Khám vàng da sơ sinh ở đâu

Vàng da ở trẻ sơ sinh là tình trạng da và mắt của bé chuyển sang màu vàng. Tình trạng này xuất hiện khi hàm lượng bilirubin (một chất do các tế bào hồng cầu bị vỡ sinh ra) trong máu tăng cao.

Đây là tình trạng phổ biến, đặc biệt ở trẻ sinh trước 38 tuần thai và một vài trẻ bú sữa mẹ. Vàng da ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện vì gan của trẻ chưa đủ trưởng thành để chuyển hóa lượng lớn bilirubin lưu hành trong máu. Ở một số trẻ vàng da sơ sinh có thể do một số bệnh lý gây ra.

Hầu hết trẻ sinh từ 35 tuần tuổi thai và trẻ đủ tháng không cần điều trị vàng da. Đôi khi lượng bilirubin trong máu tăng cao gây tổn thương não, thường ở những trẻ có các yếu tố nguy cơ gây vàng da nặng.

Các dấu hiệu và triệu chứng

Vàng da và vàng mắt là những dấu hiệu chính của vàng da ở trẻ sơ sinh, dấu hiệu này thường xuất hiện giữa ngày thứ 2 đến ngày thứ 4 sau sinh.

Để kiểm tra trẻ có bị vàng da không, ấn nhẹ lên trán hoặc mũi của trẻ. Nếu da trông vàng nơi ta ấn, có thể trẻ bị vàng da. Nếu trẻ không có vàng da, màu da nơi bị ấn sẽ trông sáng hơn màu da bình thường trong vài giây.

Một số trẻ vàng da nặng nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây biến chứng vàng da nhân não với các biểu hiện tăng trương lực cơ, xoắn vặn, li bì và ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ của trẻ.

Khám vàng da sơ sinh ở đâu
Trẻ sơ sinh vàng da có liên quan tới hàm lượng bilirubin trong máu tăng cao.

Vì sao trẻ sơ sinh bị vàng da?

Tăng bilirubin là nguyên nhân chính gây vàng da. Bilirubin là chất màu vàng được sản sinh ra do sự phá hủy các tế bào hồng cầu. Trẻ sơ sinh sản sinh ra nhiều bilirubin hơn người lớn vì số lượng hồng cầu nhiều hơn và bị phá hủy nhanh hơn trong vài ngày đầu của cuộc đời. Bình thường gan sẽ chuyển hóa bilirubin từ máu và bài tiết vào trong đường ruột. Ở trẻ sơ sinh, do chức năng gan chưa hoàn chỉnh nên không loại bỏ được hết lượng bilirubin, gây tăng bilirubin.

Các yếu tố nguy cơ

Các yếu tố làm tăng nguy cơ vàng da, đặc biệt là vàng da nặng có thể gây biến chứng bao gồm: Đẻ non; Tím trong lúc sinh; Khác nhóm máu với mẹ; Bú sữa mẹ không đầy đủ hoặc không có đủ dinh dưỡng từ sữa mẹ; Chủng tộc cũng là một yếu tố góp phần vào nguy cơ gây vàng da sơ sinh: các nghiên cứu chỉ ra rằng trẻ em khu vực Đông Á tăng nguy cơ phát triển vàng da.

Khi nào cần đưa trẻ đi khám?

Nên cho trẻ đi khám về tình trạng vàng da vào khoảng thời gian giữa ngày thứ 3 và ngày thứ 7 sau khi sinh, khi lượng bilirubin đạt đỉnh. Nếu trẻ xuất viện sớm hơn 72 giờ sau sinh, cha mẹ cần theo dõi kỹ tình trạng vàng da trong 2 ngày đầu sau khi xuất viện.

Một số dấu hiệu hoặc triệu chứng có thể cho thấy tình trạng vàng da nặng hoặc biến chứng do tăng bilirubin quá cao. Đưa trẻ đi khám nếu thấy: Da của trẻ trở nên vàng hơn; Da ở vùng bụng, cánh tay, chân của trẻ trông vàng; Mắt của mắt trẻ trông vàng; Trẻ mệt hoặc li bì khó đánh thức; Trẻ không tăng cân hoặc ăn kém; Trẻ có các dấu hiệu hoặc triệu chứng khác làm bạn lo lắng.


Khám vàng da sơ sinh ở đâu
Vàng da có thể là biểu hiện của bệnh lý - Ảnh: vinmec.com

Vàng da là bệnh lý rất dễ gặp ở trẻ sơ sinh. Vàng da gồm 2 dạng: Vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý. Vàng da sinh lý có thể tự biến mất sau một thời gian. Tuy nhiên, vàng da bệnh lý cần được điều trị sớm với các bác sĩ Da liễu để tránh các biến chứng.

Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh là gì?

Vàng da sơ sinh thường gặp ở trẻ sinh thiếu tháng. Trẻ sinh non làm quá trình chuyển hóa bilirubin dư thừa không thể xảy ra dẫn đến tình trạng vàng da, càng nhiều bilirubin dư thừa thì quá trình vàng da ở trẻ càng kéo dài.

Vàng da hay gặp ở trẻ sơ sinh từ ngày thứ hai sau sinh trở đi và có thể kéo dài trong 1-2 tuần. Ban đầu, vùng da mặt và củng mạc mắt của bé sẽ có màu vàng. Sau đó, vàng da có thể lan xuống vùng bụng, ngực, quá rốn và thậm chí cả tứ chi tùy vào mức độ của bệnh, cuối cùng vàng da sẽ là lòng bàn tay và lòng bàn chân. 

Vàng da ở trẻ sơ sinh có 2 dạng chính cha mẹ cần nắm rõ: Vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý.

Nguyên nhân vàng da ở trẻ sơ sinh

Tại sao trẻ sơ sinh lại bị vàng da là câu hỏi chung của rất nhiều bậc phụ huynh. Vậy, nguyên nhân vàng da của trẻ em là gì?

Đa số trẻ sơ sinh bị vàng da khi mới sinh ra do có tăng nồng độ bilirubin trong máu. Bilirubin là một chất có màu vàng được sinh ra khi các tế bào hồng cầu bị phá vỡ giải phóng ra.

Đây là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh vì các bé có lượng tế bào hồng cầu cao, các tế bào này thường xuyên bị phá vỡ và được thay mới. Trong khi đó, gan của trẻ lại chưa đủ trưởng thành để lọc bilirubin ra khỏi máu. Vì vậy, rất dễ tích tụ gây ra vàng da ở trẻ.

Tuy nhiên, vàng da cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác như: tan máu do bất đồng miễn dịch nhóm máu mẹ-con hệ Rh và hệ ABO hoặc không do miễn dịch như di truyền trong gia đình, tụ máu dưới da đầu, rối loạn đông máu, nhiễm trùng, sinh thiếu tháng, ngạt thở khi đẻ,...

Làm thế nào để biết trẻ bị vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý?

 Vàng da sinh lýVàng da bệnh lý
Thời gian xuất hiệnXuất hiện sau 24 giờ tuổiXuất hiện sớm, trong vòng 24 giờ sau sinh
Thời gian biến mấtThường sẽ biến mất trong vòng 1 tuần với trẻ đủ tháng và 2 tuần với trẻ non thángKhông hết vàng sau 1 tuần với trẻ đủ tháng và 2 tuần đối với trẻ thiếu tháng
Mức độ

Vàng da nhẹ

Không xuất hiện các triệu chứng khác

Nước tiểu của trẻ sơ sinh có màu tối hoặc màu vàng

Phân nhạt màu

Vàng da đậm

Xuất hiện của các triệu chứng bất thường khác như: trẻ lừ đừ, bỏ bú, co giật,...

Vị tríChỉ vàng da vùng mặt, cổ, ngực và vùng bụng phía trên rốnVàng toàn thân, lòng bàn tay, bàn chân và cả kết mạc mắt 
Nguyên nhânSự tích tụ của Bilirubin

Bất đồng nhóm máu mẹ con (ABO, Rh)

Bệnh lý tan máu (thiếu men G6PD, hồng cầu hình liềm, nhiễm trùng)

Xuất huyết dưới da

Chậm đi phân su

Nhiễm virus bào thai

Bệnh lý gan mật bẩm sinh (teo đường mật, giãn đường mật).

Khi nào trẻ cần đi khám bệnh vàng da?

Vàng da là tình trạng rất dễ nhận thấy được bằng mắt thường ở những nơi có đầy đủ ánh sáng. Nếu trẻ có làn da đỏ hồng hoặc đen và khó nhận biết, cha mẹ có thể ấn nhẹ ngón tay cái lên da trẻ trong vài giây, nếu sau khi buông ra nơi ấn ngón tay sẽ có màu vàng rõ rệt.

Khi xác định hoặc nghi ngờ trẻ mắc bệnh vàng da sinh lý thì nên sớm đưa con đi khám với bác sĩ Da liễu để bé được điều trị và thăm khám phù hợp.

Trong các trường hợp sau đây, cha mẹ cần nhanh chóng đưa con đi khám để tìm ra nguyên nhân và phương pháp điều trị.

  • Vàng da xuất hiện sớm trước 48 giờ sau sinh.
  • Vàng da nặng, lan ra toàn thân, vàng cả lòng bàn tay và lòng bàn chân.
  • Vàng da không tự hết mà kéo dài trên 1 tuần đối với trẻ đủ tháng, trên 2 tuần với trẻ thiếu tháng.
  • Trẻ bị vàng da kèm các dấu hiệu bất thường khác như bú ít, co giật, sốt, phân bạc màu...
  • Bé khóc tiếng kêu the thé
  • Bé có vẻ lơ đãng, bị bệnh hoặc khó khăn để đánh thức
Khám vàng da sơ sinh ở đâu
Cha mẹ không nên chủ quan khi trẻ bị vàng da - Ảnh: mydio.com

Vàng da ở trẻ có nguy hiểm không?

Vàng da bệnh lý dễ gây ra biến chứng, vì vậy cha mẹ tuyệt đối không được chủ quan. Trẻ bị vàng da không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến tình trạng vàng da nhân.

Bilirubin vượt quá giới hạn cho phép khiến gan không lọc thải kịp dễ ngấm vào não gây vàng da nhân ở trẻ sơ sinh, gây ra tổn thương não bộ và không thể phụ hồi.

Vì vậy, việc điều trị vàng da sớm cho con trong vòng 7 ngày sau sinh là vô cùng quan trọng.

Điều trị cho trẻ vàng da

Vàng da là tình trạng khá thường gặp ở trẻ sơ sinh nên nhiều cha mẹ còn chủ quan, chưa chú trọng vào việc chăm sóc và điều trị cho con. Tuy nhiên, vàng da đôi khi là biểu hiện của bệnh lý cần được điều trị sớm để không ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.

Trong trường hợp trẻ con nhỏ, cha mẹ ngại đưa con đi đường xa thăm khám hoặc lo sợ con mệt mỏi, quấy khóc, không hợp tác khi thăm khám, cha mẹ có thể cho con thăm khám trước với bác sĩ Da liễu từ xađể được tư vấn theo dõi trẻ và định hướng điều trị đúng cách.

Có 3 phương pháp chính để điều trị trẻ vàng da: Dùng thuốc, chiếu đèn, và thay máu. Tuỳ từng trường hợp, có thể phải phối hợp cả 3 phương pháp để điều trị cho 1 trẻ bị vàng da nặng.

Đèn chiếu (Ánh sáng trị liệu)

Nếu như trẻ được chẩn đoán bị vàng da sinh lý, cha mẹ có thể điều trị vàng da tại nhà cho con bằng cách phơi nắng mặt trời. Khoảng 7h - 7h30 hàng ngày, các mẹ chỉ cần đặt bé ở gần cửa sổ, nơi có nhiều ánh nắng mặt trời để bé hấp thụ ánh sáng.

Ngoài ra, để điều trị để giảm mức độ bilirubin trong máu, bé có thể được áp dụng phương pháp chiếu đèn. Chiếu đèn là phương pháp đa dạng, được sử dụng rộng rãi trong điều trị trẻ vàng da rất hiệu quả.

Immunoglobulin tĩnh mạch (IVIg)

Một trong những nguyên nhân gây vàng da là sự khác biệt nhóm máu giữa mẹ và bé dẫn đến tình trạng trẻ mang kháng thể từ mẹ có đóng góp cho sự phân hủy của các tế bào máu.

Truyền tĩnh mạch của các globulin miễn dịch, một loại protein trong máu có thể làm giảm mức độ kháng thể, có thể làm giảm vàng da và giảm bớt sự cần thiết phải truyền máu trao đổi.

Thay máu (Trao đổi truyền máu)

Phương pháp điều trị này áp dụng khi trẻ bị vàng da nặng và không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác. Trong thời đại khoa học hiện đại và phát triển, việc thay máu có thể được thực hiện cả trước (những trường hợp vàng da tan máu do bất đồng Rh) và sau khi sinh.

Khám vàng da sơ sinh ở đâu
Chiếu đèn điều trị vàng da sơ sinh là phương pháp được áp dụng phổ biến - Ảnh: BV Bảo Sơn

Phòng bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh

Để tránh bệnh vàng da ảnh hưởng đến trẻ,  phụ huynh nên thực hiện một số biện pháp phòng bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh như:

  • Chăm sóc sức khỏe tốt cho người mẹ khi mang thai
  • Khám thai đầy đủ theo lịch hẹn để được phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh lý trong thai kỳ: Sinh non, nhẹ cân, quá cân, nhiễm trùng từ mẹ sang con
  • Cho trẻ bú đủ sữa mẹ
  • Nơi ở của trẻ phải có đủ ánh sáng để dễ theo dõi màu sắc da
  • Thăm khám với bác sĩ Da liễu khi có dấu hiệu bất thường trên da của trẻ

BookingCare - Nền tảng y tế chăm sóc sức khỏe toàn diện hiện đang hỗ trợ bệnh nhân kết nối với các bác sĩ Da liễu qua Video để cha mẹ thuận tiện hơn khi muốn cho con thăm khám và điều trị vàng da.