Huyết áp thấp có nên ăn tỏi không

Thường xuyên chóng mặt, mệt mỏi, rụng tóc, khô da… là những triệu chứng cảnh báo bạn có thể mắc bệnh huyết áp thấp. Tình trạng này có thể gặp ở cả nam lẫn nữ.

Có thể thấy, chế độ dinh dưỡng góp phần rất quan trọng trong việc khắc phục huyết áp thấp. Vậy người bị huyết áp thấp nên ăn gì, không nên ăn gì? Hãy cùng huyetap.net tìm ra câu trả lời cho những thắc mắc đó qua bài viết sau.

Biểu hiện, nguyên nhân của huyết áp thấp

Khi đo huyết áp, bạn sẽ thấy 2 chỉ số phía trên và phía dưới. Với người bình thường, chỉ số huyết áp sẽ ở khoảng 120/80 mmHg. Nếu huyết áp thường xuyên đo được ở mức dưới 90/60 mmHg kèm theo các dấu hiệu mệt mỏi, chóng mặt hàng ngày thì rất có thể bạn đang bị tình trạng huyết áp thấp.

Huyết áp thấp có nên ăn tỏi không
Bảng chỉ số huyết áp tiêu chuẩn (Theo WHO)

Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến huyết áp thấp như: thiếu dinh dưỡng kéo dài, phụ nữ bị rong kinh, stress kéo dài, do di truyền, tuổi già, bị một số bệnh gây thiếu máu như viêm loét dạ dày, viêm đại tràng, suy giáp, suy thượng thận… Nếu bạn từng nhiều lần bị tụt huyết áp bất ngờ, thì hãy tham khảo nội dung dưới đây để có thể điều chỉnh cho mình một chế độ ăn phù hợp nhất.

Chế độ ăn cho người huyết áp thấp

Để tránh tình trạng huyết áp tụt giảm, bạn nên có chế độ ăn điều độ như sau:

Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, duy trì 3-4 bữa/ngày

Huyết áp thấp gặp nhiều ở những người ăn ít, hay bỏ bữa, khoảng cách giữa các bữa quá xa dẫn đến giảm lượng đường trong máu. Vậy việc duy trì chế độ ăn hợp lý từ 3-4 bữa/ngày là rất cần thiết.

Đặc biệt người bị huyết áp thấp càng không được dùng chế độ ăn kiêng để giảm cân nhanh.

Có thể bổ sung một số thực phẩm có tác dụng tăng huyết áp

Một số thức ăn đồ uống có tác dụng làm tăng huyết áp như cà phê, nước chè đặc, ăn thức ăn đậm đà muối, nước sâm, bột tam thất, rau cần tây, nước nho.

Nếu huyết áp thấp do thiếu máu (hay gặp ở phụ nữ), nên tăng cường thức ăn chứa nhiều sắt như thịt nạc, gan động vật, mộc nhĩ, nấm hương khô, cần tây, rau đay, rau rền, quả lựu, táo.

Nên ăn nhiều muối hơn

Nhiều người cho rằng những người bị huyết áp thấp nên ăn mặn một chút để làm tăng khối lượng tuần hoàn trong cơ thể nhờ tác dụng giữ nước của muối.

Người bệnh không nên lạm dụng vì ăn quá mặn sẽ nguy hiểm dễ gây tăng huyết áp khi nằm.

Huyết áp thấp có nên ăn tỏi không
Bạn nên tránh một số thực phẩm nhiều muối có thể gây hại cho sức khỏe như thức ăn nhanh, đồ hộp, nước sốt…

Nên uống nhiều nước hơn

Nên uống khoảng 10 cốc nước mỗi ngày, sau khi tập luyện thể thao hay trong những ngày hè nóng nên dùng nước trong thành phần có nhiều natri và kali.

Người bị huyết áp thấp nên ăn gì?

Đây được xem như một phương thuốc tự nhiên tuyệt vời hỗ trợ điều trị huyết áp thấp. Nho khô giúp duy trì huyết áp ở mức bình thường bằng cách hỗ trợ chức năng của tuyến thượng thận. Bạn có thể ngâm khoảng 30-40 quả nho khô trong nước và để qua đêm. Tốt nhất là ăn vào mỗi sáng khi bụng đói.

Cũng giống với nho khô, bạn có thể ngâm khoảng 4 đến 5 quả hạnh nhân trong nước, để qua đêm. Sau đó bóc lớp vỏ bên ngoài, xay nhuyễn và pha vào sữa nóng để uống trong bữa sáng.

Đây là loại gia vị rất phổ biến. Gừng có nhiều công dụng: kích thích tiêu hóa, giải cảm, lưu thông mạch máu… Vài lát gừng tươi, hoặc uống trà gừng mỗi ngày sẽ giúp cải thiện huyết áp thấp.

Uống nước chanh pha thêm chút muối, đường vừa giúp bổ sung điện giải, vừa giúp cải thiện huyết áp. Chất chống oxy hóa có trong chanh giúp duy trì huyết áp ổn định và điều tiết lưu thông máu.

Những người huyết áp thấp do thiếu máu (đặc biệt là ở phụ nữ trẻ) nên ăn các loại thịt nạc (bò, gà, heo), gan, trứng gà, tôm, cá… Ngoài ra, nên ăn các loại rau quả như: đậu, rau dền, rau đay, quả lựu,…

  • Thực phẩm giàu vitamin B12

Cơ thể thiếu Vitamin B12 có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu, thiếu máu là nguyên nhân gây ra huyết áp thấp.

Huyết áp thấp có nên ăn tỏi không
Thực phẩm giàu B12 bao gồm trứng, ngũ cốc, thịt bò…

Folate có tác dụng tương tự như vitamin B12. Các thực phẩm giàu folate bao gồm măng tây, đậu, gan, các loại rau có màu xanh đậm…

Cam thảo có thể làm giảm tác dụng của aldosteron, hormone giúp điều chỉnh tác động của muối đối với cơ thể.

Trà cam thảo còn giúp nồng độ kali trong cơ thể giảm xuống. Kali là một trong những nguyên nhân gây huyết áp thấp vì làm lượng muối trong cơ thể bạn tiêu hao nhanh chóng qua đường nước tiểu.

Mặc dù trà cam thảo có thể giúp tăng huyết áp nhưng bạn không nên lạm dụng loại trà này thường xuyên vì sẽ gây ra một số tác dụng phụ như ngộ độc, sẩy thai và tương tác với một số loại thuốc khác.

Dầu hương thảo có nhiều lợi ích đối với sức khỏe như giúp bạn giảm căng thẳng, hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer, kích thích hệ hô hấp và làm tăng quá trình lưu thông máu. Vì vậy, dầu cây hương thảo khá có lợi cho việc điều trị huyết áp thấp ở một số người.

Dầu hương thảo khi dùng một lượng vừa phải sẽ giúp bạn tăng huyết áp. Tuy nhiên, bạn không nên sử dụng loại dầu này trong lúc đang mang thai hoặc cho con bú vì có thể khiến bạn bị sảy thai.

Nhân sâm là loại thảo dược quý giá với nhiều công dụng cho sức khỏe. Khi bạn tiêu thụ một lượng nhân sâm ngay cả với liều lượng rất thấp thì loại thảo dược này cũng có thể giúp bạn tăng huyết áp.

Bạn nên tiêu thụ nhân sâm ở mức độ vừa phải và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng để tránh bất kỳ các tác dụng phụ không mong muốn nào.

Cà phê và trà chứa caffein có thể tạm thời làm tăng huyết áp bằng cách kích thích hệ thống tim mạch và tăng nhịp tim của bạn.

Khi đã tìm hiểu huyết áp thấp nên ăn gì để tốt cho sức khỏe, bạn cũng nên trao đổi với bác sĩ về chế độ dinh dưỡng giúp bạn phòng ngừa và điều trị bệnh lâu dài.

Người bệnh huyết áp thấp nên kiêng gì?

Những thực phẩm mà người huyết áp thấp cần tránh vì nguy cơ làm huyết áp thấp hơn bao gồm:

  • Củ cải đường: Với người huyết áp cao, nếu uống 1 ly nước ép củ cải đường sẽ giúp giảm huyết áp nhanh chóng. Do đó nó sẽ không tốt cho người có tiền sử huyết áp thấp.
  • Táo mèo: Đây là thực phẩm tốt cho những người cao huyết áp nhưng không tốt cho người có huyết áp thấp.
  • Hạt dẻ nướng, sữa ong chúa: Hai thực phẩm này làm giảm huyết áp, vì thế người huyết áp thấp không nên ăn. Trong sữa ong chúa có chứa hoạt chất insulin làm tăng phản ứng hạ đường huyết. Insulin tác động làm giãn động mạch và hạ huyết áp rất nhanh. Do vậy người huyết áp thấp không nên dùng.
  • Cà rốt: Có chứa muối succinic có thể khiến kali trong nước tiểu tăng lên, huyết áp giảm, nên tránh ăn nhiều.
  • Cà chua, mướp đắng: Là thực phẩm có tác dụng hạ huyết áp, khiến huyết áp của những người mắc chứng huyết áp thấp càng thấp hơn.
Huyết áp thấp có nên ăn tỏi không
Người bị huyết áp thấp mà ăn nhiều cà chua sẽ xuất hiện triệu chứng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt.
  • Cần tây, dưa hấu, tảo bẹ, tỏi, hạt hướng dương, hành tây,… Tuy cơ chế chưa rõ ràng nhưng chúng đều có tác dụng giãn mạch, lợi tiểu và gây hạ huyết áp.
  • Rau diếp cá, khoai tây, chuối,… Rất giàu kali ít natri. Việc bổ sung nhiều kali sẽ làm thận tăng đào thải natri vào nước tiểu. Chính vì vậy ăn nhiều các loại rau này sẽ khiến bạn tụt huyết áp.
  • Đồ uống có cồn: Khi mới uống đồ uống có cồn, huyết áp có thể tăng lên do kích thích nhịp tim. Tuy nhiên nó lại làm mất nước và gây giãn mạch nên sau đó huyết áp sẽ giảm đi đột ngột, dẫn đến hoa mắt, chóng mặt, lảo đảo rất nguy hiểm.

Hy vọng bài viết trên đã giúp giải đáp phần nào thắc mắc về người bị huyết áp nên ăn gì, tránh ăn gì. Từ đó giúp bạn có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt phù hợp hơn. Huyetap.net chúc bạn đọc nhiều sức khỏe. 

Xem thêm video sau để biết rõ người bị huyết áp thấp nên ăn gì:

Tham khảo thêm tại:

  • https://manhattancardiology.com/what-to-eat-to-help-raise-low-blood-pressure/
  • https://tuoitre.vn/nhung-thuc-pham-khong-danh-cho-nguoi-huyet-ap-thap-20190305150909.htm

Huyết áp thấp là vấn đề khá phổ biến hiện nay. Chế độ ăn uống không phù hợp có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh. Vậy nên, việc lựa chọn chế độ ăn uống khoa học là điều cần thiết cho bệnh nhân huyết áp thấp. Vậy người bị huyết áp thấp nên ăn gì và không nên ăn gì? Mọi người hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Huyết áp thấp có nên ăn tỏi không

Vai trò của dinh dưỡng với bệnh huyết áp thấp

Huyết áp thấp ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hằng ngày và sức khỏe của bạn. Chế độ dinh dưỡng đóng vài trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì, ổn định huyết áp trong cơ thể. Đặc biệt, những bệnh nhân huyết áp thấp cần chú ý hơn về chế độ ăn uống của mình.

Nếu ăn uống hợp lý, huyết áp của bạn sẽ được duy trì ở mức ổn định. Còn nếu tiếp tục ăn uống không khoa học, các biểu hiện của huyết áp thấp như: đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi… sẽ dần nặng thêm và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bạn.

Vì vậy, bạn nên thay đổi chế độ ăn uống của mình để giúp duy trì ổn định huyết áp.

Huyết áp thấp có nên ăn tỏi không
Hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn là các dấu hiệu thường gặp của huyết áp thấp

Chế độ ăn tốt cho người huyết áp thấp

Người bị huyết áp thấp nên có chế độ ăn uống hợp lý để giúp cải thiện tình trạng bệnh. Huyết áp thấp thường thấy ở những người có thói quen ăn ít, hay bỏ bữa ăn hoặc kéo dài khoảng cách giữa các bữa ăn. Những thói quen này làm lượng đường huyết tụt xuống dưới mức bình thường. Hậu quả có thể gây tụt huyết áp.

Nguyên tắc ăn uống với người bị huyết áp thấp

Sau đây là một số nguyên tắc ăn uống phù hợp dành cho người huyết áp thấp:

  • Bổ sung thêm lượng thức ăn mỗi bữa ăn.
  • Không được bỏ bữa.
  • Khoảng cách giữa các bữa ăn rút ngắn lại.
  • Nếu không ăn được quá nhiều trong mỗi bữa ăn, người bệnh có thể tăng thêm số lượng bữa ăn mỗi ngày.
  • Bổ sung thêm các thức ăn giúp tăng huyết áp trong khâu phần ăn hàng ngày.
  • Không nên ăn các loại thức ăn gây hạ huyết áp hoặc làm nặng thêm triệu chứng của bệnh huyết áp thấp.
  • Cân bằng dưỡng chất: Kết hợp thịt, cá và rau, củ, quả trong các bữa ăn hàng ngày.
  • Bổ sung thêm muối: Người bệnh huyết áp thấp nên duy trì lượng muối khoảng 10-15 g mỗi ngày.
  • Bổ sung thêm nước: Bạn nên uống khoảng 10 cốc nước mỗi ngày (Tương đương khoảng 1,5-2 lít nước).
Huyết áp thấp có nên ăn tỏi không
Uống nhiều nước giúp tăng thể tích tuần hoàn và hạn chế tình trạng mất nước do vận động mạnh, nhiều

Nhóm dinh dưỡng tốt cho người huyết áp thấp

Những thực phẩm như thế nào sẽ phù hợp cho người bệnh huyết áp thấp? Dưới đây, chúng tôi đã tổng hợp một số nhóm thực phẩm giúp cải thiện tình trạng huyết áp thấp hiệu quả mà bạn có thể tham khảo.

Thực phẩm giàu vitamin B12: Cơ thể nếu thiếu vitamin B12 có thể dẫn đến thiếu máu. Việc này dẫn tới huyết áp thấp. Vì vậy, bệnh nhân huyết áp thấp nên bổ sung thêm vitamin B12. Các thực phẩm chứa nhiều Vitamin B12 như: Thịt bò, trứng, ngũ cốc…

Thực phẩm giàu folate: Folate là một chất có công dụng tương tự Vitamin B12. Các thực phẩm giàu Folate như: Các loại rau có màu xanh đậm, măng tây, gan, đậu…

Thực phẩm và đồ uống có chứa caffeine: Cà phê, trà là hai loại đồ uống chứa nhiều Caffeine được dùng phổ biến. Caffeine có thể kích thích hệ thống tim mạch và làm tăng nhịp tim dẫn đến tăng huyết áp.

Ngoài ra một số thực phẩm có tác dụng làm tăng huyết áp mà bạn có thể bổ sung thêm trong khẩu phần ăn hàng ngày như: nho khô, hạt hạnh nhân, gừng, nước chanh, gan, cam thảo, long nhãn…

Bạn cũng có thể tham khảo video dưới đây để lựa chọn được chế độ ăn uống phù hợp cho mình hoặc người tân trong gia đình bị huyết áp thấp:

Huyết áp thấp nên ăn gì?

Dưới đây là các thực phẩm nên sử dụng để giúp ổn định huyết áp thấp hiệu quả.

Nho khô

Nho khô được coi là phương thuốc tự nhiên giúp điều trị huyết áp thấp rất tốt. Thực phẩm này giúp duy trì huyết áp ổn định thông qua việc hỗ trợ tăng cường chức năng của tuyến thượng thận. Từ đó, tuyến thượng thận tăng tiết catecholamine – một chất điều hòa huyết áp động mạch. Người bệnh nên ngâm khoảng 30-40 quả nho trong trong nước, ngâm qua đêm và ăn vào buổi sáng lúc đói.

Nước chanh

Nếu bị huyết áp thấp do mất nước, bạn nên uống một cốc nước chanh để giúp đưa nhanh huyết áp về mức bình thường. Các chất chống oxy hóa có trong chanh giúp ổn định huyết áp hiệu quả.

Huyết áp thấp có nên ăn tỏi không
Chất chống oxy hóa có trong quả chanh hỗ trợ duy trì ổn định huyết áp

Hạnh nhân và sữa

Sữa hạnh nhân có khả năng ổn định huyết áp theo cơ chế kích hoạt tuyến thượng thận tiết catecholamine – một chất điều hòa huyết áp động mạch. Đồng thời, loại sữa này còn rất tốt đối với sức khỏe.

Bạn nên ngâm khoảng 4-5 hạt hạnh nhân trong nước và để qua đêm, sau đó bóc vỏ và cho vào máy say say nhuyễn rồi trộn với một cốc sữa nóng. Người bệnh uống thường xuyên một cốc sữa hạnh nhân nóng vào buổi sáng giúp cải thiện huyết áp thấp rất tốt.

Rễ cam thảo

Khi nồng độ Cortisol trong cơ thể quá thấp có thể gây tụt huyết áp. Các hợp chất có trong rễ cam thảo làm ức chế các enzym phân huỷ cortisol. Vậy nên, thực phẩm này được coi là một vị thuốc tự nhiên chữa huyết áp thấp hiệu quả.

Ngoài ra những người huyết áp thấp do thiếu máu có thể cải thiện huyết áp bằng cách bổ sung thêm các thực phẩm như: gan lợn, tôm cá, thịt nạc, khoai lang, trứng gà, các loại đậu…

Huyết áp thấp nên kiêng ăn gì?

Bên cạnh bổ sung những thực phẩm cần thiết, người bệnh nên hạn chế sử dụng những thực phẩm sau để góp phần cải thiện tình trạng huyết áp thấp tốt nhất.

Rượu bia

Người bị huyết áp thấp nếu uống nhiều rượu bia có thể làm nặng thêm các triệu chứng tụt huyết áp như: chóng mặt, đau đầu. Ngoài ra, chất cồn có trong rượu có thể làm mất nước nhanh, giãn mạch và góp phần tăng nguy cơ mắc huyết áp thấp.

Uống nhiều rượu bia làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như: cao huyết áp, bệnh mạch vành, suy tim, suy giảm chức năng gan.

Sữa ong chúa

Các protein đặc biệt có trong thực phẩm này làm thư giãn các tế bào cơ trơn của tĩnh mạch và động mạch, gây hạ huyết áp. Vậy nên, người bệnh huyết áp thấp không nên ăn sữa ong chúa và các thực phẩm làm từ sữa ong chúa.

Cà rốt

Cà rốt có chứa nhiều natri và kali. Lượng lớn kali có trong loại củ này khi đi vào cơ thể sẽ khiến cho thận tăng đào thải natri và nước tiểu, gây giảm thể tích tuần hoàn và giảm huyết áp. Vì vậy, người huyết áp thấp không nên ăn nhiều cà rốt.

Huyết áp thấp có nên ăn tỏi không
Ăn nhiều cà rốt sẽ khiến cho thận tăng đào thải natri và nước tiểu, gây giảm thể tích tuần hoàn và giảm huyết áp

Táo mèo

Các chất Flavonoid có trong táo mèo có tác dụng rất tốt trong giãn mạch ngoại vi. Vì vậy, loại quả này rất phù hợp cho những bệnh nhân huyết áp cao. Tuy nhiên, táo mèo lại gây ảnh hưởng xấu đến người huyết áp thấp do nó có tác dụng hạ huyết áp.

Cà chua

Lycopen có trong cà chua có tác dụng làm giảm huyết áp. Do vậy, người huyết áp thấp không nên sử dụng cà chua thường xuyên, đặc biệt là những quả cà chau xanh, chưa chín.

Củ cải đường

Củ cải đường được người huyết áp cao sử dụng phổ biến. Bởi vì người huyết áp cao chỉ cần uống một ly nước ép củ cải đường sẽ thấy huyết áp giảm đáng kể. Lượng lớn nitrat có trong củ cải đường khi đi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành nitrit – một chất thư giãn mạch và hạ huyết áp. Chính vì vậy, người huyết áp thấp không nên ăn, uống củ cải đường thường xuyên.

Mướp đắng

Các thành phần Charantin, Polypeptid-P và Vicine có trong mướp đắng có khả năng làm giảm huyết áp. Vậy nên, mướp đắng chỉ phù hợp với những người huyết áp cao và không được khuyến cáo sử dụng cho những bệnh nhân huyết áp thấp.

Huyết áp thấp có nên ăn tỏi không
Các thành phần Charantin, Polypeptid-P và Vicine có trong mướp đắng có khả năng làm giảm huyết áp

Ngoài những thực phẩm kể trên, người huyết áp thấp cũng nên hạn chế ăn những thực phẩm sau:

Những thực phẩm gây giãn mạch, lợi tiểu và hạ huyết áp: Cần tây, tảo bẹ, hạt hướng dương, dưa hấu, tỏi, hành tây…

Các thực phẩm giàu kali: Lượng lớn kali đi vào cơ thể sẽ làm thận tăng đào thải natri và nước, gây giảm thể tích tuần hoàn và hạ huyết áp. Các thực phẩm chứa nhiều kali như: Rau diếp cá, chuối, khoai tây…

Lưu ý về chế độ sinh hoạt cho người huyết áp thấp

Nguyên nhân gây ra huyết áp thấp có thể do giảm trương lực thần kinh – mạch máu, sức co bóp của cơ tim yếu, thành mạch máu yếu (bị nhão). Để tăng cường sự bền vững của thành mạch, tăng khả năng đẩy máu của tim, người bệnh huyết áp thấp phải thay đổi chế độ sinh hoạt.

Ăn đúng bữa, ngủ đúng giờ

Việc ăn đúng bữa và ngủ đúng giờ giúp cơ thể hình thành các thói quen lành mạnh, giúp cải thiện các vấn đề sức khỏe. Ăn đúng bữa giúp cơ thể hấp thu được các dưỡng chất tối ưu nhất.

Thông thường, con người ăn 3 bữa chính là: bữa sáng, bữa trưa và bữa tối. Tuy nhiên, người bệnh huyết áp thấp có thể bổ sung thêm 2 bữa phụ vào buổi sáng và buổi chiều để bổ sung thêm năng lượng, giúp cơ thể được khỏe mạnh hơn.

Ngủ đủ giấc rất quan trọng đối với sức khỏe, bạn nên ngủ đủ 8 tiếng/ngày để đam bảo các cơ quan trong cơ thể được nghỉ ngơi đầy đủ, sẵn sàng hoạt động cho một ngày dài.

Tuy nhiên, bạn không nên ngủ quá muộn và thức quá khuya. Vì như thế, các cơ quan trong cơ thể bạn không được nghỉ ngơi theo đúng nhịp sinh học. Việc này dẫn tới tổn thương các cơ quan trong cơ thể nghiêm trọng.

Để đảm bảo giấc ngủ ngon giấc, bạn không nên ăn thức ăn và sử dụng các chất kích thích trước khi đi ngủ như: uống trà, cà phê. Điều này sẽ giúp bạn đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn và ngủ sâu hơn.

Tập luyện đều đặn

  • Luyện tập thể dục đều đặn 30 phút hàng ngày, có thể tăng dần thời gian luyện tập nếu cảm thấy cơ thể vẫn đáp ứng tốt.
  • Lựa chọn các môn thể dục nhẹ nhàng phù hợp với thể lực như: cầu lông, chạy bộ, đạp xe, tập yoga…
  • Tránh tập các môn thể thao gây mất nhiều sức, gây ảnh hưởng đến lưu thông máu.
  • Bổ sung thêm nước sau mỗi lần tập luyện.
  • Không thay đổi tư thế đột ngột từ ngồi sang đứng, hay nằm sang đứng hoặc ngồi vì có thể khiến máu khó lưu thông lên não gây choáng váng.
  • Lưu ý: Người bệnh không nên tập luyện lúc đói hoặc ngay sau khi ăn; không tập quá sức, tập cố.

Bên cạnh đó, bạn nên giữ trạng thái thoải mái, không stress, không lo âu, căng thẳng. Điều này cũng giúp điều hòa ổn định huyết áp rất hiệu quả.

Theo dõi huyết áp tại nhà

Ngoài những điều trên, bạn nên đi kiểm tra huyết áp thường xuyên. Điều này giúp bạn tự có thể điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp nhất với sức khỏe của mình.

Các bác sĩ khuyên rằng: “Mỗi người dân nên đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ 1 lần”.

Không những thế, bạn cũng có thể tự theo dõi huyết áp của mình tại nhà thông qua máy đo huyết áp Omron. Máy đo huyết áp Omron được sản xuất theo công nghệ hiện đại, giúp đo huyết áp nhanh chóng, chính xác. Đồng thời, sản phẩm còn giúp lưu trữ các kết quả đo để đánh giá tiến triển bệnh.

Máy đo huyết áp Omron còn có nhiều mẫu mã khác nhau với giá thành hợp lý, độ bền cao và có thời gian bảo hành lên tới 5 năm.

Trong đó, máy đo huyết áp tự động HEM-7320 là dòng máy đo huyết áp siêu cao cấp. Sản phẩm có nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn so với các dòng máy đo huyết áp khác trên thị trường như:

  • Công nghệ IntelliSense cải tiến mang lại các kết quả đo chính xác, nhanh chóng cảm giác thoải mái và dễ sử dụng.
  • Bộ nhớ có thể lưu trữ 90 dữ liệu kết quả đo theo ngày và thời gian.
  • Phát hiện ra nhịp tim bất thường.
  • Trang bị hệ thống cảnh báo cử động người trong khi đo để nhắc người dùng thực hiện lại thao tác đo khi phát hiện lỗi do chuyển động cơ thể.
  • Dễ dàng đọc kết quả đo huyết áp.
  • Vòng bít ”InterlliWrap” được tạo khuôn trước giúp không bị phiền phức khi quấn và đo chính xác ở mọi góc độ.
  • Có đèn hướng dẫn quấn vòng bít để giúp người sử dụng sử dụng máy đúng cách, khi đo cho ra kết quả chính xác và đáng tin cậy.

Huyết áp thấp có nên ăn tỏi không
Máy đo huyết áp tự động HEM-7320 giúp đo huyết áp nhanh chóng, chính xác

Huyết áp thấp ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống và sức khỏe của chúng ta. Để giúp cải thiện tình trạng bệnh tốt hơn, bạn nên chú ý đến chế độ ăn uống của mình. Bên cạnh đó, bạn nên đi khám sức khỏe thường xuyên để giúp theo dõi bệnh tốt hơn.

Tài liệu tham khảo:

  1. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/2660737/
  2. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/28841431/
  3. http://www.benhvien103.vn/huyet-ap-thap/
  4. https://suckhoedoisong.vn/an-uong-the-nao-de-phong-va-dieu-tri-huyet-ap-thap-n179075.html
  5. https://www.healthline.com/health/low-blood-pressure-diet#tips