Lệnh gán giá trị cho biến trong Pascal là lệnh nào

Biến là giá trị có thể thay đổi được trong mỗi chương trình, mỗi biến trong Pascal có một kiểu dữ liệu nhất định, xác định kích thước và cách bố trí trong bộ nhớ, phạm vi các giá trị có thể được lưu trữ trong bộ nhớ đó; và bộ toán tử có thể áp dụng cho biến.

Tên của biến có thể bao gồm các chữ cái, chữ số, ký tự gạch chân và phải bắt đầu bằng chữ cái hoặc ký tự gạch chân. Pascal không phân biệt chữ hoa và chữ thường, vì vậy sử dụng chữ hoa hay chữ thường cũng đều như nhau.

Cách khai báo biến trong Pascal

Pascal có nhiều hàm khác nhau, để tìm hiểu hết các hàm Pascal không phải chuyện sớm mà cần phải nghiên cứu thật lâu, có nhiều hàm Pascal đơn giản, nhưng có có hàm phức tạp giống như các biến vậy.
 

Nội dung bài viết:
1. Các biến cơ bản trong Pascal.
2. Khai báo biến trong Pascal.
3. Khởi tạo giá trị của biến trong Pascal.

Ngôn ngữ lập trình Pascal cũng cho phép xác định các kiểu biến khác nhau. Tuy nhiên trong bài viết này Taimienphi.vn sẽ chỉ giới thiệu cho bạn các biến cơ bản.

2. Khai báo biến trong Pascal

Tất cả các biến phải được khai báo trước khi sử dụng chương trình Pascal. Tất cả các khai báo biến theo sau từ var. Một khai báo chỉ định một danh sách biến, tiếp theo là dấu hai chấm (:) và kiểu biến. Cú pháp khai báo biến:

var

variable_list : type;

Trong đó type phải là kiểu biến Pascal hợp lệ, bao gồm các ký tự (character), số nguyên (interger), số thực (real), boolean hoặc bất kỳ kiểu dữ liệu do người dùng chỉ định, … . Và variable_list có thể bao gồm một hoặc nhiều tên định danh được phân tách nhau bởi dấu phẩy.

Dưới đây là một số khai báo biến hợp lệ:

varage, weekdays : integer;taxrate, net_income: real;choice, isready: boolean;initials, grade: char;

name, surname : string;

Trong các bài viết trước Taimienphi.vn đã đề cập Pascal cho phép khai báo kiểu. Có thể xác định kiểu khai báo bằng tên hoặc định danh. Ngoài ra có thể sử dụng khai báo kiểu để xác định các kiểu biến.

Ví dụ:

typedays, age = integer;yes, true = boolean;name, city = string;

fees, expenses = real;

Khai báo kiểu có thể được sử dụng trong khai báo biến.

varweekdays, holidays : days;choice: yes;student_name, emp_name : name;capital: city;

cost: expenses;

Lưu ý giữa khai báo kiểu (type) và khai báo biến (var) có sự khác nhau. Khai báo kiểu cho biết các kiểu như integer (kiểu số nguyên), real (số thực), … . Còn khai báo biến cho biết giá trị mà một biến có thể thực hiện.

Bạn có thể so sánh khai báo kiểu trong Pascal với typedef trong C. Quan trọng nhất là tên biến đề cập đến vị trí bộ nhớ, nơi mà giá trị của biến sẽ được lưu trữ, còn khai báo kiểu thì không.

3. Khởi tạo giá trị của biến trong Pascal

Các biến được gán giá trị với dấu hai chấm (:) và dấu bằng (=), tiếp theo là một biểu thức hằng. Công thức chung để gán một giá trị là:

variable_name := value;

Mặc định các biến trong Pascal không được khởi tạo bằng 0, mà có thể chứa các giá trị rác. Vì vậy tốt hơn là khởi tạo các biến trong một chương trình.

Các biến có thể được khởi tạo (được gán giá trị ban đầu) trong phần khai báo biến. Khởi tạo biến theo sau từ var và cú pháp khởi tạo như sau:

var
variable_name : type = value;

Một số ví dụ như:

age: integer = 15;taxrate: real = 0.5;grade: char = 'A';

name: string = 'John Smith';

Dưới đây là ví dụ chương trình hoàn chỉnh sử dụng các biến và cách khai báo của Pascal :

program Greetings;constmessage = ' Welcome to the world of Pascal ';typename = string;varfirstname, surname: name;beginwriteln('Please enter your first name: ');readln(firstname);writeln('Please enter your surname: ');readln(surname);writeln;writeln(message, ' ', firstname, ' ', surname);

end.

Sau khi được biên dịch và thực thi, đoạn mã trên sẽ cho kết quả:

Please enter your first name:JohnPlease enter your surname:Smith

Welcome to the world of Pascal John Smith

Biến liệt kê

Bạn đã thấy cách sử dụng các kiểu biến đơn giản như Integer, Real và Boolean. Các biến của kiểu liệt kê, có thể được khai báo như sau:

var
var1, var2, ... : enum-identifier;

Khi khai báo các biến kiểu liệt kê, bạn có thể sử dụng khai báo kiểu. Ví dụ:

typemonths = (January, February, March, April, May, June, July, August, September, October, November, December);Varm: months;...M := January;The following example illustrates the concept −program exEnumeration;typebeverage = (coffee, tea, milk, water, coke, limejuice);vardrink:beverage;beginwriteln('Which drink do you want?');drink := limejuice;writeln('You can drink ', drink);

end.

Sau khi được biên dịch và thực thi, đoạn mã trên sẽ cho kết quả là:

Which drink do you want?
You can drink limejuice

Biến miền con

Biến miền con được khai báo:

var
subrange-name : lowerlim ... uperlim;

Ví dụ về khai báo biến miền con:

varmarks: 1 ... 100;grade: 'A' ... 'E';

age: 1 ... 25;

Chương trình cụ thể sử dụng các biến kiểu miền con:

program exSubrange;varmarks: 1 .. 100;grade: 'A' .. 'E';beginwriteln( 'Enter your marks(1 - 100): ');readln(marks);writeln( 'Enter your grade(A - E): ');readln(grade);writeln('Marks: ' , marks, ' Grade: ', grade);

end.

Sau khi được biên dịch và thực thi, đoạn mã trên sẽ cho kết quả là:

Enter your marks(1 - 100):100Enter your grade(A - E):A

Marks: 100 Grade: A

Tóm lại biến là giá trị có thể thay đổi được trong mỗi chương trình. Mỗi biến trong Pascal có một kiểu dữ liệu nhất định. Trên đây Taimienphi.vn vừa giới thiệu cho bạn biến và cách khai báo của Pascal, từ đó bạn có thể nắm bắt cách viết hàm trong Pascal dễ hơn và nhanh chóng thuần thục hơn. Nếu có thắc mắc hoặc câu hỏi nào cần giải đáp, bạn có thể để lại ý kiến của mình trong phần bình luận bên dưới bài viết.

Trong các bài viết trước Taimienphi.vn đã giới thiệu cho bạn các kiểu dữ liệu trong Pascal, bài viết này Taimienphi.vn sẽ giới thiệu cho bạn về biết và cách khai báo của Pascal

Hằng và khai báo hằng trong Pascal Kiểu dữ liệu Boolean trong Pascal Phạm vi của biến trong Pascal Cách viết hàm (Function) trong Pascal Kiểu tập hợp trong Pascal Lệnh vòng lặp trong Pascal

Lệnh nhập giá trị cho biến là lệnh nào?

 A. Readln(tên biến)

B. Writeln(tên biến)

C. Const( tên biến)

D. Var( tên biến)

=> đáp án: A

Kết quả của phép chia 9 Mod 8 là :

A. 3

B. 0

C. 2

D. 1

=> đáp án: D

9 mod 8 =1

=> Mod chia lấy phần dư 

câu15: Cho biết dữ liệu nào sau đây được xem là dữ liệu dạng xâu kí tự?

A. 123.4

B. '1234'

C. 123+1E

D. 1234

=> đáp án: B.

câu16: Lệnh gán X := X+1 có ý nghĩa như thế nào?

A. Gán giá trị 1 cho biến X
B. Không gán giá trị nào cho biến X

C. Tăng giá trị biến X lên 1 đơn vị, kết quả gán lại cho biến X

D. Gán giá trị X cho biến X

=> đáp án: C

câu17: Từ khóa VAR dùng để làm  gì?

A. Khai báo Tên chương trình.

B. Khai báo Biến

C. Khai báo Hằng

D. Khai báo thư viện

=> đáp án: B

câu18: Để dịch chương trình Pascal sang ngôn ngữ máy ta nhấn tổ hợp phím?

A. Ctrl + X

B. Alt + F9

C. Alt + X

D. Ctrl + F9

=> đáp án B

1. HẰNG (CONSTANT)
a) Định nghĩa : Hằng là một đại lượng có giá trị không đổi trong suốt chương trình.

b) Cách khai báo :

CONTS Tên hằng = giá trị của hằng ;

- Ví dụ :

CONTS      A = 5 ;      B = 3.14      X = 'S' ; Ta sử dụng tên hằng để chương trình được rõ ràng và dễ sửa đổi.

2. BIẾN (VARIABLE)


a) Định nghĩa : Biến là một cấu trúc ghi nhớ có tên (đó là tên biến hay danh hiệu của biến). - Biến ghi nhớ một dữ liệu nào đó gọi là giá trị (Value) của biến. Giá trị của biến có thể được làm thay đổi trong thời gian sử dụng biến. - Sự truy xuất một biến nghĩa là đọc giá trị hay thay đổi giá trị của biến được thực hiện thông qua tên biến.

- Ví dụ :

           Readln (x);            Writein (x) ;            x := 9 ; - Biến là một cấu trúc để ghi nhớ dữ liệu vì vậy nó phải tuân theo qui định của kiểu dữ liệu : một biến phải thuộc một kiểu dữ liệu nhất định.

b) Cách khai báo :

          VAR           Tên biến : kiểu dữ liệu của biến ;

- Ví dụ :

      VAR            A : Real ; -            B, C : Integer ;            TEN : String[20] ;            X : Boolean ;            Chọn : Char ; Cần phải khai báo các biến trước khi sử dụng chúng trong chương trình. Khai báo một biến là khai báo sự tồn tại của biến đó và cho biết nó thuộc kiểu gì.

3. KIỂU (TYPE)


a) Ngoài các kiểu đã định sẵn, PASCAL còn cho phép ta định nghĩa các kiểu dữ liệu khác từ các kiểu căn bản theo qui tắc xây dựng của PASCAL.
b) Cách khai báo :         TYPE         Tên kiểu = Mô tả xây dựng kiểu ;

- Ví dụ :

        TYPE         SoNguyen = integer ;         Ten = String[11] ;         Tuoi = 1..100 ;         Color = (Red, Blue, Green) ;         Thu = (ChuNhat, ThuBa, ThuTu, ThuNam, ThuSau, ThuBay); Và khi đã khai báo kiểu thì ta có quyền sử dụng để khai báo biến.

- Ví dụ :

       VAR         i, j : SoNguyen ;         Khach_hang : Ten ;         T : tuoi ;         Mau : Color ;         Ngay_hoc : Thu ;

4. BIỂU THỨC (EXPRESSION)


a) Định nghĩa : Một biểu thức là một công thức tính toán bao gồm các phép toán, hằng, biến, hàm và các dấu ngoặc.

- Ví dụ :

5 + A*SQRT(B)/SIN(X) (A AND B) OR c

b) Thứ tự ưu tiên (precedcence) :

Khi tính giá trị của một biểu thức, ngôn ngữ PASCAL qui ước thứ tự ưu tiên của các phép toán từ cao đến thấp như sau : 1. Phép gọi hàm 2. Not, ? 3. *, /DIV, MOD, AND 4. +, ?, OR, XOR 5. =, <>, <=, >=, >, IN.

c) Qui ước tính thứ tự ưu tiên :

Khi tính một biểu thức có 3 qui tắc về thứ tự ưu tiên như sau : • Qui tắc 1 : Các phép toán nào có ưu tiên cao hơn sẽ được tính trước. • Qui tắc 2 : Trong các phép toán có cùng ưu tiên thì sự tính toán sẽ được thực hiện từ trái sang phải. • Qui tắc 3 : Phần trong ngoặc từ trong ra ngoài được tính toán để trở thành một giá trị đơn. d) Kiểu của biểu thức : là kiểu của kết quả sau khi tính biểu thức

- Ví dụ : Biểu thức sau được gọi là biểu thức Boolean :

not (a and b) or (x = 5)

5. LỆNH GÁN (ASSIGNMENT STATEMENT)


a) Một trong các lệnh đơn giản và cơ bản nhất của PASCAL là lệnh gán. Mục đích của lệnh này là gán cho một biến đã khai báo một giá trị nào đó cùng kiểu với biến.

b) Cách viết:

Tên_biến := biểu thức ;

- Ví dụ :

Khi đã khai báo      VAR           c   : Char ;           i, j : Integer ;           x, y : Real ;           p, q : Boolean ; thì ta có thể có các phép gán sau :           a := 'A' ;           c := Chr(90) ;           i := (35 + 7) *2 mod 4 ;           i := j + 1 ;           x := 0.5 ;           x := i + 1 ;           p := i > 2*j + 1 ;           q := not p ;

c) Ý nghĩa :

Biến và phát biểu gán là các khái niệm quan trọng của một họ các ngôn ngữ lập trình mà PASCAL là một đại diện tiêu biểu. Chúng phản ánh cách thức hoạt động của máy tính hiện nay, đó là : - Lưu trữ các giá trị khác nhau vào một ô nhớ tại nhưng thời điểm khác nhau. - Một quá trình tính toán có thể coi như là một quá trình làm thay đổi giá trị của một (hay một số) ô nhớ nào đó, cho đến khi đạt được giá trị cần tìm.

6. CÂU LỆNH (STATEMENT)

a) Trong một chương trình Pascal, sau phần mô tả dữ liệu là phần mô tả các câu lệnh. Các câu lệnh có nhiệm vụ xác định các công việc mà máy tính phải thực hiện để xử lí các dữ liệu đã được mô tả và khai báo. b) Câu lệnh được chia thành câu lệnh đơn giản và câu lệnh có cấu trúc : - Câu lệnh đơn giản : • Vào dữ liệu : Read, Readln • Ra dữ liệu Write, Writeln • Phép gán : := • Lời gọi chương trình con. • Xử 11 tập tin : RESET, REWRITE, ASSIGN... - Câu lệnh có cấu trúc : . Lệnh ghép : BEGIN..END • Lệnh chọn : IF..THEN..ELSE..                       CASE..OF.. • Lệnh lặp: FOR..TO..DO..                  REPEAT..UNTIL..                  WHILE..DO.. c) Các câu lệnh phải được ngăn cách với nhau bởi dấu chấm phẩy (;). Không bắt buộc phải viết mỗi câu lệnh trên một dòng. Vấn đề là chúng ta phải trình bày chương trình sao cho đẹp, rõ ràng, thể hiện được thuật toán. - Ví dụ : Các lệnh :        x := 5; y := 9*x ; z := y + 1;  Có thể viết thành từng dòng :        x := 5 ;        y := 9*x ;        z := y + 1 ;

7. CÂU LỆNH GHÉP

a) Một nhóm câu lệnh đơn được đặt giữa hai chữ Begin và End sẽ tạo thành một câu lệnh ghép. b) Cách viết:                       BEGIN                          lệnh 1 ;                          lệnh 2 ;                          lệnh n ;

                      END ;