Miền bắc có vai trò như thế nào đối với cách mạng cả nước từ sau kháng chiến chống mĩ?

Sau 15 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, QGPMNVN đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh lịch sử, đóng góp to lớn vào sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Điều đó được thể hiện trên một số nội dung chủ yếu sau:

Một là, hiện thực hóa đường lối kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

Kế thừa, phát triển đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, trên cơ sở đúc kết kinh nghiệm thực tiễn của đồng bào, chiến sĩ miền Nam trong hơn 4 năm đấu tranh đầy hy sinh, gian khổ, tháng 1-1959, BCH Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị lần thứ 15, xác định nhiệm vụ chung của cách mạng cả nước, con đường tiến lên của cách mạng miền Nam, mối quan hệ giữa hai chiến lược cách mạng ở hai miền, quan hệ giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới, nhằm giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, thống nhất đất nước. Về đường lối cách mạng ở miền Nam, nghị quyết hội nghị chỉ rõ: “Con đường phát triển cơ bản của cách mạng Việt Nam ở miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay Nhân dân"[1]

Tháng 9-1960, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng xác định đường lối của cách mạng Việt Nam: Tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng ở hai miền: “Một là, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở miền Bắc. Hai là, giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bọn tay sai, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước”[2]. Cuối năm 1960, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời. Ủy ban Trung ương và các ủy ban mặt trận dân tộc giải phóng tỉnh, huyện, xã lần lượt ra mắt nhân dân, vừa làm chức năng tập hợp lực lượng của mặt trận, vừa làm chức năng của chính quyền cách mạng.

Trên cơ sở đường lối được xác định từ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III, tháng 1-1961, Bộ Chính trị BCH Trung ươngĐảng họp, ra nghị quyết về nhiệm vụ trước mắt của cách mạng miền Nam, trong đó nhấn mạnh phải ra sức xây dựng lực lượng cả về chính trị và quân sự, kiện toàn cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo, thành lập Trung ương Cục miền Nam thay cho Xứ ủy Nam Bộ. Để làm nòng cốt cho cuộc chiến tranh của nhân dân miền Nam, Tổng Quân ủy ra chỉ thị thành lập QGPMNVN-một bộ phận của Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam chiến đấu trên chiến trường miền Nam. Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị và chỉ thị của Tổng Quân ủy, ngày 15-2-1961, Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra tuyên bố thống nhất các LLVT cách mạng ở miền Nam thành “LLVT giải phóng miền Nam Việt Nam”, tên tuyên truyền công khai và quan hệ đối ngoại là QGPMNVN, có chức năng vừa là một đội quân chiến đấu, vừa là một đội quân công tác và sản xuất, kiên quyết thực hiện cương lĩnh, đường đối của Đảng, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

QGPMNVN ra đời đáp ứng kịp thời yêu cầu của cuộc đấu tranh ở miền Nam, từ khởi nghĩa từng phần sang chiến tranh cách mạng. Với sự hoàn thiện nhanh chóng về quy mô, tổ chức, lực lượng với ba thứ quân ngày càng phát triển, QGPMNVN góp phần làm thất bại các chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận”, chủ trương lập “ấp chiến lược” của địch, làm phá sản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ, buộc Mỹ phải điều chỉnh chiến lược, đưa quân Mỹ và quân Đồng minh vào tham chiến tại miền Nam Việt Nam, đặt cách mạng miền Nam đứng trước những thử thách to lớn. Dưới ngọn cờ đoàn kết của Đảng, trực tiếp là Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, QGPMNVN cùng Nhân dân miền Nam nêu cao “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, phát huy tư tưởng chiến lược tiến công, đánh thắng quân Mỹ ngay từ những trận đầu, tạo thế và lực để giành thắng lợi trong Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, làm phá sản chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, tiến lên giành thắng lợi trong cuộc tiến công chiến lược năm 1972, góp phần đưa đến ký kết Hiệp định Paris (27-1-1973), mở ra thời cơ chiến lược để quân và dân ta tiến hành tổng tiến công và nổi dậy, hoàn thành công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Như vậy, trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, QGPMNVN đã quán triệt sâu sắc đường lối của Đảng, nắm vững quan điểm về con đường giải phóng miền Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, QGPMNVN trở thành công cụ tin cậy, sắc bén để cùng nhân dân miền Nam biến đường lối chiến tranh nhân dân thành hiện thực, đánh thắng chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ. Không có đường lối của Đảng thì không có QGPMNVN và ngược lại, không có QGPMNVN do Đảng xây dựng và lãnh đạo làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc, thì đường lối chiến tranh nhân dân không thể trở thành hiện thực để chiến thắng kẻ thù xâm lược.

Thực tế quá trình xây dựng, chiến đấu, trưởng thành của QĐND Việt Nam nói chung, QGPMNVN nói riêng, sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với quân đội luôn là nguyên tắc cơ bản, là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của Quân đội ta. Trước bối cảnh thế giới, khu vực, đặc biệt là trên Biển Đông có những diễn biến thay đổi hết sức nhanh chóng, phức tạp, khó dự báo, cùng sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của nhân dân ta, việc xây dựng QĐND Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số quân chủng, binh chủng và lực lượng tiến thẳng lên hiện đại, càng đòi hỏi phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội. Điều đó sẽ bảo đảm cho quân đội luôn giữ vững bản chất giai cấp công nhân, trung thành với Tổ quốc, với Đảng, nhân dân và chế độ XHCN, tuyệt đối phục tùng sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Xây dựng QĐND Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại là một nội dung được Đảng ta xác định trong Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng (1-2016) và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025. Yếu tố cách mạng của QĐND Việt Nam chỉ có thể được bảo đảm, sức mạnh của quân đội chỉ có thể được tăng cường, khi vai trò lãnh đạo của Đảng đối với quân đội được giữ vững và được thực hiện nghiêm chỉnh ở các cấp, các cơ quan, đơn vị trong Quân đội.

Miền bắc có vai trò như thế nào đối với cách mạng cả nước từ sau kháng chiến chống mĩ?
Miền bắc có vai trò như thế nào đối với cách mạng cả nước từ sau kháng chiến chống mĩ?
Miền bắc có vai trò như thế nào đối với cách mạng cả nước từ sau kháng chiến chống mĩ?
Miền bắc có vai trò như thế nào đối với cách mạng cả nước từ sau kháng chiến chống mĩ?
Miền bắc có vai trò như thế nào đối với cách mạng cả nước từ sau kháng chiến chống mĩ?
Chiến sĩ Trung đoàn 4 (Sư đoàn 5, Quân khu 7) trên thao trường huấn luyện. Ảnh:XUÂN CƯỜNG

Hai là, lực lượng chủ yếu trong xây dựng, phát triển căn cứ địa, hậu phương tại chỗ

Sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết (21-7-1954), địch ra sức phá hoại hiệp định, đàn áp, khủng bố những người kháng chiến cũ. Trước tình hình đó, phát huy những kết quả về xây dựng, phát triển căn cứ địa cách mạng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nhiều tỉnh ở miền Nam đã thành lập các đội vũ trang tự vệ. Riêng tại Nam Bộ đã xuất hiện các đơn vị vũ trang từ cấp tiểu đội đến cấp tiểu đoàn, dựa vào các căn cứ địa để xây dựng và chiến đấu chống địch khủng bố, càn quét. Dưới ánh sáng Nghị quyết Trung ương 15, phong trào Đồng khởi bùng lên mạnh mẽ khắp miền Nam, chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công, từ đấu tranh chính trị là chủ yếu sang kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang; từ khởi nghĩa từng phần tiến lên chiến tranh cách mạng. Trước yêu cầu thực tiễn, QGPMNVN được xây dựng và phát triển trên cơ sở các đội vũ trang tự vệ, vũ trang tuyên truyền các địa phương miền Nam và lực lượng cán bộ, chiến sĩ quân sự ở miền Bắc bổ sung, tăng cường từ năm 1959; đặt dưới sự lãnh đạo về mọi mặt của BCH Trung ươngĐảng và sự chỉ đạo thống nhất của Bộ Quốc phòng, mà trực tiếp là Trung ương Cục miền Nam và Ban Quân sự Miền-tiền thân của Bộ Chỉ huy Miền (10-1963), sau là Bộ tư lệnh Miền (3-1971).

Dựa vào thế trận chiến tranh nhân dân trên 3 vùng chiến lược, QGPMNVN vừa phát triển về quy mô, tổ chức, lực lượng, vừa tiến hành xây dựng, bảo vệ vùng giải phóng, căn cứ địa, căn cứ lõm, tiếp nhận nguồn chi viện từ miền Bắc kết hợp với hậu cần địa phương, huy động nhân lực, vật lực tại chỗ, bảo đảm cho các LLVT mở các chiến dịch tiến công quy mô ngày càng lớn. Tổ chức hậu cần quân đội gắn liền với căn cứ địa bằng hình thức tổ chức khu vực hậu cần, hình thành thế bố trí chiến lược: Hậu cần khu vực-hậu phương tại chỗ-hậu phương trực tiếp-hậu phương lớn miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Trong mỗi tổ chức hậu cần khu vực đều có các lực lượng thu mua hàng hóa, sản xuất vũ khí, vận tải, kho tàng dự trữ chiến lược và chiến dịch, giao thông liên lạc, các tuyến bệnh viện quân-dân y, tổ chức chiến đấu. Hệ thống tổ chức và bố trí hậu cần theo khu vực đã bảo đảm nối liền hậu cần tại chỗ với nguồn chi viện của Trung ương, giữ vững tính vững chắc liên hoàn cho cả phía trước và phía sau, trên các hướng chiến lược quan trọng; đồng thời bảo đảm tính ổn định, cơ động, kịp thời trước mọi nhu cầu và diễn biến chiến trường.

Phát huy tinh thần đoàn kết quốc tế, QGPMNVN tích cực giúp đỡ cách mạng Lào xây dựng lực lượng, củng cố và mở rộng vùng giải phóng, tranh thủ sự ủng hộ của chính quyền trung lập Campuchia. Hệ thống căn cứ địa, hậu phương tại chỗ ở miền Nam cùng với các căn cứ giải phóng ở Lào và Campuchia hình thành thế đứng chân vững chắc cho các LLVT cách mạng, bảo đảm thông suốt cho tuyến vận tải chi viện chiến lược Đông-Tây Trường Sơn từ hậu phương miền Bắc tới các chiến trường miền Nam, căn cứ cách mạng của Lào và Campuchia.

Trong giai đoạn cuối cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, QGPMNVN, nhất là các binh đoàn chủ lực, càng giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt những bộ phận sinh lực lớn và quan trọng của địch, góp phần bảo vệ, mở rộng căn cứ địa, hậu phương tại chỗ. Từ những địa bàn đứng chân vững chắc, QGPMNVN thực hành các hoạt động tác chiến chiến lược, tiêu diệt những tập đoàn quân sự chủ yếu của địch, đè bẹp ý chí xâm lược của chúng, hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Hoạt động xây dựng căn cứ địa, hậu phương tại chỗ của QGPMNVN trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước để lại nhiều kinh nghiệm về xây dựng khu vực phòng thủ (KVPT) tỉnh, thành phố vững chắc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Đó là chủ trương chiến lược của Đảng, Nhà nước; sự kế thừa, phát triển tư tưởng “giữ nước từ khi nước chưa nguy” của dân tộc trong tình hình mới, nhằm phòng ngừa, xử lý có hiệu quả các tình huống về quốc phòng, an ninh. Những năm qua, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã triển khai thực hiện toàn diện các nội dung xây dựng KVPT, cả về tiềm lực, thế trận theo đúng tinh thần Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 22-9-2008 của Bộ Chính trị và đạt nhiều kết quả quan trọng. Tiềm lực, thế trận, sức mạnh của KVPT, đặc biệt là tiềm lực kinh tế, chính trị-tinh thần, “thế trận lòng dân”, thế trận quân sự được củng cố, tăng cường một bước. Chất lượng tổng hợp, trình độ, khả năng sẵn sàng chiến đấu của LLVT địa phương được nâng cao. Hoạt động của KVPTcác địa phương cơ bản đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Hiện nay, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta đứng trước những cơ hội, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen. Để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, đòi hỏi phải tiếp tục xây dựng KVPTcác cấp vững chắc, có tiềm lực và sức mạnh tổng hợp ngày càng cao, bằng các giải pháp quyết liệt, đồng bộ: Đẩy mạnh quán triệt, thông tin, tuyên truyền, nâng cao hơn nữa nhận thức, trách nhiệm của các cấp, ngành, đoàn thể chính trị-xã hội và toàn dân về nhiệm vụ xây dựng KVPT. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo của Đảng, quản lý, điều hành của Nhà nước đối với nhiệm vụ xây dựng, hoạt động KVPT. Đẩy mạnh kết hợp phát triển kinh tế-xã hội với tăng cường quốc phòng, an ninh, tạo nguồn lực vật chất, kỹ thuật xây dựng KVPTngày càng vững chắc. Tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt của LLVT trong xây dựng, hoạt động của KVPT.

Ba là, giữ vững vai trò nòng cốt, phát động toàn dân đánh giặc

Kế thừa truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Đảng đã xác định đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh với LLVT ba thứ quân (bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích) ngày càng hoàn chỉnh. Thế trận xen kẽ cài răng lược của chiến tranh du kích đã phá vỡ ý định phân tuyến, phân vùng của địch, xuất hiện phổ biến các hình thức đấu tranh chính trị, binh vận, biến hậu phương địch thành tiền phương ta, phối hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy. Thực tiễn cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã chứng minh, đẩy mạnh tác chiến của 3 thứ quân làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc, phát triển chiến tranh du kích và chiến tranh chính quy là một thành công lớn của nền nghệ thuật quân sự hiện đại Việt Nam.

Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, những kinh nghiệm về xây dựng, tổ chức thế trận chiến tranh nhân dân được vận dụng, phát triển lên tầm cao mới. Trên chiến trường miền Nam, tháng 2-1961, QGPMNVN được thành lập gồm 3 thành phần ngày càng hoàn thiện, thực sự trở thành nòng cốt cho phong trào cách mạng của quần chúng, giữ địa vị quyết định trực tiếp tiêu hao, tiêu diệt lớn sinh lực địch, giành thắng lợi từng bước, đánh đổ từng bộ phận. Tuy nhiên, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, hoạt động đấu tranh vũ trang của QGPMNVN phải luôn kết hợp chặt chẽ với đấu tranh chính trị của quần chúng, làm cơ sở để phát huy sức mạnh tổng hợp chiến tranh nhân dân chống chiến tranh xâm lược.

Khi đế quốc Mỹ đưa quân viễn chinh vào trực tiếp tham chiến, QGPMNVN đã xây dựng và bố trí được 3 khối chủ lực cơ động, đứng chân vững chắc ở các địa bàn chiến lược miền Đông Nam Bộ, Khu 5 và Tây Nguyên. Với sự phát triển của các sư đoàn chủ lực cơ động, QGPMNVN đẩy mạnh tác chiến tập trung, kết hợp tiến công quân sự và nổi dậy của quần chúng, với cả hai LLVT, chính trị, ba mũi giáp công quân sự, chính trị, binh vận trên cả 3 vùng chiến lược rừng núi, nông thôn đồng bằng và đô thị. Khi thời cơ cách mạng chín muồi, QGPMNVN cùng quần chúng miền Nam thực hành cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, cuộc tiến công chiến lược năm 1972, giáng những đòn quyết liệt vào ý chí xâm lược của kẻ thù, buộc Mỹ phải ký Hiệp định Paris (27-1-1973), rút quân về nước.

Sau Hiệp định Paris, thế và lực của cách mạng miền Nam trên cả 3 vùng chiến lược nhanh chóng được tăng cường và củng cố vững chắc. Các binh đoàn chủ lực cơ động QGPMNVN lần lượt ra đời đã làm thay đổi cán cân so sánh lực lượng trên chiến trường ngày càng có lợi cho ta. Các đòn tiến công quân sự của QGPMNVN đã “châm ngòi”, thúc đẩy quần chúng vùng dậy đấu tranh; ngược lại, lực lượng quần chúng nhân dân tham gia đấu tranh đa dạng về quy mô, phong phú về hình thức, lấy đấu tranh chính trị, nổi dậy khởi nghĩa, giành chính quyền, tạo thế, lực, thời cơ, địa bàn... hỗ trợ QGPMNVN thực hiện các trận then chốt quyết định, chiến dịch quyết chiến chiến lược giành thắng lợi. Cuối năm 1974, trên cơ sở cục diện chiến tranh có sự chuyển biến mau lẹ theo hướng thuận lợi, đặc biệt là sự trưởng thành vượt bậc của QGPMNVN về sức mạnh chính trị và sức mạnh quân sự, Bộ Chính trị hạ quyết tâm mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, với đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh (từ ngày 26 đến 30-4-1975), kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Kế thừa, vận dụng và phát triển những kinh nghiệm của cuộc kháng chiến chống Mỹ trong điều kiện mới, Đảng chủ trương xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, “thế trận lòng dân” vững chắc, nhất là trên các địa bàn chiến lược trọng yếu, biên giới, biển, đảo. Thực hiện chủ trương đó, các cơ quan, đơn vị toàn quân đã phát huy vai trò nòng cốt trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân; đẩy mạnh xây dựng các tiềm lực trong KVPTcác cấp, xây dựng LLVT ba thứ quân vững mạnh, thế trận KVPTvững chắc. Tập trung nâng cao chất lượng hoạt động đối ngoại quốc phòng, góp phần củng cố, nâng cao vị thế của quân đội và đất nước trên trường quốc tế. Đẩy mạnh nghiên cứu, tổng kết, phát triển nghệ thuật quân sự, nâng cao tiềm lực công nghiệp quốc phòng phục vụ sự nghiệp hiện đại hóa quân đội. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận, củng cố và tăng cường mối quan hệ đoàn kết gắn bó máu thịt với nhân dân.

Tiếp tục phát huy vai trò quân đội là lực lượng nòng cốt trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân; chủ động ứng phó, xử lý các tình huống an ninh truyền thống, phi truyền thống; xung kích, đi đầu, chỗ dựa tin cậy của nhân dân trong phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh... xây dựng “thế trận lòng dân” ngày càng vững chắc, xứng đáng là quân đội của dân, do dân, vì dân.

Bốn là, phát huy truyền thống dân tộc, làm tròn nghĩa vụ quốc tế với cách mạng Lào và Campuchia

Cách mạng 3 nước Đông Dương liên minh chặt chẽ với nhau trong chiến đấu và xây dựng đã trở thành quy luật để đánh thắng quân xâm lược, giữ gìn độc lập, tự do của mỗi nước. Trải qua thực tiễn đấu tranh chống kẻ thù chung, tình đoàn kết chiến đấu giữa LLVT và nhân dân 3 nước anh em Việt Nam, Lào và Campuchia ngày càng được củng cố vững chắc.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, thực hiện đường lối đoàn kết quốc tế trong sáng của Đảng, QGPMNVN vừa tập trung đánh địch ở chiến trường Việt Nam, vừa phối hợp tác chiến trên chiến trường Lào và Campuchia, buộc đế quốc Mỹ phải phân tán lực lượng đối phó trên cả 3 chiến trường. Ở chiến trường Lào, QGPMNVN cùng lực lượng cách mạng nước bạn đã mở các chiến dịch: Nậm Thà (1962), Đường số 8, Đường số 12 (1963), Nậm Bạc (1968), Cánh Đồng Chum (1964, 1969, 1970 và 1972), Đường 9-Nam Lào 1971. Các chiến dịch trên cùng hàng loạt trận chiến đấu phối hợp của liên quân Việt-Lào đánh bại từng bước cuộc “Chiến tranh đặc biệt”, “Chiến tranh đặc biệt tăng cường” của Mỹ ở Lào, mở ra thời cơ thuận lợi cho cách mạng 3 nước Đông Dương.

Trên chiến trường Campuchia, QGPMNVN phối hợp cùng nhân dân Campuchia làm thất bại cuộc tiến công xâm lược Campuchia của 100.000 quân Mỹ-ngụy (4-1970), tiến lên đánh bại các cuộc hành quân lớn của địch như Chenla I (8-1970 / 2-1971), Chenla II (20-8 / 4-12-1971)... tạo đà cho cách mạng Campuchia đi đến những thắng lợi quyết định. Trong quá trình đó, QGPMNVN luôn quán triệt quan điểm “giúp bạn là mình tự giúp mình”, nêu cao chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế vô sản, đấu tranh phòng, chống mọi tư tưởng nước lớn, tư tưởng hẹp hòi dân tộc, thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc, tôn trọng độc lập chủ quyền và lợi ích chính đáng của nhau.

Song hành với nhiệm vụ giải phóng dân tộc, QGPMNVN kiên trì thực hiện đường lối đoàn kết quốc tế của Đảng, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, xác định đó là một bộ phận hợp thành đường lối kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Sát cánh chiến đấu cùng quân, dân yêu nước Lào và Campuchia, QGPMNVN góp phần phát triển liên minh chiến đấu và giúp đỡ lẫn nhau giữa nhân dân 3 nước Đông Dương, hình thành một mặt trận nhân dân thế giới đoàn kết, ủng hộ cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân Việt Nam.

Trong giai đoạn hiện nay, trên cơ sở đánh giá đúng tình hình trong nước, khu vực và quốc tế, xu thế của thời đại, với tầm nhìn chiến lược và tư duy khoa học sắc sảo, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII (1-2016), Đảng ta tiếp tục khẳng định, bổ sung, phát triển những quan điểm cơ bản về nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc; trong đó, tiếp tục nhấn mạnh việc “kết hợp chặt chẽ giữa quốc phòng, an ninh và đối ngoại; tăng cường hợp tác quốc tế về quốc phòng, an ninh”. Cùng với hội nhập kinh tế, Đảng ta đã chủ trương đẩy mạnh hội nhập về quốc phòng, phát huy vai trò là một trong những trụ cột của ngoại giao Việt Nam, góp phần thực hiện “kế sách bảo vệ Tổ quốc từ xa bằng biện pháp hòa bình”. Thực hiện chủ trương đó, QĐND Việt Nam đã chủ động và tham gia ngày càng tích cực vào các hoạt động hợp tác ở mức cao hơn, tiêu biểu như việc cử các lực lượng tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, thể hiện vai trò là một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, đóng góp thực thi sứ mệnh chung kiến tạo hòa bình ở những vùng xung đột. Tích cực tham vấn và chuẩn bị các hoạt động đối ngoại quốc phòng năm Chủ tịch ASEAN và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Hợp tác quốc phòng song phương, đa phương có bước đột phá; giải quyết tốt quan hệ với các nước láng giềng, các nước lớn, các nước ASEAN và bạn bè truyền thống.

Là lực lượng trực tiếp thực hiện đường lối quân sự, chính trị của Đảng trên chiến trường miền Nam, QGPMNVN đã phát huy vai trò to lớn trong thực hiện đường lối, chủ trương giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của Đảng; trong xây dựng, phát triển căn cứ địa, hậu phương tại chỗ; là lực lượng nòng cốt cho phong trào toàn dân đánh giặc, đồng thời, thực hiện xuất sắc nhiệm vụ đoàn kết quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Giữ vững, phát huy truyền thống, phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ trong thời kỳ mới, QĐND Việt Nam tiếp tục kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng; nỗ lực khắc phục khó khăn, thực hiện tốt chức năng “đội quân chiến đấu, đội quân công tác, đội quân lao động sản xuất”, thể hiện rõ vai trò nòng cốt trong bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN.

Trung tướngNGUYỄN TÂN CƯƠNG, Ủy viên Trung ương Đảng,Thứ trưởng Bộ Quốc phòng

[1]Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 20, Nxb CTQG, H, 2002, tr.82.

[2]Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 21, Nxb CTQG, H, 2002, tr.916.