Người chồng gia trưởng là gì

[VOV2] - Sự gia trưởng của các ông chồng có nhiều cấp độ khác nhau. Và đôi khi nó không khác gì một dạng bạo hành tinh thần. Trong trường hợp này, phụ nữ nên làm gì? Nín nhịn cho yên cửa, yên nhà hay đấu tranh để tự tạo hạnh phúc cho mình?

Khi kết hôn, người phụ nữ nào cũng mong lấy được người chồng tâm lý, yêu thương và tôn trọng vợ. Nhưng trong cuộc sống không phải ai cũng đạt được điều đó. Thực tế, sau khi chung sống một thời gian, không ít chị đã phải “vỡ mộng” trước tính gia trưởng, độc đoán của chồng. Và điều đó đã đẩy nhiều cuộc hôn nhân đứng trên bờ vực thẳm.

Vậy đàn ông gia trưởng - đâu là giới hạn để không làm ảnh hưởng đến tình cảm vợ chồng, đến hạnh phúc gia đình?

Người chồng gia trưởng là gì

Nhà văn Hoàng Anh Tú

Quả thực, phụ nữ chẳng ai muốn lấy phải một người chồng gia trưởng mà ai cũng muốn lấy được một người bạn đời biết sẻ chia, tôn trọng ý kiến của mình. Tuy nhiên nếu trong trường hợp chồng là người gia trưởng thì chị em nên ứng xử một cách khôn ngoan nhất. Không nên phản kháng lại sự áp đặt của chồng bằng cách chống đối lại ngay lúc đó, nhưng cũng không nên nín nhịn cho êm cửa, êm nhà.

Theo nhà văn Hoàng Anh Tú, phụ nữ giống như nước, chị em hãy sử dụng sức mạnh của mình, mềm mại như nước nhưng cũng hung dữ như nước để thuần hóa tính gia trưởng của chồng.

Tính gia trưởng đã ăn sâu vào nhận thức của nam giới, khó có thể thay đổi được trong một thời gian ngắn. Chính vì thế, người vợ chính là người giúp chồng sửa chữa nhược điểm này. Và việc trò chuyện, đối thoại, chia sẻ giữa hai vợ chồng được xem là yếu tố quan trọng nhất.

Nhà văn Hoàng Anh Tú cho rằng một người đàn ông thương vợ, yêu vợ, tôn trọng vợ thì không thể nào gia trưởng được. Và tất nhiên, bản thân người phụ nữ cũng phải tự chủ, độc lập để khẳng định mình. Bởi khi người phụ nữ không phụ thuộc kinh tế, không phụ thuộc cảm xúc, không phụ thuộc vào những áp đặt của chồng thì chị em sẽ hạnh phúc hơn.

Người chồng gia trưởng là gì

Phụ nữ cần phải độc lập, tự chủ trong cuộc sống

Gia trưởng nếu đúng đắn và hợp lý vẫn được phụ nữ tôn trọng, nhưng với những đòi hỏi quá đáng mang tính độc đoán, áp đặt, chị em tuyệt đối không nhân ngượng, nếu không “cái sảy sẽ nảy cái ung”. Hãy giúp chồng hiểu rằng: vợ và chồng - có vị trí bình đẳng trong gia đình.

Người đàn ông gia trưởng thường quan tâm đến quyền lực, cả về khả năng tiếp cận với các cơ hội và thích mọi người phải phục tùng họ.

Sống có nguyên tắc nhưng dễ nóng tính

Đàn ông gia trưởng thường là những người sống có mục tiêu rõ ràng, nghiêm chỉnh, nề nếp, song dễ nổi nóng. Anh ấy là tuýp người sẽ nhẹ nhàng, dễ chịu khi mọi việc tuân theo ý muốn của họ. Anh ấy rất ít khi quyết định theo ý kiến của người khác.

Ngạc nhiên khi thấy phái nữ “chủ động”

Anh ấy có suy nghĩ rằng đàn ông nên là người theo đuổi và con gái thì không nên chủ động thể hiện tình cảm với người con trai trước cho dù sự thể hiện ấy không có gì là lộ liễu. Anh ấy cho rằng chỉ có con trai mới có quyền tỏ tình và thể hiện tình cảm trước. Việc đó có thể nhận biết qua cách anh ấy thể hiện trực tiếp sự ngạc nhiên với bạn hoặc bạn có thể nhận biết qua cách anh ấy thắc mắc, nhận xét về người khác hay thổ lộ tâm tình với bạn.

Thể hiện sự làm chủ tài chính

Mẫu đàn ông gia trưởng khao khát kiếm thật nhiều tiền và thích làm chủ tài chính. Khi anh ấy là người nắm giữ kinh tế thì việc quyết định những công việc lớn là điều hiển nhiên. Chính vì vậy anh ấy thường muốn được tự ý mua đồ cho bạn, cứ khăng khăng đòi trả những món tiền ngay cả khi bạn không hề muốn điều đó...

Khiến bạn cảm thấy mình có lỗi

Khi bạn dành thời gian cho công việc, bạn muốn đi chơi với bạn bè, gia đình, bạn muốn ăn mặc theo mốt, bạn thích trang điểm cẩn thận… mặc dù có thể người ấy không ngăn cản, bề ngoài không tỏ ra trách móc bạn, song cách anh áy tỏ thái độ “phản đối” khiến cho chính bạn cảm thấy thật áy náy và có lỗi với anh ấy.

Có xu hướng đổ lỗi cho người khác và hoàn cảnh

Thêm một dấu hiệu nữa đảm bảo anh ấy đích thị là người đàn ông gia trưởng đó là hiếm khi nhận lỗi về mình mà luôn có ý đổ lỗi cho mọi người và hoàn cành xung quanh. Ví dụ khi anh ấy lỡ hẹn với bạn vì ngủ quên, thì sẽ nói rằng do quá bận, quá nhiều việc phải làm, mệt mỏi nên quên mất cuộc hẹn với bạn. Hoặc anh ấy sẽ nổi nóng khi bạn ghen tuông với người con gái khác, hoặc dò hỏi những bí mật của anh ấy... Thậm chí khi mọi việc vỡ lở, anh ấy sẽ chẳng ngại ngần đổi lỗi là do bạn không đủ sức hấp dẫn giữ anh ấy nên anh ấy mới cư xử như vậy.

Thể hiện sự quan tâm đến “đời tư”

Không chỉ hay đặt ra những câu hỏi “Em ở đâu, làm gì, đi với ai... người ấy còn có mong muốn dùng chung điện thoại với bạn, xem email, facebook của bạn... Việc bạn làm gì, nói chuyện với ai, có những mối quan hệ nào... anh ấy đều có thể đưa ra những ý kiến can dự vào với những lời khuyên nên thế này, nên thế kia, Ngay cả việc bạn nên mặc gì, nên ăn gì... cũng đều phải lựa theo cảm nhận, đánh giá của chàng. Chắc chắn về lâu dài những điều này sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu vô cùng nếu chung sống với người đàn ông gia trưởng.

Có xu hướng thích làm lãnh đạo, kiếm được nhiều tiền

Mới đây, trên tạp chí Applied Psychology (Mỹ) các nhà khoa học thuộc Đại học Florida công bố một kết quả nghiên cứu khá bất ngờ. Sau khi tiến hành thực hiện phỏng vấn 12.686 người vào năm 1979, khi họ ở tuổi 14 đến 22, và lặp lại phỏng vấn 3 lần trong hai thập kỷ sau đó, thì phát hiện ra rằng: những người đàn ông độc đoán, gia trưởng thường là những người kiếm được nhiều tiền hơn những người có tư tưởng cởi mở, hiện đại.

Theo các nhà khoa học thuộc Đại học Florida (Mỹ): “Từ kết quả nghiên cứu với 12.686 người cho thấy những đàn ông thích làm lãnh đạo, thích có thu nhập cao phần nhiều là người lớn lên với tư tưởng rằng phụ nữ nên ở nhà nội trợ, phục tùng, hỗ trợ chồng và đàn ông phải là trụ cột trong gia đình”.

Giải thích cho sự khác biệt này, các nhà khoa học cho biết: "Có thể những người đàn ông gia trưởng thường quan tâm đến quyền lực, cả về khả năng tiếp cận với các cơ hội và thích mọi người phải phục tùng họ. Người đàn ông có khuynh hướng sử dụng quyền lực trong các mối quan hệ công việc thì cũng có thể làm điều đó trong mối quan hệ gia đình”.