Mức miễn thường có khấu trừ là gì năm 2024

Có hai loại mức miễn thường là mức miễn thường có khấu trừ và mức miễn thường không khấu trừ, người mua bảo hiểm phải lưu ý điểm này trước khi ký hợp đồng bảo hiểm.

1. Mức miễn thường CÓ khấu trừ (deductible)

Số tiền tổn thất do Người được bảo hiểm phải tự gánh chịu trong một vụ khiếu nại, bao gồm các loại mức khấu trừ dưới đây. - Mức miễn thường tuyệt đối. Là số tiền do Người được bảo hiểm phải tự bồi thường trước khi công ty bảo hiểm bồi thường. Số tiền tuyệt đối này càng cao, phí bảo hiểm càng thấp.

Ví dụ: Hợp đồng bảo hiểm áp dụng mức miễn thường là 1,000 USD, công ty bảo hiểm sẽ khấu trừ 1,000 USD trước khi trả tiền bồi thường. Nếu số tiền mà công ty bảo hiểm tính toán bằng hoặc thấp hơn 1,000 USD thì họ sẽ không bồi thường

Mức miễn thường có khấu trừ là gì năm 2024

- Mức miễn thường tính theo thời gian (Thời gian khấu trừ/Thời gian chờ). Là thời gian Người được bảo hiểm không được bồi thường, hết thời gian này, công ty bảo hiểm mới bắt đầu bồi thường. Trong các đơn bảo hiểm mất thu nhập do mất khả năng lao động, thông thường thời gian chờ là 30 ngày, trong thời gian đó công ty bảo hiểm không phải trả tiền bồi thường mất thu nhập cho Người được bảo hiểm. Thời gian chờ càng dài, phí bảo hiểm càng rẻ.

2. Miễn thường KHÔNG khấu trừ (Franchise)

Các khiếu nại sẽ không được bồi thường, nếu tổn thất thấp hơn một số tiền hoặc một tỷ lệ phần trăm nhất định trong tổng số tiền bảo hiểm. Nếu tổn thất vượt quá một số tiền hoặc một tỷ lệ phần trăm nhất định, công ty bảo hiểm sẽ bồi thường 100% tổn thất.

Ví dụ: Nếu hợp đồng quy định mức này là 1,000 USD, tính toán số tiền để làm căn cứ bồi thường lớn hơn 1,000 USD thì công ty bảo hiểm sẽ thanh toán đầy đủ, không khấu trừ 1,000 USD này. Ngược lại, nếu số tiền làm căn cứ bồi thường thấp hơn 1,000 USD thì công ty bảo hiểm sẽ không bồi thường.

Nói chung, mức miễn thường càng cao thì phí bảo hiểm sẽ càng thấp

Nếu gặp khó khăn trong việc đòi quyền lợi bảo hiểm chính đáng của mình, hãy liên hệ với Claimgood - Tư vấn đòi bồi thường bảo hiểm theo thông tin sau:

Tôi đang tham gia bảo hiểm vật chất ôtô và được tư vấn viên gợi ý mua thêm mức miễn thường. Vậy, lợi ích khi chọn mức miễn thường là gì? (Huy Tùng, 32 tuổi)

Trả lời:

Mức miễn thường là khoản tiền khách hàng chia sẻ rủi ro với công ty bảo hiểm trong mỗi vụ tổn thất. Nếu tổn thất của chủ xe phải lớn hơn mức miễn thường, công ty bảo hiểm sẽ bồi thường. Do đó, chủ xe cần xác định hoàn cảnh, môi trường di chuyển cũng như thái độ lái xe để chọn mức miễn thường có lợi nhất. Trên thực tế, khi đã lựa chọn mức miễn thường, chủ nhân sẽ có ý thức lái xe an toàn hơn.

Mức miễn thường có khấu trừ là gì năm 2024

Khách hàng nên mua mức miễn thường khi tham gia bảo hiểm vật chất ôtô. Ảnh: Medium

Việc áp dụng mức miễn thường giúp khách hàng có được mức phí tốt hơn từ 15 - 45% so với khi không có mức miễn thường. Bên cạnh đó, điều này giúp khách hàng giữ gìn xe cẩn thận hơn, giảm số lần yêu cầu bồi thường cho những rủi ro nhỏ. Công ty bảo hiểm vì thế có nhiều thời gian, tập trung phục vụ khách hàng tốt hơn.

Có 2 loại mức miễn thường là không khấu trừ và khấu trừ. Mức miễn thường không khấu trừ thường áp dụng cho khách hàng phải tự chi trả các khoản phí nhỏ hơn mức trong quy định. Nếu chi phí sửa chữa lớn hơn mức miễn thường, các công ty bảo hiểm sẽ thanh toán tất cả. Đối với mức miễn thường khấu trừ, khách hàng phải tự trả khi sửa chữa tổn thất xảy ra với xe với cùng mức chi phí bên công ty bảo hiểm chi trả.

Nếu khách hàng mua mức miễn thường càng cao, chi phí bảo hiểm càng thấp. Khách hàng có khả năng lái xe an toàn, ổn định nên chọn mức miễn thường cao để hạn chế phí bảo hiểm xe. Ngoài ra, khi gia hạn hợp đồng mua bảo hiểm ôtô kèm mức miễn thường sẽ được giảm phí mua bảo hiểm.

Trong hợp đồng bảo hiểm thường xuất hiện thuật ngữ “Mức khấu trừ bảo hiểm”. Vậy thì “mức khấu trừ” là gì? Ý nghĩa của mức khấu trừ như thế nào và cách áp dụng trong thực tế?

Mức miễn thường có khấu trừ là gì năm 2024
Mức khấu trừ là thuật ngữ thường gặp trong Hợp đồng bảo hiểm

Mức khấu trừ (MKT): Là số tiền mà Bên mua bảo hiểm phải tự chịu trong mỗi sự cố. MKT được quy định cụ thể trong hợp đồng bảo hiểm (bằng phần trăm tổn thất hoặc số tiền cụ thể).

  1. Trường hợp số tiền tổn thất nhỏ hơn MKT: Công ty bảo hiểm không phải bồi thường cho tổn thất đó.
  2. Trường hợp số tiền tổn thất lớn hơn MKT: Công ty bảo hiểm bồi thường số tiền bằng số tiền tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm trừ đi MKT quy định trong Hợp đồng bảo hiểm.

MKT thường được sử dụng trong các sản phẩm BH Tài sản kỹ thuật, Trách nhiệm Bên thứ 3, Bảo hiểm xe ô tô.

Bạn có biết: Mức khấu trừ đối với thiệt hại về Con người

Đối với thiệt hại về thân thể con người, thông thường không áp dụng MKT.

– MKT về người: Không áp dụng

Để dễ hiểu hơn, có thể coi MKT đối với thiệt hại về người = 0

Xem thêm:

Mức khấu trừ bảo hiểm xe ô tô

Trong bảo hiểm ô tô, có áp dụng MKT khi sửa chữa xe. Điều này chỉ áp dụng đối với Bảo hiểm vật chất (bảo hiểm thân vỏ) xe ô tô.

Mức khấu trừ bảo hiểm xe ô tô: Là số tiền Chủ xe phải tự chịu/1 vụ tai nạn.
  • Xe không kinh doanh: 500.000 VNĐ/vụ tai nạn
  • Xe kinh doanh: 1.000.000 VNĐ/vụ tai nạn

Lưu ý: MKT áp dụng cho mỗi “vụ tai nạn“, không phải “mỗi lần sửa xe“. Chủ xe cần hiểu rõ điều này khi sửa chữa xe ô tô.

Chi tiết:

Xem thêm: Hỏi đáp Bộ Tài chính – Mức khấu trừ bảo hiểm vật chất xe ô tô

Mức khấu trừ trong Bảo hiểm cháy nổ

Bảo hiểm Cháy nổ bắt buộc là sản phẩm được Chính phủ quy định. Hướng dẫn chi tiết tại Nghị định 23/2018/NĐ-CP ban hành bởi Thủ tướng Chính phủ. Quy định rõ tỷ lệ phí và Mức khấu trừ.

MKT trong bảo hiểm cháy nổ phụ thuộc vào Số tiền bảo hiểm. Chi tiết quy định như sau:

Số tiền bảo hiểmMức khấu trừ (triệu đồng)Từ 2 tỷ đồng trở xuống4Trên 2 tỷ – 10 tỷ 10Trên 10 tỷ – 50 tỷ20Trên 50 tỷ – 100 tỷ40Trên 100 tỷ – 200 tỷ60Trên 200 tỷ – 1000 tỷ100Trên 1000 tỷ đồngTự thỏa thuận *Quy định trên chỉ áp dụng cho Số tiền bảo hiểm dưới 1000 tỷ

Xem thêm:

Áp dụng thực tế

MKT được quy định trong hợp đồng bảo hiểm tài sản là: 5% tổn thất, tối thiểu 10 triệu đồng/vụ tổn thất. Khi có một vụ tổn thất xảy ra, có thể xảy ra các tình huống như sau:

  • Trường hợp 1: Số tiền thiệt hại là 2 triệu đồng. Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường do số tiền tổn thất (2 triệu đồng) < Mức khấu trừ (10 triệu đồng).
  • Trường hợp 2: Số tiền thiệt hại là 50 triệu đồng. Tổn thất sẽ thuộc phạm vi bảo hiểm. Tính mức khấu trừ = 5% tổn thất = 5% * 50 triệu = 2.500.000 VND. Do đó lúc này sẽ áp dụng Mức khấu trừ tối thiểu là 10 triệu đồng. Doanh nghiệp bảo hiểm chịu trách nhiệm bồi thường: 50 triệu đồng – 10 triệu đồng (MKT) = 40 triệu đồng.
  • Trường hợp 3: Tổn thất với tài sản số tiền 400 triệu đồng. Lúc này Mức khấu trừ được áp dụng là 5% tổn thất (tương đương với 5% x 400 triệu = 20 triệu đồng). Lý do là 5% tổn thất (20 triệu đồng) > mức tối thiểu (10 triệu đồng). Khi này, Số tiền bồi thường cuối cùng: 400 triệu – 20 triệu = 380 triệu.

Xem thêm:

Ý nghĩa của MKT trong bảo hiểm

MKT là một thuật ngữ cơ bản trong bảo hiểm phi nhân thọ. Ý nghĩa thực tiễn của MKT là:

  1. Giảm thiểu các hồ sơ khiếu nại bảo hiểm mà trong đó số tiền tổn thất nhỏ, không ảnh hưởng nhiều tới hoạt động cũng như năng lực tài chính của Bên mua bảo hiểm.
  2. Giảm mức phí bảo hiểm mà Bên mua bảo hiểm phải chịu.

Thông thường, MKT sẽ tỷ lệ nghịch với Tỷ lệ phí bảo hiểm. Điều này có nghĩa là, nếu muốn giảm Tỷ lệ phí bảo hiểm thì thông thường Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ tăng MKT một cách tương xứng, và ngược lại.

Mức khấu trừ và Mức miễn thường

Mức miễn thường là cách gọi ngắn gọn, cách gọi đầy đủ là “Mức miễn bồi thường”. Mức miễn thường có 2 loại:

  1. Mức miễn thường có khấu trừ: Chính là thuật ngữ Mức khấu trừ đã đề cập ở trên.
  2. Mức miễn thường không khấu trừ: Trong trường hợp số tiền tiền tổn thất lớn hơn Mức miễn thường, Công ty Bảo hiểm sẽ bồi thường cho Bên mua bảo hiểm đúng số tiền thiệt hại mà không bị trừ đi MKT.

Thị trường bảo hiểm Việt Nam

Tại thị trường bảo hiểm Việt Nam chỉ áp dụng thuật ngữ Mức miễn thường có khấu trừ (Mức khấu trừ), do đó Bên mua bảo hiểm cần lưu ý để không hiểu nhầm cách tính toán bồi thường.

Liên hệ

Trong trường hợp Khách hàng yêu cầu được tư vấn về các sản phẩm, chương trình bảo hiểm. Vui lòng liên hệ với Công ty Bảo hiểm PVI theo thông tin bên dưới.

Mức miễn thường không khấu trừ là gì?

Miễn thường không khấu trừ: là miễn thường mà khi giá trị tổn thất vượt mức miễn thường, khiếu nại sẽ được giải quyết toàn bộ. Ví dụ: Một hợp đồng bảo hiểm có mức miễn thường không khấu trừ 500 nghìn đồng, thì tổn thất trên 500 nghìn đồng sẽ được giải quyết toàn bộ.

Mức miễn thường trong tiếng Anh là gì?

Mức miễn thường bảo hiểm trong tiếng Anh được gọi là Insurance Deductible.

Mức khấu trừ của bảo hiểm là gì?

Mức khấu trừ bảo hiểm (hay còn gọi là mức miễn thường) là khoản chi phí mà bên mua bảo hiểm phải tự chi trả khi có rủi ro xảy ra. Mức khấu trừ được quy định cụ thể trong hợp đồng bảo hiểm, thể hiện thông qua một số tiền cụ thể hoặc % tổn thất.

Franchise trong bảo hiểm là gì?

Vào những ngày đầu xuất hiện, phần này của điều khoản ghi nhớ được gọi là “mức miễn thường của đơn bảo hiểm”, từ “franchise” có nghĩa là “miễn khỏi” (free from), và thật buồn cười là sau rất nhiều năm sử dụng, những người làm bảo hiểm đã biến đổi ý nghĩa của thuật ngữ “franchise” để biểu thị cho một tỷ lệ phần trăm ( ...