con số. Để giải mã được mật thư này, cần phải thuộc vị trí 25 con số trong 25 ô vuông trong hình vuông lớn.

Cách giải ma Phương:

Để giải mật thư thánh kinh dạng này không khó nếu chúng ta biết về ma phương. Ta chỉ việc điền 25 ký tự alphabet (A-Y) vào 25 ô vuông bên trong theo thứ tự từ trái qua phải và từ trên xuống dưới.

Và khi điền đầy đủ 25 ký tự từ A-Y vào bảng ma phương 5x5 này, thì người ta có một quy luật sau: A=3; B=16; D=22; E=15; F=20,… Và X=10; Y=23 (xem hình dưới). Như vậy ta thấy mặc dù là bảng (như dạng mật thư tọa độ) nhưng thực chất mật thư này thuộc hệ thống mật thư thay thế.

A

3

B

16

C

9

D

22

E

15

F

20

G

8

H

21

I

14

J

2

K

7

L

25

M

13

N

1

O

19

P

24

Q

12

R

5

S

18

T

6

U

11

V

4

W

17

X

10

Y

23

Ví dụ:

O=n: 1Tm 4, 1

BT: 1.15.15.1–13.19.19.6.2– 6.5.19.1.8 – 22.22.11.17.9.18 – 7.14.6.19.19

Hướng dẫn: 1Tm 4, 1 “Thần khí phán rõ ràng: vào những thời cuối cùng, một số người sẽ bỏ đức tin mà theo những thần khí lừa dối và những giáo huấn của ma quỷ”. Trong chìa khóa xuất hiện từ “ma” nên ta xác định đây là dạng mật thư ma phương. Chỉ cần tra bảng ma phương chúng ta sẽ tìm được bạch văn.

Bạch văn:NEEN MOOTJ TRONG DDUWCS KITOO

  1. Dạng chuồng (chấm – góc)

Loại mật thư này các ký tự được thay thế bằng dạng hình học của phần “chuồng” chứa ký tự đó. Mật thư chuồng có rất nhiều kiểu khung khác nhau.

  1. Kiểu chuồng bò

Cách viết:

Cách viết:

Kiểu chuồng heo:

Cách viết:

Kiểu chuồng bồ câu

Cách viết:

B I E E U R T U O W N G J

Ví dụ:

O=n: Mt 8, 31

BT:

Hướng dẫn: Mt 8, 31: “Bọn quỷ nài xin người rằng: Nếu ông đuổi chúng tôi, thì xin sai chúng tôi nhập vào bầy heo kia" đây là dạng mật thư chuồng heo, dựa vào khung chuồng và chấm

góc ta chỉ việc tra bảng sẽ tìm được ký tự được thay thế cho bản tin trên.

Bạch văn: DDEENS CAWMS TRAIJ

III. Kinh nghiệm xác định mã chữ - số biến chuyển.

  1. Cách đọc: là các chữ cái ghi thẳng ra, hoặc ghi theo cách đọc chính tả hàng ngày như A,2,15 hoặc cờ=C, hát=H, ca=K, ba=3, hai năm=25, ...
  1. Hình tượng: là các chữ cái chỉ ra hình tượng mà có liên quan đến các con số hoặc chữ cái như hình tròn chữ O, số 0 , tháp (chữ A), cột cờ (chữ I, số 1), Việt Nam (chữ S , …
  1. Chuyển đổi: là cách nói lái, nói ngược, phân chữ, ghép chữ như hư tai = hai tư 24 , Sắc phong tam = tám 8 , phân ban = BA+N 3=N , đầu sông = Sông S , …
  1. Phủ định: là cách người ta dấu từ khóa trong khóa bằng cách phủ định như không làm thì lấy gì ăn bỏ các chữ L,A,M trong bạch văn , thổi gió bỏ chữ G,I,O , …
  1. Tiếng nước ngoài: là cách chuyển đổi theo cách của nước ngoài như nhất=I=1, trăm=M, Năm=V=5, tu=2, nai=9, anh=N …

IV. THỰC HÀNH

Mật thư số 1

O=n : Mt 8, 6

BT: NSTU - SZU - NFLC - OOHND - XLCTL - WLQ - MLQ - PPWTDLMPV - MLQ - NZYQ - NZD - EPPY - VSLND - WLQ - RTQ?

Hd: OTT: Thưa Ngài, tên đầy tớ tôi bị tê bại => Thay thế I (tôi) = T (tê)

BV: CHỊ HỌ CỦA ĐỨC MARIA LÀ ÊLISABET – BÀ CÒN CÓ TÊN KHÁC LÀ GÌ?

Mật thư số 2

O=n: Mt 14, 17

BT: 4, 11, 19, 17, 1, 20 – 9, 3, 3, 23 – 22, 3, 3, 11, 20 – 9, 19, 1, 20 – 9, 19, 18 – 6, 15, 15, 1 – 7, 21, 3, 9, 18 – 25, 3, 20 – 8, 14, 20?

Hd: OTT: Ở đây chúng con chỉ có vỏn vẹn 5 chiếc bánh và 2 con cá => B=5, C=2, V=2 ngược quy luật => Mật thư ma phương.

BV: VƯỜN CÂY DẦU CÒN CÓ TÊN KHÁC LÀ GÌ?

Mật thư số 3

O=n: Mc 9, 47a

BT: MKMC - LKXT - DRKKDT - CGT - BKKDC – QSYSB

Hd: OTT: Nếu mắt anh làm cớ cho anh sa ngã => thay N(Anh) = X (dấu ngã)

BV: CÁC BẠN THẬT SỰ RẤT GIỎI

Mật thư số 4

O=n: Mc 10, 45

BT:đến Người3 Sống Giá Người1 Hiến Người3 để Người2 Vì để2 Hiến Người 3 ược để2 Vì Là để1 Phải Người3 Vụ1 Vì Phải Người3 Vì Người ?

Hd: Mật thư từ thay kí tự

Vì con Người Đến Không Phải Để Được Người

A B C D E F G H I

Ta Phục Vụ Nhưng Là Để Phục Vụ Và

J K L M N O P Q R

Hiến Mạng Sống Làm Giá Chuộc Muôn Người

S T U V W X Y Z

Bạch văn: ĐỨC GIÁO HOÀNG LÀ AI ?

Mật thư số 5:

O=n: Mc 7, 3

BT: AUP – VPS – GIC – ATPN – RRTWAO – QNBJU – JTWX – GPNBP – FPS – PB?

Hd:: “Thật vậy người Phariseu cũng như mọi người Do Thái đều nắm giữ truyền thống của tiền nhân…”  Mật thư thay thế khóa Cam Ranh với khóa Phariseu

A

B

C

D

E

F

G

H

I

J

K

L

M

P

H

A

R

I

S

E

U

B

c

d

f

g

N

O

P

Q

R

S

T

U

V

W

X

Y

Z

j

k

l

m

n

o

q

t

V

w

x

y

z

Bạch văn: CHA VÀ MẸ CỦA ĐỨC TRINH NỮ MARIA LÀ AI?

Mật thư số 6

O=n: Lc 11, 23

BT: 18,6,7,3,12 – 18,6,25,12 - 18,16,19,23,3,12 – 18,7,12 – 1,6,13 – 11,3 – 11,25,16,7,25 – 18,3,12 – 10,25 – 5,7?

Hd: OTT: Ai không cùng tôi thu góp là phân tán. => TÁN = TÁ + N => N =12

BV: THIÊN THẦN TRUYỀN TIN CHO MẸ MARIA TÊN LÀ GÌ?

Mật thư số 7

O=n: Lc 11,36

BT: QCKJAFGDENFUE

Hd: Mật thư ký tự thay từ

A B C D E F G H I

Nếu Toàn Thân Anh Sáng Không Có Phần Nào

J K L M N O P Q R

Tối Tăm Thì Nó Sẽ Sáng Hoàn Toàn Như

S T U V W X Y

Khi Đèn Tỏa Sáng Chiếu Soi Anh

Bạch văn: TOÀN THÂN TĂM TỐI NẾU KHÔNG CÓ ÁNH SÁNG SẺ

KHÔNG TỎA SÁNG

Mật thư số 8

O=n: Lc 11, 23

BT: αΩα, Ω, Ω, ΩαΩ, α, Ω, Ω, αΩ, αΩ, ΩΩΩΩ, Ωαα, αΩ, ααΩ, αΩΩα, αΩ, ααΩ, ΩΩα, ααα, Ωαα, ΩΩ, ΩΩαΩ, ΩΩαΩ, ααα, αΩ, αΩαΩ, ΩΩα, Ωα, ΩαΩ, Ωα, ΩααΩ, ΩαΩ, Ωα, ΩΩΩΩ, Ωα, αα.

Hd: OTT: Ta là Alpha và Ô-mê-ga=> : α= Tích Ω= tè

BV: KỂ TÊN NHỮNG NGƯỜI CON CỦA APRAHAM

Mật thư số 9

O=n: Lc 15, 16

BT:

Hd: Mật thư chuồng heo.

BV: QUAN THẦY CỦA BỆNH NHÂN LÀ AI?

Mật thư số 10

OTT : Anh nằm thiệt là sâu sắc BT: 2,1,20,13 – 26,15,20 – 2,1,21,26 – 23,1,7 – 26,14,1 – 26,14,7,9,14 – 17,14,21 – 17,14,7,20. AR

Hd: OTT: Anh (N) nằm => Z. sâu sắc = sáu => Z=6

Mật thư số 11

OTT : Anh tới, em lui, tôi ở giữa cứ thế diễn ra suốt

BT: CEO – CAU – GUU – SIN – MHB – FIOQ – SHEP – CDE. AR.

Hd: Ánh tới, em lui, tôi ở giữa => chữ đầu tới trong bảng chữ cái 1 chữ, chữ giữa để nguyên, chứ cuối lui trong bảng chữ cái 1 chữ.

Mật thư số 12

OTT: Phép cộng trừ âm thanh BT : T,EE,TT – NE,IT,MT,TE,TN – IA,E – DE,ET,MT – T,EE,TE – MTT, TM – TN,EE,TTT,WE – G,I,ET – IE, EA,KE – NE, ET – TS,EE – NN,IT,MT,WE. AR