Khải silk giờ ở đâu

Với scandal xảy ra vào tháng 10/2017, khăn lụa Khải Silk có mác Trung Quốc và không có thành phần lụa. Công việc kinh doanh của ông Hoàng Khải đã bị ảnh hưởng không hề nhỏ, không chỉ trong lĩnh vực kinh doanh lụa mà cả khách sạn hay hệ thống cửa hàng ăn mang thương hiệu Khải Silk cũng bị ảnh hưởng.

Bạn đang xem: Khải silk bây giờ ra sao

Vướng phải sai lầm khá lớn, tưởng rằng người tiêu dùng sẽ quay lưng lại với thương hiệu này thì thật ngạc nhiên khi chỉ sau vài ba tháng ngắn ngủi các lĩnh vực kinh doanh như: đồng phục nhà hàng, khách sạn trong hệ thống quản lý của Khải Silk đã hoạt động bình thường.


Nội Dung Chính


1. Khách hàng quay lưng khi khăn lụa Khải Silk bị phát hiện có xuất xứ Trung Quốc

Vụ việc thương hiệu Khải Silk nhập hàng Trung Quốc về rồi gắn mác hàng Việt Nam với mức giá “trên trời” đã khiến dư luận không khỏi xôn xao. Bởi Khải Silk không chỉ là một thương hiệu nổi tiếng trong nước mà còn có tiếng trên thương trường quốc tế, nhận được đông đảo sự tin tưởng của khách hàng trong và ngoài nước.

Khải silk giờ ở đâu

Khăn lụa Khải Silk bị phát hiện hàng giả cắt tem Trung Quốc và gắn mác “KhaiSilk made in VietNam”.

Sau khi bị phát hiện và phanh phui, sự việc nhanh chóng trở thành đề tài nóng được nhiều người tiêu dùng trong và ngoài nước quan tâm. Chính thức ông chủ Hoàng Khải cũng đã thừa nhận rằng cửa hàng mình nhập hàng Trung Quốc, sau đó về gắn mác Việt Nam để bán. Nhiều người tiêu dùng trong và ngoài nước không khỏi thất vọng về sự việc bởi lâu nay, KhaiSilk được xem là thương hiệu đại diện cho lụa tơ tằm Việt Nam.

Hàng Gai vốn là con phố “vàng”, nổi tiếng là sầm uất với lượng khách hàng lớn nhưng sau vụ việc khăn lụa Trung Quốc bị phát hiện thì cửa hàng KhaiSilk 113 Hàng Gai trở nên vô cùng vắng vẽ, dù vẫn mở cửa nhưng rất ít khách hàng đến mua.

Khải silk giờ ở đâu

Một số cửa hàng bán khăn lụa Khải Silk bị đóng cửa.

Không khó để lý giải về hiện tượng cửa hàng KhaiSilk 113 Hàng Gai vắng tanh. Thương hiệu khăn lụa Khải Silk vốn đã tồn tại được 30 năm, bởi vậy khi bị thừa nhận là nhập hàng Trung Quốc về gắn mác Made in VietNam thì đây được xem là sự gian dối khó có thể chấp nhận. Bên cạnh đó, doanh nhân Khải Silk là người luôn có những triết lý về đạo đức kinh doanh, được giới trẻ đặc biệt là các nhà startup xem như tấm gương sáng đáng để học tập. Nên sau khi sự thật được “phanh phui” thì nhiều người tiêu dùng không khỏi “SHOCK”, dẫn tới mất niềm tin và quay lưng lại với thương hiệu này.

2. Scandal vụ khăn lụa gây ra nhiều tác động tới công việc kinh doanh Khải Silk

Có thể nói, vụ việc khăn lụa KhaiSilk bị phát hiện nhập hàng Trung Quốc không chỉ khiến cho nhiều cửa hàng khăn lụa thương hiệu Khải Silk phải đóng cửa tạm thời mà danh tiếng của doanh nhân Hoàng Khải đã phần nào đổ vỡ và gây ra những tác động vô cùng lớn đối với những ngành nghề, dịch vụ kinh doanh khác do chính ông làm chủ.

Là người có đầu óc kinh doanh khá nhạy cảm, Khải Silk không chỉ kinh doanh lụa mà còn “lấn sân” sang nhiều lĩnh vực khác như bất động sản, nhà hàng, khách sạn… với khối tài sản giờ đây lên tới hàng nghìn tỷ đồng.

Ông chủ Khải Silk không chỉ có chuỗi cửa hàng nhà hàng ăn nổi tiếng và còn sở hữu nhiều khu Resort, hệ thống khách sạn triệu đô… Mỗi lĩnh vực kinh doanh đề được ông đầu tư vô cùng chu đáo, gây chú ý với lỗi kiến trúc xa hoa và lộng lẫy. Không chỉ được đầu tư vào cơ sở vật chất mà nguồn lực cũng là yếu tố được ông đặc biệt quan tâm, từ cung cách phục vụ cho tới yếu tố về đồng phục nhà hàng… Tất cả đều được đầu tư đồng bộ, có hệ thống và đều làm nổi bật lên thương hiệu KhaiSilk.

Khải silk giờ ở đâu

Không chỉ gây ấn tượng bởi lối kiến trúc xa hoa, lộng lẫy. Nhà hàng Khải Silk còn được trang bị đồng phục ấn tượng.

Chuỗi nhà hàng, khách sạn là một trong những lĩnh vực chính mang lại nguồn doanh thu khổng lồ cho ông chủ Khải Silk. Tuy nhiên, do vụ khăn lụa đã phần nào làm mất đi danh tiếng thương hiệu cá nhân của ông Hoàng Khải nên cũng gây ra những tác động tới công việc kinh doanh của các lĩnh vực khác, đặc biệt là nhà hàng, khách sạn. Dù vẫn mở cửa hoạt động bình thường nhưng chuỗi nhà hàng và các khu Resort của KhaiSilk vắng vẽ hơn thường ngày.

Xem thêm: Cách Đăng Nhập Nhiều Tài Khoản Facebook Trên Iphone, ‎Facebook Trên App Store

Khải silk giờ ở đâu

Cửa hàng Khaisilk địa chỉ tại 113 Hàng Gai, Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội hiện nay đã đóng cửa - Ảnh: NAM TRẦN

Theo khảo sát của Tuổi Trẻ, hiện các cửa tiệm nằm trong hệ thống cửa hàng Khaisilk trước đây như: cửa hàng Khaisilk địa chỉ số 101 Đồng Khởi (Q.1, TP.HCM), cửa hàng Khaisilk nằm trong khách sạn Lotte Legend (đường Tôn Đức Thắng, Q.1) đều trong hoàn cảnh đã đổi chủ hoặc không kinh doanh.

Vụ việc Khaisilk đã chuyển sang cơ quan điều tra để xử lý hình sự. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa nhận được thông tin nào về việc khởi tố vụ án từ cơ quan điều tra

Ông NGUYỄN TRỌNG TÍN (phó cục trưởng Cục Quản lý thị trường Bộ Công thương)

Chỗ đổi chủ, chỗ đóng cửa

Theo đó, mặt hàng của cửa hàng Khaisilk tại số 101 Đồng Khởi trước đây hiện được một đơn vị khác kinh doanh mặt hàng thời trang. 

Theo một nhân viên tại đây, cửa hàng này đã bày bán tại địa chỉ nói trên nhiều tháng nay. Còn theo một người dân gần đó, từ tháng 12-2017 cửa hàng Khaisilk tại số 101 Đồng Khởi đã đóng cửa và treo bảng cho thuê. 

Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, từ đầu năm 2018 tới nay mặt bằng trên đã được chuyển giao cho đơn vị khác tân trang và thay đổi hình thức để kinh doanh hàng thời trang nhập khẩu. Tuy vậy, thời gian qua nhiều khách hàng vẫn tìm hỏi về cửa hàng Khaisilk tại đây.

Tương tự, tại khách sạn Lotte Legend, nhân viên lễ tân tại đây cho biết nhiều tháng qua cửa hàng Khaisilk đã không còn kinh doanh tại khách sạn này.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Phan Hoàn Kiếm - chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM - khẳng định các cửa hàng thương hiệu Khaisilk tại TP.HCM từ thời điểm kiểm tra đã tạm ngưng kinh doanh và hiện đã nghỉ hẳn, mặt bằng phần lớn chuyển giao đơn vị khác kinh doanh.

Khaisilk tại Hà Nội cũng chung cảnh ngộ. Theo ghi nhận, từ khi bị thanh tra, cửa hàng Khaisilk tại Hà Nội có địa chỉ 113 Hàng Gai, Q.Hoàn Kiếm luôn trong tình trạng đóng kín cửa, không hề có hoạt động buôn bán, kinh doanh tại đây.

Người dân sống tại gần cửa hàng này cho hay chỉ thỉnh thoảng mới có người qua lại để thắp hương, lau dọn, còn hầu như là đóng cửa. Hàng bên trong cửa hàng cũng được chuyển đi hết nơi khác.

Một chủ cửa hàng bán quần áo cạnh cửa hàng Khaisilk 113 Hàng Gai cho biết chỉ có hai ngày nay là không thấy người qua lại, còn khoảng 2 tuần trước vẫn có người tới sửa chữa bên trong.

Ghi nhận từ ngày 3-8 đến nay, cửa hàng Khaisilk tại Hà Nội vẫn đóng cửa im lìm.

Khải silk giờ ở đâu

Cơ quan chức năng kiểm tra cửa hàng Khaisilk ở Hàng Gai, Hà Nội ngày 26-10-2017 - Ảnh: CHÍ TUỆ

Có dấu hiệu hình sự

Cần nhắc lại, vụ việc Khaisilk được bắt đầu từ ngày 17-10-2017, khi Công ty V. (Hà Nội) đặt mua 60 khăn lụa tơ tằm của Khaisilk tại cửa hàng 113 Hàng Gai (Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội), kích thước 50x50cm, giá 644.000 đồng/cái để làm quà tặng cho đối tác.

Khi kiểm hàng, nhân viên Công ty V. phát hiện có một chiếc khăn gắn mác "made in China" ngay trên cùng chiếc khăn có gắn mác "made in Vietnam". 

Nhân viên Công ty V. cho rằng vì tin tưởng Khaisilk chỉ bán khăn lụa tơ tằm của VN sản xuất, nên khi phát hiện vụ việc đã yêu cầu lập biên bản với nội dung "Khăn lụa bán cho Công ty V. thuộc thương hiệu của Khaisilk hay có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc? Tại sao trên cùng một chiếc khăn lại có hai nguồn gốc xuất xứ khác nhau? Chất liệu khăn được làm bằng gì?".

Ngày 19-10-2017, trong thư phản hồi cho Công ty V., cửa hàng 113 Hàng Gai (Hà Nội) cho rằng tất cả 60 khăn mà Công ty V. mua đều thuộc thương hiệu Khaisilk, đồng thời khẳng định chất liệu làm khăn là "100% lụa tơ tằm". 

Còn việc trên cùng một chiếc khăn nhưng có hai nhãn mác khác nhau, đại diện cửa hàng giải thích do nhân viên bộ phận kho khi soạn lô hàng 60 chiếc khăn để giao cho khách "vì thiếu một chiếc đã lấy ngay trên máy may hiện đang sản xuất cho một khách hàng khác mà không kiểm tra kỹ". 

Đồng thời cho rằng khách hàng nước ngoài mà cửa hàng đang may dở chiếc khăn trên ở Hong Kong, nên may riêng nhãn mác "made in China" theo yêu cầu của khách vì thủ tục yêu cầu nhập khẩu riêng của khách.

Cũng trong thư phản hồi này, cửa hàng Khaisilk 113 Hàng Gai cho hay do có nhiều bạn hàng kinh doanh khắp nơi trên thế giới, đối tác cũng muốn mang tơ lụa của VN về nước để bán, nhưng: "Nếu để thương hiệu của Khaisilk thì chúng tôi không đủ khả năng kiểm soát chất lượng và giá cả nên bước đầu chấp nhận cho họ dùng nhãn mác riêng để bán lại sản phẩm của Khaisilk".

Sau khi vụ việc xảy ra, ngày 26-10, Bộ Công thương chính thức yêu cầu Cục Quản lý thị trường phối hợp với Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng kiểm tra, xem xét và làm rõ các thông tin liên quan vụ việc trên, báo cáo về bộ trước ngày 28-10, và đề nghị hướng xử lý, nếu có dấu hiệu vi phạm liên quan đến xuất xứ hàng hóa, hàng giả, hàng nhái...

Đến ngày 12-12-2017, Bộ Công thương công bố kết quả kiểm tra việc chấp hành pháp luật về thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Công ty TNHH Khải Đức (tức Khaisilk) với kết luận: Khaisilk có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự.

Ngoài kết luận quan trọng này, Bộ Công thương còn cho biết Khaisilk còn có nhiều hành vi vi phạm pháp luật hình sự khác như: hành vi buôn bán hàng giả về chất lượng, khi kết quả giám định không thấy có thành phần "silk" trong sản phẩm so với các thông tin công bố trên nhãn hàng hóa về thành phần nguyên liệu trong sản phẩm là "100% silk"; 

Vi phạm về quản lý thuế và quản lý hóa đơn; che giấu thông tin hoặc cung cấp thông tin không đầy đủ, sai lệch, không chính xác cho người tiêu dùng khi ghi nhãn hàng hóa...

Ngày 9-8, trao đổi với Tuổi Trẻ, một lãnh đạo Cục Quản lý thị trường - Bộ Công thương cho biết ông theo dõi rất kỹ vụ việc Khaisilk vì đây là vụ việc lớn, được dư luận quan tâm. 

Bộ Công thương cũng đã chuyển đầy đủ hồ sơ, tài liệu sau quá trình kiểm tra Khaisilk cho cơ quan điều tra, nhưng đến nay ông chưa nhận được thông tin chính thức nào về việc khởi tố vụ án.

Theo thông tin Tuổi Trẻ có được, từ ngày 11-6-2018, Chi cục thi hành án dân sự Q.7 (Cục Thi hành án dân sự TP.HCM) đã ra quyết định tạm dừng việc đăng ký, thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, hoặc giải thể doanh nghiệp đối với Công ty TNHH Khải Đức, địa chỉ tại 23 Nguyễn Khắc Viện, P.Tân Phú (Q.7, TP.HCM), do ông Hoàng Phi Phi làm người đại diện theo pháp luật.

Hiện giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Công ty TNHH Khải Đức được ghi nhận cập nhật thay đổi lần thứ 25 vào ngày 14-12-2017 với hai thành viên góp vốn gồm: ông Hoàng Khải (chiếm 99% tỉ lệ cổ phần) và bà Nguyễn Thu Nga giữ 1% trong tổng vốn điều lệ 46,5 tỉ đồng của Công ty Khải Đức (thành lập ngày 13-8-2002).

Sốt ruột vì chưa thấy thông tin xử lý

Ngày 9-8, một thành viên đoàn kiểm tra liên ngành vụ Khaisilk bày tỏ sự sốt ruột khi vụ việc này đã rõ các dấu hiệu hình sự nhưng đến nay vẫn chưa nhận được thông tin xử lý gì từ cơ quan công an.

Vị này cho biết các bên đã làm việc và thống nhất chuyển hồ sơ vụ việc sang Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an. Thành phần đoàn kiểm tra liên ngành có đại diện cơ quan công an nên khi nắm rõ các dấu hiệu vi phạm các thành viên đã thống nhất chuyển hồ sơ cho cơ quan công an. 

Để đảm bảo phối hợp chặt chẽ với cơ quan công an trong việc xử lý, Bộ Công thương giao cho một đầu mối phụ trách là Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM.

"Việc xử lý tiếp theo là của cơ quan công an. Mình làm chỉ đến như vậy, có dấu hiệu rõ ràng là hàng giả rồi nhưng vẫn chưa nghe thông tin về khởi tố. Bởi không chỉ vấn đề hàng giả mà còn có hóa đơn chứng từ bất hợp pháp, liên quan đến hình sự. Chúng tôi cũng sốt ruột, muốn giải quyết cho nhanh" - vị này thông tin.

Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, Bộ Công thương đã chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra vào tháng 12-2017. 

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, phó chủ tịch kiêm tổng thư ký Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng, cũng xác nhận: "Sau khi tham gia đoàn kiểm tra, các thành viên trong đoàn không có thêm thông tin nào về vụ việc Khaisilk và cũng không nghe được thông tin về việc có khởi tố hay không?". 

Ông Hùng cũng bày tỏ sự sốt ruột và mong muốn vụ việc cần sớm được cơ quan điều tra đưa ra kết luận để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

* Vụ thứ nhất:

Liên quan đến vi phạm của hộ kinh doanh cá thể tại 113 Hàng Gai (Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội) - là một trong những điểm bán hàng của Khaisilk bị khách hàng phản ảnh mua 60 chiếc khăn lụa gắn hai mác "made in Vietnam" và "made in China".

Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội phối hợp với Công an TP Hà Nội tiến hành kiểm tra và thu giữ nhiều sản phẩm tại cửa hàng này.

Đến ngày 3-11, Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội đã chuyển hồ sơ vụ việc cho Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ (PC46) Công an Hà Nội để thụ lý điều tra.

* Vụ thứ hai:

Liên quan đến Công ty TNHH Khải Đức - chủ thương hiệu Khaisilk có địa chỉ tại Q.7, TP.HCM được đoàn kiểm tra liên ngành do Bộ Công thương tiến hành kiểm tra và kết luận là có dấu hiệu vi phạm hình sự.

Sau khi có kết luận sơ bộ, đoàn kiểm tra đã giao cho đầu mối là Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM bàn giao hồ sơ cho Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46) Công an TP.HCM để thụ lý.

Vụ việc này, PC46 Công an TP.HCM cho biết đang phối hợp với các cơ quan chức năng điều tra, đến nay chưa khởi tố vụ án.

Khải silk giờ ở đâu
Made in Khải Siêu

NHÓM PV