Lấy ví dụ về lòng tự hào dân tộc chính đáng

Đối với dân tộc Việt Nam, lòng yêu nước, tự hào dân tộc không chỉ là một tình cảm tự nhiên, mà nó còn là sản phẩm của lịch sử được hun đúc từ chính lịch sử đau thương mà hào hùng của dân tộc Việt Nam. Lịch sử mấy nghìn năm của dân tộc Việt Nam là lịch sử đấu tranh giành lại và bảo vệ nền độc lập từ tay kẻ thù xâm lược. Chính vì vậy mà tinh thần yêu nước đã ngấm sâu vào tình cảm, vào tư tưởng của mỗi người dân Việt Nam qua tất cả các thời đại, làm nên một sức mạnh kỳ diệu, giúp cho dân tộc ta đánh thắng hết kẻ thù này đến kẻ thù khác cho dù chúng có hùng mạnh đến đâu. Điều này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta…”, được tiếp nối từ đời này sang đời khác, từ thế hệ đi trước đến thế hệ sau.Khác với thời thời cha ông, thời cả dân tộc đồng lòng quyết tâm chung một lý tưởng đánh giặc cứu nước, giữ nước và bảo vệ đất nước thì yêu nước được thể hiện ở tinh thần chiến đấu, hi sinh bản thân để cống hiến cho nền hòa bình, độc lập  của Tổ Quốc. Ngày nay, trong thời bình, quá trình hội nhập kinh tế, văn hóa, chính trị thì tinh thần yêu nước được thể hiện ở nhiều khía cạnh, lĩnh vực khác nhau. Mỗi người đều có một lý tưởng sống riêng, yêu nước trước hết là làm tròn nghĩa vụ của riêng bản thân, tôn trọng văn hóa, ngôn ngữ dân tộc. Mỗi người cũng lựa chọn riêng cho mình một cách riêng để thể hiện lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc: có người đi nghĩa vụ canh giữ biên cương, có người lựa chọn cống hiến về tri thức, có người lại chọn cống hiến trên lĩnh vực thể thao, những trận bóng đá đẹp nhất và ý nghĩa nhất cho người hâm mộ, làm rạng danh quê hương, đất nước.Trong một bài viết ngắn, tôi không thể viết hết mọi biểu hiện về tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc của tất cả chúng ta. Tôi chỉ dừng lại và mượn những cảm xúc mà đội bóng đá U23 Việt Nam đã dành cho người hâm mộ và tình cảm, lòng tự hào dân tộc của toàn thể người dân Việt Nam trên cả nước đã dành cho đội tuyển U23 Việt Nam tại giải vô địch bóng đá U23 châu Á để nói về tinh thần yêu nước, lòng tự hào của dân tộc Việt Nam.Có thể nói, niềm tự hào đó được khơi dậy một cách mạnh mẽ sau chiến thắng của đội tuyển U.23 Việt Nam trước Iraq và Qatar khi hàng triệu người trên cả nước vỡ òa trong niềm vui sướng tột cùng, họ đổ ra đường hò reo, ăn mừng. Các tuyến đường ở trung tâm nhiều thành phố rợp cờ đỏ sao vàng. Đã lâu, rất lâu rồi người ta mới cảm nhận được khí thế hừng hực, sôi sục đến thế.Ở trận tứ kết rồi bán kết, mỗi lần tôi vào mạng xã hội facebook thì ở đó có rất nhiều dòng chia sẻ về cảm xúc không thể tả nổi, những dòng tâm sự “ôi, khó thở quá”, rồi hét lên “Tự hào quá Việt Nam ơi”… Tôi biết rằng, nỗi lo lắng, hồi hộp đến tột cùng hiện rõ trên khuôn mặt của từng người rồi tất cả vỡ òa khi Văn Thanh thực hiện thành công quả penalty cuối cùng đưa đội tuyển U.23 Việt Nam vào chung kết.Chúng ta dễ dàng nhận thấy, ở từng quán cà phê, trong từng xóm nhỏ, từng ngôi nhà như nổ tung trong tiếng hò reo của hàng chục người. Họ - những con người xa lạ, ôm chầm lấy nhau rồi nhảy cẫng lên như vừa tìm thấy máu mủ của mình sau nhiều năm xa cách. Nhiều người đã khóc. Có lẽ, thứ xúc cảm đó được hun đúc, kìm nén trong suốt một thời gian dài để rồi hôm nay mọi thứ thực sự bùng cháy trong nỗi sung sướng, khoan khoái đến cùng tận. Bởi lúc này, tất cả họ có chung một lý tưởng, có chung một khẩu hiệu: “Việt Nam vô địch”. Đó chính là tinh thần dân tộc. Đó là niềm tự hào Việt Nam.Và trong trận chung kết với với đội tuyển U.23 Uzbekistan vào ngày 27.1, dù đội tuyển U.23 Việt Nam không được nhận cúp vô địch nhưng toàn thể người hâm mộ bóng đá Việt Nam vẫn cháy lên niềm tự hào về các em đội tuyển U23 Việt Nam, vì chính chiến công của các em đã thúc đẩy tình đoàn kết, khơi dậy tinh thần dân tộc của hơn 90 triệu người dân Việt Nam. Với tôi, đó là những giá trị đáng trân quý!Tôi thiết nghĩ, bóng đá là môn thể thao Vua và khi môn thể thao Vua ấy còn gắn liền với niềm tự hào dân tộc thì nó mang một sức mạnh to lớn. Và hẳn ai là người Việt Nam, trong thời khắc ấy, đều cảm thấy yêu thương và tự hào.Tôi rất xúc động và khó diễn tả cảm xúc của mình khi thấy dòng người hâm mộ hân hoan chào đón đội tuyển U23 Việt Nam về nước. Có lẽ từ lúc sinh ra đến giờ, tôi mới chứng kiến được tinh thần người Việt Nam trỗi dậy mạnh mẽ như thế, các tuyến đường ở Hà Nội rực rỡ cờ đỏ sao vàng mừng chiến tích của U23 Việt Nam. Chính tinh thần yêu nước, lòng quả cảm và tự hào dân tộc đã giúp các cầu thủ chiến thắng chình mình, lập nên những kỳ tích. Chính bóng đá đã khơi dậy niềm tự hào dân tộc đầy thiêng liêng của người dân Việt Nam. Chính các cầu thủ là tấm gương truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ về ý thức vươn lên, khát khao chinh phục những đỉnh cao.Như vậy, có thể khẳng định tinh thần yêu nước vẫn được kế thừa và phát huy, được biểu hiện một cách đa dạng trên nhiều bình diện. Tất cả đều đang cố gắng tiếp nối bước cha anh, luôn nỗ lực cống hiến để đưa đất nước sánh ngang với các cường quốc năm châu. Thế hệ ngày nay vẫn đang làm tốt nhiệm vụ bảo vệ và phát triển đất nước một cách tận tụy và cống hiến nhất.Trong niềm tự hào đó, bản thân tôi cũng như các bạn trẻ trên mọi miền của Tổ quốc luôn nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của tuổi trẻ với tinh thần “Đâu cần thanh niên có - việc gì khó có thanh niên”. Là một cán bộ Đoàn, tôi nhận thức sâu sắc hơn về vai trò, trách nhiệm của bản thân với Ban và cơ quan, không ngừng rèn luyện, tư dưỡng đạo đức, nỗ lực trong công tác tham mưu, nhiệt tình, tâm huyết và có trách nhiệm đối với các hoạt động của cơ quan và không quên nuôi dưỡng cho mình một ước mơ, lý tưởng sống đúng đắn như một động lực cho bản thân cố gắng phát triển, cống hiến và trưởng thành. Nhớ ơn Bác, thực hiện lời dạy của Bác, bản thân tôi nguyện suốt đời trung thành với lý tưởng cách mạng cao đẹp mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn./.

 Tags: truyền thống, lịch sử, tư tưởng, cụ thể, nội dung, tinh thần, cơ bản, phát triển, giá trị, biểu hiện, mức độ

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Lazi - Người trợ giúp bài tập về nhà 24/7 của bạn

  • Hỏi 15 triệu học sinh cả nước bất kỳ câu hỏi nào về bài tập
  • Nhận câu trả lời nhanh chóng, chính xác và miễn phí
  • Kết nối với các bạn học sinh giỏi và bạn bè cả nước

Lấy ví dụ về lòng tự hào dân tộc chính đáng

Tiết PPCT: 31Ngày soạn: 26/3/2010Ngày dạy: 01/04/2010Bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc (Tiết 1)I. Mục đích yêu cầu. Học xong bài này HS cần đạt được: 1. Về kiến thức: - Hiểu được thế nào là lòng yêu nước. - Biết được các biểu hiện cụ thể của long yêu nước và truyền thống hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước của dân tộc.2. Về kỹ năng: Có ý thức tham gia các hoạt động xây dựng và bảo vệ đất nước.3. Về thái độ: Yêu quý, tự hào về quê hương đất nước.II. Phương pháp - phương tiện dạy học.1. Phương pháp dạy học.- Nêu vấn đề. - Thuyết trình.- Đàm thoại.2. Phương tiện dạy học.- SGK, SGV GDCD lớp 10.- Tài liệu tham khảo.III. Tiến trình dạy học:1. Ổn định tổ chức lớp.(1 phút)- Kiểm tra vệ sinh.- Kiểm tra sỉ số.2. Kiểm tra bài cũ. (3 phút)Câu hỏi: Hợp tác là gì? Nó có những biểu hiện như thế nào?3. Dạy bài mới.(1 phút)3.1. Giới thiệu bài.Yêu nước là truyền thống cao quý và thiêng liêng của dân tọc Việt Nam. Nó được lớn dần lên cùng với sự mở rộng quan hệ của con người đối với đất nước. Qua nhiều thế hệ, tình yêu đất nước được củng cố và kế thừa những giá trị tinh hoa và được nâng cao mãi mãi. Vậy lòng yêu nước là gì? Nó có ý nghĩa và biểu hiện như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu bài học hôm nay.3.2. Nội dung:Hoạt động của GV và HS Nội dung ghi bảngHoạt động 1: (15 phút) Phương pháp thuyết trình, nêu vấn đề, đàm thoại. Tìm hiểu lòng yêu nước là gì?GV: Cho học sinh đọc đoạn thơ trong SGK và nhận xét tình cảm của tác giả đối với Tổ quốc được thể hiện qua đoạn thơ.HS trả lời. GV nhận xét, bổ sung, kết luận.Tình cảm của tác giả thể hện trong bài thơ chính là lòng yêu nước. Tình cảm đó bắt nguồn từ những điều bình dị nhất và gần gũi nhất đối với con người như yêu gia đình, người thân, yêu những thành quả lao động, yêu nơi mình đã sinh ra và lớn lên. Những tình cảm ban đầu đó dần dần phát triển thành tình cảm gắn bó với làng xóm, quê hương và được nâng lên thành lòng yêu nước, yêu nhân dân, yêu nhân loại.GV: Vậy lòng yêu nước là gì?HS: Trả lời.GV: Kết luận và ghi bảng.GV kết luận bằng ý kiến của Bác Hồ về truyền thống yêu nước của dân tộc ta.“Dân tộc ta một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi và kết thành một làn song vô cùng mạnh mẽ, to lớn, lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nướcvà cướp nước”.GV: Cho HS tìm hiểu thêm về một số bài thơ, bài hát về lòng yêu quê hương đất nước như: “Quê hương”, “Việt Nam quê hương tôi”.GV chuyển ý:Dân tộc Việt Nam luôn luôn tự hào về truyền thống hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước của mình. Vậy truyền thống đó được biểu 1. Lòng yêu nước.a. Lòng yêu nước là gì?Lòng yêu nước là lòng yêu quê hương, đất nước và tình thần sẵn sang đem hết khả năng của mình phục vụ lợi ích của Tổ quốc.hiện như thế nào? Sang phần bHoạt động 2: (20 phút) Phương pháp thuyết trình, đàm thoại, nêu vấn đề. Tìm hiểu về truyền thống yêu nước của dân tộc ta.GV dẫn dắt.Yêu nước là một truyền thống đạo đức cao quý và thiêng liêng của dân tộc Việt Nam, đồng thời nó cũng là cội nguồn của hàng loạt các giá trị truyền thống khác của dân tộc. Truyền thống yêu nước là sức mạnh nội sinh giúp non sông đất nước ta, dân tộc ta vượt qua khó khăn thử thách.GV: Em hãy CM1. Truyền thống yêu nước là sức mạnh nội sinh giúp đất nước vượt qua khó khăn, thử thách?2. Truyền thống yêu nước là truyền thống cao quý và thiêng liêng nhất?3. Truyền thống yêu nước là cội nguồn của các giá trị khác?GV chuyển ý:Vậy lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam thể hiện ở những điểm nào?GV đàm thoại theo các câu hỏi để tìm hiểu biểu hiện của lòng yêu nước.GV: Một người không có tình cảm gắn bó với quê hương có thể coi là một người yêu nước không?HS: Trả lời.GV: Bổ sung, kết luận và đưa ra biểu hiện đầu tiên của lòng yêu nước. GV: Một người có lòng yêu nước trước hết phải gắn bó sâu sắc với quê hương, đất nước mình. Phải luôn hướng về cội nguồn, về tổ tiên, ông bà, cha mẹ, xem đó như là cuộc sống của mình.GV: Yêu cầu HS cho một số câu ca dao tục ngữ về tình yêu quê hương đất nước.HS: Trả lời.Ví dụ ca dao:b.Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam.* Ý nghĩa của truyền thống yêu nước.- Sức mạnh nội sinh.- Cao quý và thiêng liêng nhất.- Cội nguồn của các giá trị.* Biểu hiện của lòng yêu nước.- Tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước.“Anh đi anh nhớ quê nhàNhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương”Ví dụ: Người Việt Nam ở nước ngoài luôn luôn hướng về quê hương. Biểu hiện là mỗi năm Tết đến xuân về bao giờ họ cũng tìm cách về quê ăn tết. Nếu không có điều kiện thì vẫn tổ chức ăn Tết của Việt Nam nơi xứ người.GV dẫn chứng thêm thông qua bài hát quê hương.“Quê hương nếu ai không nhớ Sẽ không lớn nỗi thành người”Biểu hiện thứ 2.GV. Một người yêu nước là một người phải biết yêu thương, cảm thông sâu sắc đối với đồng bào, giống nòi, dân tộc.GV: Em hãy CM tình thương yêu đồng bào, giống nòi của người Việt Nam?HS: Trả lời.GV: Bổ sung, kết luận.Ca dao có câu: “Bầu ơi thương lấy bí cùngTuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”GV thuyết minh thêm về các hành động thể hiện lòng yêu thương đồng bào.Tết vì người nghèo.Ủng hộ bão lụt.Biểu hiện thứ 3.GV: Yêu nước cũng gắn với lòng tự hào dân tộc chính đáng. Điều đó được thể hiện như thế nào?HS trả lời.GV kết luận.Dân tộc Việt Nam luôn tự hào về truyền thống như văn hóa, con người anh hùng, non sông tươi dẹp, những sản vật của quê hương.GV Yêu cầu HS cho một số dẫn chuứng.HS Trả lời.GV: Theo em một dân tộc xâm chiếm, cướp bóc dân tộc khác giành lấy của cải, sự giàu - Yêu thương đồng bào.- Lòng tự hào dân tộc chính đáng.có cho dân tộc mình thì có được coi là một niềm tự hào không?HS Trả lời.GV Kết luận. Đó không thể coi là lòng tự hào dân tộc được, bởi vì lòng tự hào đó phải được xây dựng dựa trên những thành quả chính đáng, từ mồ hôi công sức của cả dân tộc chứ không phải đi xâm chiếm từ nước khác.Biểu hiện thứ 4.GV: Tinh thần đoàn kết, kiên cường, bất khuất của dân tộc ta được thể hiện như thế nào?HS: Trả lời.GV kết luận: Dù trong hoàn cảnh nào, người Việt Nam vẫn luôn đoàn kết, kiên cường, hiên ngang bất khuất để bảo vệ chủ quyền và nền độc lập dân tộc chứ không bao giò chịu làm nô lệ, làm người dân mất nước.GV: Em hãy kể tên một số vị anh hùng dân tộc mà em biết?HS: Trả lời.GV: Nhận xét, bổ sung và kết luận.Hai Bà Trưng, Nguyễn Thị Minh Khai, Kim Đồng, Võ Thị Sáu, Lê Văn Tám, Phan Bội Châu. Như vậy, người Việt Nam yêu nước ở tầng lớp nào, ở lứa tuổi nào cũng có. Chính nhờ tinh thần đoàn kết cộng với ý chí kiên cường mà dân tộc ta đã chiến thắng nhiều kẻ thù hung bạo.Biểu hiện thứ 5.GV: Sự cần cù sáng tạo của người Việt Nam được thể hiện như thế nào?HS: Trả lời.GV kết luận: người Việt Nam vốn có truyền thống cần cù trong lao động. Yêu nước không chỉ là ra chiến trường đánh giặc mà còn phải cần cù, sáng tạo trong lao động để xây dựng, phát triển nền văn hóa dân tộc và - Đoàn kết, kiên cường, bất khuất.- Cần cù, sáng tạo.xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp.GV: Em hãy lấy ví dụ CM tính cần cù và sáng tạo của người Việt Nam?HS: Trả lời.GV: Nhận xét, bổ sung.Thời chiến tranh có bác sĩ Tôn Thất Tùng, Hoàng Cầm.Thời hiện đại có Hồ Giáo, Lương Đình Của. Nông dân sáng tạo ra máy gặt, máy bóc ngô…GV: Các em cần phải làm gì để tiếp nối truyền thống của dân tộc?HS: Trả lời.GV: Đưa ra một số bài báo, mẫu chuyện về lòng yêu nước của người dân Việt Nam.4. Củng cố: GV hệ thống lại kiến thức, chỉ ra cho HS thấy yêu nước là một truyền thống cao quý và thiêng liêng nhất của người Việt Nam.5. Dặn dò: Yêu cầu HS học bài cũ, đọc trước bài mới.IV. Tổng kết rút kinh nghiệm BCĐTTSP duyệt GVHD duyệt SVTT ký tên