Nêu hai ví dụ trái với tôn sư trọng đạo

Dân tộc Việt Nam ta có rất nhiều truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp được giữ gìn và phát huy, trong đó nổi bật là truyền thống tôn sư trọng đạo. Là truyền thống đạo đức sớm được hình thành, kế thừa và phát huy qua nhiều thế hệ, nhưng không phải ai cũng đưa ra được khái niệm tôn sư trọng đạo là gì. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc đó.

Tôn sư trọng đạo là một truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, trong đó:

– Tôn sư tức là tôn trọng, kính yêu, biết ơn đối với những người làm thầy giáo, cô giáo ở mọi nơi, mọi lúc, đặc biệt là với những thầy, cô giáo đã dạy dỗ mình. Đồng thời, cần coi trọng những điều thầy dạy, coi trọng và làm theo đạo lý mà thầy cô đã truyền dạy.

– Trọng đạo được hiểu là coi trọng những lời thầy dạy, trọng đạo lý làm người.

Tôn sư trọng đạo được thể hiện thông qua lời nói, hành động, cử chỉ và thái độ đối với thầy giáo, cô giáo. Biểu hiện cụ thể của truyền thống đạo đức tôn sư trọng đạo sẽ được nêu trong phần tiếp theo của bài viết.

Nêu hai ví dụ trái với tôn sư trọng đạo

Biểu hiện của tôn sư trọng đạo

Từ việc tìm hiểu Tôn sự trọng đạo là gì, ta thấy tôn sư trọng đạo được biểu hiện như sau:

– Có tình cảm, thái độ, hành động làm vui lòng thầy cô.

Tôn sư trọng đạo là biểu hiện cần thiết đối với tất cả moi người. Mỗi người cần yêu thương, kính trọng thầy cô giáo đã dạy dỗ mình nên người. Bên cạnh đó, cần lễ phép khi giao tiếp với thầy cô, không tỏ thái độ thiếu tôn trọng hoặc có các hành vi, cử chỉ không đúng mực. Đồng thời, luôn nỗ lực hết mình, ghi nhớ lời thầy cô dạy để trở thành người có ích cho xã hội. Đặc biệt, học sinh, sinh viên cần chăm ngoan, nghe lời thầy cô, cố gắng học tập và rèn luyện để đạt kết quả cao trong học tập.

– Có hành động đền ơn đáp nghĩa, làm những điều tốt đẹp xứng đáng với sự dạy dỗ của thầy cô.

Ở Việt Nam, ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là ngày để tôn vinh các thầy giáo, cô giáo. Đồng thời là dịp để mọi người bày tỏ lòng biết ơn, sự kính trọng đối với thầy cô giáo của mình. Chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam, học sinh – sinh viên trên khắp cả nước lại nô nức hái những bông hoa điểm mười để dành tặng thầy cô. Đó là món quà quý giá nhất để thể hiện lòng biết ơn.

– Bên cạnh đó, tôn sư trọng đạo còn được thể hiện thông qua sự quan tâm của xã hội đối với nhà giáo.

Có thể khẳng định, trong xã hội hầu hết mọi người luôn dành tình cảm kính mến, tôn trọng đối với giáo viên; sự quan tâm đối với nền giáo dục, đời sống vật chất và tinh thần của giáo viên giúp cho học yên tâm công tác.

Đặc biệt, Nhà nước luôn thể hiện sự quan đặc biệt đối với nhà giáo thông qua các chính sách tăng ngân sách cho giáo dục, tăng lương và phụ cấp cho giáo viên. Đồng thời tu bổ, xây dựng hệ thống trường lớp tạo môi trường thuận lợi cho quá trình giảng dạy, học tập và rèn luyện.

Qua tìm hiểu tôn sư trọng đạo là gì, giúp cho chúng ta nhận thấy được ý nghĩa của truyền thống tôn sư trọng đạo.

Ý nghĩa của tôn sư trọng đạo

Từ xưa đến nay, “tôn sư trọng đạo” luôn là phẩm chất đạo đức luôn coi trọng nhằm đền đáp công lao của những người thầy thầm lặng truyền đạt kiến thức, giáo dục con người. Người xưa thường dạy: “Nhất tự vi sư bán tự vi sư”, tức là một chữ là thầy nửa chữ cũng mang ơn người thầy. Ta thấy rằng, vai trò của người thầy sớm được ghi nhận trong xã hội. Sinh thời, thủ tướng Phạm Đồng từng nói: “ Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”. Khác với các nghề khác, sản phẩm của giáo dục và công lao của người thầy chính là tạo ra con người. Bên cạnh đó, kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam cũng có nhiều câu nói về công lao của người thầy, chẳng hạn:

“ Muốn sang thì bắc cầu kiều

Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”

(Ca dao)

Hay

“ Không thầy đố mày làm nên”

(Tục ngữ)

Tôn sư trọng không chỉ là phẩm chất đạo đức mà còn là truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Xuất phát từ vai trò của giáo dục, Nhà nước ta luôn xác định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu của Việt Nam. Vì vậy, Nhà nước có nhiều chính sách phát triển đối với lĩnh vực giáo dục nhằm tạo ra một thế hệ mới có hàm lượng tri thức cao. Không chỉ vậy, Nhà nước còn xác định ngày 20/11 hàng năm là ngày hội lớn của toàn dân để tôn vinh các nhà giáo Việt Nam.

Là một truyền thống đạo đức và văn hóa và tốt đẹp của dân tộc, tôn sư trọng đạo có ý nghĩa giúp con người sống có nhân nghĩa, thủy chung. Đồng thời, coi trọng đạo lý làm người con giúp con người có khả năng tiến xa hơn trong học tập, gặt hái được những thành công lớn trong sự nghiệp.

Như vậy, rèn luyện đạo đức tôn sư trọng đạo có ý nghĩa lớn để hoàn thiện bản thân. Đây cũng chính là cơ sở quan trọng để con người đạt được những thành công trong cuộc sống.

Qua những nội dung trên ta thấy rằng tôn sư trọng đạo là biểu hiện cần thiết ở mỗi người. Để phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo tốt đẹp của dân tộc, mỗi người cần hiểu đúng tôn sư trọng đạo là gì? Đồng thời, cần phải có tình cảm, thái độ biết ơn, tôn trọng, kính mến và luôn nỗ lực, phấn đấu để trở thành trò giỏi đối với thầy cô giáo và người công dân có ích với xã hội.

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit.Morbi adipiscing gravdio, sit amet suscipit risus ultrices eu.Fusce viverra neque at purus laoreet consequa.Vivamus vulputate posuere nisl quis consequat.

Create an account

Giải Sách Bài Tập Giáo Dục Công Dân 7 – Bài 7: Tôn sư trọng đạo giúp HS giải bài tập, hiểu được những chuẩn mực đạo đức và pháp luật cơ bản, phổ thông, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi HS trong các quan hệ với bản thân, với người khác, với công việc và với môi trường sống:

Lời giải:

Tôn sư trọng đạo có nghĩa là biết tôn quý hình ảnh người thầy và đạo học của dân tộc ta. Đồng thời biết đề cao và thực hiện đạo lí ở đời. Bởi mục đích của giáo dục là làm cho con người hiểu rõ chân lí, lẽ phải ở đời. Từ đó thực hành đạo lí ấy, đêm đến những điều hữu ích và thiết thực trong cuộc sống này.

Lời giải:

* Biểu hiện của tôn sư trọng đạo

   – Lễ phép với thầy, cô giáo.

   – Ra vào lớp xin phép.

   – Làm bài tập và học bài đầy đủ.

   – Thực hiện tốt nội quy của trường, lớp đề ra.

* Biểu hiện trái với tôn sư trọng đạo

   – Không làm bài tập và học bài cũ.

   – Sử dụng tài liệu, quay cóp trong khi làm bài.

   – Không thực hiện đúng nội qui nhà trường đề ra.

Lời giải:

Tôn sư là tinh thần tôn trọng, kính trọng…những Thầy Cô đã dạy dỗ chúng ta, những người đã dành hết tâm huyết của cả đời người để truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm sống, lẽ phải ở đời…cho chúng ta. Đạo là con đường, con đường đi tới hoàn thiện nhân cách, sống theo các chuẩn mực đạo đức xã hội, thái độ ứng xử, đạo đức và lý tưởng nghề nghiệp…

Lời giải:

Thực hiện bổn phận đối với thầy cô giáo của bản thân và bạn bè là tốt: bọn em gặp thầy cô giáo đều khoanh tay cúi chào. Hàng năm, ngày 20-11 bọn em đều mua hoa tặng cô. Hơn trên hết bọn em đều nghe lời thầy cô, làm bài tập cô giao đầy đủ và chăm chỉ.

A. Chỉ kính trọng, vâng lời thầy cô giáo đang dạy mình.

B. Thường xuyên nhớ đến và thăm hỏi thầy cô giáo cũ.

C. Cho rằng quan niệm “một chữ là thầy” nay đã lạc hậu.

D. Cho rằng không nhất thiết phải làm theo lời dạy bảo của thầy cô giáo.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

A. Phải luôn luôn kính trọng và biết ơn các thầy giáo, cô giáo.

B. Phải luôn luôn suy nghĩ và có ý kiến giống thầy cô của mình.

C. Thầy cô giáo không chỉ mang lại kiến thức mà còn dạy dỗ ta nên người.

D. Người học sinh biết kính trọng và biết ơn thầy cô giáo là người phải thường xuyên thăm hỏi và tặng quà thầy cô giáo.

E. Làm người học sinh ngoan là đền đáp công lao của thầy cô giáo.

G. Chí cần vâng lời thầy cô khi ở trường, còn về nhà thì cần phải vâng lời cha mẹ.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A, C , E.

A. Không thầy đố mày làm nên

B. Ân trả, nghĩa đền

C. Một chữ là thầy, một ngày là nghĩa

D. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.

E. Muốn sang thì bắc cầu kiểu, muốn con hay chữ thì yêu kính thầy.

G. Ăn bát cơm dẻo, nhớ nẻo đường đi.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A, C, E.

Câu hỏi :

1/ Theo em các bạn nghĩ như vậy có đúng không ? Vì sao ?

2/ Nếu em là lớp trưởng, em sẽ hành động như thế nào ?

Lời giải:

1/ Theo em các bạn nghĩ như vậy là sai, cần phải phê phán vì theo em nghĩ có cô giáo đi vừa đảm bảo an toàn, vừa gắn kết tình cảm cô – trò.

2/ Nếu em là lớp trưởng thì em sẽ khuyên các bạn là nên mời thêm cô giáo đi nữa, có cô giáo đi mọi người sẽ gắn bó với nhau hơn, tình nghĩa cô giáo và học sinh cũng nâng cao hơn, thể hiện được sự kính trọng đối với thầy cô giáo.

Câu hỏi:

Em suy nghĩ gì về hành vi của mấy bạn trong tình huống trên ?

Lời giải:

Theo em, hành vi của các bạn trong tình huống trên là hoàn toàn sai trái và đáng lên án, phê phán. Điều đó thể hiện sự thiếu tôn trọng cô giáo, hơn nữa còn là việc làm xấu vì đã phụ tấm lòng của cô giáo.

Câu hỏi :

1/ Theo em, hành động của Tuấn như vậy có đúng không? Vì sao ?

2/ Nếu chứng kiến sự việc đó, em sẽ khuyên Tuấn như thế nào ?

Lời giải:

1/ Theo em, hành vi của Tuấn là hoàn toàn sai lầm. Bởi vì, Tuấn dám làm thì phải dám chịu, không nên lừa dối thầy cô và bố mẹ.

2/ Nếu em chứng kiến cảnh đó, em sẽ khuyên Tuấn nên nói sự thật cho bố mẹ biết, và thay đổi hành vi của mình.

Câu hỏi :

1/ Theo em, suy nghĩ và việc làm của Cẩm như vậy có đúng không ? Vì sao ?

2/ Em sẽ góp ý gì cho Cẩm ?

Lời giải:

1/ Theo em, suy nghĩ và việc làm của Cẩm là sai. Bởi vì, dù cô có dạy Cẩm hay không còn dạy nữa thì cũng phải thể hiện sự tôn trọng đối với thầy cô.

2/ Em sẽ khuyên Cẩm nên chào cô, hỏi thăm sức khỏe cô.

Câu hỏi:

Em có đồng ý với cách cư xử của Hà không ? Vì sao ?

Lời giải:

Không đồng ý với cách cư xử của Hà vì xưng hô như vậy là không tôn trọng cô giáo cũ của mình

Lời giải:

– Dốt nát tìm thầy, bóng bảy tìm chợ.

– Không thầy đố mày làm nên.

– Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.

– Có thờ thầy mới được làm thầy.

– Mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ, mồng ba tết thầy.

– Một chữ nên thầy, một ngày nên nghĩa.

– Trâu kén cỏ trâu gầy, trò kén thầy trò dốt.

1/ Lòng kính trọng và biết ơn thầy giáo cũ của người ông trong truyện trên thể hiện như thế nào ?

2/ Hãy phát biểu cảm nghĩ của em sau khi đọc truyện trên.

Lời giải:

1/ Tác giả đi thăm thầy giáo cũ, người ông đã chọn những trái cam ngon nhất, căng mọng, tròn to, ánh lên màu vàng tươi. Trước khi đi, ông ăn mặc chỉnh tề cùng người cháu đến nhà người thầy giáo. Khi đến nơi, ông thắp hương, nhìn di ảnh của thầy giáo và ngỏ ý phục hồi ảnh vì ảnh đã bị ố vàng, cũ kỹ. Trên đường về kể lại cho cháu nghe công ơn dưỡng dục của thầy giáo Bình.

2/ Tình cảm sâu sắc của tác giả giúp em càng biết ơn sâu sắc thầy cô giáo em, người đã hàng ngày dạy cho em con chữ, con số. Em sẽ cố gắng học tập hơn nữa để không phụ lòng công ơn của thầy cô.